Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở huyện Kỳ Anh - Phân tích hoạt động của tác nhân trong chuỗi nhằm xác định các giá trị sản phẩm các tác nhân tạo ra. Đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở huyện Kỳ Anh.
Phân tích hoạt động của các tác nhân trong chuỗi nhằm xác định các giá trị sản phẩm do các tác nhân tạo ra.
Đề xuất hoạt động nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm tôm cho hộ nghèo, nuôi trồng theo hình thức quảng canh....
Nội dung Text: Chuyên đề " Chuỗi giá trị của sản phẩm tôm nuôi ở huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh "
K40 KDNN
Chuyên đề:
“Chuỗi giá trị của sản phẩm tôm nuôi ở
huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh”
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Kim Anh 8. Phan Đình Nguyệt Minh
2. Trương Văn Phương Giang 9. Trần Thị Hồng Nhi
3. Nguyễn Trọng Hiếu 10. Nguyễn Thị Thanh
4. Đào Trung Hiếu 11. Nguyễn Viết Thanh
5. Nguyễn Quốc Hương 12. Lê Văn Thương
6. Phạm Thị Kính 13. Trần Kiên Trinh
7. Trần Tiến Lâm 14. Nguyễn Thị Như Ý
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở HUYỆN KỲ
ANH, TỈNH HÀ TĨNH
III. ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở
HUYỆN KỲ ANH
IV. KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT
ĐỘNG CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM TÔM NUÔI
Ở HUYỆN KỲ ANH
1. Lý do lựa chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở
huyện Kỳ Anh.
Phân tích hoạt động của các tác nhân trong
chuỗi nhằm xác định các giá trị sản phẩm do
các tác nhân tạo ra.
Đề xuất hoạt động nhằm tăng khả năng tiêu thụ
sản phẩm tôm cho hộ nghèo, nuôi trồng theo
hình thức quảng canh.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi không gian:
Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Phạm vi thời gian:
Thông tin, số liệu liên quan tập trung vào hai
năm là năm 2008 và năm 2009.
Đối tượng nghiên cứu:
Các hộ gia đình, người thu gom ở huyện Kỳ
Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Những vấn đề liên quan
đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tôm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích:
Điều tra phỏng vấn trực tiếp từng đối tượng
(hộ nuôi tôm, hộ/cơ sở thu gom)
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:
Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi
cung cấp cho thị trường, nghiên cứu phân
tích, đánh giá từng tác nhân trong chuỗi,
những thuận lợi, khó khăn của các tác nhân.
Đưa ra các nhận định, biện pháp nhằm tăng
hoạt động của từng tác nhân, giúp chuỗi hoạt
động bền vững.
1. Các tác nhân trong chuỗi cung:
Cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào.
Hộ hoặc cơ sở nuôi tôm.
Người mua gom:
+ Người mua gom lớn (đầu mối).
+ Người mua gom nhỏ.
+ Người mua gom là công ty chế biến.
Người bán lẻ tôm nuôi ở chợ.
Sơ đồ 1. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
(1) Mối quan hệ giữa các nhà cung cấp đầu vào và hộ
nuôi tôm.
(2) Mối quan hệ giữa hộ nuôi tôm và người thu gom
nhỏ ở địa phương.
(3) Mối quan hệ giữa hộ nuôi tôm và người thu gom
lớn ở tỉnh.
(4) Mối quan hệ giữa hộ nuôi tôm và công ty chế biến
thủy sản xuất khẩu.
Với 11 mối quan hệ trên ta thấy, các mối quan hệ
số (3), (4) là chặt chẽ, bền vững.
Còn các mối quan hệ số (1), (2) là tạm thời, tính
ổn định thấp.
Nguyên nhân chính dẫn đến những mối quan hệ
chặt chẽ hay ít chặt chẽ là do quan hệ cung cầu
về hàng hoá, dịch vụ của các tác nhân với nhau.
Tác nhân với vai trò cầu về hàng hoá, dịch vụ sẽ
quyết định mối quan hệ đó.
Do điều kiện thời gian có hạn, nhóm chỉ thực
hiện nghiên cứu được kênh tiêu thụ từ hộ nuôi
tôm đến các nhà thu gom, bán lẻ tại chợ và sau
đó đến người tiêu dùng.
Trong kênh tiêu thụ này, chỉ có các hộ thu gom,
bán lẻ tại chợ là tác nhân trung gian và chiếm
toàn bộ khoản chênh lệch giá từ người chăn
nuôi đến người tiêu dùng.
Qua điều tra các hộ thu gom, chúng tôi được biết:
Đối với các nhà thu gom nhỏ, giá mua tôm tại hồ trung
bình khoảng 52.000đồng/kg.
Giá bán lại cho các hộ bán lẻ 70.000 đồng/kg, chênh
lệch đến 18.000 đồng/kg. Khoản chênh lệch này bao
gồm chi phí vận chuyển, thuê phân loại, mua đá ướp
lạnh…
Từ hộ bán lẻ đến người tiêu dùng, mức chênh lệch là
10.000 đồng/kg, đẩy giá tôm lên đến 80.000 đồng/kg.
C ách í
tnh
Bảng 3 cho ta thấy:
Bình quân trên 1 ha, hộ nông dân bỏ ra 94,45%
trong tổng chi phí nhưng thu nhập của họ trong
tổng thu nhập chỉ chiếm 46,25%.
Hộ thu gom và người bán lẻ chỉ bỏ ra 3,71% và
1,84% chi phí gia tăng nhưng thu nhập của họ
tương ứng 33,39% và 20,36%.
Vậy người chịu nhiều thiệt thòi nhất vẫn là hộ
nuôi tôm.
Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Kỳ Anh khá phức tạp.
Sản phẩm muốn đến được với người tiêu dùng phải qua
khá nhiều khâu trung gian.
Người nông dân là người đầu tiên của kênh nhưng không
phải là chủ kênh mà người thu gom làm chủ và quyết định
khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Phần giá trị mà người dân được hưởng rất ít.
Chi phí hộ thu gom và người bán lẻ bỏ ra ít nhưng giá bán
của họ lại cao hơn nhiều. Chính vì vậy mà giá trị gia tăng
bình quân/ha chủ yếu thuộc về các hộ thu gom và người
bán lẻ.
Chuỗi cung các yếu tố đầu vào có sự hợp tác không chặt, dẫn đến
chất lượng các yếu tố đầu vào giảm.
Mức độ cạnh tranh trong chuỗi khá cao do chuỗi cung bao gồm nhiều
kênh phân phối.
Về dòng thông tin trong chuỗi:
Thông tin giá cả giữa người nuôi tôm và các thu gom không thông
suốt.
Thông tin giá cả giữa công ty chế biến và người thu gom khá rõ ràng.
Hệ thống kênh phân phối rắc rối, phức tạp. Sự phân công lao động
giữa các mắt xích trong chuỗi chưa cao, các hình thức hợp tác, liên
kết giữa các hộ chưa phát triển mạnh.
Phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi có sự chênh lệch khá
lớn.
1. Kết luận
Nuôi tôm đã trở thành kinh tế mũi nhọn của huyện góp phần
nâng cao thu nhập, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho
người dân.
Tuy nhiên giữa khâu sản xuất và tiêu thụ không có sự cam
kết cụ thể nên mối quan hệ này rất lỏng lẻo.
Việc mua bán tôm của ngư dân và các thu gom chưa có sự
ràng buộc chặt chẽ.
2. Giải pháp
Phòng khuyến nông Huyện cần có các biện pháp kiểm dịch
chặt chẽ nguồn giống từ Đà Nẵng và Quảng Bình, nâng cao
chất lượng nguồn giống tại địa phương.
Tổ chức phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại, hình
thành các đầu mối thu mua và tiêu thụ tôm tại địa phương
nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của người dân vào các trung
gian tiêu thụ, tăng tính chủ động của họ trong quyết định giá
bán.
Làm tốt công tác thông tin dự báo thị trường, đưa thông tin
đến cho hộ nông dân. Tăng cường hướng dẫn cách thức tổ
chức tiêu thụ sản phẩm cho người dân qua các phương
tiện thông tin đại chúng, hội thảo, tập huấn…
Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến thủy sản nhằm
giải quyết đầu ra cho sản phẩm, giảm bớt các trung gian
trong kênh phân phối.
Đối với người mua gom và người bán lẻ, cần xác định hộ
chăn nuôi là tác nhân quan trọng nuôi sống chuỗi. Trên cơ
sở đó người mua gom cần có các hành vi trung thực trong
hoạt động thu mua, nhất là trung thực về giá cả, không ép
giá hộ nông dân.