intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề giáo dục hoà nhập (97-2003)

Chia sẻ: Minh Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:83

193
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Can thiệp sớm là những chỉ dẫn ban đầu và các dịch vụ dành cho trẻ và gia đình trẻ khuyết tật trước tuổi tiểu học nhằm kích thích và huy động sự phát triển tối đa ở trẻ, tạo điều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường và cuộc sống sau này. Can thiệp sớm là việc trợ giúp nhằm vào tất cả các trẻ em có nguy cơ hoặc đã bị khuyết tật. Việc trợ giúp này bao gồm toàn bộ giai đoạn từ chẩn đoán trước khi sinh cho đến lúc trẻ đến tuổi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề giáo dục hoà nhập (97-2003)

  1. Phần I CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ KHUYẾT TẬT, CÁC NGUYÊN TẮC CỦA CAN THIỆP SỚM I. Khái niệm chung Can thiệp sớm là những chỉ dẫn ban đầu và các dịch vụ dành cho trẻ và gia đình trẻ khuyết tật trước tuổi tiểu học nhằm kích thích và huy động sự phát triển tối đa ở trẻ, tạo điều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường và cuộc sống sau này. Can thiệp sớm là việc trợ giúp nhằm vào tất cả các trẻ em có nguy cơ hoặc đã bị khuyết tật. Việc trợ giúp này bao gồm toàn bộ giai đoạn từ chẩn đoán trước khi sinh cho đến lúc trẻ đến tuổi đi học; việc phát hiện và chẩn đoán sớm cho đến lúc hướng dẫn. Can thiệp sớm có liên quan đến cả đứa trẻ lẫn cha mẹ, gia đình và mạng lưới rộng lớn. Tuy nhiên, cho tới nay, chúng ta vẫn chưa coi tr ọng vi ệc chẩn đoán trước khi sinh là một bộ phận không thể tách rời của can thiệp sớm. II. Các nguyên tắc cơ bản 1. Mọi trẻ đều có khả năng học tập Trẻ khiếm thính hay khiếm thị vẫn có trí tuệ bình thường. Mục tiêu giáo dục đặt ra cho trẻ khuyết tật cũng giống như cho trẻ bình thường. Công việc của trẻ khuyết tật cũng giống như công việc của trẻ bình thường, trừ những công việc đòi hỏi trẻ phải có khả năng nghe bình thường hoặc khả năng nhìn tốt. Ví dụ, một người mù không thể lái xe ô tô được; trẻ chậm phát tri ển trí tuệ phát triển chậm hơn (và có những hạn chế do khuyết tật gây ra), nhưng vẫn có th ể học được. Ngày nay, học tập đã trở thành quyền lợi của trẻ em bình thường cũng như trẻ khuyết tật. 2. Trẻ khuyết tật cũng phải học các kỹ năng mà trẻ bình thường học và sử dụng Trẻ khuyết tật tr ướ c h ết là m ột đ ứa tr ẻ, s ự phát tri ển c ủa tr ẻ khuy ết tật cũng tuân theo ti ến trình, quy lu ật nh ư tr ẻ bình th ường, tuy nhiên có ch ậm hơn ở những khía cạnh nh ất đ ịnh. Tr ẻ khuy ết t ật càng h ọc đ ược nhi ều k ỹ năng như ở trẻ bình th ường thì chúng càng có kh ả năng tham gia vào nhi ều hoạt động h ơn trong gia đình cũng nh ư xã h ội, tr ẻ khuy ết t ật càng d ễ dàng đượ c chấp nhận hơn trong c ộng đ ồng n ếu nh ư nh ững hành vi c ủa chúng càng giống trẻ bình thường. Vì vậy, trẻ khuyết tật cần phải học các kỹ năng như trẻ bình thường. 3. Những năm đầu tiên rất cần thiết để trẻ học tập 1
  2. Năm năm đầu tiên trong cuộc đời một con người là những năm tháng rất quan trọng, đây là thời gian mà nền tảng cho cuộc sống được hình thành. Một nền tảng tốt tạo cho đứa trẻ cơ hội có một cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa, đồng thời để chúng trở thành một thành viên có ích cho xã hội. Những năm này rất quan trọng đối với trẻ và đặc biệt quan trọng đối với trẻ khuyết tật. Việc bắt đầu can thiệp càng sớm càng tốt là rất cần thiết. Bắt đầu diễn ra từ khi cha mẹ trẻ cho rằng trẻ có vấn đề, điều này có thể hạn chế những vấn đề về giáo dục và cư xử sau này trong cuộc sống của trẻ. 4. Cha mẹ là những người quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ Với việc can thiệp sớm, các giáo viên cần phải cung cấp tri th ức, h ướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, giáo dục trẻ. Phụ huynh không chỉ là người ti ếp xúc với trẻ nhiều hơn giáo viên hoặc chuyên gia mà còn là người hi ểu trẻ, chăm sóc trẻ bằng cả tình yêu thương ruột thịt của mình. Ở Việt Nam, ông bà, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ khuyết tật. 5. Mỗi trẻ và mỗi gia đình đều khác nhau Một đặc trưng cơ bản trong giáo dục đặc biệt là tính cá thể hoá cao. Ngay với trẻ bình thường thì mỗi đứa trẻ là một con người riêng biệt. Mỗi trẻ có ti ền đề phát triển khác nhau, có tốc độ phát triển, có kh ả năng lĩnh h ội, có đ ặc đi ểm khí chất… khác nhau. Do vậy không thể có một cách chăm sóc giáo dục giống nhau cho mọi đứa trẻ, ngay cả đối với trẻ ở cùng một nhóm khuyết tật. Mặt khác, trình độ hiểu biết của mỗi gia đình khác nhau, mức độ quan tâm đ ến con cái khác nhau và mỗi gia đình có hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, do đó chúng ta không thể xây dựng một chương trình can thiệp sớm cho mọi đối tượng. Can thiệp sớm tập trung vào nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ, mỗi trẻ cần có một chương trình cá nhân riêng, chương trình này phải được xây dựng trên cơ sở khả năng, nhu cầu của trẻ và phải phù hợp với quan điểm giáo dục của phụ huynh, nhu cầu và khả năng của gia đình. III. Ý nghĩa của can thiệp sớm 1. Ý nghĩa đối với trẻ Can thiệp sớm có thể ngăn ngừa những nhân tố nguy hiểm tới đứa trẻ hay những nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển hoặc rối loạn chức năng. Đi ều này có thể đạt được bằng cách giúp cho trẻ có được sự kích thích và tác động qua lại một cách đúng đắn với môi trường xung quanh ở ngay giai đoạn đầu c ủa s ự phát triển của trẻ. Can thiệp sớm để đồng thời thực hiện chức năng chữa bệnh. 2
  3. Can thiệp sớm sẽ giảm các ảnh hưởng của những bệnh mãn tính và khuyết tật chức năng lâu dài. Có thể ngăn cản sự chậm phát tri ển cũng như các khuy ết tật khác gia tăng. 2. Ý nghĩa đối với cha mẹ Can thiệp sớm là những phương pháp hiệu quả để giúp cha mẹ cư xử với đứa trẻ khuyết tật của họ. Chương trình can thiệp sớm chủ động lôi cuốn cha mẹ vào quá trình can thiệp cho trẻ nên họ có thể tự phát hiện ra khả năng và năng lực của chính mình về khả năng để xử lý, hướng dẫn và điều trị chăm sóc trẻ. Can thiệp sớm giúp cha mẹ không cần phải căng thẳng về vấn đề tình cảm của mình, do đó góp phần quan trọng vào quá trình chấp nhận. Can thiệp sớm làm cho giảm bớt hay loại trừ sự bất lực của nhiều cha mẹ trong vi ệc xử lý các v ấn đề của trẻ, cải thiện mối quan hệ cha mẹ và đứa con, mối quan hệ v ề m ặt tình cảm được cân bằng hơn và tránh được một số công việc chăm sóc trẻ không cần thiết. Can thiệp sớm sẽ tránh được việc cha mẹ không cung cấp thông tin. Những thông tin này liên quan đến: - Việc chẩn đoán, nguyên nhân khuyết tật và dự đoán tiến triển của bệnh. - Kiến thức về sự phát triển bình thường và cần phải thúc đẩy s ự chậm phát triển hoặc điều chỉnh sự phát triển không bình thường như thế nào. - Hệ thống hỗ trợ của xã hội mà họ được hưởng. 3. Ý nghĩa đối với gia đình Can thiệp s ớm có thể tránh cho anh ch ị em trong gia đình r ơi vào tình thế không thuận l ợi d ẫn đ ến kết qu ả là chính s ự phát tri ển c ủa chúng l ại b ị cản trở và một số vấn đề v ề hành vi có th ể n ảy sinh. Can thi ệp s ớm có th ể đảm bảo rằng h ệ th ống gia đình bi ết cách t ự đi ều ch ỉnh hành vi c ủa mình cho phù hợp với hoàn cảnh là có m ột đ ứa tr ẻ khuy ết t ật trong nhà. Can thi ệp s ớm làm nhẹ gánh n ặng cho gia đình là t ạo ra s ự giúp đ ỡ cho gia đình nh ư quan tâm hàng ngày và các ph ương ti ện khác. 4. Ý nghĩa đối với xã hội - Can thiệp s ớm làm cho xã h ội nh ận bi ết đ ược th ực t ế là còn có nh ững đứa trẻ bị khuyết tật, chúng cũng là m ột b ộ ph ận c ủa c ộng đ ồng và có quy ền đượ c giúp đỡ. Can thi ệp s ớm giúp m ở r ộng c ơ h ội cho tr ẻ em vì chúng h ọc đượ c qua trường phổ thông một cách có hi ệu qu ả h ơn. Chúng có th ể không phải nhờ cậy nhiều vào quỹ công cho khuy ết t ật hay d ựa vào phúc l ợi. Khi đứa trẻ l ớn dần lên, cha m ẹ không c ần h ướng d ẫn nhi ều nh ư tr ước b ởi vì 3
  4. ngay từ đầu họ đã đ ược h ướng d ẫn cách th ức đ ể h ọ x ử lý nh ững v ấn đ ề c ủa trẻ. IV. Các giai đoạn của can thiệp sớm Hầu hết các chương trình can thiệp sớm ở trẻ đều tiến hành theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Phát hiện, chẩn đoán và giới thiệu trẻ vào chương trình. Giai đoạn 2: Thực hiện chương trình, bao gồm các hoạt động liên quan tới việc cung cấp các dịch vụ. Giai đoạn 3: Kết thúc, tập trung vào các hệ thống chuyển tiếp cho trẻ từ chương trình can thiệp sớm tới những can thiệp tiếp theo. 1. Giai đoạn 1 * Phát hiện: là tìm tòi các dấu hiệu và tín hiệu cho thấy sự phát triển của trẻ có nguy cơ hoặc đang tiến triển một cách không bình thường. Phát hiện bao gồm việc quan sát các dấu hiệu, tín hiệu nói trên và các chương trình khám sàng lọc. Kết quả không phải là một sự chẩn đoán, trẻ em được sàng lọc ra để kiểm tra tiếp. Hiện nay ở Việt Nam, hệ thống dịch vụ khám sàng lọc cho trẻ sơ sinh hoặc chẩn đoán để phát hiện trẻ có vấn đề hoặc nguy cơ vẫn còn thiếu. Đây là một thiệt thòi lớn cho trẻ khuyết tật. Vì như ta đã biết, những năm tháng đầu tiên trong cuộc đời có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho sự phát triển. Trẻ bị phát hiện chậm tháng nào trong những năm đầu đời này thì sự trì hoãn trong sự phát triển chung của trẻ sau này sẽ được tính bằng cấp số nhân. * Chẩn đoán: bao gồm việc nhận ra m ột khuy ết t ật v ề phát tri ển cùng với các nguyên nhân đ ược đ ặt ra. Vi ệc ch ẩn đoán đ ược th ực hi ện theo k ết quả của việc phát hi ện các d ấu hi ệu và tín hi ệu cho th ấy s ự l ệch l ạc hay có nguy cơ v ề mặt phát tri ển. Phát hi ện, ch ẩn đoán s ớm m ới có hy v ọng đi ều tr ị, ngăn chặn tật và đ ể kịp th ời ti ến hành ph ục h ồi ch ức năng. Trẻ em đ ượ c phát hi ện qua khám sàng l ọc đ ược đ ưa t ới các đ ịa ch ỉ thích h ợp để th ực hi ện các ch ẩn đoán toàn di ện và sâu h ơn. Tr ước khi tham gia vào chươ ng trình giáo d ục đ ặc bi ệt, tr ẻ em đ ược đánh giá ch ẩn đoán và đánh giá toàn di ện v ề các nhu c ầu giáo d ục c ủa chúng. M ục đích chính c ủa quá trình này là đ ể xác đ ịnh tr ẻ b ị khuy ết t ật nh ư th ế nào và n ếu có th ể cũng xác định ph ạm vi, cách th ức giáo d ục và d ịch v ụ c ần thi ết đ ể can thi ệp. Quá trình đánh giá đó ph ải đa d ạng và do nhi ều ngu ồn, ph ải đ ược k ết lu ận b ằng nhóm chuyên gia đa ch ức năng. Các thành viên c ủa nhóm này ph ải đa d ạng tuỳ theo đ ặc điểm riêng c ủa m ỗi tr ẻ. 2. Giai đoạn 2 4
  5. Các nhân viên của chương trình dùng các công c ụ đánh giá và các quy trình khác nhau đ ể xây d ựng kế ho ạch giáo d ục cá nhân cho tr ẻ tham gia chương trình. Việc xây d ựng kế hoạch giáo d ục cá nhân là b ước n ối ti ếp c ủa đánh giá ban đầu trong chu ỗi làm vi ệc liên t ục c ủa ch ương trình can thi ệp s ớm. Quy trình th ực hiện kế hoạch cá nhân cũng t ương t ự nh ư t ất c ả các ch ương trình can thi ệp s ớm. Kế ho ạch giáo d ục cá nhân là s ự xác đ ịnh rõ m ục tiêu giáo dục, biện pháp thực hi ện để đ ạt đ ược những mục tiêu này. Một vấn đề khác có trong giai đoạn 2 là sự đánh giá. Nội dung được thông qua của chương trình tập trung vào trẻ thường đưa ra những kết quả đánh giá rộng. Đánh giá này có hai nội dung chủ yếu: đánh giá để thấy rõ quy trình c ủa trẻ với mục đích định hướng và đánh giá kết quả trên toàn cầu để xác định tác động của chương trình (chủ yếu những thay đổi trong chỉ số IQ hay mức độ phát triển). 3. Giai đoạn 3 Đây là giai đoạn chuyển sang môi tr ường k ế ti ếp c ủa tr ẻ, giai đo ạn này thường rất ít khi nhận đ ược s ự quan tâm c ủa nhà tr ường. Tuy nhiên giai đo ạn chuyển tiếp là giai đoạn liên quan đ ến các ch ương trình can thi ệp s ớm. H ơn thế nữa việc chăm sóc trẻ trong th ời gian chuy ển ti ếp có th ể t ạo ra s ự khác biệt về sự thành công hay thất b ại trong các b ước ti ếp theo. Ph ần l ớn nh ững chương trình can thiệp sớm th ực hi ện quy trình chuy ển ti ếp không chính th ức nhưng cũng có những chiến l ược đáng k ể. Nh ững ch ương trình nh ư th ế có th ể sẽ có ích trong vi ệc l ập kế ho ạch và th ực hi ện giai đo ạn chuy ển ti ếp v ới cha mẹ và con cái giữa các ch ương trình. Tóm lại: Can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật là một quá trình bao gồm các giai đoạn. Các giai đoạn này là: phát hiện (khám sàng lọc), chẩn đoán, các đánh giá ban đầu, xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, thực hiện theo kế hoạch, đánh giá và chuyển sang các môi trường tiếp theo. Mặc dù các giai đoạn liệt kê ở đây là theo thứ tự logic, trong thực tế chúng hoà nhập và đan xen lẫn nhau mà không thể tách biệt rõ rệt. Các giai đoạn của chương trình can thiệp sớm có thể giống nhau. Tuy nhiên, có những khác biệt rất lớn trong từng bước chi tiết. Các công cụ, các quy trình đánh giá được sử dụng để xây dựng chương trình cá nhân, kỹ thuật đánh giá, chất lượng sử dụng nguồn nhân lực, sự phối hợp các lực lượng… trong mỗi chương trình can thiệp sớm có thể khác nhau. Câu hỏi ôn tập 1. Khái niệm can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật. 2. Tại sao phải can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật? 5
  6. 3. Công tác can thiệp sớm tại địa phương. Những thuận lợi và khó khăn. Đề xuất kế hoạch thực hiện để có chương trình can hiệu đạt hiệu quả. Phần II CÁC KHUYẾT TẬT THƯỜNG GẶP Ở TRẺ MẦM NON NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ CÁC DẤU HIỆU PHÁT HIỆN SỚM TRẺ KHUYẾT TẬT I. Khái niệm về trẻ khuyết tật và các loại tật 1. Thế nào là trẻ khuyết tật? Trẻ khuyết tật là những trẻ bị giảm hoặc mất một phần khả năng về nghe, nhìn, nói, vận động, phát triển trí tuệ hoặc có những cấu tạo và hành vi b ất thường không giống những trẻ bình thường khác. 2. Các loại tật thường gặp ở trẻ Mầm non - Trẻ có khó khăn về vận động. - Trẻ có khó khăn về nghe: khiếm thính, điếc. - Trẻ có khó khăn về nhìn: khiếm thị. - Trẻ chậm phát triển về trí tuệ và hành vi không thích ứng. - Trẻ khó khăn về nói và ngôn ngữ. - Rối loạn tình cảm, không quản lý được hành vi. - Trẻ tự kỷ. - Trẻ có khuyết tật khác về sức khỏe. - Trẻ khiếm thính kết hợp với khiếm thị. - Trẻ đa tật. - Trẻ có khó khăn trong học tập. 3. Khái niệm về các loại tật thường gặp 3.1. Tật vận động Là tật của cơ quan vận động làm ảnh hưởng đến chức năng v ận động đi đứng, ngồi nằm, sờ mó, cầm nắm của cơ thể. Trường hợp nặng: biểu hiện liệt toàn thân hoặc liệt tay chân, nằm ngồi, đi lại khó khăn. Trường hợp nhẹ: bị giảm chức năng vận động của một trong các bộ phận của cơ thể, đi lại, vận động, cầm nắm khó khăn. 3.2. Tật về thính giác hay còn gọi là khó khăn về nghe: khiếm thính, điếc 6
  7. Là tật ảnh hưởng đến bộ phận nhạy cảm, truyền dẫn và phân tích âm thanh của con người. Có nhiều mức độ: - Mức độ nặng (điếc): trẻ không nghe được tiếng động to như sấm, tiếng trống cách tai 30-50cm; không nghe được tiếng thét gần tai và không nói được (câm). - Mức độ nhẹ (nghễnh ngãng): trẻ điếc một tai, không nghe được tiếng nói bình thường nhưng gọi to cách xa 1m có thể nghe được. 3.3. Tật thị giác - khó khăn về nhìn Là tật làm ảnh hưởng đến chức năng nhìn của mắt. Trường hợp nặng: mù cả hai mắt, không phân biệt được sáng tối. Trường hợp nhẹ hơn: trẻ phân biệt được ánh sáng nhưng không phân biệt được màu sắc, không nhận rõ hình dạng các vật, không đếm được ngón tay khi ở cách xa 30cm, đi lại dò dẫm, dùng tay lần sờ, không đọc được chữ viết bình thường. Mức độ nhẹ hơn như mắt lác (lé); mắt có sẹo giác mạc che l ấp đ ồng tử ảnh hưởng đến chức năng nhìn; trẻ bị quáng gà do thiếu Vitamin A; tật sụp mi; tật giảm thị lực một hoặc hai mắt... Trong những trường hợp này trẻ còn nhìn được vật lờ mờ, có thể phân biệt được màu, đọc được chữ khi ghé sát mắt. 3.4. Tật thiểu năng trí tuệ hay còn gọi là chậm phát triển trí tuệ Là tật của hệ thần kinh trung ương làm ảnh hưởng đến chức năng nhận biết và tư duy. - Trường hợp nặng: trẻ có khó khăn về nhận thức và hiểu biết nên rất khó khăn trong học tập. Thường tật này đi kèm với một số dị tật bẩm sinh khác: bại não, não bé bẩm sinh... - Trường hợp nhẹ: trẻ nhớ khó khăn, khả năng tư duy kém, tư duy theo l ối trực diện, hay quên, học thường lưu ban do không tiếp thu được bài. 3.5. Tật ngôn ngữ - khó khăn về nói Là tật gây ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ làm cho trẻ không thể diễn đạt bằng lời nói về ý muốn của mình hoặc diễn đạt khó khăn do bộ phận phát âm có tật. - Trường hợp nặng: mất ngôn ngữ, ngôn ngữ bị ảnh hưởng trầm trọng, khó khăn trong giao tiếp. - Trường hợp nhẹ: trẻ nói ngọng, nói lắp, diễn đạt khó khăn làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp. 3.6. Tật về rối loạn tình cảm, hành vi bất thường Trẻ có tổn thương não hoặc do cấu trúc gen làm cho trạng thái tâm lý, tình cảm của trẻ quá hưng phấn hoặc trầm cảm. Nhiều trường hợp trẻ quá hưng phấn có những hành vi bất thường, đứng, ngồi không yên, không kiểm soát được hành vi và không thích ứng với môi trường làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong 7
  8. cuộc sống. 3.7. Trẻ tự kỷ Là bệnh thuộc hệ thần kinh trung ương có thể do gen hoặc nguyên nhân khác chưa được biết. Trẻ mắc bệnh này có biểu hiện rất khác nhau như: thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm với môi trường xung quanh, không có giao tiếp bằng mắt và sống trong thế giới riêng của mình, hoặc có những hoạt động vận động tăng động. Trẻ ưa các hoạt động mạnh như: chạy nhảy, gõ tiếng động; hoạt động theo ý thích của riêng mình. Trẻ tự kỷ chỉ thích âm nhạc, có trẻ chỉ thích màu đỏ… 3.8. Các tật khác về sức khỏe Tật động kinh do tổn thương hệ thần kinh, gây co giật toàn th ân hoặc một vài bộ phận; co giật có thể thành cơn theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ. Trẻ bị thiếu hụt một bộ phận nào đó của cơ thể gây ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan của cơ thể. 3.9. Trẻ khiếm thính kết hợp với khiếm thị Đây là một khuyết tật nặng, trẻ đồng thời thiếu hụt chức năng của hai bộ phận giác quan quan trọng nghe và nhìn nên trẻ sẽ có khó khăn hơn những trẻ chỉ bị một loại tật. 3.10. Trẻ đa tật Khi trẻ có từ hai tật trở lên. 3.11. Trẻ có khó khăn về học Trẻ có chỉ số IQ thấp hơn mức bình thường và cao hơn mức bình th ường đều có thể đưa đến cho trẻ những khó khăn trong học tập và cuộc sống. II. Nguyên nhân gây ra khuyết tật 1. Nguyên nhân trong thời kỳ mẹ mang thai - Mẹ bị mắc một sô bệnh trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai do siêu vi trùng, cúm, sốt phát ban... - Mẹ dùng thuốc không đúng chỉ định. - Ngộ độc thai nghén; ngộ độc hóa chất độc hại. - Mẹ mắc một số bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng trong thời kỳ mang thai: sốt rét, lao, nhiễm trùng cấp, viêm họng, viêm phế quản... - Mẹ bị ốm, dinh dưỡng kém. 2. Nguyên nhân trong khi sinh - Mẹ đẻ khó, phải can thiệp bằng dụng cụ. - Mẹ chuyển dạ lâu trẻ bị ngạt. - Mẹ đẻ quá nhanh gây sang chấn cho trẻ trong khi sinh. - Trẻ ngôi ngược; ngôi ngang sa tay, sa chân. 8
  9. - Trẻ bị đẻ non, thiếu tháng. - Trẻ thiếu cân dưới 2500gr. 3. Nguyên nhân sau khi sinh và quá trình nuôi dưỡng - Trẻ bị vàng da tan máu kéo dài. - Trẻ bị dị tật bẩm sinh. - Trẻ bị suy dinh dưỡng do quá trình nuôi dưỡng: thiếu sữa mẹ, nuôi không đúng cách, thiếu các vi chất dinh dưỡng... - Trẻ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính: viêm phế quản c ấp, ỉa chảy cấp, bại liệt, lao, ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm não... gây tổn thương não và các cơ quan bộ phận. - Trẻ bị tai nạn: + Ngã gãy xương, trật khớp, cứng khớp, cong vẹo tay chân do không được xử trí kịp thời. + Tai nạn chấn thương não và nhiều bộ phận khác mà không đ ược phán đoán điều trị kịp thời. Đặc biệt trong các tai nạn như đuối nước cấp cứu chậm gây tổn thương não. + Ngộ độc hóa chất, ngộ độc ăn uống gây tổn thương hệ thống thần kinh. + Trẻ bị bỏng sẹo dúm co cứng cơ xương khớp vùng sẹo bỏng gây hạn chế cử động chân tay, đi đứng... III. Cách phòng tránh và hạn chế khuyết tật 1. Thực hiện chăm sóc bà mẹ trong thời gian mang thai - Bà mẹ cần khám thai đúng quy định c ủa y t ế: 3 l ần trong chín tháng mang thai; theo dõi ki ểm soát quá trình tăng cân trong th ời kỳ mang thai; th ực hiện tiêm phòng u ốn ván cho m ẹ đ ầy đ ủ; h ướng d ẫn v ệ sinh thai s ản; ngh ỉ ngơi lao động hợp lý. - Bà m ẹ mang thai c ần chú ý ch ế đ ộ dinh d ưỡng h ợp lý, đ ầy đ ủ, tăng c ườ ng viên s ắt, Vitamin A... nh ằm tránh suy dinh d ưỡng cho tr ẻ t ừ trong bụng m ẹ. - Bà mẹ cần được nghỉ ngơi hợp lý, lao động vừa sức tránh sinh non thiếu tháng ảnh hưởng đến trẻ; sống khỏe mạnh, vui tươi trong tình cảm yêu thương của gia đình và người thân. 2. Chăm sóc bà mẹ trong khi sinh - Bà mẹ cần đến theo dõi và sinh tại các cơ sở y tế đ ể giúp phát hiện sớm những bất thường của thai nhi và sức khỏe của bà mẹ. - Đặc biệt các bà mẹ cần sinh tại các trung tâm y tế sẽ giúp tránh được các tai biến sản khoa có thể để lại những di chứng tật nguyền cho bé như ngạt, chấn 9
  10. thương sọ não, đẻ khó, gãy tay, gãy chân, uốn ván rốn... 3. Chăm sóc trẻ sơ sinh và bà mẹ sau khi sinh - Trẻ sinh ra cần được kiểm tra, phát hiện sớm các dị tật. Nếu phát hi ện trẻ bị dị tật cần liên hệ với các trung tâm can thi ệp s ớm hoặc khoa nhi đ ể đ ược hỗ trợ can thiệp kịp thời càng sớm càng tốt. - Chăm sóc bà mẹ để đảm bảo nguồn sữa mẹ đủ cung cấp nuôi trẻ giúp phòng tránh suy dinh dưỡng. Tăng cường đủ các vi chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của mẹ và trẻ. - Tiêm phòng các loại vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. - Yêu thương chăm sóc nuôi dưỡng và đáp ứng các nhu cầu của trẻ trong đó có nhu cầu giao tiếp, tình cảm. 4. Phòng tránh tai nạn thương tích và bệnh tật cho trẻ - Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đáp ứng các nhu c ầu của tr ẻ, mọi gia đình và trường lớp Mầm non cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. - Giường tủ trong gia đình, trường, lớp Mầm non phải được kê vững chắc, có chấn song chắn và không kê cao tránh để trẻ bị ngã đau. - Tiêm đủ các loại vacxin phòng bệnh cho trẻ. - Không để trẻ chơi một mình những nơi gần sông suối, gần đường xe cộ, gần các vật nhọn như dao, phích nước sôi, bếp lửa, lò sưởi, ổ cắm đi ện đ ể xa tầm với trẻ. - Khi trẻ bị ngã, gẫy xương cần băng bó xử lý kịp thời để tránh sai lệch xương. - Với các trẻ nhỏ dị tật bẩm sinh cần được cơ quan y tế quan tâm chăm sóc, phục hồi sớm cho trẻ. - Trẻ có bệnh cần được khám phát hiện và đi ều trị kịp thời không đ ể kéo dài mãn tính ảnh hưởng đến các bộ phận chức năng. Ví dụ: Viêm tai mũi họng kéo dài và điều trị không kịp th ời d ứt đi ểm s ẽ đưa đến viêm tai xương chũm gây điếc, hạn chế sức nghe, trẻ bị điếc s ẽ ảnh hưởng đến tập nói. IV. Phát hiện sớm trẻ khuyết tật 1. Mục tiêu của phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ Mầm non Phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ nhằm giúp giáo viên Mầm non và gia đình trẻ sớm nhận biết được các dấu hiệu bất thường ở trẻ và đưa đi khám phát hiện can thiệp sớm kịp thời. Phát hiện sớm khuyết tật và can thi ệp sớm cho tr ẻ giúp tránh đ ược các hạn chế của khuyết tật làm ảnh hưởng đ ến sự phát tri ển c ủa tr ẻ, giúp tr ẻ s ớm được học hòa nhập, sống hòa nhập với xã hội, không còn là gánh nặng của gia 10
  11. đình và xã hội. Ví dụ: đối với một tr ẻ b ị khi ếm thính, n ếu đ ược phát hi ện s ớm ở giai đoạn sơ sinh, trẻ được can thiệp s ớm b ằng c ấy đi ện c ực ốc tai ho ặc cho đeo máy trợ thính sớm. Đặc biệt trong giai đo ạn tr ẻ h ọc nói s ẽ giúp can thi ệp và hướng dẫn trẻ tập nói kịp thời đúng lúc. Vì vậy, vi ệc h ọc nói và phát tri ển ngôn ngữ lời nói của trẻ không bị chậm, không ảnh hưởng đ ến ngôn ng ữ giao ti ếp l ời nói trong cuộc sống sau này. 2. Phát hiện sớm trẻ khuyết tật Mầm non qua hình dạng và các dấu hiệu chỉ điểm của các loại khuyết tật 2.1. Trẻ bị khó khăn về vận động - Trẻ đẻ ra bị vàng da dẫn đến bại não: trương lực cơ giảm, phản xạ gân xương yếu, trẻ không cử động nâng được tay, chân, đầu, cổ. Trẻ không thể lẫy, trườn, bò được như các trẻ cùng độ tuổi. Hoặc trẻ bị co cứng cơ toàn thân bất thường do bại não thể co cứng. Tay chân, một phần cơ thể bị co cứng, rung giật từng cơn hoặc liên tục, có thể gặp trong bại não thể múa vờn. Trẻ đi lại khó khăn nhón ngón chân do loạn dưỡng cơ, bại não thể co cứng. - Trẻ 10 tháng tuổi không tự ngồi được một mình khi không có sự giúp đỡ. Trẻ 2 tuổi không có khả năng tự đi một mình nếu không có sự giúp đ ỡ. Tr ẻ 3-4 tuổi đi lại di chuyển khó khăn do teo cơ, cứng khớp. - Trẻ đi lại bàn chân đơ do bại não liệt cứng nửa người. - Trẻ bị dị tật tay, chân: khoèo tay, khoèo chân; dính ngón, dính khoeo chân; chân tay cụt, teo nhỏ cơ do bẩm sinh hoặc do tai nạn tổn thương mắc phải trong quá trình nuôi dưỡng. - Trẻ bị dị tật vùng đầu cổ, tăng trương lực cơ, cơ co cứng trong một số di chứng của bệnh có tổn thương não, trẻ không cử động được tay chân và thân mình. - Trẻ đẻ ra có hai bàn chân hoặc một bàn chân bị xoay vào trong hoặc xoay ra sau hoặc hai bàn tay bị cứng khớp xoay chệch vị trí bình thường. - Trẻ có bàn chân khoèo và đốt sống có túi thần kinh hoặc không, có những trẻ không cử động hoặc mất cảm giác bàn chân, bàn chân gập mu vào trong. - Trẻ bị yếu một tay hoặc tư thế bất thường do tổn thương đám rối thần kinh cánh tay trong khi sinh. - Trẻ bị trật khớp háng, sơ cứng khớp, chân ở tư thế khác nhau, chi ngắn, chi dài, bệnh do tổn thương trong thời kỳ bào thai. - Trẻ bị liệt cơ mềm nhũn, đặt đâu nằm yên một chỗ không cựa quậy tay, chân hoặc chỉ một nửa người cựa quậy được: có thể bị liệt do tổn thương thần kinh. - Trẻ bị di chứng của bại liệt: liệt nhóm cơ ở gốc chi sau một cơn s ố t, thường liệt chân, tay không đối xứng. 11
  12. - Tay chân hoặc một phần cơ thể có cử động bất thường không kiểm soát được, có khi co giật, tím tái, sùi bọt mép sau vài phút trở lại bình thường gặp trong động kinh.. - Trẻ bị giảm trương lực cơ, cơ teo nhẽo từ từ: do bệnh teo cơ, th ường do di truyền hoặc tổn thương tủy sống. - Trẻ bị liệt tứ chi từ từ do lao màng não, lao đốt sống. - Trẻ bị đau khớp, cứng khớp, đi lại vẹo lệch một bên do bại li ệt, bại não, viêm xơ cứng khớp. - Trẻ đứng hoặc đi lại đầu gối chụm, bàn chân choãi xa nhau: chân chữ X do còi xương nặng, biến dạng. - Trẻ đi lại phải chống chân do bại liệt, loạn dưỡng cơ, viêm đau khớp. - Cong vẹo cột sống, ưỡn cột sống, gù do bệnh viêm xương, viêm kh ớp, viêm khớp đốt sống thay đổi tư thế nằm ngồi gặp khó khăn. - Trẻ mất một phần hoặc một bộ phận cơ thể do tật bẩm sinh từ trong bụng mẹ. - Trẻ bị tổn thương hoặc mất một phần các bộ phận cơ thể do bị tai nạn. Để có thể phát hiện sớm trẻ khuyết tật vận động cần dựa vào các mốc phát triển vận động của trẻ theo tuổi để xác định: + Khi trẻ 1 tháng: đặt nằm ngửa mà trẻ không có c ử động chân, không co đạp, nâng chân, đưa chân lên trên. + Khi trẻ 2 tháng: không thể ngẩng cất đầu khi đặt nằm sấp. + Khi trẻ 3 tháng: không giữ đầu tự ngẩng khi bế ngồi. + Khi trẻ 4 tháng: không thể ngồi thẳng khi được đặt tựa lưng và đầu ngẩng thẳng. + Khi trẻ 5 tháng: trẻ không biết đạp mạnh tay, chân trong bồn nước khi tắm. + Khi trẻ 6 tháng: trẻ không đưa tay ra với ra trước và bò bằng 4 chi, đ ặt nằm trẻ không tự lật ngược. + Khi trẻ 7 tháng: trẻ không biết ngồi cứng một lúc khi không có người đỡ, đứng trên hai chân không vững khi được đỡ. + Khi trẻ 8 tháng: trẻ không thể bước đi khi được giữ ở tư thế đứng. + Khi trẻ 10 tháng: trẻ không thể tựa vào bàn ghế để bước đi với s ự giúp đỡ của người lớn. + Khi trẻ 12 tháng: trẻ không tự đứng một mình và bò bằng hai tay, hai chân. + Khi trẻ 13 tháng: trẻ không tự mình đứng lên và đi vài bước xiêu vẹo. + Khi trẻ 15 tháng: trẻ không tự mình đi xiêu vẹo và trèo cầu thang. + Khi trẻ 18 tháng: trẻ không tự đi một cách vững vàng, ném đ ược bóng, 12
  13. cúi nhặt bóng mà không ngã. + Khi trẻ 21 tháng: trẻ không tự trèo lên ghế, không thể bước lên cầu thang thẳng lưng, xuống thang phải bò. + Khi trẻ 24 tháng: không thể tự lên xuống cầu thang từng bậc bằng hai chân và chạy vững. + Khi trẻ 33 tháng: trẻ không thể nhảy chụm chân, đi nhón chân trên đầu ngón chân. + Khi trẻ 48 tháng: trẻ không thể chạy theo và dùng chân đá bóng, chạy trên đầu ngón chân và trèo lên xe ba bánh. + Khi trẻ 54 tháng: không thể tự lên xuống cầu thang bằng hai chân đổi nhau ở mỗi bậc. + Khi trẻ 60 tháng: trẻ không thể đập nẩy bóng, nhảy lò cò, lên xuống cầu thang dễ dàng. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như trên, giáo viên và gia đình cần cho trẻ đi khám và can thiệp sớm cho trẻ. 2.2. Trẻ khó khăn về nghe (khiếm thính, điếc) Đó là những trẻ không đáp ứng với tiếng động, đến 3 tuổi chưa biết nói, có thể trẻ bị điếc, chậm phát triển hoặc bại não nặng. Trẻ không đáp ứng với âm thanh, tiếng động có thể do tai có v ấn đ ề; có thể viêm tai giữa chảy mủ; có thể tổn thương vành tai, ống tai, bộ phận dẫn truyền âm thanh; tổn thương bộ phận tiếp nhận phân tích âm thanh trong não. - Tai bị tật: Nhìn bên ngoài tai của trẻ có thể bị sẹo vành tai, mất vành tai, chỉ có lỗ tai, sẹo tắc ống tai... Những trường hợp này đều làm cho tr ẻ hạn chế tiếp nhận âm thanh. Có trường hợp do viêm nhiễm chảy mủ ống tai lâu ngày gây s ẹo tắc, xơ cứng các xương tai trong của bộ phận truyền âm cũng là nguyên nhân làm cho trẻ hạn chế hoặc không tiếp nhận được âm thanh. Trong những trường h ợp này ta thấy trẻ có biểu hiện ngơ ngác không có phản ứng với nguồn tiếng động. Trẻ trên hai tuổi không nói được nhất là đối với trẻ lớn khi nghe người khác nói trẻ nhìn miệng người nói ngơ ngác, không có phản ứng, có thể nói rất to hoặc nói rất lạ lùng. - Trẻ bị điếc do tổn thương thần kinh: thường do bị các bệnh có tổn thương hệ thần kinh như viêm não cấp, viêm màng não, do ngộ độc làm cho h ệ thống thần kinh tiếp nhận, phân tích, tổng hợp, âm thanh bị tổn thương, kết quả trẻ không nghe được âm thanh và hoàn toàn không có phản ứng với âm thanh. Những trường hợp này gọi là điếc sâu. Theo mốc thời gian ta có thể xác định trẻ 13
  14. có thể bị khiếm thính: + Sau khi sinh đến 3 tháng: trẻ không bị giật mình hay tỉnh giấc khi có tiếng động to gần trẻ, không biết hóng chuyện và ầu ơ bắt chước, không phản ứng với tiếng xúc xắc lắc di chuyển. + Trẻ 3-6 tháng: trẻ không quay đầu tìm nguồn phát ra tiếng nói của người xung quanh, không quay đầu khi nghe gọi tên. + Từ 6 tháng, 9 tháng đến một năm: Trẻ chỉ “nghe” một người mà không biết nghe những người khác. Trẻ tách mình ra khỏi cuộc sống không nghe và không biết làm theo bạn và người khác. + Từ 1,5 năm đến 2 tuổi: Trẻ ít nói hoặc chậm biết nói. Trẻ sợ tiếp cận phía sau. Không hiểu ngôn ngữ lời nói và không làm theo được 2 yêu cầu c ủa cha mẹ, người thân và cô giáo... + Trẻ từ 2,5 đến 4 tuổi: Không nghe và hiểu được lời nói, không nhắc l ại chuyện kể ngắn. Nói thầm cách xa 0,5m không để trẻ nhìn miệng, trẻ không nhắc lại được các từ đã nói thầm. + Trẻ 5 tuổi: Trẻ không hiểu các câu chuyện trong gia đình; nghe được rất ít, phải nhắc đi nhắc lại trẻ mới nghe thấy, thường nhìn hình mi ệng mới nhận được ra lời nói. Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp: không thể diễn đạt được câu và chuyện phù hợp với ngữ cảnh; hoặc có thể nói to... Khi thấy trẻ có những biều hiện bất thường như trên nên khuyên gia đình đưa trẻ đi khám tai mũi họng để được đo thính lực đồ, kiểm tra đeo máy trợ thính. 2.3. Trẻ bị tật thị giác (khiếm thị) - Khi trẻ không đáp ứng với ánh sáng, không nhìn theo ánh sáng, không nhìn theo dải tua màu sắc: mắt có thể bị màng giáp mạc che hoặc tổn th ương bên trong đáy mắt gây giảm thị lực hoặc mù. - Trẻ không quay đầu nhìn theo đồ vật, không với tay theo đồ vật, mắt không bình thường có thể mù. + Sẹo giác mạc (thường gọi là mộng mắt): Mắt có hình d ạng bên ngoài bình thường, bên trong tròng mắt có s ẹo, vệt sẹo tr ắng, h ồng che ph ủ m ột ph ần hoặc toàn bộ tròng đen làm cho trẻ nhìn h ạn ch ế. S ẹo này th ường do suy dinh dưỡng, thiếu vitaminA gây khô loét giác m ạc đ ể l ại s ẹo. Có th ể s ẹo do tai n ạn cây, que chọc vào mắt hoặc bị bỏng. Bi ểu hi ện chòng đen m ắt b ị v ệt m ờ che khuất một phần hoặc toàn bộ làm cho trẻ nhìn khó khăn, đ ầu ph ải nghiêng, nghé khi nhìn. Trẻ đi lại phải lần sờ và hay va ch ạm vào đ ồ v ật xung quanh, tìm ki ếm đồ chơi, đồ vật khó khăn. + Mắt lác (còn gọi là mắt lé): Nhìn mắt bên ngoài bình thường tròng đen mắt 14
  15. bị kéo lệch vào bên trong hay lệch ra bên ngoài. Nếu tròng đen bị kéo lệch vào trong gọi là lác trong, tròng đen bị kéo lệch ra bên ngoài gọi là lác ngoài. Lác có thể bị một mắt hoặc cả hai mắt, mắt lác làm giảm thị lực và hạn chế tầm nhìn của mắt. Nguyên nhân do các cơ bám giữ thăng bằng cho nhãn cầu mắt bị liệt. + Mắt cận thị (tật khúc xạ ánh sáng): Trẻ khó khăn khi nhìn xa, thường phải nhìn sát vào vật cần nhìn. Tật này do màng thuỷ tinh th ể b ị dày. C ận th ị có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. + Sụp mi: Nhiều trường hợp trẻ bị sụp mi một bên hoặc hai bên, cơ nâng mi mắt trên của trẻ bị liệt, mi sụp che khuất tầm nhìn của con ngươi, khi nhìn phải nghiêng ngửa đầu, dướn mắt mới nhìn được. Nếu không được điều trị lâu ngày đưa đến giảm thị lực. + Tật bên trong mắt có gây biến dạng mắt: Trẻ bị teo nhãn cầu một bên hoặc hai bên, có thể do bẩm sinh hoặc do tai nạn làm x ẹp nhãn cầu, hoàn toàn không nhìn được; mi mắt và con ngươi di động nhanh, có biểu hiện rung giật hoặc có cử động bất thường: có thể mù, bại não, động kinh. + Sẹo bỏng dính mắt: mắt bị sẹo bên ngoài do bỏng gây co kéo che ph ủ làm cho mắt không nhìn được. + Một số tật khác của mắt có thể gặp: đục thủy tinh thể, đục th ủy tinh dịch, tật nhãn cầu, teo gai thị thần kinh... Nhìn bên ngoài mắt có th ể có dạng bình thường nhưng nhìn các vật mờ, không phân biệt được mầu sắc và nặng hơn là không nhìn thấy gì trong trường hợp teo gai thị, bong võng mạc. + Trẻ không có sự tiếp xúc bằng mắt, nhìn lờ đờ. + Trẻ phải điều chỉnh, nghiêng đầu, xoay cổ, hoặc cố định một bên mặt, để nhìn bằng mắt còn lại. + Trẻ với tay không chính xác khi với lấy các đồ vật. + Hai mắt chuyển động không đều hay một mắt di chuyển. + Mắt chuyển động ngang hay thẳng đứng quá nhanh (rung giật nhãn cầu) + Không có đồng tử mắt trong veo, đen (giác mạc bị mờ, con ngươi trắng, hai mắt có tròng đỏ nhiều, hiện tượng phản sáng khi chụp ảnh có đèn flat). + Thường xuyên ướt nước mắt khi trẻ không khóc do trẻ bị tắc lệ đạo. + Có phản ứng không thoải mái với ánh sáng mạnh (chứng sợ sáng). + Kết mạc của mắt thường xuyên bị đỏ. + Hình dáng, cỡ và cấu tạo mắt thường rõ rệt. Trẻ bị khuyết tật thị giác ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến tư duy bị chậm do thiếu các hình mẫu giúp trẻ tư duy trực quan trong quá trình hình thành các khái niệm. + Nếu được phát hiện và khắc phục sớm các biểu hiện của tật khiếm thị 15
  16. chúng ta sẽ giúp trẻ tránh được chậm phát triển tư duy rất nhiều. 2.4. Trẻ chậm phát triển trí tuệ và hành vi không thích ứng - Trẻ đẻ ra yếu, mềm nhẽo có kèm theo đẻ khó, đẻ ra không khóc ngay, trẻ bị xanh tím, trẻ đẻ non trước 36 tuần: có thể trẻ bị bại não hoặc chậm phát triển. - Trẻ chậm biết ngẩng đầu và cử động chân tay, mặt tròn, mắt xếch, lưỡi dày, lưỡi đùn: hội chứng Down do rối loạn nhiễm sắc thể gene. + Trẻ đẻ ra có đầu bé, nhọn: biểu hiện của bệnh não bé (ngu đần). + Trẻ đẻ ra không bú được, khó nuốt, hay trào sữa ra miệng, hay s ặc, khó nuốt: có thể do bại não. + Đầu to, mắt ngày càng bị lấn ép xuống dưới có biểu hiện mặt trời lặn: não úng thủy. - Trẻ có biểu hiện chậm phát triển hơn các trẻ khác về các mặt: + Vận động, phản ứng với ngoại cảnh, phản ứng với âm thanh tiếng nói. + Phản ứng với ánh sáng, hoặc không thể hiện ý thích mong muốn của mình, thờ ơ với ngoại cảnh. Thường đây là dấu hiệu của trẻ có biểu hiện tổn thương não, gây chậm phát triển trí tuệ. - Trẻ có đầu to, da khô, trán rô, lưỡi đùn, tóc mọc thấp xuống trán, mí mắt sụp: hội chứng đần độn do tổn thương tuyến giáp, thiếu Iot. - Nhìn hình dáng bên ngoài trẻ có thể bình thường như những trẻ cùng tuổi song có những biểu hiện như: trẻ 1 tuổi không biết được tên mình; trẻ 3 tu ổi không nhận biết được các bộ phận của cơ thể; trẻ 4 tuổi không hiểu được câu hỏi đơn giản; trẻ có hiểu biết khó khăn hơn trẻ bình thường khác. Nói cách khác trẻ có biểu hiện tuổi trí tuệ kém hơn tuổi thực. Trẻ học thiếp thu chậm, hay quên. Mọi hoạt động của trẻ không hòa nhập thích ứng kịp với môi trường xung quanh. Thường gặp trong bại não, động kinh. - Trẻ chậm phát triển do bại não; do tật nặng về thính giác, v ề thị giác hoặc về vận động: + Trẻ chậm lẫy, chậm ngồi, chậm biết đi so với trẻ khác. + Trẻ có trí nhớ kém, khó tập trung vào một công việc hay một hoạt động, hoặc đi vơ vẩn một mình, hoặc chạy nhảy leo trèo hiếu động. + Trẻ không biết chơi với đồ chơi, hay đập phá; không biết chơi với bạn. + Trẻ cư xử, nói năng chậm chạp, kém so với tuổi. + Sinh hoạt hàng ngày không giống trẻ khác. + Trẻ biết nói muộn, nói câu ngắn đơn giản, từ ngữ nghèo nàn. + Trẻ đi học: học chậm, nhớ kém. + Trẻ không thích ứng với môi trường, khó hòa nhập với bạn bè. 16
  17. Khi thấy trẻ có những biểu hiện trên cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn và can thiệp sớm. 2.5. Trẻ khó khăn về nói và ngôn ngữ Trẻ bị dị tật vùng mũi, miệng: sứt môi hở hàm ếch, họng bị d ị t ật bẩm sinh hoặc mắc phải nên khi khóc cười không phát ra âm thanh hoặc phát ra âm thanh không tròn tiếng, ngọng. Trẻ bị tổn thương trung khu thần kinh tiếp nhận điều hành bộ phận âm thanh tiếng nói. Khi bị tổn thương trung ương thần kinh tiếp nhận, trẻ sẽ không tiếp nhận phân tích được âm thanh lời nói và cũng không thể đi ều hành được các b ộ ph ận phát âm và nói. Thường gặp ở trẻ bị tổn thương não bẩm sinh hay mắc phải, trẻ không thể nói được hoặc nói lắp. Biểu hiện trẻ 18 tháng không phát âm được từ “mẹ”; trẻ 2 tuổi không gọi được tên một người nào trong nhà; trẻ 3 tuổi không nhắc được câu đơn giản; trẻ 4 tuổi không nói được câu đơn giản đủ nghĩa; trẻ 5 tu ổi không nói chuyện, giao tiếp được với người trong gia đình. Khi nói trẻ di ễn đ ạt không mạch lạc, lắp bắp... 2.6. Trẻ bị rối loạn tình cảm, không quản lý được hành vi - Trẻ có những biểu hiện tình cảm bất thường, lúc cười, lúc khóc không có nguyên nhân. - Hoạt động của trẻ không hòa nhập, thích ứng với môi trường xung quanh, biểu hiện tăng động, đứng ngồi không yên, thích đánh đấm người khác và bản thân, thích la hét, chạy nhảy... 2.7. Trẻ tự kỷ Với trẻ bé khó phát hiện, khi trẻ được 2-3 tuổi không giao tiếp, lúc đó người thân mới chú ý và phát hiện được. Trẻ không giao ti ếp bằng mắt, không biết chơi cùng bạn, chỉ thích chơi một mình, ưa gây tiếng ồn, thích những màu sắc đặc trưng hoặc trẻ không nói, không biểu đạt và đáp ứng tình cảm khi có sự kích thích: vui buồn hay khi không đồng ý. 2.8. Trẻ có khuyết tật khác về sức khỏe - Sứt môi, hở hàm ếch. - Biến dạng và có dị tật bẩm sinh một hay nhiều bộ phận cơ thể. - Đáp ứng với tiếng động chậm, hoặc nhìn chậm có thể do điếc, mù, bại não... - Trẻ tím tái biểu hiện của thiếu oxy do dị tật bẩm sinh, trẻ d ễ bị ngất, tổn thương não... - Trẻ luôn có cử động bất thường; chân tay co cứng, đầu cổ co, có th ể cả 17
  18. điếc, mù, suy dinh dưỡng... - Trẻ bị xuất huyết màng não. - Trẻ bị ỉa chảy, mất nước, viêm não cấp, viêm phế quản phổi, ho gà, uốn ván, bại liệt, co giật để lại di chứng... - Có vấn đề trong ứng xử: tự cắn xé, giật tóc, đập dầu... tổn thương não. - Trẻ bị viêm tai giữa cấp và mãn tính chảy mủ kéo dài gây điếc làm cho trẻ không nói được, nói ngọng, nói không rõ. - Trẻ có khó khăn trong phát âm và giao ti ếp do các t ổn th ương c ủa c ơ quan thính giác và bộ ph ận phát âm gây ảnh h ưởng đ ến ngôn ng ữ l ời nói. 2.9. Trẻ bị khiếm thính kết hợp với khiếm thị Trẻ không nghe và tìm tiếng động, không có phản xạ với tiếng động, mặt khác mắt có biểu hiện mù, không nhìn theo ánh sáng, đồ chơi màu sắc. Mắt có thể bị teo nhãn cầu, xẹp cầu mắt, mắt bị kéo màng trắng... 2.10. Trẻ đa tật Cùng trên một trẻ xuất hiện đồng thời nhiều tật: tật vận động, tật về mắt, tật về tai... thường gặp trong trẻ bại não. 2.11. Trẻ có khó khăn trong học tập Biểu hiện nhận biết mọi vật chậm, không có phản ứng với những tác động của bên ngoài. Thường gặp ở trẻ động kinh, bại não. Câu hỏi ôn tập 1. Hãy cho biết khái niệm về trẻ khuyết tật và các dạng khuyết tật thường gặp ở trẻ. 2. Hãy cho biết các nguyên nhân gây khuyết tật ở trẻ. Cách phòng tránh. 3. Các dấu hiệu giúp phát hiện sớm trẻ khuyết tật. 4. Hãy xây dựng một buổi tuyên truyền cho cha mẹ và cộng đồng về các dấu hiệu phát hiện sớm của một trong các loại khuyết tật hay g ặp ở trẻ l ứa tuổi Mầm non. Cách xử trí khi phát hiện được các dấu hiệu đó. Phần III TỔ CHỨC CAN THIỆP SỚM VÀ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP 18
  19. CHO TRẺ KHIẾM THÍNH TỪ 0-6 TUỔI I. Những vấn đề chung 1. Cấu tạo tai Tai người có cấu trúc phức tạp và được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài gồm vành tai và ống tai có nhiệm vụ thu nhận và hướng sóng âm đến màng nhĩ. Tai giữa là một hốc không khí thông với khoang mũi - hầu qua vòi Eustachi (vòi nhĩ), bắt đầu từ màng nhĩ và kết thức ở màng cửa sổ bầu dục. Ở đây có ba xương thính giác nhỏ (xương búa, xương đe và xương bàn đạp) tạo thành một chiếc đòn bẩy để chuyển đổi sóng âm từ màng nhĩ đến chất dịch lỏng chứa ở tai trong qua một cửa sổ bầu dục. Vòi Eustachi bình thường đóng, chỉ mở khi ta nuốt hoặc ngáp để tạo sự cân bằng áp suất không khí ở hai bên màng nhĩ. Tai trong có cấu tạo rất phức tạp vì nó có nhiệm vụ hết sức quan trọng là làm biến đổi các dao động cơ học của âm thanh thành những xung điện thần kinh. Những xung điện thần kinh này được truyền lên khu vực nghe ở vỏ não qua những sợi của dây thần kinh số 8. Tai trong có cấu trúc hình xoắn ốc, và nhỏ như hạt đậu (gọi là ốc tai) chứa những tế bào cảm giác làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu âm thanh. 2. Khái niệm tật điếc Trong ngôn ngữ phổ thông, đi ếc th ường đ ược hi ểu là m ất thính giác hoàn toàn, không nghe đ ược chút nào c ả ho ặc gi ảm sút nhi ều v ề thính giác nghe không rõ. Đó cũng là đ ịnh nghĩa trong các t ừ đi ển ph ổ thông. Trong ngành y, điếc có nghĩa là gi ảm sút hoặc m ất toàn b ộ hay m ột ph ần s ức nghe. Trong giáo dục đặc biệt ta cũng có th ể s ử d ụng thu ật ng ữ này. Thay cho thu ật ng ữ điếc ta còn gặp những thuật ngữ nh ư: khi ếm thính hay khuy ết t ật thính giác. Trung bình trong 1.000 trẻ sinh ra thì có 2 em bị điếc bẩm sinh từ mức nặng đến mức sâu, trong số 1.000 trẻ đó có thêm 2 em bị đi ếc m ắc ph ải (đi ếc sau khi sinh). Đây là tỉ lệ trung bình, ở mỗi xã hội trẻ bị điếc có thể cao hoặc thấp hơn. Đối với một số trẻ bị giảm sức nghe, âm thanh mà trẻ nghe được chỉ nhỏ hơn so với bình thường. Đối với một số trẻ bị giảm sức nghe khác, âm thanh mà trẻ nghe được có thể và bị nhỏ hơn hoặc vừa bị méo mó. Chỉ có rất ít trẻ bị điếc sâu mà không còn nghe được chút nào cả (con số này nhỏ hơn 5% trẻ bị khiếm thính). Một số trẻ bị giảm sức nghe có thể: - Mức độ giảm nghe ở hai bên tai là như nhau. 19
  20. - Mức độ giảm sức nghe ở hai bên tai là khác nhau. - Một tai bị giảm sức nghe và một tai nghe bình thường. 3. Các loại điếc Nếu một trẻ bị giảm sức nghe thì điều đó có nghĩa là một bộ phận nào đó của bộ máy thính giác bị tổn thương. Sự tổn thương đó có thể xẩy ra ở tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong. 3.1. Điếc dẫn truyền Nếu việc giảm sức nghe là do bị tổn thương ở phần tai ngoài hay tai giữa người ta gọi là điếc dẫn truyền. Do bị tổ thương mà việc dẫn truyền âm thanh tới tai trong bị ảnh hưởng. 3.2. Điếc tiếp nhận Việc giảm sức nghe có thể do bị tổn thương ở phần tai trong, khi đó ta gọi là điếc tiếp nhận. Nếu một trẻ bị giảm sức nghe nhưng không có vấn đ ề gì ở tai ngoài hay tai giữa thì thường là do tổn thương ở tai trong nơi mà các xung đ ộng điện được phát ra và sau đó được chuyển lên não. 3.3. Điếc hỗn hợp Một số trẻ vừa bị điếc tiếp nhận vừa bị điếc dẫn truyền. Trong trường hợp này người ta gọi là điếc hỗn hợp. 4. Những nguyên nhân gây điếc ở trẻ em 4.1. Những nguyên nhân trước khi sinh Di truyền, nhiễu loạn về gen. Điếc di truyền là nguyên nhân tương đối phổ biến. Điếc di truyền có khi chỉ biểu hiện một tật điếc, có khi tật đi ếc ch ỉ là m ột phần của hội chứng. Ngày nay người ta tìm được khoảng 130 hội chứng trong đó có tật điếc. Ví dụ: Hội chứng Usher (điếc và viêm võng mắc s ắc tố). Hội chứng Bardet - Biedle (trí tuệ trì độn, viêm võng mặc sắc tố, nhiều ngón tay, điếc). Hội chứng Waardenburg (chỏm tóc bạc, tóc bạc sớm, mắt xanh,... điếc). - Mắc bệnh trong thời kỳ thai nghén: cúm, sởi, giang mai... - Nhiễm độc trong thời kỳ thai nghen do thuốc, hoá chất (strepto-mycin...). - Đối kháng nhóm máu Rh giữa mẹ - con. 4.2. Những nguyên nhân trong khi sinh - Đẻ non, đẻ khó, ngạt đẻ. - Sang chấn khi đẻ, foóc-xep lấy thai. 4.3. Những nguyên nhân sau khi sinh - Các nhiễm khuẩn, nhiễm virut như viêm màng não, viêm não, quai bị, sởi... - Các viêm tai - xương chũm. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2