intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: Lịch sử thuế Việt Nam

Chia sẻ: Thursday | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:85

112
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới thời Vua Hùng Vương, ruộng đất thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà Vua, bao gồm nhiều loại ruộng đất công ở các làng xã.Cùng với sự xuất hiện quyền chiếm hữu ruộng đất của một số tù trưởng ở nước ta thời đó, quan hệ bóc lột đã bắt đầu phát sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: Lịch sử thuế Việt Nam

  1. CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ THUẾ VIỆT NAM Chương I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THUẾ VIỆT NAM TỪ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 A. THUẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ PHONG KIẾN 1. Thời kỳ đầu dựng nước và thời Bắc thuộc a. Thời kỳ đầu dựng nước Dưới thời Vua Hùng Vương, ruộng đất thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà Vua, bao gồm nhiều loại ruộng đất công ở các làng xã. Cùng với sự xuất hiện quyền chiếm hữu ruộng đất của một số tù trưởng ở nước ta thời đó, quan hệ bóc lột đã bắt đầu phát sinh. Nh ững thành viên trong các công xã phải nộp cho tù trưởng của h ọ một phần sản ph ẩm làm ra hoặc một số ngày lao dịch không công. Hơn nữa, Nhà nước của vua Hùng muốn tồn tại và phát triển, tất nhiên phải thu một số vật phẩm của dân, bao gồm lương thực, thú vật săn bắt, sản phẩm thủ công..., những mầm mống đầu tiên của hình thức thuế. Trong thời kỳ ấy, khoản thu của Nhà nước Văn Lang ở Trung ương là một bộ phận tài sản, vật phẩm của các đ ịa phương, do các Lạc tướng trích nộp lên trên. Có thể nói ở thời kỳ đầu dựng nước, các hình thức đóng góp của dân chỉ dừng lại ở trạng thái "mầm mống thuế", cống phẩm là những hiện vật trong đó lương thực, thực phẩm, thú vật săn bắt là chủ yếu. b. Thời Bắc thuộc Cuộc xâm lược của Triệu Đà năm 180 - 179 TCN, qua câu chuy ện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ đã đưa Âu Lạc vào ách đô hộ của đế chế phương Bắc: thời Bắc thuộc, qua các triều đại nhà Triệu, nhà Tây Hán, Đông Hán, nhà Ngô, nhà Tuỳ, nhà Đường. Nhìn chung, trong thời Bắc thuộc, vấn đề tô thuế nổi lên một số đi ểm cơ bản sau đây: - Từ thời Đông Hán (thế kỷ thứ I) phương thức bóc lột tô thu ế đã xu ất hiện nhưng đến thời nhà Đường (từ thế kỷ thứ VII đến đầu th ế kỷ th ứ X) mới chiếm vị trí chủ yếu. Quá trình chuyển biến từ phương thức cống nạp sang phương thức bóc lột bằng tô thuế cũng là quá trình hình thành ch ế đ ộ phong kiến, địa chủ ở nước ta. Dưới thời kỳ bị phong kiến phương Bắc thống trị, một lớp địa chủ người Việt dần dần xuất hiện. Đó là những tù trưởng các bộ lạc cũ đã đầu hàng phong kiến phương Bắc, được phong hầu tước, cấp đất hoặc là những quý tộc, hào trưởng địa phương, lợi dụng uy quyền của mình, dần dần xâm 52
  2. chiếm ruộng đất công. Tầng lớp địa chủ mới đã tiếp tục bóc l ột nông dân bằng hình thức địa tô hoặc lao dịch một số ngày lao động không công... - Tổ chức phụ trách thu các loại cống nạp, tô, thuế dưới thời Bắc thuộc được gọi chung là "công tào", chủ yếu là: Diêm quan, phụ trách thu thuế muối; Thiết quan thu thuế khoáng sản, đặc biệt là s ắt; Thu ỷ quan, thu thuế thuỷ sản; các huyện lệnh, trưởng hương, trưởng xã ch ịu trách nhi ệm thu các loại sản phẩm, tô thuế trong địa bàn được phụ trách. Sản ph ẩm cống n ạp phải tập trung chuyển về kho chính tại Trung quốc. - Chế độ cống nạp, tô thuế rất nặng nề, một phần để nuôi dưỡng bộ máy quan lại và đội quân chiếm đóng. Nhưng trên thực tế, bọn quan lại đô h ộ sống chủ yếu bằng vơ vét, cướp bóc tài sản của nhân dân ta. Trời rét căm căm, dân phải xuống biển mò ngọc trai, đồi mồi, lên rừng tìm sừng tê giác, ngà voi... Nếu không đủ số lượng thì bị đòn roi, chém giết dã man... Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ hàng loạt các cuộc kh ởi nghĩa lớn nhỏ, đấu tranh quyết giành độc lập, tự do cho đất nước. Về mặt bản chất kinh tế, "tô" và "thuế" là hai phạm trù khác nhau. "Tô" là một phần sản phẩm thặng dư mà ngưòi nông dân phải nộp cho ch ủ đất còn "thuế" là những khoản đóng góp của ngưòi dân đối với Nhà nước duy trì quyền lực cai trị. Tuy nhiên dưới thời phong kiến, nhà vua vừa là ng ười đứng đầu Nhà nước, vừa là chủ đất, ngưòi nông dân sử dụng ruộng đất vừa nộp thuế vừa nộp tô nên người ta gọi chung là "tô thuế". Trong thời kỳ ấy, "tô thuế" được nộp bằng hiện vật. 2. Thời kỳ các triều đại phong kiến dân tộc Sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán Lập nên nhà Ngô, nước ta bước vào thời kỳ "phong kiến dân tộc ", bắt đầu từ nhà Ngô, đến nhà Đinh, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Nam triều - Bắc Triều, Trịnh - Nguyễn, Tây sơn và cuối cùng là nhà Nguyễn. Nhìn lại chế độ thuế khoá Việt nam đến giữa thế kỷ thứ XIX; qua nhiều triều đại phong kiến, có thể thấy nổi lên một số vấn đề ch ủ yếu sau đây: - Nguồn thu của các triều đại phong kiến Việt nam rất phong phú, đa dạng nhưng sự phân phối địa tô phong kiến, gắn với chế độ chiếm hữu ruộng đất luôn chiếm vai trò quan trọng. - Từ thời Lê Sơ trở về sau (từ thế kỷ thứ XV đến giữa thế kỷ thứ XIX) ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua ngày càng bị thu hẹp, ruộng đất do nhà vua ban cấp cũng bị giảm sút theo. Ngược lại, ruộng t ư ngày càng phát triển và đến giữa thế kỷ XIX, diện tích ruộng tư đã v ượt di ện tích ru ộng công. Sự phân phối địa tô phong kiến cũng có sự thay đổi tương ứng. Lúc này đại bộ phận địa tô chuyển vào tay giai cấp địa chủ tư h ữu, nhà vua nh ận được phần ít hơn trước. Phần địa tô của bọn vương h ầu, quan l ại cũng b ị giảm so với tổng thể. 53
  3. Về thực chất, đây là sự thay đổi về phân phối địa tô trong nội bộ giai cấp phong kiến - địa chủ. Nó không hề làm giảm mức độ bóc lột của giai cấp phong kiến đối với nông dân. Trái lại để thoả mãn nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn, Nhà nước phong kiến đã tìm đủ mọi cách để bóc l ột nông dân ngày càng thậm tệ, dã man hơn. Có thể nói đặc trưng của nền Tài chính Quốc gia Việt nam dưới các triều đại phong kiến đã thể hiện rõ ràng bản chất thu chi của Nhà nước phong kiến chỉ nhằm phục vụ tối đa quyền lợi của giai cấp th ống tr ị, c ả đ ối với phong kiến phương Bắc cũng như đối với vua chúa, quan lại Việt nam. Nói cách khác bản chất của thuế khoá dưới chế độ phong kiến g ắn ch ặt v ới bản chất của chế độ Nhà nước, luôn vì quyền lợi của giai cấp phong kiến, thống trị đất nước. B. THUẾ VIỆT NAM DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (từ 1858 đến 1945) 1. Chính sách bóc lột về kinh tế, vơ vét tài chính của thực dân Pháp Sau hoà ước Hác-Măng (1883) và hoà ước Pa-tơ-nốt (1884) th ực dân Pháp chính thức đặt ách thống trị, đô hộ Việt Nam. Kể từ đó, th ực dân Pháp bắt đầu thực hiện chính sách khai thác thuộc địa ở Việt Nam, trong đó có chính sách thuế hà khắc đối với người Việt. Chúng đã phân chia đ ất n ước Việt nam thành 3 kỳ nhằm xoá bỏ sức mạnh th ống nh ất c ủa dân t ộc ta đ ể d ễ bề cai trị: - Nam kỳ là đất thuộc địa, không còn quan hệ phụ thuộc v ới Tri ều đình Huế. Đứng đầu bộ máy cai trị là một viên đô đốc người Pháp, về sau, thay bằng chức Thống đốc Nam kỳ. - Trung kỳ là xứ bảo hộ. Triều đình bù nhìn vẫn tồn tại với danh hiệu "Chính phủ Nam triều". Tuy vậy các quyền hành thực sự đều nằm trong tay Khâm sứ Trung kỳ người Pháp. Mọi văn bản như Sắc, Du, Chỉ của nhà vua và các Điều lệ, quy tắc của Hội đồng Thượng thư phải được khâm sứ Pháp duyệt trước khi ban hành. - Bắc kỳ là đất "nửa bảo hộ", đặt dưới quyền cai trị của Th ống s ứ Bắc kỳ người Pháp. Triều đình Huế được cử một Kinh lược s ứ (sau đ ổi thành Khâm sai đại thần) thay mặt nhà vua nắm quyền cai trị nhưng thực chất ch ỉ là bù nhìn. Các loại thuế được thu và phân chia theo 2 loại ngân sách: Ngân sách Đông dương (chủ yếu là thuế quan, thuế rượu, thuốc phiện, muối...) và Ngân sách địa phương gồm các xứ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) các tỉnh (ch ủ y ếu là thuế thân, thuế ruộng đất, thuế lao dịch...). 2. Thuế chủ yếu thu cho ngân sách Đông Dương 2.1 Thuế quan (còn được gọi là thuế đoan, thuế thương chính) 54
  4. Theo chế độ "đồng hoá quan thuế" được thi hành cho đến năm 1940, trên nửa thế kỷ, nước Pháp và Việt nam, thuộc hai khu v ực kinh t ế có hai trình độ phát triển khác nhau, có nhu cầu và khả năng xuất nhập khẩu cũng khác nhau nhưng lại phải chung một chế độ thuế quan giống nhau, cùng m ột biểu thuế xuất nhập khẩu, căn cứ vào tình hình và điều kiện riêng của nước Pháp. Pháp bảo vệ thứ sản phẩm nào thì Việt nam cũng bảo vệ thứ sản phẩm đó, Pháp ưu đãi nước nào thì Việt nam cũng phải ưu đãi nước đó. Nh ờ hàng rào thuế quan bảo hộ, tư bản Pháp tự do đưa hàng v ới giá đ ắt vào th ị tr ường Việt nam, bóc lột tàn nhẫn nhân dân ta. Trong cuốn sách "V ấn đề dân cày", hai tác giả Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đã viết: "họ vớ được một số lời cao hơn với số lời của họ thường có trên thị trường thế giới". Số lời cao đó, trong kinh tế chính trị học gọi là "thặng dư lợi nhuận thuộc địa". 2.2 Thuế gián thu (Công quản) Thuế gián thu thường bảo đảm khoảng 70% tổng số thu của ngân sách Đông dương, chủ yếu là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện, thông qua chế độ công quản, còn được gọi là chế độ độc quyền. 2.2.1 Thuế muối Muối là sản phẩm không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày c ủa mỗi người. Công quản muối là một hình thức độc quyền của th ực dân Pháp với nguyến tắc là toàn bộ số muối mà dân sản xuất phải bán h ết cho Nhà nước với giá rẻ mạt, rồi Nhà nước bán lại cho dân (kể cả người trực tiếp sản xuất muối) với giá cao hơn, để hưởng lợi nhuận. Chế độ công quản muối không đơn thuần chỉ phục vụ mục tiêu kinh tế - tài chính c ủa chính quy ền thực dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với nhân dân khi cần. Có thể nói thuế muối thông qua chế độ công quản, độc quyền là một trong những chính sách bóc lột thuộc địa có hiệu quả nhất của thực dân Pháp ở Đông dương, một loại thuế bất công, vô nhân đạo. Chế độ thuế này đã gây nên nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế của toàn bộ nhân dân Việt Nam, đặc biệt đối với cư dân vùng biển, nghề làm muối, nghề chài lưới, nghề làm mắm đều bị điêu đứng vì chính sách độc quyền muối của thực dân Pháp. 2.2.2 Thuế rượu Công quản rượu là việc chính quyền thực dân Pháp trực tiếp quản lý bán rượu cho Công ty Phông-ten của tư bản Pháp gọi là "rượu ty", có rất nhiều cổ phần từ phủ toàn quyền đến cán bộ cao cấp khác của Pháp. Để loại rượu này bán được chạy, thu được nhiều lợi nhuận chia nhau, một mặt th ực dân Pháp cấm đoán mọi việc nấu rượu của tư nhân Vi ệt nam (k ể c ả vi ệc t ự nấu rượu để uống) đồng thời giao chỉ tiêu bán "rượu ty" cho chính quy ền tổng, xã. Chế độ độc quyền và thuế rượu đã không những trở thành một hình thức bóc lột vô cùng hà khắc mà còn gieo rắc cho nhân dân nhiều tai vạ. 55
  5. 2.2.3 Thuế thuốc phiện Công quản và độc quyền thuốc phiện là Nhà nước mua thuốc phi ện sống về chế biến thuốc phiện chín khuyến khích dân tiêu th ụ, mở tiệm hút để tạo được nguồn thu lớn lao cho chính quyền thực dân. Với chính sách tài chính thâm độc này, thực dân Pháp đã bòn rút đến tận xưởng tuỷ của nhân dân Việt nam. "Nói đến các món độc quy ền, ng ười ta có thể hình dung Đông dương như một con nai béo mập, bị trói chặt và đang h ấp hối dưới những cái mỏ quặp của bầy diều hâu, rỉa mãi không thấy no" (Hồ Chí Minh toàn tập - Tập I - trang 339). 2.3 Tổ chức bộ máy quản lý thu các loại thuế Để bảo đảm việc thu thuế quan và thuế gián thu, thực hiện tốt các ch ế độ công quản, độc quyền về muối, rượu, thuốc phiện, chính quy ền th ực dân đã thành lập một tổ chức quản lý thu thuế quan và công quản thật chặt chẽ mà nhân dân ta thường gọi là "nhà đoan" hoặc cơ quan "th ương chính". Đây là tổ chức trong bộ máy chính quyền của thực dân Pháp có số nhân viên nhiều nhất sau quân đội. Ở Trung ương, công tác quản lý, theo dõi thuế quan và công quản thuộc Văn phòng Phủ toàn quyền phụ trách; ở mỗi kỳ, có sở thuế quan và công quản, ở mỗi tỉnh, thành phố có "Ty chánh thu thuế quan và công qu ản"; ở các vùng đồng muối hoặc các vùng có nguồn thu thuế quan l ớn thì có "ty ph ụ thu thuế quan và công quản". Đại bộ phận các giám đốc sở, các trưởng ty chánh thu, phụ thu đều là người Pháp. Với lý do chống rượu lậu, thuốc phiện lậu, muối lậu, nhân viên nhà Đoan có quyền lục soát, khám xét, bắt bớ, truy tố, bỏ tù m ỗi năm hàng nghìn người, trong đó có nhiều người bị vu oan mà không cách nào bào chữa được. 3. Thuế chủ yếu thu cho ngân sách các xứ (kỳ) Nguồn thuế cho ngân sách các xứ chủ yếu gồm các thứ thuế cũ dưới thời phong kiến như thuế thân, thuế ruộng đất, thuế lao dịch và được s ửa đ ổi bổ sung thường xuyên, theo hướng tăng mức thu ngày càng ác liệt hơn. 3.1 Thuế thân (thuế đinh) Nhìn chung, thuế thân đánh vào dân đinh từ 18 đến 60 tuổi. Trước kia, thuế thân chỉ đánh vào nội đinh, tức là người có ít nhi ều tài s ản, có kh ả năng đóng thuế, được chia ruộng đất công, được tham gia một số danh vị, chức vụ và có tên trong sổ hộ tịch của làng. Việc thu thuế dựa vào s ổ đinh c ủa làng xã để thu. Thuế thân đã tạo thêm cho Nhà nước thực dân số thu rất lớn, nhưng đối với dân nghèo, mỗi khi đến vụ thuế (tháng 5 âm lịch) xóm làng l ại xôn xao, nhiều người không chạy nổi mấy đồng nộp thuế đã bị kìm kẹp, gông cùm hoặc bỏ quê hương để trốn cảnh đau thương, khổ cực. 3.2 Thuế ruộng đất (thuế điền thổ) 56
  6. Từ năm 1897, toàn quyền Đông Dương đã nhiều lần cho điều chỉnh l ại theo 4 hạng điền, 6 hạng thổ (đất) phân biệt theo đất canh tác và đất ở, đất xây dựng, ở thành phố, thị xã hay nông thôn; trồng lúa, màu hay các cây công nghiệp khác nhau (thuốc lá, trầu, cau, dừa, mía, dâu, chè, bông, đay, gai, th ầu dầu, ngô, vừng, khoai lang, khoai sọ, đỗ, cây ăn quả, cói, lạc; đ ất không tr ồng trọt; đất bùn, ao, hồ, đầm; ruộng muối; đất đối với người bản xứ, người châu á, châu Âu, ngoại kiều khác...; miễn thuế cho các loại đất dành cho nghĩa trang, đền thờ, chùa, nhà thờ, các công trình tôn giáo; miễn thu ế 6 năm đ ầu cho đất trồng cà phê và 4 năm đầu cho đất trồng chè (L ịch s ử Vi ệt Nam - t ập II - trang 104). Việc phân định lại hạng ruộng đất nhằm phục vụ lợi ích của bọn th ực dân và chính quyền phong kiến. Mức thuế chủ yếu là tăng lên, kèm với những khoản phụ thu, nhưng diện tích làm căn cứ tính mẫu, sào lại đi ều ch ỉnh gi ảm xuống. Ví dụ: Theo quy định từ thời Tự Đức (1847-1883), mỗi mẫu Vi ệt nam là 4.970 m2. Năm 1897, ở Bắc kỳ, mỗi mẫu chỉ có 3.600 m2 (Lịch sử Việt Nam - tập II - trang 104). Vì vậy dẫu mức thuế điều chỉnh lại bằng hay cao hơn cũ, thuế phải nộp thực tế tăng lên, có khi đến 2-3 lần. 3.3 Thuế lao dịch Về nguyên tắc, thuế lao dịch đã chuyển thành tiền (gắn với thuế thân hoặc nộp ngân sách tỉnh, xã) để sử dụng vào việc xây dựng, tu bổ đường sá, đê điều... Nhưng trên thực tế, khi cần làm đường hoặc đắp đê, Chính phủ vẫn huy động nhân lực một cách tuỳ tiện, kể cả trong những ngày mùa cày cấy, thu hoạch nông nghiệp. 4. Nhận xét chung về chế độ thuế khoá dưới thời Pháp thuộc "Sưu cao, thuế nặng" luôn luôn là nỗi sợ hãi, làm cho nông dân Vi ệt nam thường xuyên lo lắng, điêu đứng, bần cùng. Ngoài thuế thân, thu ế ru ộng đất chính ngạch, thực dân và phong kiến còn đặt ra bao th ứ ph ụ thu và nh ững loại thuế khác mà người nông dân khó trốn được (như tô cước, tô trâu, biếu xén, lễ lạt,...). Đối với thực dân Pháp, thuế khoá là mục tiêu cao nh ất trong chính sách vơ vét thuộc địa, đó là chưa kể những đợt lạc quyên, phát hành công trái cùng với nạn phụ thu, lạm bổ mà cả bộ máy quan lại thuộc đ ịa, từ toàn quy ền Đông dương cho tới bọn tổng lý, kỳ hào làng xã luôn luôn tìm cách trút lên đầu người dân. Mọi gánh nặng về sưu thuế đã làm cho đời s ống c ủa nhân dân, đặc biệt là nông dân thêm cùng khổ, túng bấn. Do đó trong nh ững năm 1940-1945, nhân dân Việt nam đã phải sống những ngày đen tối nhất của đế quốc Pháp và phát xít Nhật, tuyệt đại bộ phận nhân dân ta, nh ất là nông dân đã lâm vào cảnh nghèo nàn, bế tắc. Hậu quả cộng hưởng của thiên tai, bão lụt và địch h ọa nh ư s ưu cao, thuế nặng, bán thóc tạ, trồng thầu dầu và đay bán cho Nh ật..., l ạm phát khủng hoảng, chiến tranh,... đã dẫn đến nạn đói khủng khiếp mùa đông 1944- 1945, làm chết gần 2 triệu đồng bào ta. 57
  7. Và khi thời cơ đến, phát xít Nhật đầu hàng, ngày 15/8/1945, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, toàn dân ta nổi d ậy nh ư sóng v ỡ bờ, suốt từ Nam chí Bắc, từ thành thị đến nông thôn, từ mi ền xuôi đ ến mi ền ngược. Trong vòng 12 ngày, cuộc tổng khởi nghĩa vĩ đại của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thắng lợi trong cả nước, ch ấm dứt ách đô h ộ gần 100 năm của đế quốc Pháp, mở ra một thời kỳ mới trong lịch s ử d ựng nước và giữ nước của dân tộc Việt nam. Một trong những điều làm nên sức mạnh vô song đó là sự căm thù chế độ bóc lột đến tột độ mà đi ển hình là chính sách sưu cao, thuế nặng, hà khắc của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. 58
  8. Chương II THUẾ VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 ĐẾN NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM ( 1945-1975) A. GIAI ĐOẠN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP I. Bối cảnh lịch sử giai đoạn 1945-1950 và chính sách đ ộng viên đóng góp theo hình thức tự nguyện Cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi, nhu cầu chi tiêu cho công tác an ninh - quốc phòng và bảo vệ đất nước trên nhiều m ặt ngày càng l ớn. Khi đó, quỹ ngân khố Trung ương mà Nhà nước ta nắm được chỉ có 1.250.000 đồng Đông Dương (Một triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng) kể cả 580.000 đồng tiền hào rách chờ ngày tiêu huỷ. Tuy vậy, chủ trương của Hồ Chủ Tịch và Chính Phủ cách mạng lâm thời là không thể đơn thuần gi ải quy ết v ấn đ ề tài chính Nhà nước Việt nam chỉ biết bắt buộc nhân dân nộp thuế nh ư ch ế độ cũ. Hoàn cảnh đất nước như Bác Hồ đã nói "nghìn cân treo sợi tóc". Trước tình hình đó, cơ quan thuế dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính Ph ủ, của B ộ Tài Chính đã kịp thời nghiên cứu, sửa đổi một số chính sách thuế cũ, xoá bỏ thuế thân, giảm thuế điền thổ, bái bỏ chế độ công quản thuốc phiện, rượu, muối của chế độ thực dân phong kiến. Với phương châm "lấy dân làm gốc", dựa vào dân, vì lợi ích của nhân dân, ngày 4/9/1945, Chính Phủ đã ban hành sắc lệnh thành lập "Quỹ độc lập" để thu nhận các món tiền và đ ồ v ật mà nhân dân sẵn lòng quyên góp ủng hộ nền độc l ập qu ốc gia. Trong khuôn kh ổ của Quỹ độc lập, từ ngày 19/9/1945 Tuần lễ vàng đã được phát động long trọng trong cả nước. Hình thức đóng góp tự nguyện cũng được phát triển với nhiều dạng phong phú như "Hũ gạo nuôi quân"; "Giúp binh sĩ bị nạn"; "Giúp đồng bào tản cư"; "Quỹ bình dân học vụ"; " Đón thương binh về làng"; "Đỡ đần bộ đội"; "Hũ gạo cứu nước", "Thóc Bác Hồ khao quân" ... Nhân dân ngày càng tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, hăng hái đóng góp s ức người, s ức của. Tất cả các địa phương, toàn dân thi đua thực hiện bằng được khẩu hiệu "Thuế không thiếu một cân, quân không thiếu một người". Cuộc v ận động trên không những chỉ có đồng bào ở vùng tự do hăng hái thi đua làm nghĩa vụ đóng góp đảm phụ, nộp thuế mà cả đồng bào vùng tạm bị chi ếm cũng hăng hái, phấn khởi góp quân lương, bán thóc cho Chính Ph ủ. Nhân dân ta còn vượt qua bao nguy hiểm của vòng vây của giặc để tự nguyện gánh, thồ thóc ra vùng tự do "đóng nhanh lúa tốt",... Nhìn chung, các chủ trương, chính sách và biện pháp về tài chính, tiền tệ từ sau cách mạng tháng 8 đến năm 1950 đã khơi dậy đ ược lòng yêu n ước, thương nòi, tinh thần độc lập, tự chủ và tinh th ần đóng góp c ủa các t ầng l ớp nhân dân. Tuy nhiên, nguồn thu chủ yếu vẫn dựa vào sự đóng góp t ự nguy ện của nhân dân mà người nghèo lại hăng hái h ơn người giầu có thì k ết qu ả còn rất hạn chế. Chế độ động viên theo nghĩa vụ chưa được hình thành ch ặt ch ẽ, 59
  9. chính sách thuế còn sơ sài, chắp vá trên một s ố loại thu ế d ưới ch ế độ cũ; h ệ thống thuế mới chưa được xây dựng; tư tưởng muốn xoá thuế, xem nhẹ thuế, còn phổ biến trong một số cán bộ. Số thu vào Ngân sách ch ỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu chi tiêu, phải dựa chủ yếu vào nguồn phát hành ti ền, một lợi thế mà cách mạng đã giành được qua lòng tin của nhân dân đối v ới Đảng và Hồ Chủ Tịch là rất cần thiết và có tác dụng to lớn nh ưng cũng có những tồn tại, hậu quả không tốt do tình trạng lạm phát, giá tr ị đ ồng ti ền ngày càng giảm sút. II. Bối cảnh lịch sử giai đoạn 1951-1954 và chính sách thuế đầu tiên dưới chính quyền cách mạng Việt Nam Chiến dịch biên giới Việt - Trung cuối năm 1950 thắng lợi. Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II họp đầu năm 1951 đã đề ra những chuyển hướng cơ bản về kinh tế - tài chính. Chính sách Tài chính được cải tiến theo phương châm "Tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý thu chi tài chính" và "Thuế khoá phải công bằng, hợp lý". Công bằng là yêu cầu mỗi người dân đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo đúng quy định của luật pháp. Hợp lý là tuỳ theo nguồn thu nhập dân cư mà định số thuế phải đóng góp. Không huy động quá khả năng đóng góp, gây trở ngại cho công vi ệc làm ăn và đời sống của người nộp thuế. Ngược lại cũng không đ ộng viên quá thấp để số thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) quá h ạn h ẹp, không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu thật cần thiết và to lớn của Nhà nước. Theo đề nghị của Bộ Tài Chính, Uỷ ban Thường trực Quốc h ội đã xem xét ban hành thuế nông nghiệp và công bố chính sách thuế đầu tiên dưới chính quyền Cách mạng Việt nam, nhằm khuyến khích mọi người ra sức tăng gia sản xuất, tạo thêm nhiều của cải cho xã hội, nâng cao đời sống, có lợi cho bản thân, cho kháng chiến, cho nền kinh tế chung, phù h ợp v ới hoàn c ảnh chiến tranh; Từ thực tiễn kinh tế - xã hội ở nước ta trong th ời kỳ đó và s ự giúp đỡ, tư vấn của các chuyên gia thuế nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa, chính sách thuế của ta gồm 7 thứ sau đây: - Thuế nông nghiệp - Thuế công thương nghiệp - Thuế hàng hoá - Thuế xuất nhập khẩu - Thuế sát sinh - Thuế trước bạ - Thuế tem Ngoài 7 thứ thuế được thông báo công khai trên đây, cấm các đ ịa phương tuỳ tiện đặt ra những khoản bắt nhân dân đóng góp. Mọi hình thức quyên góp ở nông thôn đều bị cấm chỉ, trừ trường hợp nhân dân th ật s ự đóng 60
  10. góp tự nguyện để ủng hộ bộ đội, góp quỹ nghĩa thương cứu tế xã h ội. Vi ệc tăng giảm mức thu, loại thuế, thuế suất,... đều phải do Chính ph ủ Trung ương quyết định. 1. Thuế nông nghiệp 1.1 Theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 1/5/1951, thuế nông nghiệp là hình thức thuế thu bằng hiện vật (thóc hoặc sản vật nông nghi ệp) đ ược ban hành để thay thế các khoản đóng góp về nông nghiệp cho NSNN và qu ỹ đ ịa phương như thuế điền thổ, thóc công lương, sương túc, thóc bình dân h ọc vụ, thóc nuôi bộ đội địa phương, thóc nộp cho quỹ xã, thóc đắp đường,... đồng thời bãi bỏ việc mua thóc theo giá quy định. 1.2 Điều lệ tạm thời thuế nông nghiệp ban hành kèm theo Sắc l ệnh s ố 40/SL ngày 15/7/1951 được quy định căn cứ theo 3 phương châm chính là: - Tổng động viên tài lực để bảo đảm cung cấp cho nhu cầu kháng chiến. - Góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, c ải thi ện dân sinh. - Thực hiện đóng góp công bằng, dân chủ, công khai. Từ chính sách động viên theo tự nguyện chuyển sang hình th ức đóng thuế nông nghiệp bắt buộc theo mức nhất định, một số trường h ợp ph ải n ộp thuế cao hơn. Việc bồi dưỡng để cán bộ, đảng viên thông suốt với chính sách của Đảng, Chính phủ rất khó khăn,... Việc làm cho các hộ nông dân hiểu được ý nghĩa cả chính sách và nghĩa vụ của mỗi người để nghiêm chỉnh ch ấp hành chính sách, làm đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế lại càng khó khăn hơn. Để khắc phục tình trạng trên, Đảng và Chính Phủ đã tập trung lực lượng cán bộ, đảng viên tham gia nhiều đợt tập huấn, b ồi d ưỡng quan đi ểm, quán triệt chủ trương chính sách về thuế nông nghiệp và coi đây là m ột công việc trọng tâm mà mỗi tổ chức Đảng, chính quyền từng cấp phải tăng c ường lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo việc thu thuế đúng chính sách, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ kế hoạch được giao và từng bước phát huy tác dụng của chính sách khuyến khích, thúc đẩy tăng gia sản xuất, th ực hành ti ết ki ệm,... Nh ờ phát động được tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, trước sự mất còn của chính quyền cách mạng, của đất nước, cán bộ, nhân dân ta đã nhận lấy sự khó khăn, gian khổ để góp ph ần cứu nước, bảo đảm hiệu quả cao của việc triển khai chính sách thuế nông nghiệp, giữ vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ chính sách tài chính lúc bấy giờ. 2. Thuế công thương nghiệp Đây là loại thuế thu bằng tiền áp dụng với các cơ s ở hoạt đ ộng s ản xuất kinh doanh (XSKD), dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời, bao gồm cả doanh nghiệp hoạt động cố định, thường xuyên, có cơ sở kinh doanh khá, các quán hàng và các hộ buôn chuyến. Thuế công thương nghiệp (CTN) phân bi ệt theo 3 loại. 61
  11. + Thuế doanh nghiệp áp dụng đối với hoạt động cố định, thường xuyên, có quy mô kinh doanh vừa và lớn theo 2 ph ần thu ế: Thuế tính trên doanh thu bán hàng hoá hoặc doanh thu dịch vụ (với thuế suất từ 10% đến 15%, phân biệt theo ngành nghề cần thiết nhiều hay ít cho kháng chiến, cho đời sống nhân dân) và Thuế tính trên lợi tức kinh doanh theo biểu thuế luỹ tiến từng phần (từ 5% đến 27%, được giảm từ 10% đến 40% mức thu ế n ộp theo biểu, phân biệt theo ngành nghề cần thiết nhiều hay ít cho kháng chi ến và cho đời sống nhân dân). + Thuế quán hàng: Áp dụng đối với những hộ SXKD, dịch vụ nhỏ với mức thuế được quy định trong biểu, theo số tuyệt đối cho từng bậc (gộp cả phần thuế đánh trên doanh thu và thuế đánh trên lợi tức). Số thuế nộp được khoán trong từng thời gian là 3 tháng hoặc 6 tháng, tùy m ức doanh thu c ố đ ịnh bình quân hàng tháng cao hay thấp. Thuế quán hàng cũng được giảm từ 10% đến 40% mức thuế phải nộp theo biểu, phân biệt theo ngành nghề cần thiết nhiều hay ít cho kháng chiến và đời sống nhân dân. + Thuế buôn chuyến: Áp dụng đối với những người kinh doanh lưu động từ địa phương này sang địa phương khác (có thể khác huyện, khác t ỉnh, thành phố) bán hàng theo từng chuyến, với mức thuế gộp cả ph ần thuế tính trên doanh thu và phần thuế tính trên lợi tức, thuế suất 3% đ ối v ới l ương thực, thực phẩm, 5% đối với mặt hàng khác. Ngoài tác dụng động viên sự đóng góp của người tiêu dùng và cơ s ở SXKD, dịch vụ, thuế CTN còn khuyến khích hoạt động trong các ngành ngh ề cần thiết cho kháng chiến, cho đời sống nhân dân và thu hồi một phần ti ền mặt trên thị trường nhằm góp phần ổn định tiền tệ, giá cả. 3. Thuế hàng hoá Đây là thuế gián thu đánh vào 16 mặt hàng sản xuất tập trung, có chênh lệch nhiều giữa giá thành và giá bán, được chia thành 4 nhóm: + Thuốc hút: Từ 20% đến 50% + Đồ thờ cúng: 80% + Đồ ăn uống: Từ 10% đến 50% + Nguyên vật liệu: Từ 3% đến 15% Thuế hàng hoá điều tiết thu nhập đối với người tiêu thụ, tạo thêm nguồn thu lớn cho NSNN, nhằm hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng ti ết ki ệm, hạn chế đối với hàng xa xỉ, không thật cần thiết cho đời sống nhân dân. 4. Thuế xuất nhập khẩu Đây là công cụ để quản lý việc Xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá qua vùng tự do và vùng tạm bị chiếm nhằm góp phần bảo vệ và phát triển kinh tế của vùng tự do. Thuế tính theo giá hàng với thuế suất cao th ấp tuỳ yêu c ầu hạn chế hay khuyến khích xuất hoặc nhập khẩu nhiều hay ít, nhằm đấu tranh kinh tế với địch, có lợi cho ta. Hàng xuất về cơ bản được miễn thuế, hàng 62
  12. nhập được hạn chế trong phạm vi hàng cần thiết cho kháng chi ến, đời s ống, gồm 116 thứ với thuế suất tối thiểu là 30% trở lên đ ể b ảo v ệ s ản xu ất trong vùng tự do. 5. Thuế sát sinh Về thực chất là một loại thuế hàng hoá đặc biệt, áp dụng đối v ới lợn, trâu, bò, ngựa, dê đem giết thịt để bán với thuế suất 10% trên trị giá con vật nhằm động viên đóng góp của người tiêu thụ thịt súc vật cho NSNN. 6. Thuế trước bạ: Đánh vào chuyển nhượng tài sản chủ yếu là nhà đất nhưng trong thời kỳ kháng chiến, ở vùng tự do ít có chuyển nhượng nhà đất nên hiệu lực không nhiều. 7. Thuế tem: Chưa được ban hành trong thời kỳ kháng chiến. Tóm lại: Trong các năm 1950-1951 kinh tế tài chính của ta gặp rất nhiều khó khăn do cuộc kháng chiến phát triển, chi tiêu ngày càng nhiều. Việc thi hành chính sách tài chính còn nhiều thiếu sót, mức động viên còn mang tính bình quân, chính sách thuế còn dè dặt,… thuế thu bằng tiền chỉ bảo đảm phần nhỏ yêu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế điền thổ và quỹ công nương từ năm 1950 đã chuyển sang thu bằng hiên vật, theo luỹ ti ến nh ưng m ức huy động còn chưa sát với các tầng lớp nhân dân. Số thu cho NSNN còn th ấp nên Chính Phủ phải dựa nhiều vào việc phát hành giấy bạc để đáp ứng yêu cầu chi tiêu về quân sự, hành chính. III. Tổ chức bộ máy quản lý thu các loại 1. Trước khi có chính sách thuế chính thức (1945 - 1950) Ngày 10/9/1945 Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh đặt ra Sở thuế quan và thuế gián thu (trực thuộc Bộ tài chính) để đảm nhiệm công việc của Sở Tổng thanh tra độc quyền muối, thuốc phiện và các Sở thương chính Bắc, Trung, Nam kỳ. Ngày 15/2/1946, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã thành lập “Nha thuế trực thu Việt Nam” (trực thuộc Bộ Tài chính) với nhiệm vụ nghiên cứu, đề ngh ị thi hành và kiểm soát tất cả các công việc có liên quan trực ti ếp hay gián ti ếp đến các thứ thuế chính và tạp thuế thuộc loại thuế trực thu trong toàn quốc. Cả hai “Sở thuế” và “Nha thuế” nói trên đều được phát triển theo ngành dọc xuống các kỳ, các tỉnh, huyện…để thực hiện tốt việc thu thuế. Ở mỗi kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) có Nha thuế trực thu cấp kỳ ch ịu trách nhiệm tập trung và kiểm soát các công việc về thuế trực thu trong toàn kỳ và do một Giám đốc điều khiển. 63
  13. Ở mỗi tỉnh đặt ra một phòng thuế trực thu hàng tỉnh do m ột ch ủ s ự điều khiển. Trong khi chờ đợi đào tạo nhân viên chuyên môn để thành lập ngạch riêng, các viên chức thuộc ngành hành chính chung, sau một th ời kỳ t ập s ự, có thể được cử giữ các chức giám đốc và chủ sự nói trên. Ngày 29/5/1946, theo Sắc lệnh số 75/SL, cơ cấu bộ máy tổ ch ức của Bộ Tài chính được thay đổi. Về thuế, có Nha thuế quan và thu ế gián thu; Nha thuế trực thu; Nha trước bạ - Công sản - điền th ổ (sau chuyển thành Nha công sản - Trực thu - địa chính được gọi tắt là Nha Công - Trực - Địa). Riêng về thuế quan và thuế gián thu, ở từng kỳ có Sở thuế quan và thuế gián thu (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ); ở tỉnh có Ty chánh thu thu ế quan; ở các khu vực có nguồn thu quan trọng hoặc có đồng muối thì có Ty ph ụ thu thu ế quan. Thuế trực thu và các loại thu khác phổ biến có một phòng trong U ỷ ban hành chính phụ trách. Từ năm 1948, cán bộ ngành thuế quan cũng đã hưởng lương theo ngạch bậc công chức hành chính chung là tá sự, cán sự, tham sự, tham tá ... xếp h ạng chủ yếu theo trình độ văn hoá. 2. Sau khi có hệ thống chính sách thuế mới (1951 - 1954) - Ngày 14/07/1951, Bộ Tài chính đã thành lập Vụ thuế nông nghiệp (nằm trong Bộ Tài chính) với nhiệm vụ nghiên cứu chính sách thuế nông nghiệp, lập kế hoạch, hướng dẫn theo dõi, kiểm tra việc th ực hi ện chung c ả nước. Vụ thuế nông nghiệp không có hệ thống tổ chức dọc đến tận địa phương nên ở các tỉnh, thành, huyện, cơ quan tài chính trực ti ếp ph ụ trách công tác chỉ đạo quản lý thu thuế nông nghiệp. Ở mỗi xã thành lập một Ban thuế nông nghiệp có nhiệm vụ: - Điều tra và tổ chức nhân dân kê khai số ruộng đất hoa lợi thu hoạch hàng năm, số nhân khẩu nông nghiệp của mỗi nông hộ trong xã ... - Tổ chức để nhân dân họp trao đổi về tài liệu kê khai của từng nông hộ đúng hay sai, theo phương pháp dân chủ bình nghị. - Ấn định số thuế mỗi nông hộ phải nộp, lập sổ thuế để đưa qua Uỷ ban kháng chiến hành chính (UBKCHC) xã trình lên UBKCHC t ỉnh quy ết định. Ban thuế nông nghiệp do UBKCHC và Nông hội xã tổ chức gồm có đại biểu các đoàn thể nhân dân, đại biểu các tầng lớp dân c ư và nh ững ng ười có hiểu biết về ruộng đất trong xã, có thể giúp đỡ điều tra và xem xét m ức thu ế nông nghiệp. Số lượng người trong Ban thuế nông nghiệp từng xã do UBKCHC và Nông hội xã ấn định tuỳ nhu cầu công tác cụ thể. Khi s ổ thu ế nông nghiệp lập xong và được UBKCHC tỉnh duyệt y thì UBKCHC xã y ết th ị ngay cho dân biết số thuế của từng hộ trong xã phải nộp, kỳ h ạn nộp. Nếu 64
  14. địa điểm đem thóc đến nộp được chỉ định ở ngoài xã và trên 15 cây số đ ến 30 cây số thì việc vận chuyển thóc nộp thuế được tính như công tác dân công do UBKCHC tổ chức. Nếu quá 30 cây số sẽ được trả tiền công. Khi nộp xong thuế phải đòi biên lai nộp thuế. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp và sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên với các đoàn thể quần chúng, đặc biệt với Nông hội xã, cán bộ thuế nông nghiệp đã phải thường xuyên sâu sát cơ sở, thậm chí đã phải trèo đèo lội suối, mưa nắng vất vả, kiên trì phát động tinh th ần yêu nước của dân để nắm chắc số lượng ruộng đất, năng suất, sản lượng của từng hộ nông dân, vận dụng những nguyên tắc, biện pháp, thủ t ục c ụ th ể đ ể xác định mức thuế của từng hộ nông nghiệp, bảo đảm thu thuế đúng chính sách, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ thu và phát huy tác d ụng c ủa chính sách khuyến khích tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Nhiều phòng tài chính đã tổ chức cho các xã đăng ký ngày nộp thuế và sắp xếp thành lịch nộp thuế cho các xã trong huyện. Đến gần ngày nộp thu ế Ban thuế nông nghiệp xã đã vận động nhân dân ph ơi khô, qu ạt s ạch, thóc không ẩm ướt hay có sạn, rác lẫn vào để có thóc tốt nộp thuế đầy đủ. Cán bộ thuế và kho thóc đã tập trung lực lượng về xã đúng lịch để nhận thóc nhanh gọn và cấp biên lai ngay cho người nộp thuế. Ngày n ộp thu ế nông nghi ệp đã trở thành "ngày hội truyền thống" cho từng xã. Việc tổ chức như trên không những đã tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm thu thu ế nông nghi ệp đ ầy đ ủ mà còn gây được khí thế sôi nổi ở nông thôn, nhắc nhở bà con nông dân, cả ở vùng tự do và vùng tạm chiến, hăng hái làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước. Vì vậy, mặc dầu thuế được tổ chức thu đến từng hộ gia đình, tiến độ thu thuế vẫn nhanh, gọn trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm được th ời gian đi n ộp thuế của dân, phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh, tránh máy bay địch bắn phá. Phong trào thi đua sổi nổi giữa các thôn, xã không còn là v ấn đ ề hình th ức mà thực sự trở thành động lực thúc đẩy tiến độ thu thuế và nâng dần ý th ức t ự giác hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ thuế và người nộp thuế. Điểm nổi bật là trong thời gian này, không ph ải chỉ có cán b ộ Tài chính làm công tác Thuế nông nghiệp mà hầu hết các cấp uỷ và chính quy ền, các đoàn thể, mặt trận đã huy động được một lực lượng cán bộ đông đảo, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia việc thực hiện thuế nông nghiệp. Qua công tác thực tế và hàng ngày tiếp xúc với dân, với đồng ruộng, hàng nghìn cán bộ đã trưởng thành, có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác vận động qu ần chúng. Mặt khác, cũng có không ít cán bộ lúng túng, ngại khó, có sai ph ạm, b ị kỷ luật. Đó có thể cũng là điều khó tránh kh ỏi trước một công tác rất mới mẻ, khá phức tạp mà ta chưa hề có sẵn bài bản thích hợp. - Ngày 17/07/1951, Bộ Tài chính đã thành lập Hệ thống tổ chức ngành thuế công thương nghiệp theo ngành dọc trong cả nước (Sở thuế Trung ương, Phân sở thuế liên khu,…) để tổ chức thực hiện việc thu thuế công thương nghiệp trong cả nước. 65
  15. - Trong thời kỳ kháng chiến, hoạt động sản xuất, kinh doanh công thương nghiệp chủ yếu tập trung về ban đêm. Cán bộ thuế công thương nghiệp phải làm việc theo ca kíp, lăn lộn trong các chợ thị xã, nông thôn, trong hang cùng, ngõ hẻm để tổ chức điều tra, nắm ch ắc tình hình ho ạt đ ộng ch ớp nhoáng của các cơ sở kinh doanh, phổ biến thuộc loại hộ vừa và h ộ nh ỏ, đ ấu tranh gay go, phức tạp trong mặt trận chống thất thu, thậm chí mất mát, hy sinh, thu nhặt từng đồng để tạo nguồn thu lớn cho NSNN. Ban đêm, cán b ộ phải thực hiện các cuộc họp "dân chủ bình nghị" quyết định mức thuế công khai cho từng nhóm hộ kinh doanh hoặc tổ chức thu thuế buôn chuyến, thuế quán hàng dưới ngọn đèn dầu leo lét, che kín 3 mặt theo nguyên t ắc phòng không, sẵn sàng khoác túi đựng tiền và biên lai thuế chạy ra hầm trú ẩn khi có máy bay bắn phá. Phần lớn trụ sở cơ quan dựa vào nhà dân, không tủ đựng hồ sơ. không két đựng tiền. Nhiều hôm, cán bộ phải tổ chức thu thuế đến t ận đêm khuya, về đến nhà quá mệt, bỏ túi tiền đầu giường rồi lăn ra ngủ. Sáng hôm sau mới cùng nhau cộng sổ, đếm tiền, đem nộp ngân hàng, có khi hàng cây số nhưng không bao giờ mất mát, lẫn lộn, thâm hụt. Sau đó lại lao vào chợ, vào trạm để tiếp tục công tác quản lý thu thuế. Điều đáng ghi nhận là trong thời gian kháng chiến, vận động công thương gia nộp thuế đúng, đủ kịp thời đã khó, nhưng thu thuế xong, cán bộ lại phải ngủ qua đêm bên những bị tiền căng phồng, trong lòng lo ngay ngáy, sáng sớm hôm sau mới được đem nộp ngân hàng nh ưng không h ề x ảy ra tr ấn lột, tham ô, biển thủ ... Với sinh hoạt phí quá ít ỏi, đời sống khó khăn, thắt lưng buộc bụng, cán bộ thuế phải thường xuyên rèn luyện tu dưỡng quan điểm lập trường kiên định, tự đấu tranh bản thân và tập thể thương yêu, đoàn kết, giúp nhau khắc phục cám dỗ hay mua chuộc, răn đe, tránh xa "viên đạn bọc đường", giữ gìn phẩm chất cách mạng, thực hiện "cần, kiệm, liêm, chính"; “Chí công vô tư", miệt mài công tác, phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao, gi ữ vững được lòng tin của dân đối với chính sách thuế, cán b ộ thu ế đ ược ng ười nộp thuế trân trọng, thương yêu. Năm 1953, cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta ch ống th ực dân xâm lược Pháp bước vào giai đoạn quyết định. Trước triển vọng t ốt đ ẹp c ủa tình hình mới, số cán bộ cần thiết chuẩn bị cho việc tiếp quản các thành th ị sắp được giải phóng sẽ rất thiếu. Vươn lên thế chủ động, Bộ Tài chính đã đề nghị Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam chọn lựa, chuy ển qua ngành thuế một số cán bộ cốt cán ở cấp huyện, có kinh nghiệm vận động quần chúng. Từ đó, một số cán bộ đang công tác ở hội phụ nữ tại các Liên khu 3,4, Tả ngạn, Việt Bắc đã được điều động gấp về dự lớp đào tạo nữ cán bộ thuế đầu tiên, mở tại Việt Bắc. Từ giữa tháng 10/1953, tại một khu vực an toàn trên chiến khu Việt Bắc, dưới hội trường bằng tre, nứa, lá, lớp học cho nữ cán bộ thuế đầu tiên đã được khai mạc long trọng với 68 đồng chí. Sau một đợt chỉnh huấn nghiêm túc về lập trường, tư tưởng, lớp học chuyển sang phần nghiệp vụ với các 66
  16. loại thuế quán hàng, buôn chuyến v.v... Xong phần lý thuyết, học viên được đi thực tập tại một số Chi sở thuế ở Việt Bắc, thu nhận được bao kinh nghiệm bổ ích qua công tác vận động quần chúng về bình ngh ị doanh thu, hiệp thương mức thuế... Trong lớp học, giảng viên là cán bộ ở Sở thuế Trung ương đã rất nhiệt tình truyền đạt kiến thức về lý luận, quan đi ểm, chuyên môn nghiệp vụ... Về địa phương, các đồng chí Chi sở trưởng và tập thể cán bộ thuế cũ đã hăng say phổ biến kinh nghiệm quý báu qua những công việc cụ thể hàng ngày. Mỗi học viên đều đem hết tâm lực, thương yêu, giúp đỡ nhau khắc phục mọi khó khăn, bảo đảm kết quả học tập tốt. Sau hơn 6 tháng học tập, chị em được phân công về nhận công tác chính thức tại một số Chi sở thuế và trở thành những cán bộ nòng cốt của địa phương, gắn được lý luận với thực tế, vận dụng nh ững điều đã đ ược h ọc ỏ lớp vào thực tiễn công tác, rèn luyện, tu dưỡng và giành được hiệu quả cao trong công tác quản lý, thu thuế công thương nghiệp. IV. Kết quả đạt được Các chính sách thuế từ sau Cách mạng Tháng Tám đến năm 1950 đã có nhưng điều chỉnh phù hợp. Tuy số thu vào NSNN chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và đã có lúc phải phát hành thêm tiền nhưng Chính phủ đã th ực hiện chính sách tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính ít ỏi của mình. Điều đó một mặt củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Chính ph ủ, mặt khác là một thành công đối với một Nhà nước non trẻ như Nhà nước ta trong giai đoạn này. Trong giai đoạn 1951- 1954, nhờ triển khai tích cực chính sách thuế đầu tiên của mình, với sự cố gắng to lớn của các địa phương và nhân dân, Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về mặt số thu. Trong 4 năm (1951- 1954) tính từ Liên khu 4 trở ra, số thuế nông nghiệp đã thu được gần 1,6 triệu tấn lương thực quy thóc để cung ứng cho nhu cầu kháng chi ến và đây cũng là nguồn thu chủ yếu của NSNN lúc bấy gi ờ. Thu ế công th ương nghiệp thu được mang lại cho NSNN một khối lượng tiền mặt ngày càng tăng. Những kết quả này đã tạo cơ sở vật chất ổn định, đáp ứng nhu cầu to lớn trong chiến dịch Đông xuân 1953- 1954 và chiến th ắng Đi ện Biên Ph ủ lịch sử. B. BỐI CẢNH LỊCH SỬ - PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THUẾ GIAI ĐOẠN 1955 – 1965 1. Bối cảnh lịch sử và chính sách thuế mới Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneve năm 1954 đã kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến của nhân dân ta chống th ực dân xâm lược Pháp. Đi đôi với chủ trương khôi phục kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chủ trương củng cố nền tài chính quốc gia, vạch rõ những nhiệm vụ tài chính thích hợp với những điều kiện kinh tế- xã hội và yêu cầu khôi phục kinh tế trong lúc này là: 67
  17. + Ở vùng nông thôn mới giải phóng: Vận dụng thuế nông nghiệp, th ực hiện ở vùng tự do và giảm 50% số thuế. Thuế nông nghiệp vẫn tiếp tục được thu bằng thóc để đảm bảo nhu cầu lương thực, góp phần vào quản lý thị trường, ổn định giá cả. + Ở các thành thị mới giải phóng: Vận dụng các loại thuế CTN theo thể lệ của chế độ cũ. Đồng thời tiến hành việc thu đổi tiền Đông D ương, phát hành tiền Ngân hàng của ta vào vùng mới giải phóng. Chính sách thuế mới được áp dụng thống nhất với mọi cơ sở SXKD thuộc mọi thành phần kinh tế trên nguyên tắc: Thuế đối với quốc doanh nh ẹ hơn tư nhân; động viên đối với sản xuất nhẹ hơn buôn bán; ngành ngh ề, mặt hàng cần thiết nhẹ hơn ngành nghề, mặt hàng không cần thi ết xa x ỉ, cao c ấp; biện pháp thu đơn giản, bảo đảm tính công bằng, hợp lý... Từ cuối năm 1954, Nhà nước đã công bố chính sách thuế mới hoàn chỉnh và lần lượt ban hành áp dụng thống nhất trên toàn mi ền B ắc. Chính sách thuế mới gồm có thuế nông nghiệp thu bằng hiện vật và 12 th ứ thu ế thu bằng tiền là: - Thuế doanh nghiệp - Thuế lợi tức doanh nghiệp - Thuế buôn chuyến - Thuế hàng hoá - Thuế sát sinh - Thuế kinh doanh nghệ thuật - Thuế thổ trạch - Thuế môn bài - Thuế trước bạ - Thuế muối - Thuế rượu - Thuế xuất khẩu- Thuế nhập khẩu. 2. Thu đối với khu vực quốc doanh Lúc bấy giờ, chế độ thuế doanh nghiệp, thuế hàng hoá....đối với xí nghiệp quốc doanh có phần không thích hợp. Vì vậy, đến năm 1961, Chính phủ đã cho tổ chức khảo sát “thuế chu chuyển” của Liên Xô và có ch ỉ th ị c ủa Chính phủ cho áp dụng thí điểm chế độ thu mới được gọi là “thu quốc doanh” Theo chế độ thu này, đại bộ phận tích luỹ tiền tệ của xí nghiệp được tập trung vào Ngân sách Nhà nước qua một hình thức thu cố định. Mức thu quốc doanh được xác định riêng cho từng mặt hàng hoặc từng loại hàng tuỳ theo giá cả Nhà nước quy định đối với mặt hàng hoặc loại hàng đó có tích luỹ 68
  18. tiền tệ nhiều hay ít. Về khâu thu, nghiên cứu th ực hi ện thí đi ểm ở 3 ph ương án: thu ở khâu sản xuất; thu ở khâu lưu thông; vừa thu ở cả khâu s ản xu ất, vừa thu ở khâu lưu thông. Nhưng cuối cùng, qua kết quả nghiên cứu đã quy ết định chọn phương án chỉ thu ở khâu sản xuất. 3. Tổ chức bộ máy quản lý thu các loại Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tổ chức ngành thuế được mở rộng phạm vi hoạt động đến một số thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định), các thị xã và vùng mới được giải phóng. Trong giai đo ạn này, ph ần thuế xuất nhập khẩu được chuyển sang Bộ Ngoại Thương để thành lập cơ quan Hải quan với chức năng quản lý hoạt động ngoại thương. Ngày 7/11/1961, Chính phủ có Nghị định số 197- CP về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của B ộ Tài chính, trong đó S ở thu ế Công Thương Nghiệp được chuyển thành Vụ Thu quốc doanh và Thuế, Vụ thuế nông nghiệp được chuyển thành Vụ tài vụ Hợp tác xã và Thu ế Nông nghiệp. 4. Kết quả về kinh tế và thu các loại Đến cuối năm 1960 công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất nông nghiệp đã căn bản hoàn thành tạo điều kiện cho thuế nông nghi ệp ti ếp t ục chi ếm t ỷ trọng lớn trong tổng số thu. Giai đoạn 1961- 1965, nước ta triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất tuy mới thực hiện được 4 năm (do năm 1965 đế quốc Mỹ liên t ục ném bom miền Bắc) nhưng nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch cũng đã cơ bản đạt được (về số thu, quá trình cải tạo XHCN ( xã hội chủ nghĩa)...). Trừ năm 1965 là năm có chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, còn trong những năm 1961- 1964, NSNN đều đạt cân đối tích cực. Mỗi năm số thu và chi ngân sách đều tăng từ 5% đến 10%. Đồng thời năm nào cũng b ội thu và có kết dư một ít (1961: 1,3%; 1962: 1,18%; 1963: 1,6%; 1964: 1,2% so v ới tổng số thu Ngân sách trong năm). Năm 1965, do có chi ến tranh, ngân sách Nhà nước bội chi 6,5% so với tổng chi, chủ y ếu ở ngân sách Trung ương. (Lịch sử tài chính Việt Nam tập I trang 185). C. GIAI ĐOẠN CẢ NƯỚC CÓ CHIẾN TRANH VÀ ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1966 - 1975) 1. Ở miền Bắc Để phù hợp với nền kinh tế sau khi đã cơ bản hoàn thành cải t ạo XHCN, đồng thời căn cứ vào yêu cầu và diễn biến của cuộc đ ấu tranh ch ống Mỹ, cứu nước, nhiệm vụ đề ra cho công tác thuế và thu NSNN trong giai đoạn này về cơ bản gồm: tăng cường động viên cho NSNN, khuy ến khích phát triển sản xuất, thúc đẩy và củng cố quan hệ sản xuất mới, hoàn thành cải tạo XHCN. * Một số điều chỉnh của từng loại thuế: 69
  19. + Về thuế nông nghiệp: Nhà nước đã cho tiếp tục ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp như đã thi hành trong các năm 1962 - 1963. Thóc thu ế nông nghiệp chiếm tỷ lệ quan trọng trong tổng số lương thực mà Nhà nước huy động được. + Về thuế công thương nghiệp: Ngày 18/01/1966 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Điều lệ thuế công thương nghiệp mới, ch ỉ áp dụng đối với khu vực kinh tế hợp tác và hộ cá thể (không áp dụng đối với khu vựa kinh tế quốc doanh) gồm có thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế buôn chuyến thay thế chế độ công thương nghiệp cũ. + Về thu đối với khu vực quốc doanh: trên cơ sở xác định hợp lý giá thành, giá bán buôn xí nghiệp và giá bán buôn công nghiệp, Nhà nước đã cho áp dụng chế độ thu quốc doanh rộng rãi, đồng thời th ực hiện ch ế độ phân phối lợi nhuận để thành lập 3 quỹ ở xí nghiệp công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh. * Tổ chức bộ máy quản lý thu các loại: Ngày 20/03/1974 Hội đồng Chính phủ có Nghị định 61/CP quy định Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bộ Tài chính, trong đó Cục thu quốc doanh và thuế cùng với Vụ tài vụ HTX và thuế nông nghiệp được giải thể để thành lập Cục thu quốc doanh và Vụ thuế tập thể- cá th ể (đều thu ộc B ộ Tài chính), ở các tỉnh, thành phố có Chi cục thu quốc doanh ho ạt động theo s ự ch ỉ đạo của ngành dọc cấp trên. * Kết quả đạt được: So với thời gian 1961 - 1965, số thu trong nước ch ỉ tăng chút ít trong thời gian chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968); sau đó, nhờ kết quả khôi phục và phát triển kinh tế, thu trong nước tăng lên 1,6 lần so với nh ững năm 1961- 1965. Tổng hợp chung, so với 1961 - 1965, tổng thu ngân sách 1966 - 1970 gấp 2 lần; 1971 - 1975 gấp 2,7 lần. (Lịch s ử Tài chính Việt Nam- tập I- trang 229 và 229). Nhìn chung, trong thời kỳ 1966 - 1975, hệ thống chính sách thuế được xây dựng và thực hiện theo hướng: bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng và Chính phủ, cố gắng tăng nguồn thu để đảm bảo nhu cầu chi ngày càng tăng, khẩn trương trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phức tạp của sự nghiệp chống ngoại xâm đi đôi với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nên đã góp phần đáng kể vào thắng lợi chung của cả nước. 2. Ở Miền Nam Đặc điểm quan trọng về tài chính cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ này là việc động viên đóng góp của các tầng lớp dân cư không phải do các cấp chính quyền cách mạng thực hiện vì trong th ời gian dài ta không có chính quyền, mà là do các cấp bộ Đảng như Huy ện u ỷ, T ỉnh u ỷ, Khu uỷ và Trung ương cục miền Nam thực hiện. Các cấp bộ Đảng lúc này, về thực chất đã làm chức năng của chính quyền Nhà nước cách mạng ở mi ền 70
  20. Nam. Mặt khác, công tác động viên được thực hiện trong hoàn c ảnh ta không có đồng tiền riêng, nguồn thu ngoại tệ do Trung ương chi viện hoặc do các nguồn khác đều phải đổi ra tiền nguỵ Sài Gòn hoặc tiền Riel (Cam pu chia) để chi tiêu cho nhu cầu kháng chiến. Các phương th ức động viên v ề tài chính được lần lượt thực hiện và sử dụng qua các thời kỳ chủ yếu sau đây: 2.1 Thời kỳ đấu tranh chính trị (1954-1960) Từ năm 1958-1959, dưới sự điều khiển của đế quốc Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tăng cường đàn áp, dùng những th ủ đoạn dã man nh ất đ ể đánh phá cách mạng nhằm "tát nước, bắt cá", đẩy cán bộ tách ra kh ỏi dân. Đây là thời kỳ mà lực lượng cách mạng của ta bị tổn thất nặng nề nhất, nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt, bị tù đầy hoặc bị giết... Chi tiêu cho nhu cầu hoạt động của cách mạng lúc này tăng lên rõ r ệt vì phần lớn cán bộ không thể dựa vào dân mà sống như trước được nữa. Các đội vũ trang bắt đầu được thành lập để bảo vệ căn cứ và phối hợp với việc đấu tranh chính trị của quần chúng bên ngoài. Để đảm bảo hậu cần tại chỗ của căn cứ cách mạng, vấn đề sản xuất để tự túc lương thực, thực phẩm đã trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, tại các vùng nông thôn cũng nh ư đô thị do ta nắm được, cán bộ, đảng viên có thể đi về hoạt động, các đ ịa ph ương đã s ử dụng phương thức quyên góp để vận động quần chúng ủng hộ cách m ạng theo hình thức thích hợp ở từng vùng, từng hoàn cảnh cụ thể. Từ năm 1958-1959 trở đi, bằng phương thức quyên góp ở nhiều nơi, đặc biệt tại các vùng nông thôn đồng bằng Nam bộ, chẳng những có được nguồn thu đủ bảo đảm cho lực lượng cán bộ tại chỗ sống để hoạt động mà còn thực hiện nghĩa vụ nộp lên trên. Ví dụ: trong năm 1959, Bến tre đã nộp cho xứ uỷ 8 triệu đồng, tương đương với 3.000 tấn thóc. (Lịch sử tài chính Việt Nam- tập I trang 248). Trong thời kỳ này, ngoài nguồn thu chủ yếu là quyên góp trong nước, lực lượng cách mạng còn có những nguồn thu quan trọng nữa là số tiền ủng hộ của kiều bào ở Cam pu chia gửi về và số tiền chi viện của trung ương (bằng tiền nguỵ Sài Gòn) từ Hà Nội gửi vào, qua đường Hồng Kông. 2.2 Thời kỳ chiến tranh đặc biệt (1960-1965) Sau phong trào Đồng Khởi (1/1960) Trung ương Cục miền Nam được thành lập để thay thế xứ uỷ Nam bộ, đại diện cho Trung ương Đ ảng ch ỉ đ ạo cuộc kháng chiến tại miền Nam. Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Tiếp theo đó, các t ổ ch ức qu ần chúng nh ư công đoàn, thanh niên, phụ nữ, nông dân giải phóng... và các ban, ngành cùng lần lượt được thành lập. Đồng thời với việc chăm lo ổn đ ịnh đ ời s ống, ph ục hồi và phát triển sản xuất tại vùng giải phóng, mặt trận còn phải tăng thêm nguồn thu để thoả mãn nhu cầu chi tiêu, mà ch ủ yếu là b ảo đ ảm cung c ấp 71
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2