Chuyên đề: măng cụt
lượt xem 31
download
Chuyên đề: măng cụt I. Giới thiệu chung: Măng cụt có tên khoa học là (Garcinia mangostana) là loài cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á. Cây cao từ 7 đến 25 m. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt, có mùi thơm rất thu hút. II. Nguồn Gốc, Đặc điểm: Cây măng cụt nguồn gốc từ Mã Lai, Nam Dương, từ Malacca qua Moluku, ngày nay bắt gặp ở khắp Đông Nam Á, ở Ấn Độ, Myanma...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề: măng cụt
- Chuyên đề: măng cụt I. Giới thiệu chung: Măng cụt có tên khoa học là (Garcinia mangostana) là loài cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á. Cây cao từ 7 đến 25 m. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt, có mùi thơm rất thu hút. II. Nguồn Gốc, Đặc điểm: Cây măng cụt nguồn gốc từ Mã Lai, Nam Dương, từ Malacca qua Moluku, ngày nay bắt gặp ở khắp Đông Nam Á, ở Ấn Độ, Myanma cũng như ở Sri Lanka, Philippines… Măng cụt được các nhà truyến giáo đạo Gia tô di thực vào miền Nam nước ta. Hiện nay, ở nước ta măng cụt được trồng nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ (ĐNB). Mùa vụ măng cụt từ tháng 4- 6 âm lịch hàng năm. Đây là một loại cây to, có thể cao tới 20-25m. Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài. Hoa đực cụm 3-9 hoa có lá bắc. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá dài, phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon. Ngoài việc dùng quả măng cụt để ăn, trong vỏ măng cụt có chứa hàm lượng cao chất giữ màu. Trước đây, trong thập niên 1970–1980 đã có một số nhà nghiên cứu Việt Nam tìm cách sử dụng tinh chất trích ly từ vỏ trái măng cụt để pha làm thuốc nhuộm vải không bị phai màu. III. Phân bố: Măng cụt chủ yếu được phân bố ở hai vùng ĐBSCL và ĐNB, trong đó trồng ở ĐBSCL với tổng diện tích khoảng 4,9 nghìn ha, cho sản lượng khoảng 4,5 nghìn tấn. Nam bộ hiện có khoảng 5.400 ha măng cụt, trong đó có vườn măng cụt trăm tuổi, có vườn mới trồng mùa mưa rồi. Dưới 1/3 diện tích măng cụt cho thu hoạch, trong đó phần
- lớn diện tích chưa ổn định năng suất. Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Bình Dương, Sóc Trăng, Đồng Nai là các địa phương trồng măng cụt và trong đó Bến Tre là tỉnh dẫn đầu do tác động của chương trình trồng xen trong vườn dừa lão đang vận hành. Theo dự án phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi của Việt Nam dự kiến phát triển diện tích trồng măng cụt ở cả hai vùng ĐBSCL và Nam Bộ lên khoảng 11,3nghìn ha, cho sản lượng 24 nghìn tấn; Trong đó tập trung trồng tại các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bình Dương…. Măng cụt Bến Tre Theo số liệu thống kê hiện nay toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 4,5 nghìn ha đất trồng măng cụt (chiếm 77% diện tích cả nước). Hiện nay, Bến Tre là tỉnh đã có công bố chính thức về việc chọn măng cụt là loại cây trồng chủ lực để đầu tư phát triển theo hướng chuyên canh. Măng cụt là loại cây đặc sản của Nam Bộ đã từng “làm mưa làm gió” trên thị trường trái cây cao cấp với giá bán trên 40.000 đồng/kg. Nhưng dần dần diện tích trồng loại cây này tăng lên, sản lượng đạt khá và thêm vào đó là trái măng cụt Thái Lan ngày càng nhiều khiến thị trường trái cây này nhiều biến động không có lợi cho người sản xuất. Hiện mức giá măng cụt đầu vụ vẫn luôn đạt mức trên 20.000 đồng/kg. Tại Bến Tre măng cụt được đánh giá là nữ hoàng của cây ăn trái. Một trong những nguyên nhân để Bến Tre chọn cây măng cụt để phát triển thế mạnh là do rất ít nơi trồng được loại cây khó tính này và ở Bến Tre cây măng cụt phát triển rất tốt. Theo dự án của tỉnh, cây măng cụt sẽ được phát triển mạnh với diện tích khởi đầu 2.500 ha. Tuy nhiên, do điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp để cây phát triển tốt cộng với thu nhập khá từ loại cây này nên hiện nay diện tích toàn tỉnh đã tăng lên đến 4.500 ha, trong đó có khoảng 200 ha đang trong thời kỳ cho năng suất cao (3.500 tấn). Những năm gần đây, măng cụt là loại trái cây đem lại thu nhập cao cho các nhà vườn và dự kiến diện tích trồng cây này còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. IV. Khoa học công nghệ Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau (có khả năng chịu được đất hơi chua) nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt
- và gần nguồn nước tưới. Nó không thích hợp với đất cát, đất thấp thoát nước kém. Măng cụt là cây nhiệt đới, yêu cầu nhiệt độ và ẩm độ cao, lượng mưa phân bố đều trong năm. Trong vùng nhiệt đới, cây măng cụt có thể trồng ở độ cao trên 1000 m, tuy nhiên ở những vùng quá cao cây măng cụt sẽ sinh trưởng chậm chạp. 1. Kỹ thuật trồng Cây con cao 50cm, trước khi trồng nên cắt bớt phiến lá còn 1/2 để giảm thoát nước. Nên trồng cây con vào đầu mùa mưa để giảm chi phí tưới. Cây con khó sống ngoài trảng, nên cần được che mát 4-5 năm đầu. Có thể trồng xen măng cụt với chuối hoặc xen dưới tán dừa để che mát, nhất là những vùng mùa khô kéo dài. ở vườn trồng thuần măng cụt, có thể trồng xen những cây ngắn ngày để tăng thu nhập. Măng cụt trồng xen trong vườn dừa không cần trồng xen thêm những cây khác. Chấm dứt xen khi cây đã trưởng thành (8-10 năm tuổi). Sau khi ngưng trồng xen, cần che phủ đất bằng những cây họ Đậu, nhất là trong mùa khô để giảm bốc hơi nước (tránh ít nhất ở 30cm xung quanh gốc đến tán cây). Cấp- thoát nước Rễ măng cụt tiếp xúc với đất kém, khó hút nước, vì vậy cần tưới và chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bị ngập cây sẽ chết, do đó trong mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt. Phân bón Măng cụt rất ưa phân chuồng. Ngoài ra, bón đạm cũng giúp cây tăng trưởng nhanh. Hiện chưa có nghiên cứu nào khuyến cáo công thức phân cho măng cụt. Nhưng theo kinh nghiệm của một số nhà vườn chuyên canh, bà con có thể áp dụng theo cách sau: Trong năm đầu có thể bón 50-100g phân S.A/cây (hoặc 20-40g urê) vào 1 tháng sau khi trồng và 50-100g S.A (hoặc 20-40g urê) vào 6 tháng sau. - Nên tăng dần lượng phân trong giai đoạn tăng trưởng. Khi cây bắt đầu cho trái, bón 500g/cây phân NPK 20-20-15 vào đầu và cuối mùa mưa. Lượng phân tăng khi cây lớn và cho nhiều trái.
- Cây trưởng thành có thể bón từ 2kg NPK/năm. Các vườn măng cụt năng suất cao ở ĐBSCL thường bón 1,5kg DAP và 1,5kg urê/gốc vào cuối mùa mưa (tháng 10 đến 01 dương lịch năm sau), một số vườn cũng kết hợp với biện pháp bồi sình, rải lá và cỏ mục (1-3 năm/lần) để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Cắt tỉa Lúc đầu có thể cắt bỏ những cành yếu, cành vượt để cây mọc tốt. Khi cây cao 8- 10m, cắt ngọn để giảm chiều cao, tạo tán ngang giúp cây dễ phát triển. Phòng trị sâu bệnh Trị sâu ăn lá bằng các loại thuốc thông dụng như Cyperan, Peran 50 EC, Kinalux 25 EC,... Rệp dính sống thành tập đoàn ở mặt dưới lá (và nhện đỏ, bọ xít) làm cây kiệt sức. Phun Bassan 50 EC, Actara 25 WG, Bian 40 EC, Supracide 40 ND,... khi thấy chúng xuất hiện. Bệnh đốm rong tạo thành các đốm đồng tiền loang lổ màu xám xanh hoặc vàng trên thân, cành cây. Phun hỗn hợp thuốc như Carban 50 SC, Bordeaux, Copper-zinc, Coppor B... hoặc dùng vôi quét tường phết lên vết bệnh. Chảy nhựa vàng: Do sâu gây ra hoặc rễ bị tổn thương bởi gió to, bão... Trong thời gian 2-8 tuần trước khi thu hoạch có mưa liên tục và mưa to, quả măng cụt rất dễ bị bệnh chảy nhựa vàng, nặng thì quả thành đắng, không ăn được. Do đó cần lưu ý để khắc phục. Thu hoạch Măng cụt cho trái sau 10-15 năm trồng nhưng cây có thể sống trên 50 năm. Cây tốt có thể cho trái sau 7-8 năm trồng (vùng Lái Thiêu). Tại miền Nam nước ta, măng cụt trổ hoa vào tháng 1-2 dương lịch và bắt đầu thu trái từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch, có khuynh hướng cho trái cách năm. Cây 7 năm tuổi chỉ cho khoảng 10 trái bói (1kg). Cây 8 tuổi cho 40 trái, cây 9 tuổi 100 trái. Cây 15 năm tuổi cho 600-800 trái (60-80kg). Thu hoạch khi trái đã chuyển màu đỏ là thuận lợi nhất, vì có thể bảo quản được 7- 10 ngày; số múi trong và số quả bị cứng vỏ thấp.
- Tồn trữ Có thể trữ lạnh nhiều tuần. Sau 7 ngày tồn trữ ở nhiệt độ bình thường, trái chỉ bị giảm 3,3% trọng lượng, nhưng có thể thối 23,9%. Trữ ở 5 độ C không bị giảm trọng lượng và chỉ 11% số trái bị thối. Tốt nhất nên giữ trái trong bao plastic kín để ít bị thiệt hại. Nên chọn những trái tròn trịa, không bị trầy xước để chuyên chở xa. 2. Cách cho măng cụt ra hoa sớm, không sượng trái Trái măng cụt đạt tiêu chuẩn ngon nhất thiết không bị sượng, trọng lượng trên 80 g/trái, không bị trầy xước, lem mủ và có màu sậm đẹp. Tuy nhiên, sượng trái là vấn đề nan giải với nhiều nhà vườn, nhất là vườn măng cụt còn trái trong mùa mưa. Muốn khắc phục sượng trái, cách tốt nhất là phải thu hoạch trái trước mùa mưa. Qua nhiều khảo sát, Công ty Mai Xuân (số 18, đường 12, P.11, Q Gò Vấp, TP HCM. ĐT: 08.9893164) đã hỗ trợ kỹ thuật cho nhiều nhà vườn trồng măng cụt ứng dụng quy trình xử lý ra hoa sớm thành công. Do đặc tính của măng cụt là loài ra hoa trên đầu cành của đọt mới, nên việc cho măng cụt ra hoa sớm trước hết phải làm cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt. Để có trái măng cụt chất lượng đầu mùa, sau khi thu hoạch cần sớm bón 3 kg phân Đầu Trâu AT1 + 30kg phân ủ hoai (hoặc 7kg Humix) + 50g TRICHO-MX/cây tán 6-8m, tưới nước đều. Tỉa bỏ cành vượt, cành cấp 1 vượt ra khỏi khung tán và cắt bỏ những cặp lá đầu cành trên toàn bộ tán. Làm 2 việc trên trong 1 tuần. Hai tuần sau, dùng MX-THIORÊ hoặc Food-MX1 phun sương ướt đều tán cây. Sau khi phun 2-3 tuần, cây sẽ nhú đọt đồng loạt. Khi đọt non nhú được 1 tuần, dùng Food-MX1 phun 2 lần, 10 ngày 1 lần giúp đọt lá phát triển mạnh, sung sức và chuẩn bị cho hoa. Xử lý ra hoa Bón phân đón ra hoa, phun thuốc tạo mầm hoa: Khi đọt non được 5 tuần tuổi, bón 2kg phân Đầu Trâu AT2 + 2kg Humix/cây. Muốn có hiệu quả tức thì, dùng 100g MX (hòa nước tưới 2)/cây. Một tuần sau dùng Food-MX2 hoặc F.Bo phun sương ướt đều 2
- mặt lá cây 2 lần, 7 ngày 1 lần. Sau đó “bắt” cây cảm ứng ra hoa. Làm vào đầu tháng 10ÂL để thu vào đầu tháng 4 ÂL năm sau. Có 2 cách bắt cây ra hoa sớm và đồng loạt: Cách tạo khô hạn là khi đọt non 9 tuần, tạo khô hạn (tức cắt nước và rút nước mương hoặc phủ nylon trên mặt liếp). Khoảng 2-4 tuần, khi thấy lá non có biểu hiện héo thì tưới thật đẫm 2 lần, cách nhau 5-7 ngày, tưới tiếp để mặt nước đủ ẩm. Cách thứ hai là khấc gốc (khoanh vỏ), với những vườn khó tạo khô hạn thì khi đọt được 9-10 tuần tuổi, khoảng 15/10ÂL tiến hành khấc gốc xung quanh thân, chiều rộng của vết khấc từ 0,5-0,8cm. Chỉ khấc phần vỏ, không được chạm vào phần gỗ trong thân, vết khấc cách mặt đất khoảng 1m. Để thúc cây ra hoa đồng loạt, sau khi lá tươi lại (hoặc khấc gốc 2-3 ngày), dùng thuốc ra hoa C.A.T + Food-MX2 phun sương ướt đều 2 mặt lá cây 1 lần. Khoảng 10-20 ngày sau khi tưới nước lại (hoặc sau khấc gốc) và phun thuốc cây sẽ nhú chồi hoa (vào khoảng giữa tháng 11 ÂL). Từ khi hoa nhú đến khi hoa nở khoảng 30-45 ngày. Muốn đậu trái tốt nên phun 2 lần thuốc đậu trái C.A.T hoặc HCR, 10 ngày 1 lần. Nuôi trái Khi trái đậu 2 tuần, bón 2kg phân Đầu Trâu AT3 + 2kg Humix/cây, chia ra làm 2 lần. Muốn cung cấp nhanh dinh dưỡng nuôi trái thì bón 400g MX (hòa nước tưới 4) cho 1 cây. Đồng thời, dùng HCR phun 2 lần, 7 ngày 1 lần. Sau đó dùng dưỡng trái + Food-MX4 phun 3-4 lần, 10 ngày 1 lần giúp trái to, chắc, ngon ngọt và hạn chế hiện tượng sượng trái và “trong trái”. Với cách xử lý như trên, khoảng 104-108 ngày sau hoa nở, thu hoạch được măng cụt sớm vụ.
- Kỹ thuật xử lý măng cụt ra hoa theo ý muốn Măng cụt được trồng chủ yếu ở Nam bộ, trong đó đồng bằng sông Cửu Long hiện có hơn 5.000 ha, sản lượng khoảng 4.500 tấn, trong đó có 1/3 diện tích đang cho trái. Bến Tre hiện có gần 4.500 ha, là tỉnh đã công bố chính thức chọn măng cụt là cây trồng chủ lực để đầu tư phát triển theo hướng thâm canh. Măng cụt là loại cây đặc sản, đã từng “làm mưa làm gió” trên thị trường trái cây cao cấp. Giá măng cụt lúc nào cũng cao. Đám cưới mà có mâm măng cụt là thuộc loại sang. Măng cụt được gọi là “nữ hoàng” của cây ăn trái là vậy. Chủ cơ sở cây giống DUY HIỀN, cũng là người trồng để nhân giống tại xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre, nói về vườn cây của mình, cũng có bao thăng trầm. Trồng măng cụt Đối với cây măng cụt, việc chuẩn bị đất cũng giống như các loại cây ăn trái khác, nhưng khoảng cách trồng phải từ 7 – 10 m, vì tàn lá lớn và cây sống lâu năm. Nếu trồng xen với dừa, thì nên trồng khoảng giữa 4 cây dừa là tốt nhất. Khi trồng nên cắt bớt lá, nên trồng vào đầu mùa mưa. Có thể trồng xen với chuối, dừa để che mát. Muốn trồng thuần măng cụt, lúc đầu khi cây còn nhỏ nên xen những cây ngắn ngày để có thu nhập. Rễ măng cụt tiếp xúc với đất kém, nên cần tưới và chăm sóc thường xuyên. Cây bị ngập nước dễ chết, cho nên cần thoát nước tốt vào mùa mưa. Cây măng cụt rất ưa phân chuồng. Bón đạm để giúp cây tăng trưởng nhanh. Kinh nghiệm của những nhà vườn chuyên canh: Trong năm đầu có thể bón từ 50 gam đến 100 gam phân SA/cây hoặc 20-40 gam urê/cây vào một tháng sau khi trồng và từ 50-100 gam SA, hoặc 20-40 gam urê vào sáu tháng sau. Từ năm thứ hai sau khi trồng nên tăng dần lượng phân theo giai đoạn tăng trưởng. Khi cây bắt đầu cho trái, bón 500 gam phân NPK 20-20-15 một cây vào đầu và cuối mùa mưa. Lượng phân tăng khi cây lớn sẽ cho nhiều trái.
- Cây trưởng thành có thể bón từ 2 kg NPK/năm. Những người có kinh nghiệm có thể bón 1,5 kg DAP/gốc vào cuối mùa mưa, kết hợp bồi sình rải lá và cỏ mục để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Lúc đầu cắt bỏ cành yếu, nhưng cây cao từ 8 đến 10m thì cắt ngọn để giảm chiều cao, tạo tán ngang giúp cây cho trái nhiều. Bệnh của cây măng cụt thường là sâu ăn lá, rệp dính hoặc nhện đỏ, bọ xích làm cây kiệt sức, bệnh đóm rong, chảy nhựa vàng. Các loại bệnh này đều có thuốc trị, chỉ cần nhà vườn lưu ý sẽ khỏi. Thu hoạch trái đã chuyển màu đỏ là thuận lợi, vì có thể bảo quản được từ 7-10 ngày. Hiện tại theo dự án của Bến Tre diện tích măng cụt của tỉnh đã lên tới 4.500 ha, trong đó 200 ha đang trong thời kỳ cho trái năng suất cao. Hạn chế của trái măng cụt là trái bị sượng. Cách tốt nhất là thu hoạch trước mùa mưa. Đặc tính của măng cụt là ra hoa trên đầu cành đọt mới nên việc cho măng cụt ra hoa sớm, trước hết phải làm cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt. Xử lý cho trái nghịch vụ Để cho mùa sau ra trái sớm và chất lượng, sau thu hoạch mùa trước cần làm mấy việc sau: Thứ nhất, bón 3 kg phân đầu trâu AT1 + 30 kg phân ủ hoai + 50 gam RICHO- MS/cây có tán 6-8 mét, tưới nước đều. Thứ hai là tỉa bỏ cành vượt, cành cấp một vượt ra khỏi khung tán và cắt bỏ những cặp lá đầu cành trên toàn bộ tán lá. Làm hai việc này càng nhanh càng tốt. Hai tuần sau, dùng MS-THIORÊ hoặc FOOD-MS1 phun sương ướt đều tán cây. Sau hai đến ba lần phun, cây sẽ nhú đọt đồng loạt. Khi đọt non nhú được 01 tuần, dùng FOOD-MS1 phun hai lần, 10 ngày một lần nữa, giúp đọt lá phát triển mạnh chuẩn bị ra hoa. Xử lý ra hoa cũng đòi hỏi trình độ. Vì tạo được đọt non phát triển chưa hẳn là ra hoa. Khi đọt non được 05 tuần tuổi, bón 02 kg phân đầu trâu AT2 + 02 kg HUMICH/cây. Muốn có hiệu quả nhanh, thì dùng 100 gam MS hòa nước xịt đều trên cây. Một tuần sau
- dùng FOOD-MS2 hoặc F-PO phun sương cho ướt đều hai mặt lá cây hai lần, cách nhau 07 ngày/lần. Làm vào đầu tháng 10 âm lịch để thu hoạch đầu tháng 04 năm sau. Có hai cách bắt cây ra hoa sớm và đồng loạt: Thứ nhất, khi đọt non 09 tuần thì siết nước (tạo khô hạn, rút nước trong mương và phủ nylon trên mặt liếp. Khoảng 2-4 tuần thấy lá non có biểu hiện héo thì tưới thật nhiều, 5-7 ngày sau tưới lần nữa để mặt liếp đủ ẩm. Thứ hai, là khất gốc (khoanh vỏ). Cách làm này chỉ áp dụng cho những vườn khó tạo khô hạn, thì khi đọt được 9-10 tuần tuổi, khoảng ngày 15 tháng 10 (âm lịch), tiến hành khất gốc xung quanh thân. Chỉ khất phần vỏ, không được chạm vào gỗ trong thân, vết khất cách mặt đất khoảng 1 mét. Sau khi lá tươi trở lại hoặc khấc gốc 2 hoặc 3 ngày là cho cây ra hoa đồng loạt bằng cách dùng thuốc kích thích ra hoa C.A.T + FOOD-MS2 phun sương đều hai mặt lá cây một lần. Khoảng 10-20 ngày sau khi tưới nước lại và phun thuốc, cây sẽ nhú chồi hoa. Từ khi hoa nhú đến hoa nở khoảng 30-45 ngày. Muốn đậu trái tốt, nên phun hai lần thuốc đậu trái C.A.T hoặc HCR cách nhau 10 ngày một lần. Nuôi trái cũng là vấn đề quan trọng. Khi trái đậu hai tuần, bón 02 kg phân đầu trâu AT3 + 02 kg HUMICH/cây, chia làm hai lần. Muốn cho cung cấp nhanh dinh dưỡng nuôi trái thì bón 400 gam MS hòa với 04 lít nước xịt cho một cây. Đồng thời, dùng HCR phun hai lần, 07 ngày/lần. Sau đó dùng thuốc dưỡng trái + FOOD-MS4 phun 3-4 lần, 10 ngày một lần giúp cho trái to, chắc, ngon ngọt và hạn chế hiện tượng xì mủ, sượng trái.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn