CHUYÊN ĐỀ: SINH TRƯỞNG CỦA THỰC VẬT BẬC CAO
lượt xem 23
download
1. Vị trí của MPS rễ: · MPS ngọn rễ được định vị ở phía tận cùng dưới của trụ dưới lá mầm ngay sau chóp rễ . · Sau khi hạt nảy mầm thì MPS tận cùng của rễ hình thành nên rễ chính (rễ cấp 1)
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHUYÊN ĐỀ: SINH TRƯỞNG CỦA THỰC VẬT BẬC CAO
- TRƯỜNG ĐAI HOC SƯ PHAM THANH PHỐ HỒ CHÍ MINH ̣ ̣ ̣ ̀ KHOA SINH HOC – K34 – LỚP 3B ̣ CHUYÊN ĐÊ: SINH TRƯỞNG CUA THỰC VÂT BÂC CAO ̀ ̉ ̣ ̣ -------------------------------- Đề tai: ̀ TS. Lê Thị Trung GVHD: Trinh Thị Phương Ngân ̣ SVTH: ̀ ́ Lê Hoang Thai Vinh Bach Anh Tú ̣ TP. Hồ Chí Minh, ngay 17 thang 04 năm 2011 ̀ ́
- Mô phân sinh rễ: I. Vị trí của MPS rễ: 1. MPS ngọn rễ được định vị ở phía tận cùng • dưới của trụ dưới lá mầm ngay sau chóp rễ . • Sau khi hạt nảy mầm thì MPS tận cùng của rễ hình thành nên rễ chính (rễ cấp 1) 2. Đặc điểm: • Đỉnh rễ không hình thành các mấu lồi bên như mầm lá, mầm cành. • MPS ngọn rễ đó là vùng những tế bào nh ỏ có khả năng phân chia tích cực. • MPS ngọn rễ khác với MPS ngọn chồi, nó phân chia theo cả 2 hướng. Nó phân chia cả về phía trục để tạo thân rễ, cả về phía đối diện để tạo thành chóp rễ. 3. Trung tâm nghỉ ở rễ • Mọi tế bào trong rễ đều bắt nguồn từ 1 nhóm tế bào trong trung tâm nghỉ của rễ. Cấu trúc này nằm ngay phía sau chóp rễ và bao gồm khoảng 500-1000 các tế bào dường như không hoạt động . Những tế bào này thường là trong giai • đoạn G1 của chu kỳ tế bào và phân chia ch ỉ có khoảng 15-20 ngày/lần. Nhóm tế bào trong trung tâm nghỉ hoạt • động rõ khi rễ phát triển tích cực và ngừng khi cây trong quá trình ngủ, thiếu dinh dưỡng hoặc bị loại bỏ chóp rễ. Các tế bào trong trung tâm nghỉ và MPS • khác nhau ở sự nhạy cảm với môi trường như bức xạ. Ví dụ, các tế bào MPS ngừng phân chia khi tiếp xúc với tia X trong khi các tế bào trong trung tâm nghỉ không bị ảnh hưởng bởi bức xạ và sớm bắt đầu phân chia để tái tạo các MPS. Chú thích: • Đường màu đỏ: các TB tiền tượng tầng. • Đường màu xanh: tế bào MPS vỏ. • Đường màu vàng: tiền bì.
- Chức năng : các tế bào trong trung tâm nghỉ như một nguồn dự trữ để thay thế các tế bào của mô phân sinh bị tổn thương. Các TB khởi sinh được tổ chức 1 cách xếp tầng. Mỗi lớp cho 1 mô cụ thể. Có ba tầng khác nhau của TB khởi sinh cho các tầng TB mẹ. 1. Của trụ giữa 2. Của vỏ 3. Của chóp rễ và tầng sinh bì (cây 2 lá mầm) 4. Của tầng sinh bì ( cây 1 lá mầm) 5. Của chóp rễ ( cây 1 lá mầm) 6. Trụ của chóp rễ phân chia dọc theo vòng quanh rễ để cho các TB xung quanh của chóp rễ 7. Tầng sinh bì 8. MPS vỏ 9. MPS trụ Trong hầu hết các thực vật hai lá mầm, các tế bào của tầng sinh bì có chung nguồn gốc với các tế bào chóp rễ (hình. A, B và C) Trong khi ở hầu hết các thực vật một lá mầm tất cả các tế bào khởi sinh đều có nguồn gốc độc lập với chóp rễ. (hình. D, E & F). Hình B & C sơ lược cho các phương thức tăng trưởng gốc đỉnh trong v ật hai lá mầm. Hình E & F sơ lược cho các phương thức tăng trưởng gốc đỉnh trong vật một lá m ầm . • Khi rễ mọc dài ra và đầu rễ mọc sâu vào trong đất thì một s ố tế bào ở m ặt ngoài của chóp rễ có thể bị tổn thương và sau đó được thay thế 1 cách ch ủ động bằng những tế bào mới do sự phân cắt tế bào của MPS ngọn. Phần lớn các tế bào mới được tạo ra nằm xa chóp rễ. • Mô phân sinh tiếp tục phân cắt cho tế bào mới và đầu rễ tiếp tục m ọc sâu • vào trong đất. Chính các tế bào được tạo ra từ mô phân sinh này sẽ thành lập mô sơ cấp cho • rễ Chưc năng của MPS rễ: rễ hoan chinh gôm 4 vung ́ ̀ ̉ ̀ ̀ 4.
- Mô phân sinh ngọn rễ nằm trong miền sinh trưởng phân hóa cho ra 3 lo ại mô phân sinh sơ cấp: Tầng sinh bì :(lớp nguyên bì) nằm ở ngoài cùng cho ra biểu bì của rễ • Tầng sinh vỏ : (mô phân sinh cơ bản) nằm ở giữa sinh ra các tế bào của vỏ • sơ cấp và vỏ trong. Tầng sinh trụ : (tầng trước phát sinh) nằm ở phía trong cùng cho ra trụ giữa • chứa mô dẫn, tầng phát sinh và vỏ trụ. Cả 3 tầng cùng xuất phát từ một nhóm tế bào khởi sinh ở đ ỉnh r ễ, nhóm t ế bào đó họp lại thành đỉnh sinh trưởng (hay nón sinh trưởng). Sự phân chia tế bào ở các vùng khác nhau trong mô phân sinh rễ
- Biểu bì: gồm các tế bào dài, có vách mỏng, xếp sát nhau, có th ể hóa cutin • hoặc hóa bần. Biểu bì rễ thường có một lớp . Trên biểu bì của rễ có các lông hút, lông hút mọc thêm ở phần non và chết đi ở ph ần già nên đ ộ dài c ủa đo ạn r ễ mang lông hút không đổi. Vỏ sơ cấp: do tầng sinh vỏ của MPS ngọn sinh ra, gồm các tế bào tương đối • đồng đều, vách mỏng bằng xenlulozơ. Trụ giữa (trung trụ): • + Vỏ trụ: ở rễ non, vỏ trụ gồm các tế bào mô mềm có vách mỏng + Hệ thống dẫn: gồm các bó gỗ và bó libe xếp thành dải riêng bi ệt xen k ẽ nhau, nằm dưới vỏ trụ và xếp thành vòng quanh trụ giữa. Chóp rễ: Là phần tận cùng của rễ, gồm các tế bào mô mềm, sống, thường chứa tinh bột à tiếp nhận lực hút trái đất à gây hiện tượng hướng trọng lực. Nhiệm vụ: Bảo vệ cho MPS ngọn rễ và giữ cho rễ khỏi bị xây xát khi đâm sâu vào đất nhờ sự hóa nhầy, hóa bần màng của các tế bào ngoài cùng. TB sinh chất nhầy giàu polysacarit à nhờ thể Golgi à ra ngoài bôi trơn. Sinh trưởng rễ II. Từ trung tâm nghỉ, tế bào khởi • sinh phân chia thành 2 tế bào. Trong đó 1 tiếp tục là tế bào khởi sinh, 1 phân chia tiếp một số lần rồi chuyển sang pha sinh trưởng kéo dài tạo miền sinh trưởng (cách đầu rễ 0,2 - 2mm) Tại miền sinh trưởng các tế bào • tăng chiều dài 10 - 15 lần. Sinh trưởng doc ( sinh ̣ 1. trưởng sơ câp ) ́ Sinh trưởng doc do mô phân ̣ sinh đỉnh rễ đảm nhận.
- Mô phân sinh đỉnh rễ có ở đầu rễ, ở đó luôn có quá trình phân chia t ế bào. S ố - lượng tế bào ở mô phân sinh đỉnh rễ thường xuyên tăng lên kèm theo sự tăng kích thước tế bào. Dẫn đến làm tăng chiều dài của rễ. Rễ được keo dai ́ ̀ Sinh trưởng ngang ( sinh trưởng thứ câp ) ́ 2. Sau một thời gian phát triển gia tăng v ề chiều dài rễ cây thường bắt đầu dày - lên; quá trình chu vi của rễ lớn thêm là quá trình sinh trưởng ngang, bi ểu hi ện rõ ràng nhất ở những cây thân gỗ.
- Sinh trưởng ngang do mô phân sinh tượng tầng đảm nhận. - Ðây là loại mô đặc trưng cho các loại thân gỗ. Mô phân sinh t ượng t ầng làm - tăng số lượng tế bào à giúp rễ to về bề ngang. C: cambium ( tượng tâng ) ̀ X: xylem P: ploem Quá trình sinh trưởng thứ cấp do sự phân bào của mô phân sinh thứ cấp. - Mô phân sinh thứ cấp ( tượng tầng ) thường làm thành lớp bao l ấy trung trụ - rễ, xếp song song với các mô khác trong rê. Tế bào của tượng tầng có hình chữ ̃ nhật dẹp, vách cellulose mỏng và làm thành một lớp t ế bào, phân cắt tế bào theo hướng tiếp tuyến về cả hai bên lớp tượng tầng lần lượt cho vào trong và cho ra ngoài nó các tế bào mới. Mô phân sinh thứ cấp bao gồm tượng tầng libe-mộc (tầng sinh mạch) và - tượng tầng sube nhu bì (tầng sinh bần, tượng tầng bần). 2.a. Tượng tầng libe-mộc - Tượng tầng libe-mộc phát sinh từ các tế bào nhu mô trong mô mạch, có vị trí nhất định là nằm giữa nhưng bên ngoài mô mộc và bên trong mô libe, khi t ế bào
- phân cắt tạo ra mô mộc thứ cấp ở bên trong và mô libe thứ cấp ở bên ngoài ngay sát tượng tầng libe-gô. ̃ - Chính sự hoạt động của tượng tầng này là nguyên nhân chính của sự gia tăng đường kính cua rê. Sự hoạt động của tượng tầng libe m ộc tùy thu ộc vào t ừng lo ại ̉ ̃ cây và tùy thuộc vào cả môi trường mà cây sống, thường tượng tầng này hoạt động thời gian dài.
- 2.b. Tượng tầng sube-nhu bì (tầng sinh bân) ̀ Khi quá trình sinh trưởng thứ cấp bắt đầu, phần vỏ bên ngoài thân bắt đầu - tróc ra và sẽ được thay thế bằng lớp vỏ mới, hiện tượng nay là do sự hoạt động ̀ của tượng tầng sube-nhu bì. Tế bào của tầng sinh bần này có hình trụ, xuất hiện không nh ất định trong - miền vỏ rễ, nó tạo nên lớp chu bì bên ngoài là lớp mô bảo vệ rễ của cây trưởng thành, do tế bào bần thường tẩm thêm lớp sáp bên ngoài.
- Tượng tầng này phân cắt cho ra bên ngoài là mô sube hay mô che chở thứ cấp - sẽ thay thế biểu bì khi cơ quan già, bên trong là nhu mô th ứ c ấp hay nhu bì hay l ục bì. Tượng tầng này thường chỉ hoạt động một thời gian, sau đó ch ết đi và sẽ - được thay thế bằng một tượng tầng mới. Lớp chu bì được lột ra suốt s ự phát tri ển thứ cấp, chính mô libe thứ cấp sẽ cho ra lớp tầng sinh bần mới sau khi lớp chu bì bị lột đi. Sự phát triển của rễ bên III. Rễ bên được hình thành - từ vỏ trụ ở vị trí các cực xylem của rễ mẹ và thường là ổn định trong m ột ki ểu r ễ. Những rễ có cấu tạo 2 cực thì rễ bên xuất hiện giữa xylem và phloem; rễ ba, bốn và năm cực thì ở vị trí đối diện với xylem; còn ở thực vật Một lá m ầm, r ệ nhi ều cực thì lại ở phía đối diện với pholem. Rễ bên được hình thành ở phần ngoại vi của trụ dẫn cách mô phân sinh tận - cùng một khoảng dài ngắn khác nhau.
- - Theo trình tự phát triển của rễ bên mà người ta phân biệt rễ bên cấp hai, rễ bên cấp ba,... Rễ bên của thực vật 2 lá mầm và 1 lá mầm được hình thành từ rễ chính hoặc - từ rễ phụ có nguồn gốc từ lớp vỏ trụ. Nội bì cũng tham gia vào sự hình thành này. Sự hình thành rễ bên được kích thích bởi auxin và các ch ất đi ều hòa sinh - trưởng khác, nhưng thường bị ngăn cản bởi chất kìm hãm nội sinh. Một số tế bào kề nhau của vỏ trụ có chất nguyên sinh dày đặc và bắt đầu - phân chia theo hướng bao quanh để chuẩn bị cho việc hình thành rễ bên.
- Những tế bào này tiếp tục phân chia theo hướng bao quanh và hướng thẳng - góc. Những tế bào này tạo thành 1 chỗ lồi, tức là mầm rễ. Mầm rễ phát triển về chiều dài, xuyên qua vỏ và thoát ra bề mặt. Hinh: Rễ bên xuyên qua lớp vo. ̀ ̉ Các tế bào nội bì sẽ được phát triển cùng với mầm rễ, nhưng tế bào vỏ thì bị - biến dạng, bị ép dẹp, bị đẩy ra ngoài và có thể bị tiêu hủy bởi hoạt động của enzyme. Trong giai đoạn này rất dễ bị các mầm bệnh xâm nhập do mất đi mối liên hệ - giữa rễ bên và vỏ rễ mẹ. Tế bào mô phân sinh rễ bên tiết enzyme thủy phân hòa tan vách t ế bào nên - phần rễ bên nhú ra ngoài. Sự hình thành IV. lông hút
- Lông hút được hình thành là do sự kéo dài của tế bào biểu bì. Nhân c ủa t ế - bào di chuyển đến đầu của tế bào lông hút mới cùng với nhiều tế bào chất. Lông hút có 1 không bào trung tâm lớn. Tế bào lông hút có thành t ế bào m ỏng - và áp suất thẩm thấu lớn, thuận lợi cho việc hấp thụ nước và các muối hòa tan. Lông hút làm tăng thêm diện tích tiếp xúc với đất và thông qua đó n ước và - chất dinh dưỡng hòa tan có thể di chuyển vào rễ. Tuy nhiên thời gian tồn tại của chúng ngắn, và chỉ kéo dài một ngày hoặc vài tuần trước khi chúng suy tàn và chết. Trong môi trường quá ưu trương, quá axit, thiếu oxi lông hút rất dễ gãy và - tiêu biến à cây ở cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết. Ảnh hưởng của Auxin lên sinh trưởng rễ V. Vì sự hình thành rễ bên bao gồm 3 giai đoạn: • Sự phân chia của mô phân sinh bên (vỏ trụ) Sự tạo nên các mầm rễ. Sự sinh trưởng kéo dài của mầm rễ và sau đó xuyên qua vỏ ra ngoài. Nên ở các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu về hàm • lượng auxin cũng khác, thể hiện: Giai đoạn 1: đòi hỏi hàm lượng auxin cao cho sự phản phân hóa ban đầu của tế bào (10-4 – 10-5 g/cm3); Giai đoạn 2: hàm lượng auxin thấp hơn cho sự xuất hiện của mầm rễ (10-7 g/cm3) Giai đoạn 3: hàm lượng auxin rất thấp, nếu nhiều có thể ức chế sự sinh trưởng của rễ (10-11 – 10-13 g/cm3). Nếu quan hệ giữa auxin và sự hình thành rễ bên là dương tính thì ngược lại • xytokinin và gibberellin với quá trình đó là âm tính. Anh hưởng của oxi lên sinh trưởng rễ ̉ VI.
- Thực vật sử dụng oxy cho hô hấp để giải phóng năng lượng cung cấp cho • mọi hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, ôxy là y ếu tố rất quan trọng cho s ự sinh trưởng và phát triển của cây. Nồng độ ôxy trong khí quyển chiếm khoảng 21%, đó là nồng độ thích hợp • cho các bộ phận trên mặt đất của cây sinh trưởng. Ðối với rễ cây, vì sinh trưởng ở trong đất trong điều kiện thiếu ôxy, nh ất là • trong các tầng đất sâu hay bị úng nước nên rất cần ôxy cho sự sinh trưởng. Mặt khác rễ cây cũng là một trung tâm hoạt động sống mạnh mẽ nên c ần • cung cấp đầy đủ ôxy. Khi lượng ôxy trong đất giảm xuống dưới 10% thì sinh trưởng của rễ bị • giảm sút, dưới 5% thì rễ ngừng sinh trưởng, đến 3% thì rễ chết. Tuy nhiên các loại cây khác nhau nhu • cầu ôxy cho bộ rễ cũng khác nhau. Chẳng hạn ở cây lúa có hệ thống xoang • bào thông từ lá qua thân đến tận rễ nên có thể sống trong ruộng ngập nước mà không thiếu ôxy. Trong khi đó một số loại cây trồng như • các loại cây màu, cây ăn qủa... rễ của chúng cần rất nhiều ôxy để sinh trưởng và không thể tồn tại trong điều kiện ngập úng. Vì vậy để tăng hàm lượng ôxy cho đất để rễ sinh trưởng tốt góp phần tăng • năng suất cây trồng, ta có thể áp dụng một số biện pháp sau: Làm cỏ, sục bùn, xới đất làm đất tơi xốp thoáng khí hoăc phá ̣ váng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Toán rời rạc và một số vấn đề liên quan (P1)
14 p | 265 | 89
-
SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
10 p | 195 | 28
-
TÍNH CẢM ỨNG CỦA SINH VẬT
7 p | 433 | 21
-
NITƠ VÀ PHOSPHO TRONG MÔI TRƯỜNG
5 p | 149 | 20
-
Chuyên đề: Đa dạng sinh học và môi trường - TS Dương Thanh Hà
12 p | 130 | 20
-
Chương 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật
11 p | 147 | 15
-
Ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ trong khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của thỏ New Zealand
9 p | 106 | 8
-
Bài giảng: Bài 39. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
18 p | 113 | 6
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối lên sinh trưởng và khả năng tích lũy Astaxanthin của vi tảo Haematococcus Pluvialis làm cơ sở bước đầu cho quy trình nuôi cấy 2 pha
11 p | 122 | 6
-
Đề cương chi tiết học phần: Vệ sinh an toàn thực phẩm
6 p | 82 | 6
-
Tác động của chuyển mục đích sử dụng đất đến sinh kế và môi trường trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
9 p | 20 | 4
-
Nâng cao chất lượng của các cây giống hoa cúc và hông nuôi cấy in vitro thông qua nuôi cấy thoáng khí
4 p | 32 | 3
-
Thiết kế và tổ chức hoạt động học trải nghiệm các chuyên đề học tập môn Sinh học ở trường phổ thông
6 p | 76 | 3
-
Biên soạn tài liệu chuyên đề “một số bệnh dịch và cách phòng chống” (chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học)
10 p | 26 | 3
-
Cấu trúc hóa nội dung chủ đề sinh sản của các cấp độ tổ chức sống đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học 2018
14 p | 32 | 2
-
Ứng dụng ảnh viễn thám đa thời gian và hệ chuyên gia để tự động hoá quá trình theo dõi biến động diện tích lớp thực phủ
10 p | 64 | 2
-
Ứng dụng cấp số nhân trong các bài toán thực tế
6 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn