intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề THCS: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Chia sẻ: Tài Phạm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Chuyên đề THCS: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh" trình bày soạn giảng chủ đề dạy học, các bước xây dựng chủ đề dạy học; quy trình chuẩn bị một giờ học; cấu trúc của một giáo án được xây dựng dưới dạng chủ đề...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề THCS: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh

  1. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du CHUYÊN ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM 2 TỔ TOÁN – LÝ, NĂM HỌC 2017 – 2018 ĐỔI MỚI SOẠN GIẢNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH SOẠN GIẢNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC I/ 5 bước xây dựng chủ đề dạy học 1. Xây dựng chủ đề dạy học Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chủ đề đã xây dựng. 2. Biên soạn câu hỏi/bài tập Với mỗi chủ đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề đã xây dựng. 3. Thiết kế tiến trình dạy học Tiến trình dạy học chủ đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. 4. Tổ chức dạy học và dự giờ Trên cơ sở các chủ đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên". - Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. Tổ: Toán – Lý Trang 1
  2. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du 5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học Quá trình dạy học mỗi chủ đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. II/ Quy trình chuẩn bị một giờ học Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thường được thể hiện qua việc chuẩn bị giáo án. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được những mục tiêu của bài học. Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng PPDH, thiết bị DH, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của HS trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học. 1. Các bước thiết kế một giáo án - Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng (KN) và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những KT, KN nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì). - Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những KT, KN, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học. Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong SGK, còn có thể được trình bày trong các tài liệu khác. Kinh nghiệm của các GV lâu năm cho thấy: trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong SGK để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học. Mỗi GV không chỉ có kinh nghiệm tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc mà cần có kinh nghiệm định hướng cách chọn, đọc tư liệu cho HS. GV nên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn và GV tin cậy. Việc đọc SGK, tài liệu phục vụ cho việc soạn giáo án có thể chia thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dung chính xác định những KT, KN cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vi cần đạt; đọc để tìm những thông tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch KT, KN và dụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch KT, KN. Thực ra khâu khó nhất trong đọc SGK và các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ KT, KN của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của HS và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về KT, KN. Nếu nắm vững nội dung bài học, GVsẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch KT, KN của SGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá, vận dụng các KT, KN trong bài một cách thích hợp. - Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. Tổ: Toán – Lý Trang 2
  3. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, GV không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu HS để lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ học mới, GV phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của HS. Nói cách khác, tính khả thi của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của HS, được xuất phát từ: những KT, KN mà HS đã có một cách chắc chắn, vững bền; những KT, KN mà HS chưa có hoặc có thể quên; những khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình học tập của HS. Bước này chỉ là sự dự kiến; nhưng trong thực tiễn, có nhiều giờ học do không dự kiến trước, GV đã lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của HS với những biểu hiện rất đa dạng. Do vậy, dù mất công nhưng mỗi GV nên dành thời gian để xem qua bài soạn của HS trước giờ học kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể dự kiến trước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng như phát huy tích cực vốn KT, KN đã có của HS. - Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, GV phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, KN vận dụng KT vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho HS. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, các GV vẫn quen với lối dạy học đồng loạt với những nhiệm vụ học tập không có tính phân hoá, ít chú ý tới năng lực học tập của từng đối tượng HS. Đổi mới PPDH sẽ chú trọng cải tiến thực tiễn này, phát huy thế mạnh tổng hợp của các PPDH, PTDH, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự tích cực học tập của các đối tượng HS trong giờ học. - Bước 5: Thiết kế giáo án. Đây là bước người GV thực hiện soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS. Trong thực tế, có nhiều GV khi soạn bài thường chỉ đọc SGK, sách GV và bắt tay ngay vào hoạt động thiết kế giáo án; thậm chí, có GV chỉ căn cứ vào những gợi ý của sách GV để thiết kế giáo án bỏ qua các khâu xác định mục tiêu bài học, xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ học tập của HS, nghiên cứu nội dung dạy học, lựa chọn các PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. 2. Cấu trúc của một giáo án được xây dựng dưới dạng chủ đề TÊN BÀI HỌC :…. Ngày soạn :……………. Số tiết :…… A. Nội dung bài học 1. Mô tả chủ đề Chủ đề gồm các nội dung/bài: 2. Mạch kiến thức chủ đề B. Tiến trình dạy học I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ 4. Định hướng hình thành năng lực - Năng lực chung: - Năng lực chuyên biệt: II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Tổ: Toán – Lý Trang 3
  4. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du 1. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: - Học liệu: 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu, TBDH ... - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,... 3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học) * Kiểm tra bài cũ (nếu có) A. KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1) Mục tiêu: (Nêu rõ mục tiêu cần đạt của hoạt động) (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: (3) Hình thức tổ chức hoạt động: (4) Phương tiện dạy học: (5) Sản phẩm: (Mô tả rõ sản phẩm HS cần đạt sau khi kết thúc hoạt động) Nêu nội dung của hoạt động 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Thực hiện nhiệm vụ học tập - Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện - Trao đổi thảo luận nhiệm vụ - Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện - Báo cáo kết quả, thảo luận. HS cập nhật sản nhiệm vụ của học sinh. phẩm của hoạt động học. Kết thúc hoạt động, GV kết luận kiến thức để học sinh ghi vào vở ở đây (hộp kiến thức). B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2. (Nêu tên của hoạt động) (1) Mục tiêu: (Nêu rõ mục tiêu cần đạt của hoạt động) (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: (3) Hình thức tổ chức hoạt động: (4) Phương tiện dạy học: (5) Sản phẩm: (Mô tả rõ sản phẩm HS cần đạt sau khi kết thúc hoạt động) Nêu nội dung của hoạt động 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Thực hiện nhiệm vụ học tập - Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện - Trao đổi thảo luận nhiệm vụ - Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện - Báo cáo kết quả, thảo luận. HS cập nhật sản nhiệm vụ của học sinh. phẩm của hoạt động học. Kết thúc hoạt động, GV kết luận kiến thức để học sinh ghi vào vở ở đây (hộp kiến thức). Tổ: Toán – Lý Trang 4
  5. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du C. LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG .... (Nêu tên của hoạt động) (1) Mục tiêu: (Nêu rõ mục tiêu cần đạt của hoạt động) (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: (3) Hình thức tổ chức hoạt động: (4) Phương tiện dạy học: (5) Sản phẩm: (Mô tả rõ sản phẩm HS cần đạt sau khi kết thúc hoạt động) Nêu nội dung của hoạt động …. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Thực hiện nhiệm vụ học tập - Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện - Trao đổi thảo luận nhiệm vụ - Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện - Báo cáo kết quả, thảo luận. HS cập nhật sản nhiệm vụ của học sinh. phẩm của hoạt động học. Kết thúc hoạt động, GV kết luận kiến thức để học sinh ghi vào vở ở đây (hộp kiến thức). D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG .... (Nêu tên của hoạt động) (1) Mục tiêu: (Nêu rõ mục tiêu cần đạt của hoạt động) (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: (3) Hình thức tổ chức hoạt động: (4) Phương tiện dạy học: (5) Sản phẩm: (Mô tả rõ sản phẩm HS cần đạt sau khi kết thúc hoạt động) Nêu nội dung của hoạt động …. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Thực hiện nhiệm vụ học tập - Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện - Trao đổi thảo luận nhiệm vụ - Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện - Báo cáo kết quả, thảo luận. HS cập nhật sản nhiệm vụ của học sinh. phẩm của hoạt động học. Kết thúc hoạt động, GV kết luận kiến thức để học sinh ghi vào vở ở đây (hộp kiến thức). E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ --- NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP - Các câu hỏi và bài tập đảm bảo đúng yêu cầu được xây dựng tại Bảng tham chiếu các mức yêu cầu đã được xây dựng ở trên. - Các câu hỏi phải được bố trí theo nội dung ở Bảng tham chiếu các mức yêu cầu. 1. Nội dung a: Câu hỏi 1: Câu hỏi 2: 2. Nội dung b: Câu hỏi 3: Câu hỏi 4: Tổ: Toán – Lý Trang 5
  6. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du MINH HỌA GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TOÁN 6 (Số học) Số tiết: 03 CHỦ ĐỀ: BỘI CHUNG NHỎ NHẤT Tiết CTDH: 34, 35, 36 A. Nội dung bài học: 1. Mô tả chủ đề Chủ đề gồm các nội dung: Bội chung nhỏ nhất. Cách tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố. Cách tìm bội chung thông qua bội chung nhỏ nhất. Luyện tập vận dụng. 2. Mạch kiến thức chủ đề - Tiết 1: 1. Bội chung nhỏ nhất 2.Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. - Tiết 2: 3. Cách tìm BC thông qua BCNN. 4. Luyện tập: Bài 1(a,b), Bài 2, Bài 3, Bài 4 - Tiết 3: Luyện tập: Bài 1(c,d), Bài 5, Bài 6, Bài 7, Bài 8, Bài 9, Bài 10 B. Tiến trình dạy học: I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nêu được khái niệm BCNN của hai hay nhiều số. - HS phân biệt được BC và BCNN của hai hay nhiều số. 2. Kĩ năng: - Biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố. - Phân biệt được quy tắc tìm BCNN với quy tắc tìm UCLN. - Biết tìm BC của hai hay nhiều số thông qua tìm BCNN của chúng. - Biết vận dụng tìm BC và BCNN trong các bài toán thực tế. 3. Thái độ: - Rèn tính chính xác. Có ý thức học tập bộ môn, có ý thức vận dụng kiến thức Toán học vào thực tế cuộc sống, thấy được mối quan hệ qua lại giữa Toán học và thực tiễn 4. Định hướng hình thành năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lí; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác nhóm; Năng lực truyền thông và sử dụng công nghệ thông tin; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng các phép tính; Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán; Năng lực suy luận; Năng lực tìm phương án tối ưu. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: Chuẩn bị máy tính, máy chiếu, thước. - Học liệu: SGK, SBT, Sách tham khảo. 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, bảng nhóm, bút viết bảng. 3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá: Tổ: Toán – Lý Trang 6
  7. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1. Bội chung - Phát biểu được - Giải thích được - Giải quyết được nhỏ nhất. khái niệm BCNN. một số cho trước có bài toán tìm BCNN phải là BCNN của của hai hay nhiều số hai hay nhiều số đã thông qua việc tìm cho hay không. bội của từng số. Câu hỏi/Bài Câu hỏi 1 Câu hỏi 5 Câu hỏi 3 tập Câu hỏi 2 Câu hỏi 6 Câu hỏi 3 Câu hỏi 4 2. Tìm BCNN - Phát biểu được - Tìm được BCNN - Ứng dụng việc tìm - Vận dụng bằng cách quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số. BCNN của hai hay tìm BCNN của phân tích các của hai hay nhiều - Phân biệt được quy nhiều số để tìm các hai hay nhiều số ra thừa số số. tắc tìm BCNN và số thỏa mãn điều số vào bài toán nguyên tố. quy tắc tìm UCLN kiện cho trước. thực tế. của hai hay nhiều số. Câu hỏi/Bài Câu hỏi 8 Câu hỏi 7 Bài 5 Bài 6 tập Câu hỏi 9 Bài 1 Bài 2 Bài 9 3. Cách tìm - Chỉ ra được mối - Hiểu được BC - Tìm được BC - Giải quyết BC thông qua liên hệ giữa BC và thông qua BCNN. thông qua BCNN. các bài toán BCNN. BCNN. thực tiễn liên quan tới việc tìm BC thông qua BCNN. Câu hỏi/Bài Câu hỏi 11 Câu hỏi 10 Bài 7 Bài 8 tập Bài 3 Bài 10 Bài 4 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học): A. KHỞI ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ (1) Mục tiêu: Ôn lại cách tìm bội, bội chung (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thực hiện trên bảng (3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân (4) Phương tiện dạy học: Phấn, bảng lớp học (5) Sản phẩm: HS tìm được bội , bội chung Nêu nội dung của hoạt động 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tìm B(4); B(6); BC(4, 6) B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32;...} B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30;...} Vậy BC(4, 6) = {0; 12; 24;...} HOẠT ĐỘNG 2: Tình huống xuất phát (mở đầu) (1) Mục tiêu: Ôn lại cách tìm bội, bội chung, rồi chuyển sang tìm bội chung nhỏ nhất của hai hay Tổ: Toán – Lý Trang 7
  8. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du nhiều số. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, vấn đáp (3) Hình thức tổ chức hoạt động: tập thể (4) Phương tiện dạy học: SGK, bảng phụ, máy chiếu (5) Sản phẩm: HS biết được BCNN Nêu nội dung của hoạt động 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32;...} HS quan sát và nghe GV giới thiệu B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30;...} Vậy BC(4, 6) = {0; 12; 24;...} Em hãy cho biết số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp Số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội các bội chung của 4 và 6 là số nào? chung của 4 và 6 là 12 Ta nói 12 là bội chung nhỏ nhất. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP: HOẠT ĐỘNG 3: Bội chung nhỏ nhất (1) Mục tiêu: HS nắm được định nghĩa BCNN, kí hiệu BCNN. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, hoạt động nhóm (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, bảng nhóm, thước, phấn, bút viết (5) Sản phẩm: HS biết được BCNN và cách kí hiệu, mối liên hệ giữa BC và BCNN Nêu nội dung của hoạt động 3 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bội chung nhỏ nhất: GV: Từ câu b ở phần kiểm tra bài cũ, giới thiệu: 12 là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội HS: Nghe GV giới thiệu chung của 4 và 6. Ta nói 12 là bội chung nhỏ nhất. GV: Giới thiệu về BCNN của hai hay nhiều số. GV: Vậy bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số như thế nào? GV: Nêu kí hiệu. HS: Đọc phần đóng khung SGK trang 57 GV: Gọi HS đọc phần đóng khung SGK trang 57 GV: Em có nhận xét gì về các bội chung của 4 và HS: Nhận xét về các bội chung của 4 và 6 với 6 với BCNN(4,6)? BCNN(4,6) GV: Cho HS đọc nhận xét SGK GV: Mọi số tự nhiên đều là bội của của 1. GV: Nêu chú ý về trường hợp tìm BCNN của nhiều số mà có một số bằng 1. VD: BCNN(5,1) = 5 BCNN(4,6,1) = BCNN(4;6) GV: Để tìm BCNN của hai hay nhiều số ta tìm tập hợp các BC của hai hay nhiều số. Số nhỏ nhất khác 0 chính là BCNN. Vậy còn cách nào tìm BCNN mà không cần liệt kê như vậy? và cách tìm BCNN có gì khác với cách tìm ƯCLN? Tổ: Toán – Lý Trang 8
  9. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du Nội dung ghi bảng: Bội chung nhỏ nhất a) Ví dụ: Tìm BC(4,6). B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36... } B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36...} BC (4,6) = {0; 12; 24; 36...} Số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(4,6)là 12. Ta nói 12 là bội chung nhỏ nhất của 4 và 6. - Kí hiệu: BCNN(4,6) = 12 b) Khái niệm: (SGK) - Nhận xét: Tất cả các BC(4,6) đều là bội của BCNN(4,6). - Chú ý: (SGK) BCNN(a;1) = a BCNN(a;b;1) = BCNN(a;b) HOẠT ĐỘNG 4: Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố (1) Mục tiêu: HS nắm được cách tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, hoạt động nhóm (4) Phương tiện dạy học: SGK, sách tham khảo,máy chiếu, bảng nhóm, thước, phấn, bút viết (5) Sản phẩm: HS biết được cách tìm BCNN bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố Nêu nội dung của hoạt động 4 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2. Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố (19’) GV: Đưa ra ví dụ. Tìm Tìm BCNN(8,18,30) HS: Nêu Ví dụ 2: (SGK) Tìm BCNN(8,18,30) GV: Trước hết hãy phân tích các số 8, 18, 30 ra HS: Thảo luận nhóm và trả lời. thứa số nguyên tố? + Bước 1: Phân tích các số 8; 18; 30 ra TSNT 8 = 23 18 = 2. 32 30 = 2. 3. 5 GV: Hãy chọn các thừa số nguyên tố chung và + Bước 2: Chọn ra các TSNT chung và riêng riêng? là 2; 3; 5 GV: Hãy lập tích các thừa số nguyên tố vừa chọn, + Bước 3: BCNN(8; 18; 30) mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất = 23 . 32 . 5 = 360 GV: Giới thiệu tích đó là BCNN phải tìm GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: - Rút ra quy tắc tìm BCNN HS: Phát biểu qui tắc SGK - So sánh điểm giống và khác với tìm ƯCLN HS: So sánh điểm giống và khác giữa BCNN và ƯCLN GV: Cho HS đọc đề bài ?1 HS: Làm bài ?1 GV: Bài toán yêu cầu gì? HS lên bảng trình bày GV: Để tìm BCNN của hai hay nhiều số ta tiến HS nhận xét cách trình bày của bạn hành mấy bước? Đó là những bước nào? Tổ: Toán – Lý Trang 9
  10. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho HS HS nêu chú ý: SGK GV: Cho HS nêu chú ý . GV: Trong các số (12,16,48) thì 48 là gì của 12 và 16? Nội dung ghi bảng: Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố a) Ví dụ: Tìm BCNN(42;70;180). 42 = 2.3.7 70 = 2.5.7 180 = 22.32.5 BCNN(42,70,180) = 22.32.5.7 = 1260 b) Bài ?1 Tìm BCNN(8;12) 8 = 23 12 = 22.3 BCNN(5;7;8) = 23.3 = 24 ?1 Tìm BCNN(8; 12) 5 = 5; 7 = 7; 8 = 23 BCNN(5,7,8) = 23.5.7 = 280 ?1 Tìm BCNN(12;16;48) 12 = 22.3 16 = 24 48 = 24.3 BCNN(12,16,48) = 24.3 = 48 Cách khác: 48 12; 48 16 BCNN(12,16,48) = 48 Chú ý: (SGK) HOẠT ĐỘNG 5: Cách tìm bội chung thông qua tìm bội chung nhỏ nhất (1) Mục tiêu: HS biết cách tìm bội chung thông qua bội chưng nhỏ nhất. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, hoạt động nhóm (4) Phương tiện dạy học: SGK, sách tham khảo, máy chiếu, bảng nhóm, thước, phấn, bút viết (5) Sản phẩm: HS biết cách tìm bội chung thông qua bội chưng nhỏ nhất Nêu nội dung của hoạt động 5 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3. Cách tìm bội chung thông qua tìm BCNN GV: Có cách nào tìm bội chung của 4 và 6 mà không cần liệt kê các bội của mỗi số không? GV: Cho HS nhắc lại nhận xét ở mục 1 SGK HS: Nhắc lại nhận xét ở mục 1 SGK GV: Ta có thể tìm BC thông qua BCNN như thế nào? BC = B(BCNN) GV: Nhấn mạnh cách tìm BC thông qua BCNN. GV: Cho ví dụ như SGK Cho A ={x  N/x 8; x 18; x 30 và x
  11. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử. HS: Lên bảng thực hiện cách tìm. GV: Cho HS lên bảng trình bày. Vì: x 8 ; x 18 và x 30 GV: Cho HS nhận xét . Nên: x  BC(8; 18; 30) GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho HS HS: Thực hiện yêu cầu của GV GV: Cho HS nêu cách tìm. HS: Nêu cách tìm BC thông qua BCNN. Nội dung ghi bảng: Cách tìm bội chung thông qua tìm BCNN a) Ví dụ: Cho A ={x  N/x 8; x 18; x 30 và x
  12. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du GV: Cho HS lên bảng làm HS: 4 HS lên bảng thực hiện Bài 1: a) Ta có: 16 =24 ; 50 = 2. 52 BCNN(16, 25) = 24.52 = 400 b) Ta có: 60 = 22.3.5; 90 = 2.32.5 BCNN(60, 90) = 22.32. 5= 180 c) Ta có: 20 = 22. 5; 28 = 22.7; 40 = 23.5 BCNN(20, 28, 40) =23.5.7= 280 d) BCNN(13, 15) =1 Bài 2: Tính nhẩm BCNN của các số bằng cách nhân Bài 2: số lớn nhất lần lượt với 1, 2, 3, ...cho đến khi được kết quả là một số chia hết cho các số còn lại HS: Đọc đề bài và cả lớp thực hiện a) 30 và 150 HS: 3 HS lên bảng thực hiện b) 40, 28, 140 HS: Nhận xét c) 100, 120, 200 Bài 2: a) Ta có: 150.1= 150 150 30 BCNN(30;150) = 150 b) Ta có: 140.2 = 280 280 40 ; 280 28 BCNN(40,28,140) = 280 c) Ta có: 200.3= 600 600 100; 600 120; 600 200 BCNN(100;120;200)= 600 Bài 3: Bài 3: Tìm BCNN(24,15) rồi tìm BC(24,15) HS: Nêu cách tìm BC thông qua tìm GV: Nêu cách tìm BC thông qua tìm BCNN? BCNN? - Cho học sinh thảo luận nhóm. HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm lên - Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày. bảng trình bày. Bài 3: HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. Ta có: 24 = 23. 3 ; 15 = 3.5 BCNN(24,15) = 23.3.5 = 120 BC(30,45) = {0; 120; 240; 360; 480; …} Bài 4: Tìm các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 Bài 4: Bài 4: HS: Đọc đề bài Ta có: 30 = 2.3.5; 45=32.5 HS: Thực hiện yêu cầu của GV BCNN(30, 45) = 2.32.5= 90 BC(30, 45) = {0;90; 180;270; 360; 450; 540;...} Các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 là: 0;90; 180;270; 360; 450 Tổ: Toán – Lý Trang 12
  13. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du HOẠT ĐỘNG 7: Luyện tập bội chung nhỏ nhất và bội chung (1) Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết, giải bài tập (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, hoạt động nhóm (4) Phương tiện dạy học: SGK, sách tham khảo,máy chiếu, bảng nhóm, thước, phấn, bút viết (5) Sản phẩm: HS biết suy luận và trình bày bài tập đưa về tìm BCNN và BC Nêu nội dung của hoạt động 7 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Dạng 2: Bài toán đưa về việc tìm BCNN của hai hay nhiều số. * Phương pháp giải: Phân tích đề bài, suy luận để đưa về việc tìm BCNN của một nhóm số. Bài 5: Tìm số tự nhiên x nhỏ nhất khác 0. Biết x 24; Bài 5: x 30; x 20 HS: Đọc và phân tích đề GV: x 24; x 30; x 20 thì x có quan hệ gì với 24, 30, 20? HS: x  BC(24,30,20) GV: x có điều kiện gì nữa? HS: x nhỏ nhất khác 0 GV: x  BC(24,30,20) mà x nhỏ nhất khác 0. Vậy x HS: x = BCNN(24,30,20) cần tìm là gì? HS: Học sinh hoạt động nhóm. Bài 5: Vì x 24; x 30; x 20 Nên x  BC(24, 30, 20), mà x nhỏ nhất khác 0 Suy ra x = BCNN(24, 30, 20) 24= 23.3 ; 30 = 2.3.5; 20 = 22.5 BCNN(24, 30, 20) = 23.3.5 = 120 Vậy x = 120 Bài 6: Hai bạn Tùng và Hải thường đến thư viện đọc Bài 6: sách. Tùng cứ 8 ngày đến thư viện một lần. Hải 10 ngày đến thư viện một lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày nữa kể từ lần đầu cho đến khi hai bạn cùng đến thư viện lần hai ? GV: Cho HS đọc đề bài HS: Đọc và thảo luận nhóm phân tích đề GV: Bài toán yêu cầu gì? bài. GV: Gọi số ngày ít nhất kể từ lần đầu cho đến khi hai bạn cùng đến thư viện lần hai là x. GV: Tùng cứ 8 ngày đến thư viện một lần. Hải 10 HS: x 8 ; x 10 và x là ít nhất ngày đến thư viện một lần. vậy x có quan hệ gì với 8 Hay x = BCNN(8,10) và 10? GV: Đến đây bài toán trở về bài toán quen thuộc nào? GV: Cho HS lên bảng trình bày nhận xét và bổ sung HS: Ta tìm BCNN(8,10) thêm HS: Trình bày nhận xét và bổ sung thêm Bài 6: Gọi số ngày ít nhất kể từ lần đầu cho đến khi hai Tổ: Toán – Lý Trang 13
  14. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du bạn cùng đến thư viện lần hai là x. Theo đề bài: x 8 ; x 10 và x là ít nhất Hay x = BCNN(8,10) 8 = 23 ; 10 =2.5 BCNN(8,10) = 23.5 = 40 Nên x = 40 Vây: sau ít nhất 40 ngày thì hai bạn lại cùng đến thư viện. Dạng 3: Bài toán đưa về việc tìm BC của hai hay nhiều số thỏa mãn điều kiện cho trước. * Phương pháp giải: - Phân tích đề bài, suy luận để đưa về việc tìm BC của hai hay nhiều số cho trước. - Tìm BCNN của các số đó. - Tìm các bội của BCNN này. - Chọn trong số đó các bội thỏa mãn điều kiện đã cho. Bài 7: Tìm số tự nhiên x, biết: Bài 7: x 12; x 21; x 28 và 150  x  300 GV: Yêu cầu học sinh đọc, phân tích đề và hoạt động HS: Đọc và phân tích đề nhóm. HS: Học sinh hoạt động nhóm GV: x 12; x 21; x 28. Vậy x có quan hệ gì với 12; HS: x  BC(12,21,28) 21 và 28? GV: Đến đây ta đã chuyển về bài toán quen thuộc gì? HS: Tìm BCNN(12,21,28) GV: Theo đề bài x có điều kiện gì nữa? BC(12,21,28) = B(BCNN(12,21,28)) GV: Cho lớp nhận đánh giá HS: 150  x  300 Bài 7: Vì: x 12; x 21 và x 28 Nên: x  BC(12; 21; 28) Ta có: 12 = 22.3; 21 = 3.7; 28 = 22.7 BCNN(12; 21; 28) = 22.3.7 = 84. BC(12; 21; 28) = {0; 84; 168; 252; 336;…} Vì: 150  x  300 Vậy: x  {168; 252} Bài 8: Một số quyển sách khi xếp thành từng chồng: Bài 8: 12 quyển, 15 quyển, 18 quyển đều vừa đủ chồng. Tình số quyển sách? Biết số sách trong khoảng từ 200 đến 500 quyển. GV: Yêu cầu HS đọc, phân tích đề bài và hoạt động nhóm HS: Đọc và phân tích đề Bài 8: HS: Học sinh hoạt động nhóm Gọi số quyển sách cần tính là x và 200  x  500 HS: Đại diện nhóm lên trình bày. Theo đề bài: x 12 ; x 15 ; x 18 Nên x  BC(12,15,18) Ta có: 12 = 22.3 ; 15 =3.5 ; 18 = 2.32 BCNN(12,15,18)= 22.32.5 = 180 Tổ: Toán – Lý Trang 14
  15. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du BC(12,15,18) ={0; 180; 360; 540; ...} Vì: 200  x  500, nên x = 360 Vây: số quyển sách cần tính là 360 quyển. C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG: HOẠT ĐỘNG 8: Củng cố và vận dụng (1) Mục tiêu: HS viết vận dụng kiến thức đã học, để tìm nhanh ô chữ. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, hoạt động nhóm (4) Phương tiện dạy học: SGK, sách tham khảo,máy chiếu, bảng nhóm, thước, phấn, bút viết (5) Sản phẩm: HS giải được ô chữ. Nêu nội dung của hoạt động 8 Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Nếu x a ; x b thì BCNN(a, b, x) = x HS: Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV GV: Nếu a và b là hai số nguyên tố cùng nhau thì BCNN(a,b) = a.b GV: Nếu a và b không là hai số nguyên tố cùng nhau thì ta thực hiện theo “ba bước” để tìm BCNN(a,b) GV: Tìm BC(a,b) ta tìm Bội của BCNN(a,b) Cần phân biệt BC và BCNN Cần phân biệt cách tìm ƯCLN và BCNN Bài 9: Trò chơi ô chữ Bài 9: Hãy tìm các số sau mỗi chữ cái rồi điền chữ cái HS: Thực hiện giải bài tập trò chơi ô chữ tương ứng với số tìm được vào ô chữ bên dưới: G ƯCLN(3,9,18) = 3 Ê ƯCLN(7,9) = 1 U ƯCLN(12,18) = 6 N G U Y Ễ N D U N BCNN(3,9,18) = 18 18 3 6 63 1 18 36 6 Y BCNN(7,9) = 63 D BCNN(12,18) = 36 GV: Giới thiệu hình ảnh và sơ lược về tiểu sử của đại HS: Nghe tiểu sử đại thi hào Nguyễn Du thi hào NGUYỄN DU. D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: - Ôn các kiến thức: Bội chung nhỏ nhất. Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. Cách tìm BC thông qua BCNN. - Xem lại bài tập đã giải. - Làm các bài tập 158, 159, 160, 161, 162 trang 63 SGK. - Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập chương I trang 61 SGK và các bảng 1, 2, 3 trang 62 SGK. Bài 10: Học sinh lớp 6C khi phân nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 đều vừa đủ. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng từ 35 đến 45. Tính số học sinh lớp 6C. Hướng dẫn: Gọi số học sinh của lớp 6C là a Theo đề bài: 35  a  45; a 2; a 3; a 4 Nên: a  BC (2; 3; 4) BCNN (2; 3; 4) = 12 BC(2; 3; 4) = {0; 12; 24; 36; 48;…} Tổ: Toán – Lý Trang 15
  16. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du Vì: 35  a  45 Nên: a = 36 Vậy: Số học sinh của lớp 6C là 36 em. E. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP: 1/ Câu hỏi/Bài tập hoạt động: Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Tìm B(4); B(6); BC(4, 6) Câu hỏi 2: Em hãy cho biết số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của 4 và 6 là số nào? 2/ Câu hỏi/Bài tập hoạt động: Bội chung nhỏ nhất Câu hỏi 3: Em hãy cho biết số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của 4 và 6 là số nào? Câu hỏi 4: Nêu khái niệm BCNN Câu hỏi 5: Nêu chú ý về trường hợp tìm BCNN của nhiều số mà có một số bằng 1. Câu hỏi 6: Ví dụ: BCNN(5,1) = 5 BCNN(4,6,1) = BCNN(4;6) 3/ Câu hỏi/Bài tập hoạt động: Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố Câu hỏi 7: Ví dụ: Tìm BCNN(42;70;180) Câu hỏi 8: Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố Câu hỏi 9: Câu hỏi?1 (SGK) 4/ Câu hỏi/Bài tập hoạt động: Cách tìm bội chung thông qua tìm bội chung nhỏ nhất Câu hỏi 10: Ví dụ: Cho A ={x  N/x 8; x 18; x 30 và x
  17. Phòng GD&ĐT An Khê Trường THCS Nguyễn Du U ƯCLN(12,18) = 6 N BCNN(3,9,18) = 18 Y BCNN(7,9) = 63 D BCNN(12,18) = 36 18 3 6 63 1 18 36 6 Bài 10: Học sinh lớp 6C khi phân nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 đều vừa đủ. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng từ 35 đến 45. Tính số học sinh lớp 6C. ----------Hết---------- Tổ: Toán – Lý Trang 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0