
Chuyển đổi số phục vụ khai thác giá trị các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Nông
lượt xem 1
download

Bài viết nêu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Đắk Nông, qua đó đưa ra một số giải pháp chuyển đối số phục vụ khai thác giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyển đổi số phục vụ khai thác giá trị các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Nông
- Chuyển đổi số phục vụ khai thác giá trị các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Nông Nguyễn Thị Minh Ngọc Tóm tắt Là vùng đất nằm trên cao nguyên phía Tây Nam của Tây Nguyên, Đắk Nông là nơi sinh sống của 40 dân tộc với sự hội tụ và giao thoa nhiều nền văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, tạo ra nhiều loại hình văn hóa truyền thống có giá trị. Đặc biệt, các di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH) là một trong những tài nguyên du lịch văn hóa nổi bật của Đắk Nông và có thể khai thác tạo sản phẩm du lịch nhờ vào sức hút đối với khách du lịch. Nhận thức được chuyển đổi số trong hoạt động du lịch là hướng đi tất yếu, thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong các hoạt động du lịch nhằm đem lại trải nghiệm mới, tạo sức hút đối với du khách và các doanh nghiệp du lịch, nhà đầu tư. Bài viết nêu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Đắk Nông, qua đó đưa ra một số giải pháp chuyển đối số phục vụ khai thác giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ khóa: chuyển đổi số, di tích lịch sử - văn hóa, du lịch Đắk Nông 1. Đặt vấn đề Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Ở lĩnh vực văn hóa, di sản, việc số hóa và từng bước chuyển đổi số được xem là một bước tiến quan trọng để vừa làm tốt công tác bảo tồn di sản, vừa đem lại những thay đổi tích cực trong việc khai thác, quảng bá văn hóa, di sản. Đây chính là cầu nối đưa các di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa đến gần hơn với cộng đồng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số di sản, tỉnh Đắk Nông – địa phương sở hữu di sản bước đầu có những nỗ lực trong tiếp cận các thành quả công nghệ mới để tạo ra giá trị gia tăng cho di sản, tiêu biểu như Đắk Nông đã duy trì, vận hành hiệu quả trang "Du lịch Đắk Nông" trên website, Facebook, thường xuyên cập nhật, đăng tải những thông tin, địa điểm tham quan, góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Đắk Nông đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Đây là phương thức tiếp cận công chúng thông qua việc số hóa, ứng dụng công nghệ, sáng tạo các hình thức trải nghiệm… Những thành tựu bước đầu này đang tạo cơ sở cho việc chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa. Tuy vậy, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, di sản tại tỉnh Đắk Nông còn nhiều khó khăn như xây dựng kho dữ liệu chưa thường xuyên, liên tục và bền vững; chưa liên kết dữ liệu để cùng khai thác đáp ứng được nhu cầu phát triển. Nguyên nhân của vấn đề trên là do nguồn nhân lực còn mỏng, chưa đáp ứng yêu cầu. Nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa còn mỏng, yếu và thiếu; năng lực chuyên môn của đội ngũ làm công tác quản lý, hướng dẫn, thuyết minh tại di tích còn hạn chế (chưa được đào tạo chuyên sâu). Ngoài ra, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân liên quan chưa chặt chẽ, thiếu quy chế liên kết triển khai hiệu quả. Sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ, phát huy di sản văn hóa chưa cao. Những điều này đã gây khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn. Vì vậy, việc ứng dụng chuyển đổi số sẽ là cầu nối đưa các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đến gần với công chúng, đóng 560
- góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, trở thành sản phẩm của du lịch, tạo đà phát triển kinh tế số tại địa phương. 2. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Nông Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp Bình Phước, phía Tây giáp Campuchia với khoảng 130 km đường biên giới. Tỉnh là địa bàn cư trú của hơn 40 nhóm dân tộc, chủ yếu là người Kinh và các cộng đồng dân cư M’Nông, Tày, Thái, Êđê, Nùng, Mạ, Khmer, Mường, Dao... với tôn giáo, tín ngưỡng vô cùng phong phú. Đắk Nông nằm trong Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2005. Bên cạnh các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, các di tích lịch sử văn hóa cũng là một trong những điểm nổi bật của Đắk Nông. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có 13 di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng, gồm 09 di tích lịch sử cấp quốc gia và 04 di tích lịch sử cấp tỉnh. Trong hệ thống di tích lịch sử, văn hóa của Đắk Nông, có thể kể đến một số DTLSVH có giá trị lịch sử - văn hóa nổi bật và được công nhận như sau: - Di tích lịch sử Căn cứ kháng chiến B4 - liên tỉnh IV giai đoạn 1959 - 1975 tại xã Nâm Nung, huyện Krông Nô và xã Quảng Sơn, huyện Đắk Nông (Quyết định số 10/2005/QĐ- BVHTT ngày 17/3/2005) - Di tích lịch sử địa điểm Ngục Đắk Mil tại xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil (Quyết định số 11/2005/QĐ-BVHTT ngày 17/3/2005) - Di tích lịch sử Các địa điểm về Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào M’nông do N’Trang Lơng lãnh đạo (địa điểm đồn Buméra và Bon Bu Nor) tại xã Đắk R’Tih và xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức (Quyết định số 04/2007/QĐ-BVHTTDL ngày 27/8/2007) - Di tích lịch sử Điểm lưu niệm N’Trang Gưh tại xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô (Quyết định số 2366/QĐ-BVHTTDL ngày 2/8/2011) - Di tích lịch sử Các điểm bắt liên lạc khai thông Đường Hồ Chí Minh đoạn Nam Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ tại xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa và xã Nam Bình, huyện Đắk Song(Quyết định số 2367/QĐ-BVHTTDL ngày 2/8/2011 và Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013) - Di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng Đồi 722 – Đắk Sắk tại xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil (Quyết định số 4063/QĐ-BVHTTDL ngày 24/10/2012) - Di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng Chiến dịch tây Quảng Đức tháng 11/1973 đến tháng 4/1974 tại thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’Lấp (Quyết định số 39/QĐ-BVHTTDL ngày 7/1/2020)35 Đây đều là những “địa chỉ đỏ” mang giá trị lịch sử - văn hóa cao, góp phần khai thông hành lang chiến lược Bắc - Nam và phát triển cơ sở cách mạng tại khu vực phía Nam của Tây Nguyên, là dấu tích minh chứng cho tư tưởng, quá trình lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc thiểu số và là “bằng chứng” của cho sự thất bại của quân xâm lược tại Đắk Nông, 35 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông (2013), Di tích lịch sử - văn hóa, truy cập tại http://skhcn.daknong.gov.vn/ 561
- thể hiện được tinh thần yêu nước, đoàn kết và ý chí kiên cường của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong công cuộc giải phóng khỏi sự xâm lược và áp bức, bóc lột, qua đó khẳng định tình đoàn kết của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mỗi di tích mang một ý nghĩa riêng, gắn với một thời kỳ, sự kiện lịch sử; là minh chứng cho các phong trào cách mạng của Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; là kho tư liệu quý cần bảo tồn, phát huy giá trị vào thực tiễn cuộc sống. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động “về nguồn”, tuyên truyền di sản văn hóa trong các trường học, tổ chức học tập ngoại khóa tại di tích lịch sử; tổ chức các chương trình du lịch nhằm giới thiệu các di tích với du khách tham quan. Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Nông tập trung nâng cao chất lượng các chương trình du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa quan trọng trên địa bàn tỉnh; kết nối các điểm di tích, điểm tham quan để xây dựng các tour, tuyến du lịch mới; đồng thời mời gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cùng liên kết hợp tác, hình thành các địa chỉ du lịch hấp dẫn gắn với di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh…Việc ứng dụng di động (APP) du lịch thông minh dựa trên nền tảng Cổng thông tin điện tử; cơ sở dữ liệu số ngành du lịch Đắk Nông, bao gồm thông tin về các địa điểm du lịch văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, du lịch cộng đồng, cơ sở dữ liệu hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành quốc tế, cơ sở lưu trú du lịch và số hóa một số địa điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Đắk Nông trên nền tảng kỹ thuật công nghệ số 4.0: 3D không ảnh, 3D kiến trúc cảnh quan, thực tế ảo VR 360, thuyết minh tự động…đã tạo được sức thu hút đối với du khách. Có thể thấy rằng, các DTLSVH trên địa bàn tỉnh đều có giá trị lịch sử - văn hóa cao được bảo tồn song song với khai thác để phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt đã trở thành những điểm đến thu hút khách du lịch nhằm tạo ra nguồn thu, công ăn việc làm, góp phần quảng bá các giá trị của di tích lịch sử văn hóa. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, 7 tháng đầu năm 2023, khách du lịch đến Đắk Nông ước đạt trên 455.000 lượt, tăng 59,6% so với cùng kỳ năm 2022 trong đó, khách quốc tế đến Đắk Nông ước đạt 2.700 lượt, tăng 295,7% so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động du lịch từ đầu năm đến nay của Đắk Nông ước đạt 89,9 tỷ đồng, tăng 178,3% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng ấn tượng nhất trong nhiều năm qua đối với du lịch Đắk Nông36 Song trên thực tế, phần lớn các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh vẫn chưa phát huy được hết giá trị. Do còn nhiều hạn chế trong quá trình đầu tư thiếu đồng bộ, công tác quản lý và vận hành còn bất cập, các DTLSVH tại Đắk Nông chưa phát huy được giá trị, ý nghĩa và tiềm năng khai thác. Hiện nay, các DTLSVH có những điểm di tích đã hoàn toàn trở nên hoang hoá chỉ còn lại “dấu tích”. Điển hình như Dự án Di tích lịch sử cấp Quốc gia Căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV tại huyện Krông Nô được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa hoàn thành năm 2019. Tại thời điểm Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông bàn giao về cho huyện Krông Nô quản lý năm 2020, toàn bộ DTLSVH này đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể vận hành, phần lớn các hạng mục đã hư hỏng không thể đưa vào sử dụng và cho đến nay, hầu hết các hạng mục của DTLSVH này hư hỏng hoàn toàn. Di tích lịch sử Quốc gia Ngục Đắk Mil, huyện Đắk Mil được tôn tạo, phục dựng bằng nguồn vốn Trung ương và địa phương Dự án được khởi công năm 2006 và hoàn thành đưa vào 36 Viên Hữu (2023), Khách du lịch đến Đắk Nông tăng mạnh, truy cập tại https://baodaknong.vn/khach- du-lich-den-dak-nong-tang-manh-156993.html 562
- sử dụng năm 2011. Đến năm 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Nông bàn giao về cho huyện Đắk Mil quản lý và vận hành trong tình trạng nhiều hạng mục công trình đã bị xuống cấp, hư hỏng, đất vùi lấp đường bê tông, bị người dân xâm lấn đất dẫn đến việc quản lý, vận hành sau khi nhận bàn giao chỉ mang tính bảo vệ, duy trì hiện trạng, chống xuống cấp nhanh, không phát huy tốt được giá trị, ý nghĩa của di tích.Di tích lịch sử một số địa điểm trong phong trào chống Pháp của đồng bào M’Nông do N’Trang Lơng lãnh đạo được Chính phủ quyết định xếp hạng cấp Quốc gia vào năm 2007. Di tích có hai địa điểm là đồn Bu Méra thuộc địa phận thôn 8, xã Đắk Buk So và Bon Bu Nor thuộc Bon Bu Nor, xã Đắk R’Tih, huyện Tuy Đức. Đến nay, điểm Bon Bu Nor chưa được tôn tạo, điểm còn lại là đồn Bu Méra đã được tôn tạo, phục dựng giai đoạn đầu gồm các hạng mục. Mặc dù các di tích lịch sử văn hóa là một trong những tài nguyên du lịch văn hóa nổi bật của tỉnh Đắk Nông, nhưng tình hình khai thác giá trị văn hóa chưa tương xứng với tiềm năng do chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức của các ban ngành và chính quyền địa phương. Chính vì vậy, việc chuyển đổi số trong hoạt động du lịch là hướng đi tất yếu, qua đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ khai thác giá trị các di tích lịch sử văn hóa nhằm đem lại trải nghiệm mới, tạo sức hút đối với khách du lịch là việc làm cần thiết. 3. Chương trình số hóa di sản văn hóa giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình số hóa di sản văn hóa giai đoạn 2022 – 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đối tượng số hóa, gồm: Di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, bảo tàng và di sản tư liệu của các dân tộc Việt Nam trên địa bàn tỉnh bao gồm: Hồ sơ, tư liệu bảo vật quốc gia (nếu có), hiện vật bảo tàng và di tích. Hồ sơ, tư liệu di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, di tích trong Danh mục kiểm kê; di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (nếu có). Hồ sơ, tư liệu di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Danh mục kiểm kê; thực hành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và di sản phi vật thể, di sản tư liệu được UNESCO ghi danh (nếu có). Mục tiêu của Kế hoạch nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh về di sản văn hóa đồng bộ với quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững: bảo đảm tích hợp vào khung kiến trúc Chính phủ điện tử, khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh và Hệ tri thức Việt số hóa. Đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa, đảm bảo đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi; 100% các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu được UNESCO ghi danh (nếu có) được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số; 100% di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số; 100% các di vật,bảo vật quốc gia (nếu có), các di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số; 100% người làm công tác chuyên môn trong ngành di sản văn hóa được đào tạo, đào tạo lại, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số. Các nhiệm vụ và giải pháp, gồm: Đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định pháp luật; Xây dựng, tạo lập dữ liệu số về di sản văn hóa; Quản lý, vận hành và khai thác kho 563
- cơ sở dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn kinh phí thực hiện, gồm: Ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) theo quy định của Luật Ngân sách, trong đó ngân sách Trung ương để thực hiện Kế hoạch được bố trí theo 02 giai đoạn: Giai đoạn 2022 - 2025 thực hiện theo Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021- 2025”. Giai đoạn 2026 - 2030: Bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định, bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối ngân sách; Nguồn vốn ngân sách địa phương đảm bảo thực hiện Chương trình do địa phương triển khai thực hiện theo phân cấp; Nguồn đầu tư, tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện kế hoạch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, xây dựng và triển khai Kế hoạch số hóa, cập nhật dữ liệu về di sản văn hóa hàng năm theo kế hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật chung do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, hướng dẫn. 4. Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ khai thác giá trị di tích lịch sử văn hóa Hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được triển khai gồm hai hệ thống: Cổng thông tin du lịch Đắk Nông và ứng dụng Viettel du lịch thông minh. Hệ thống du lịch thông minh tỉnh Đắk Nông giúp du khách có được thông tin đầy đủ, sinh động về các điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh; tham quan, tương tác thực tế ảo 3D; hỗ trợ du khách tìm hiểu, xây dựng chương trình tham quan, thanh toán dịch vụ du lịch trực tuyến theo nhu cầu cá nhân; nhắn tin tự động đến số điện thoại của du khách khi đến công tác, tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông...Với hệ sinh thái trên đã tạo giải pháp cung cấp các tính năng tương hỗ đầy đủ cho cả chính quyền, doanh nghiệp và du khách. Ứng dụng chuyển đổi số phục vụ khai thác giá trị di tích lịch sử văn hóa là cần thiết và tất yếu, tuy nhiên việc triển khai phải từng bước, xây dựng lộ trình, giải pháp cụ thể để thực hiện hiệu quả, tỉnh Đắk Nông cần quan tâm một số lĩnh vực: - Hoàn thiện cơ chế, chính sách : Xây dựng danh sách ưu tiên các di tích lịch sử văn hóa cần số hóa; cập nhật thường xuyên danh sách này để đảm bảo hiệu quả về đầu tư và đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội trong giai đoạn chuyển đổi số; Thu hút doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư phát triển và khai thác hệ sinh thái số về di tích lịch sử văn hóa; khuyến khích việc tài trợ và đóng góp, ủng hộ vật chất cũng như các điều kiện khác thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực di tích lịch sử văn hóa. - Tạo lập dữ liệu số về di tích lịch sử - văn hóa: Xây dựng cơ sở dữ liệu số về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh; Trang bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị thực hiện số hóa di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm sự tương đồng về hạ tầng kỹ thuật trong toàn hệ thống; Rà soát, thu thập, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ tư liệu về các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đã được xếp hạng, ghi danh và công nhận theo quy định để xây dựng danh sách ưu tiên các hạng mục cần số hóa. 564
- - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Cử cán bộ quản lý và người làm công tác di tích lịch sử văn hóa tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng về chuyển đổi số; Trao đổi kinh nghiệm triển khai và khai thác hiệu quả giải pháp số hoá, VR, 3D Mapping ...tại các di tích lịch sử văn hóa. - Thực hiện số hóa tại các di tích lịch sử - văn hóa: Gắn mã QR code tại các điểm di tích lịch sử văn hóa để người dân và du khách tra cứu thông tin, giới thiệu, quảng bá về du lịch Đắk Nông đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử theo hướng số hóa hiện đại; Nghiên cứu, tổng hợp, sưu tầm, xây dựng và số hóa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ 4.0, bao gồm: ấn phấm số (sách công nghệ), sách 3D sẽ phản ánh trực quan, sinh động và hấp dẫn các nội dung, giá trị kiến trúc nghệ thuật và lịch sử văn hóa của các di tích. 5. Kết luận Ứng dụng chuyển đổi số là cầu nối đưa di sản văn hóa đến gần hơn với công chúng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tạo đà phát triển kinh tế số tại địa phương. Chính vì vậy, việc thực hiện chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tại các di tích lịch sử văn hóa là một xu thế tất yếu. Trong sự đa dạng văn hóa các dân tộc, tỉnh Đắk Nông cần xác định rõ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển kinh tế- xã hội là trách nhiệm chung của cả cơ quan quản lý lẫn địa phương, cộng đồng. Thúc đẩy nhanh lộ trình số hóa du lịch trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá bằng công nghệ, tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách du lịch tại điểm đến, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để Đắk Nông là điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn Đức (2023), Đắk Nông: Quảng bá du lịch thông minh trên môi trường số - đột phá để phát triển, truy cập tại https://daknong.gov.vn/tin-noi-bat/dak-nong-quang-ba-du-lich-thong-minh-tren-moi-truong-so-dot- pha-de-phat-trien-353785 2. Chấn Hưng (2021), Hoang hóa các di tích lịch sử tại Đắk Nông, truy cập tại https://nhandan.vn/hoang- hoa-cac-di-tich-lich-su-tai-dak-nong- 3. Tô Hiệu (2022), Đắk Nông hướng đến du lịch số, truy cập tại https://truyenhinhdaknong.vn/news/dak- nong-huong-den-du-lich-so-18671.htm 4. Viên Hữu (2023), Khách du lịch đến Đắk Nông tăng mạnh, truy cập tại https://baodaknong.vn/khach- du-lich-den-dak-nong-tang-manh-156993.html 5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông (2021), Cẩm nang du lịch Đắk Nông, Nxb Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh 6. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông (2013), Di tích lịch sử - văn hóa, truy cập tại http://skhcn.daknong.gov.vn/ 7. UBND tỉnh Đắk Nông, Kế hoạch số 179/KH-UBND thực hiện Chương trình số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022-2030. 8. UBND tỉnh Đắk Nông (2015), Quy định quản lý, bảo vệ phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tại Quyết định số 37/2015-QĐ-UBND, ngày 3 tháng 12 năm 2015 THÔNG TIN TÁC GIẢ ThS. Nguyễn Thị Minh Ngọc Giảng viên Khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa TPHCM Số điện thoại: 0919087993 Email: minhngoc1207@gmail.com 565

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên Đề “Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng”
31 p |
1046 |
72
-
Tài liệu chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho cán bộ Đoàn ở cơ sở - ThS. Dương Văn An, NGƯT. PGS.TS. Vũ Hồng Tiến (đồng chủ biên)
219 p |
225 |
26
-
XML, Metadata và Dublin Core Metadata 1. XML 1.1
19 p |
111 |
11


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
