Chuyện Kể
lượt xem 5
download
Chuyện tình yêu một thời tuổi trẻ - một thời của gió táp mưa sa đất nước đảo điên ngày 30 tháng 4 1975 - để bây giờ, sau bao nhiêu năm dài bật lời trăn trối để liệm chôn mối tình đầu. Em không là người yêu - em chính là tình yêu của tôi! Mời đọc. Họ làm quen nhau bằng thư từ qua lại do sự giới thiệu của chú K., một người bạn thân của hai gia đình. Năm đó, cô đang học sư phạm Phước Tuy để làm cô giáo tiểu học, còn hắn đã...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyện Kể
- Chuyện Kể Chuyện tình yêu một thời tuổi trẻ - một thời của gió táp mưa sa đất nước đảo điên ngày 30 tháng 4 1975 - để bây giờ, sau bao nhiêu năm dài bật lời trăn trối để liệm chôn mối tình đầu. Em không là người yêu - em chính là tình yêu của tôi! Mời đọc. Họ làm quen nhau bằng thư từ qua lại do sự giới thiệu của chú K., một người bạn thân của hai gia đình. Năm đó, cô đang học sư phạm Phước Tuy để làm cô giáo tiểu học, còn hắn đã là sinh viên sĩ quan nửa năm thứ ba trường Võ Bị Đà Lạt. Hơn sáu tháng sau, nhân chuyến công tác cổ động ứng viên cho khóa 30 tại Sài Gòn, hắn về Vũng Tàu thăm nhà và họ gặp nhau lần đầu tiên. So với mấy người bạn gái hắn quen, cô không đẹp nhưng thùy mị, dễ nhìn. Thời gian trôi đi, những lá thư của cô có làm nghiêng lệch tình cảm trong trái tim hắn. Đến lúc phải xa xứ lạnh sương mù, hắn ra trường, khoác áo rằn ri, đồn trú ở Biên Hòa. Tốt nghiệp sư phạm hạng khá cao, cô chọn về dạy tại trường tiểu học Ngã Năm, Vũng Tàu, gần nhà. Họ viết và nhận thư nhau dường như mỗi tuần. Những lúc không phải đi hành quân, hắn thường lấy 24 giờ phép ngắn ngủi về thăm nhà, thăm cô. Tình cảm giữa họ vẫn chỉ là tình bạn thân ái và trong sáng, chỉ là những cái nắm tay ấm áp. Ở căn cứ hành quân, trong một dịp liên hoan đơn vị, hắn lại tình cờ quen M., một cô giáo khác. Nhưng quen để mà quen, để đi uống cà-phê ngoài phố, để nói chuyện trời trăng mây nước trong doanh trại mỗi lúc bị cấm quân. Hắn thành thật kể chuyện cô giáo Biên Hòa cho cô nghe. Cô chỉ cười hiền, khen hắn đào hoa! Chiến cuộc tiếp diễn ngày càng khốc liệt. Nhảy vào trận địa Phước Long, hắn bị thương ở chân trái, phải nằm y viện ba tuần lễ. Vết thương gần lành, hắn chống gậy khập khiểng
- ghé trường, đến lớp thăm cô. Vừa nhìn thấy hắn, cô kêu “Trời ơi” rồi nước mắt ràn rụa. Tội nghiệp đám học trò nhỏ của cô, thấy cô giáo khóc, chúng ngồi im thin thít. Chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975, đơn vị hắn được lệnh rút về bảo vệ Sài Gòn. Hắn ngậm ngùi đẩy chiếc Honda xuống giao thông hào cùng xấp thư của cô rồi châm lửa đốt. Trong trận chiến sống mái sắp tới, chắc gì hắn sẽ tồn tại và nếu lỡ chết đi, hắn không muốn ai đó sẽ lục ba-lô hắn, thương hại rồi tò mò đọc những lá thư của cô. Nhưng hắn không chết và chiến tranh kết thúc. Nhủ lòng ngày nào được thăng cấp đại uý, được giữ chức vụ đại đội trưởng để tiền lương tăng thêm đôi chút, hắn sẽ ngõ lời cầu hôn cô, cùng cô tạo dựng một mái ấm, mơ ước đó giờ đây đã tan cùng vận nước. Làm tên chiến bại trắng tay, hắn trở về nhà với một tâm trạng chán chường, mặc cảm. Gặp cô, cô khoe đã bỏ những lá thư của hắn vào chiếc hộp thiếc, chôn dấu an toàn sau vườn nhà. Cô hỏi: “Thư của H. đâu?” Hắn lắc đầu, buồn bã. Hai ngày trước khi tự nguyện chui đầu vào chiếc xe bít bùng chở đến trại giam, hắn cùng cô ra ngồi trên một ghềnh đá ở Bãi Trước, lúc trời chiều, ngó mông ra biển rộng. Họ im lặng nhiều hơn vì biết nói gì khi tương lai của cả hai, nhất là của hắn sẽ đen như mặt biển đang ngả về đêm. Hắn ôm sát cô thì thầm lời từ biệt. Lúc ấy, gió biển thổi những sợi tóc mới vừa chấm vai của cô bay bay vào mặt hắn, thoảng nhẹ hương bồ kết. Lại những tờ thư ngắn, bài bản, hiếm hoi được gởi ra, vào trại tù Long Khánh giữa hắn và cô. Hắn thầm mừng cho cô được tạm lưu dụng trong chế độ mới. Và trong những gói quà nhỏ bé mà mẹ hắn được phép gởi qua bưu điện cho hắn có những viên thuốc được mua bằng tem phiếu của cô. Một buổi chiều gần Tết nguyên đán Mậu Ngọ ở trại tù Phước Long, hắn được báo có mẹ đến thăm nuôi. Và thật bất ngờ khi đi ra dãy nhà khách, hắn trông thấy mẹ và cô đang đứng chờ. Lòng hắn rộn lên niềm vui pha lẫn bùi ngùi, thương cảm. Mẹ đã già thêm với
- nhiều nếp nhăn hằn trên khuôn mặt, còn cô thì đen và ốm hơn xưa. Ôi đường đi khó khăn, dịu vợi, hai người đã vì hắn mà phải nhọc nhằn, vất vả biết bao! Lúc cô quay đi để dấu nỗi xúc động, hắn chợt nhận ra mái tóc óng mượt ngày nào giờ đã quá vai. Ánh mắt thương yêu của mẹ, nụ cười dịu hiền của cô và màu hoa cúc vàng nhạt của chiếc áo bà ba cô mặc đã mãi là những hình ảnh rạng rỡ, sinh động khó phai mờ trong tâm khảm hắn trong buổi chiều tàn nơi trại tù ngày ấy. Đêm trên rừng cuối năm lạnh buốt. Hắn đốt đống lửa to giữa sân. Đợi lúc mẹ đã đi nằm nghỉ trên chiếc chõng tre ọp ẹp, họ ra ngồi ngoài hiên sưởi ấm, trò chuyện. Hơn ba năm xa cách, có bao điều để kể cho nhau nghe nhưng hắn hỏi cô nhiều hơn là nói về mình. Hắn vẫn tự hỗ thẹn làm lính mà không giữ được nước, không cứu được dân thì đâu có gì để phải than thân về những đọa đày dành cho kẻ thua trận. Xã hội bên ngoài đổi thay và đi xuống nhưng cô chỉ kể về trường lớp cùng đám học trò nhỏ bé, vô tội của cô. Cô yêu nghề giáo và thương lũ học trò lem luốc, thiếu ăn như những đứa em ruột thịt của mình. Chúng đang rất cần cô an ủi, chia sớt kiến thức trong lúc này. Giọng cô có lúc chùng xuống, nghẹn ngào. Bất giác, hắn cầm bàn bàn tay cô siết nhẹ, chạm phải những vết chai sần, kết quả của bao lần đắp đường, đào kinh mà nghe lòng chua xót.Tội nghiệp cho H. Những người chủ mới của đất nước muốn chia đều sự cùng khổ cho mọi người, không trừ một ai. Thật lâu, họ ngồi tựa vai nhau, im lặng theo đuổi những ý nghĩ riêng tư. Có nhiều đêm hắn nằm gạn lọc lòng mình, còn lại, cuối cùng vẫn là hình ảnh của cô. Nhưng còn cô thì sao? Cô chẳng còn trẻ nữa để hy vọng níu giữ mãi tình cảm mơ hồ từ một người tù không bản án, không ngày mai là hắn. Và liệu hắn sẽ che chở, bảo bọc được cho cô khi mà ngay chính hắn sẽ không có chỗ đứng trong xã hội này? Liệu họ sẽ có hạnh phúc?
- Hắn muốn nói với cô lời chia biệt để trả lại đời sống của riêng cô. Nhưng khi quay sang đặt nhẹ chiếc hôn vào má cô, hắn chỉ thốt lên được mấy lời: “H. ơi, H. sẽ đợi anh đến bao giờ?” Cô không trả lời, chỉ ngẫng mặt lên nhìn hắn rồi cúi xuống thật nhanh nhưng cũng đủ để hắn kịp thấy mắt cô long lanh ngấn lệ. Một lúc sau cô bỗng cất tiếng hát khe khẻ như hát cho mình nghe … “chờ nhau hoài cố nhân ơi, sương buồn che kín nguồn đời, hẹn nhau một kiếp xa xôi, nhớ nhau muôn đời mà thôi, còn đâu mùa cũ êm vui, nhớ thương biết bao giờ nguôi…” Có tiếng chim gọi nhau ngoài bìa rừng. Một ngày mới với mồ hôi và nỗi nhục nhằn thường lệ sắp bắt đầu. Khoảng hai tháng sau ngày đến thăm, hắn nhận được lá thư gởi “chui” của cô. Vẫn những lời thăm hỏi ân cần và có một đoạn thư cho dù đã bao năm qua hắn vẫn còn nhớ rõ: …“cho đến bây giờ H. chưa thể hứa được điều gì với anh, bởi ngày hôm qua đã khác hôm nay và ngày mai không ai biết nó sẽ ra sao…” Lá thư và bài hát đêm nào là những lời tạ từ? Chẳng phải hắn đã từng muốn cô hãy quên hắn hay sao? Hắn đọc lá thư nhiều lần và không khỏi cảm thấy tự ái bị thương tổn cùng nỗi hụt hẫng khi biết rồi đây sẽ mãi mất cô. Nhưng giòng đời giống như giòng sông sẽ cuốn trôi và lắng chìm mọi thứ, hắn nghĩ vậy rồi đi đến quyết định cắt đứt liên lạc với cô. Với cõi lòng tan nát, hắn đành đoạn không hồi âm vài lá thư của cô sau đó, mà đã xé vụn đi, thả bay theo gió. Đời tù lao khổ cộng với niềm cô đơn, mất mát cùng tận, lời nhắn gởi của anh Q. đã thực sự đẩy hắn vào khúc rẽ tình cảm khác. Trước tháng Tư 1975, anh Q. là công chức hạng trung ngành giáo dục và cũng là người bạn văn chương vong niên của hắn. Trong một chuyến nghỉ phép, ghé nhà thăm anh bên Phú Nhuận, hắn gặp T., em họ của anh. Qua xã giao, hắn được biết lúc đó T. đã học hết năm thứ nhất Luật rồi bỏ đi làm cho Đại Nam ngân hàng.
- Anh Q. là một người viết thư rất hay. Mỗi lá thư của anh ví như một bài thơ xuôi êm ả, lãng mạn. Dạo còn học trong quân trường, hắn ghiền nhận và đọc thư anh. Vào tù, để tìm lại chút tình thân qua những giòng chữ êm đềm thơ mộng cũ, hắn và anh thỉnh thoảng trao đổi tin nhau bằng những lá thư “chui”. Trong một lá thư, anh Q. nhắc đến T. và cho biết: “…sau đợt cần người chuyên môn về tài chánh để kiểm kê tài sản trong ‘chiến dịch đánh tư sản mại bản’, T. đã bị cho ‘nghỉ việc’! Bây giờ T. mưu sinh bằng cách đi buôn bán hàng ‘lậu’ đường Sài Gòn-Châu Đốc, vẫn còn độc thân vì chưa tìm được ‘đối tượng’…!” Anh cũng gợi ý nếu hắn cần sự an ủi và giúp đỡ thì T. rất sẵn lòng. Rồi T. đã đến, trước hết, như một người làm ơn, khỏa lấp trống vắng tình cảm trong lòng hắn. Tháng Giêng năm 1979, hắn lại bị dồn lên xe bít bùng để tới trại giam Hàm Tân của bọn công an áo vàng. Thời gian ở đây, xen giữa năm ba tháng một lần thăm nuôi của mẹ hắn là những chuyến thăm của T. Vài người bạn tù hiểu chuyện vẫn thường bông đùa, nói hắn là tên tù tốt số, may mắn so với không ít bạn đồng cảnh đã bị vợ bỏ rơi một sớm, một chiều. Đâu có ai biết rằng vốn mang trái tim đa cảm, đôi lúc không làm chủ được lý trí, hắn đã trót vay của T. món nợ nghĩa ân. Dưới sự canh chừng của bọn công an cai tù chuyên nghiệp đã không thể có những lá thư “chui” giữa T. và hắn. Những lần thăm gặp kéo dài chừng 30 phút chỉ đủ để hỏi han nhau chuyện gia đình, đời sống và tình hình xã hội bên ngoài hơn là được tâm sự những điều sâu kín. Hơn một lần hắn khuyên T. hãy ngưng chuyện thăm viếng bởi không muốn thấy T. khổ cực nhiều hơn nữa, nhưng T. vẫn quả quyết đó là bổn phận lương tâm của một người em
- gái dành cho một người bạn của anh mình, của một người dân dành cho một người lính miền Nam ngã ngựa, sa cơ là hắn. Nhiều đêm, trong giấc ngủ mệt nhọc, chập chờn hắn mơ thấy H. đứng xa xa với đôi mắt u buồn nhìn hắn như muốn nói lời trách cứ, khi thì thấy H. chới với ngụp lặn giữa lòng biển xanh đen rồi chìm mất hút, khi thì thấy T. bị bắt trong một chuyến đi buôn, bị đánh đập máu me cùng khắp, khi thì thấy chính hắn bị nổ tung vì dẫm phải mìn trong một cuộc hành quân… những hình ảnh mơ hồ ấy quyện lấy nhau, quay cuồng tạo thành ác mộng lúc nửa khuya. Bàng hoàng tỉnh giấc, thao thức với thực tại buồn nản, hắn biết mình vẫn đang nằm xếp cá hộp cùng bạn tù trong buồng giam chật chội, hôi hám và không bao lâu nữa tiếng kẻng báo thức sẽ khua vang để khởi đầu một ngày lao động khổ sai như mọi ngày khác. Ngày tháng nối nhau trôi tưởng chừng vô tận của đời tù cho đến một hôm tên hắn được đọc lên trong danh sách phóng thích. Ngày 28 tháng 12 năm 1981, cầm tờ “giấy ra trại”, hắn bước theo một số bạn tù rời khỏi trại giam như kẻ mộng du. Hắn vẫn chưa tin mình được thả ra sau 6 năm, 5 tháng, 22 ngày bị nhốt giữ. Đứng lơ ngơ bên đường đón xe trở lại nhà, mấy câu thơ bỗng lẩn quẩn trong đầu hắn… “một ngày tháng Chạp tôi được thả, trở về đời trong nỗi vui câm, chiếc áo tù còn nguyên chữ số...” Thêm một năm “quản chế” tại địa phương, chắc khó có cơ hội đi Sài Gòn, nên lúc ngồi chen chúc trên chiếc xe đò chạy bằng than đá, hắn quyết định thay vì về thẳng Vũng Tàu, sẽ ghé Thị Nghè gặp T., qua Phú Nhuận thăm anh Q. và thăm vài người bạn cùng khoá võ bị T. còn đang ở Châu Đốc. Anh Q. đãi hắn ăn bánh cuốn chả lụa và uống sữa đậu nành ngoài quán đầu hẻm. Ngồi nhìn Sài Gòn đêm cuối năm tù mù ánh điện, đa số người dân với áo quần công nhân lam lũ, đạp xe qua lại vội vã, vẻ mặt cam chịu, hắn có cảm nhận là hắn vừa thoát khỏi một nhà tù nhỏ để bước vào một nhà tù khác, lớn hơn.
- Xế chiều ngày đầu năm 1982, hắn về đến nhà với nỗi lòng Từ Thức. Thành phố miền biển, sau gần bảy năm xa cách, dường như mọi thứ đã đổi thay, tàn tạ kể cả ngôi nhà thân yêu của hắn. Bữa cơm tối đoàn tụ cùng ba mẹ và các em, đạm bạc pha nhiều nước mắt. Mẹ hắn buồn rầu: “…Má đã dấu, giờ thì con biết rồi, ba mày bị liệt chân hơn 3 năm nay. Tội nghiệp con H., nghe đâu nó đi dạy bên Long Hải, mỗi lần về Vũng Tàu là nó đều ghé đây, cho thuốc. Con nên đi thăm nó. Tụi bây, thiệt tình…” H., người mà hắn cố quên nhưng lòng lại càng nhớ thêm như lời một bài hát nào đó. Hắn thầm hẹn phải gặp cô để nói lời tri ân, để biết cô hiện sống ra sao? Đi lạc một lúc, hắn mới tìm đúng con hẻm và nhà cô nhưng hình như không có ai ở nhà. Hai cánh cổng bằng lưới sắt được khóa lại bởi một sơi dây xích nhỏ. Một người phụ nữ còn trẻ đang đút cơm trưa cho đứa con gái nhỏ chừng bốn tuổi ngoài hàng hiên nhà bên cạnh, thấy hắn đứng xớ rớ bèn lên tiếng: “Ông tìm ai?” “Dạ, đây có phải nhà cô H.?”, hắn hỏi lại. “Đúng rồi, chị H. dạy học ở Long Hải, lâu lâu mới về. Má chị ấy đang bán hàng ngoài chợ, nếu ông cần gặp, tôi sẽ chỉ cho.” “Cám ơn chị, tôi mới được ra tù vài ngày, chừng nào H. về, nhờ chị nói tôi có tới thăm.” Đạp xe ra Bãi Trước. Bãi vắng. Hàng dừa xơ xác. Thủy triều đang lên. Hắn tìm đến ghềnh đá rồi ngồi xuống chỗ hắn và cô ngồi đêm nào, nhìn ra khơi, nơi có hai chiếc tàu hàng neo đậu, lan man nghĩ đến cô, đến T., đến những ngày kiếm sống sắp tới, đến một chuyến đi xa. Buổi trưa tháng Giêng trời trong, nắng nhẹ, gió hanh hao dịu mát và tiếng nước xô vào bờ đá ầm vang, đều đặn. Dường như bờ đá này cùng tiếng sóng kia là chưa đổi thay. Hắn lại
- lẩm nhẩm làm mấy câu thơ … “chỉ còn biển miên man sóng vỗ, chào tôi về bằng những hư âm…” Hai tuần sau, T. ở Sài Gòn ra. T. vẫn chu đáo với những món quà, có vẻ rất vui khi gặp lại và cùng được chuyện trò nhiều hơn với hắn. Cũng như đại đa số người dân miền Nam, T. cho biết chưa thể thích nghi với xã hội mới này. Một thời gian đi làm, tiếp xúc với những người mà chế độ hô hào là con người mới, T. nhận xét hầu hết họ thiếu kiến thức chuyên môn, ưa khoác lác, đầy đố kỵ, hay ăn cắp, thích hưởng thụ và sẵn sàng tố khổ lẫn nhau! T. tiếc nuối ngày tháng cũ. Rời bỏ trường lớp, vào đời không bao lâu, chưa kịp tìm cho mình một tình yêu đích thực thì biến cố tháng 4 năm 1975 ập tới, T. như lạc lỏng, mất hướng. Một thế hệ thanh niên cùng thời đang ở trong các trại tù hay nông trường và ngày tháng qua T. sống chỉ để mà sống cho đến khi anh Q. nhắc đến hắn. Bây giờ họ đang ngồi trong một quán nước ngoài bến xe, chờ chuyến chót để T.trở lại Sài Gòn. Một ngày qua nhanh với những suy tư khắc khoải trong lòng hai người. Cùng gia đình đón Tết Nhâm Tuất trong đơn sơ, sau đó hắn thay thế đứa em canh tác trên vuông đất nhỏ cách nhà khoảng 3 cây số mà ba hắn tạo dựng khi ông được giãi ngũ từ năm 1968. Ngày hai buổi vào rẫy, gánh nước, tưới rau, bón phân, trồng nhiều loại hoa mầu ngắn ngày, đêm đêm phụ mấy đứa em đạp xích-lô chở hàng, chở khách, hắn mới thật thấm thía câu “lao động là vinh quang” thời thượng. Đi tù về, hắn tự nhiên trở thành một nông dân, một phu xích-lô chính hiệu! Ra Vũng Tàu thăm hắn thường xuyên hơn, có khi ở lại đôi ngày, T. đã không dấu những biểu lộ tình cảm dành cho hắn. Nhà hắn tọa lạc ở đầu hẻm. Một buổi tối khá muộn ngoài hiên trước, hắn nằm đu đưa trên võng, T. ngồi kề bên, giải khuây bằng cách cùng đếm những chiếc xe xuôi ngược ngoài
- đường lớn. Bất ngờ T. ôm ghì mặt hắn, hôn nồng nàn rồi thầm thì: “N. ơi, em thương anh mất rồi. Em muốn được làm vợ của anh…” Mấy tháng sống trong nhà tù lớn, không có tiếng kẻng báo thức khua đinh tai buổi sáng, không có tiếng xích kêu loảng xoảng khóa cửa buồng giam buổi chiều, nhưng là những ngày kiếm sống đầy vất vả, lo toan mà lợi tức cũng chỉ đủ mua thêm chút thịt, cá và những thang thuốc Nam cho ba hắn đang nằm đau, hắn chưa có dự định nào khác ngoài toan tính phải tìm cách rời khỏi đất nước này càng sớm càng tốt để may ra có cơ hội cứu vãn kinh tế gia đình. Không nhớ rõ bao lâu sau ngày tìm nhà H. và để lại lời nhắn, một buổi trưa trong rẫy, lúc đang ngồi nghỉ mệt dưới bóng râm cây ổi, hắn nhác thấy một cô gái mặc áo bà ba, đội nón lá, dắt xe đạp đi vào cổng. Hắn thoáng nhìn rồi cúi xuống tiếp tục uống ca nước dang dở, không chú ý lắm vì nghĩ rằng có người ghé mua rau cải như bao lần trước. Còn cách hắn chừng hai thước, cô gái dừng lại, chậm rãi giở nón lá máng vào ghi-đông xe. Hắn định buột miệng hỏi “cô mua gì?” thì cũng vừa lúc cô gái gỡ chiếc kẹp trên đầu để mái tóc xõa dài xuống lưng. Hắn vội đứng lên, bật kêu ngỡ ngàng: “H., trời ơi, anh nhận không ra.” Vẫn nụ cười dịu hiền thuở nào, cô nhìn hắn đăm đăm rồi nói nhỏ nhẹ: “Biết anh được về, nhưng H. lại quá bận việc ở trường, mãi đến nay mới đến thăm anh. Có phải tại H. đã già, xấu nên anh không nhận ra? Cho H. buồn năm phút nha.” Hắn dựng xe dùm H., đứng lặng, ngắm cô trong giây lâu. Ngày nào chia tay, bước vào tù, hắn nhớ tóc H. chỉ vừa chấm vai mà giờ đã quá lưng. H. đã không cắt tóc của cô trong từng ấy năm để tỏ rõ lòng thủy chung của mình? Câu hỏi vụt chạy nhanh trong cái đầu u muội của hắn. Và có lẽ hắn là tên ngu ngốc nhất trên thế gian này đã không hiểu được rằng giữ được lời hứa mới quan trọng hơn lời hứa. Lá thư năm nào của cô mà hắn đành tâm xé vụn giờ như biến thành trăm mũi kim châm vào tim hắn nhói đau. Hắn xúc động nói với cô bằng nỗi ân hận dâng tràn: “H. ơi, anh thật có lỗi với H.”
- Họ có trọn buổi chiều đạp xe đi bên nhau rồi đến ngồi nơi ghềnh đá cũ, nhắc nhớ những kỷ niệm thời mới quen, về những tờ thư của hắn mà cô còn cất giữ. Thuở đó, chiến tranh tuy có khốc liệt nhưng bù lại họ có tự do, có những ước mơ để cuộc sống được thăng hoa, có nhiều nụ cười rạng rỡ. Giờ đây lửa binh đã tàn lụi, tự do lại bị thắt chặt và đời sống của họ trở nên cùng quẩn, bế tắc. Nhìn bầy hải âu soải cánh, tung tăng bay lượn giữa biển trời, hắn chợt hỏi cô: “Nếu ngày nào tìm được một nơi đáng tin cậy để thực hiện chuyến vượt thoát, H. sẽ cùng đi với anh?” Im lặng một lúc, cô nói, giọng rưng rưng: “Đất nước hiện tại đã không còn là nơi dung thân của chúng ta, nhất là các anh mà người ta gọi là thành phần thù địch. Anh nên ra đi. Có tự do là sẽ có những điều mình mong muốn khác. Riêng H. không có lựa chọn nào khác, đành phải chấp nhận phần đời còn lại ở đây, bởi muốn phụng dưỡng cha mẹ cho trọn chữ hiếu và cũng vì quá thương đám học trò bé bỏng, không nỡ lòng bỏ đi. Vả lại anh B., anh lớn của H. mà có vài lần anh gặp tại nhà, ra tù đầu năm ngoái, đã vượt biển thành công hồi tháng trước, hiện đang ở tại trại tị nạn Galang, nên trách nhiệm của H. với gia đình càng nặng thêm. H. lúc nào cũng cầu mong anh được hạnh phúc, bình an. Anh hãy đưa chị T. đi cùng. Chị ấy xứng đáng hơn H.. Anh không có lỗi gì cả. Chỉ tại H. vụng về…” Mảnh trăng thượng tuần đổ ánh sáng nhợt nhạt xuống mặt biển đêm, soi mờ ảo trên khuôn mặt H. đầm đìa nước mắt. Hắn chỉ biết ôm vai H. sát vào lòng mình và câm lặng. Mọi điều giải thích hắn thốt lên lúc nầy sẽ đều vô nghĩa. Hãy để tiếng sóng biển dạt dào như tiếng ru kia thay hắn nói hộ những lời vỗ về sâu kín. Ngày mai sớm, H. phải trở lại với trường, lớp, với cuộc sống đơn điệu, thầm lặng đã quen như cô nói. Hắn không ngờ đó là lần cuối cùng họ còn được gần bên nhau.
- Được người chị họ ở Hawaii, Mỹ và người bạn nối khố ở Perth, Úc gởi thùng quà về cho, nên hắn có chút tiền làm phương tiện đi tìm những tổ chức vượt biển. Rất may mắn, hắn gặp lại anh C., một niên trưởng khóa 24 võ bị và cũng là cựu hạm trưởng hải quân. Anh ra tù sau hắn 6 tháng. Với tình thân anh em chia xẻ cay đắng ngọt bùi một thời ở cùng trại tù Hàm Tân, nên anh C. không ngần ngại cho biết đã nhận lời làm hoa tiêu cho anh Đ., một võ bị khóa 25 khác, có ghe “ngụy trang” (giả dạng) đi đánh cá hàng ngày bên Bà Rịa, đang xúc tiến việc kiếm “khách” (người trả tiền cho chuyến đi) cho đủ chuyến “ra khơi” (vượt biển), dự trù sau Tết Qúy Hợi. Biết hoàn cảnh của hắn, anh Đ. đặt điều kiện: “N. tìm thêm dùm khách. Ba ‘cây’(lượng vàng) cho mỗi người. Nếu đủ 3 người, N. sẽ được đi miễn phí. Tùy N., có thể ra giá cao hơn, lấy phần ‘sai biệt’ bỏ túi riêng. Vì ‘mua’ (chi tiền cho bọn VC để chúng không chận bắt) bến, bãi và thủy lộ, nên tôi phải lấy tiền của khách trước ngày ‘nhổ neo’(khởi hành) một tuần. N. thu tiền, giao cho tôi và hướng dẫn khách vào ‘điểm hẹn’(nơi tập trung để lên ghe). Đường dây nầy an toàn, nhiều chuyến đã ‘đánh’(đi) trót lọt, hy vọng mình cũng sẽ ‘qua cầu’(thành công)…” Cùng “lò” võ bị nên anh em dễ dàng tin tưởng nhau, bí mật tiến hành phần nhiệm của mình. Hắn nhất quyết phải trốn khỏi nơi nầy, được sống tự do hay là chết chứ không để bị bắt, bị tù lần thứ hai. Trong gia đình, chỉ có mỗi mình mẹ hắn là biết việc hắn đang làm. Thời gian lo chuyện “ra đi” đã có vài mâu thuẫn nhỏ xảy ra giữa T. và hắn. Đôi lần T. ra Vũng Tàu, hắn lại đi Sài Gòn móc nối với khách nên vắng nhà. T. gạn hỏi, hắn chỉ ậm ừ, nói đi chơi xa với bạn cho qua chuyện. T. lộ vẻ không vui. Lần khác, hắn phải gặp một cô gái quen trong xóm, nói chuyện vài phút ngoài cổng nhà vì cô hứa giới thiệu một người khách, rồi hắn vội vã đi ngay. T. tình cờ trông thấy, có vẻ không hài lòng.
- Một điều đáng tiếc nữa là có lần T. năn nỉ đứa em gái hắn lấy tập an-bum hình của hắn để xem lúc hắn không ở nhà. Sau đó, T. lại hỏi han xa gần về mấy tấm ảnh những người bạn gái khi xưa của hắn. Hắn trách T., thiếu tế nhị trong việc này. T. hờn dỗi, bỏ về Sài Gòn. Có phải vì quá thương hắn nên T. đã ghen tương nông nỗi, ngay cả với quá khứ của hắn hay chỉ là một sự tò mò? Hắn khó biết chắc, nhưng qua gần gũi bấy lâu, dường như giữa họ vẫn chưa có sự dung hợp tánh tình một cách khả dĩ. Hắn mừng thầm vì đã tìm được 6 người khách, trong đó có anh S., võ bị khóa 22 và yên chí sẽ có 2 chỗ ngồi trên “cá lớn” (ghe). Nhưng sự may mắn đến với hắn không trọn vẹn. Hai lần, anh Đ. quyết định ngày “nhổ neo” đều phải hủy bỏ vì có sự bất đồng giữa bọn VC trong chia chác, nên chúng chưa chịu “bật đèn xanh” (đồng ý cho ghe xuất phát). Hai lần, khách được thông báo đình hoản chuyến đi, họ đâm ra nghi ngờ tổ chức, một số người bỏ cuộc trong đó có cả 6 người khách của hắn! Anh Đ. thông cảm, mở cho hắn một lối thoát: “Bây giờ N. cố gắng chạy hai ‘cây’, một cho N. và một cho cô bạn gái, để mua thêm lương thực. Anh phải ‘chung’ (chi) tụi nó rất nặng, nên bao giàn không xuể. Hy vọng không bất quá tam, nếu Trời thương, anh em mình sẽ được tự do, sẽ tìm thấy đất hứa…” Thế là mẹ hắn phải tất tả về quê Sa Đéc vay mượn họ hàng cho đủ một “cây”. Hắn ngỏ lời cầu cứu với anh C., anh rộng lượng cho hắn mượn một “cây”. “Chừng qua bên đó, trả sau”, anh nói trong tình thân thương. Xế chiều ngày 17 tháng 3 năm 1983 hắn cùng T. qua Bà Rịa, vào “điểm hẹn” an toàn. Khoảng 2 giờ khuya rạng ngày 18 tháng 3 năm 1983, chín mươi chín (99) người dồn lên chiếc ghe đánh cá dài 12 thước rưỡi, rộng 3 thước, xuất phát từ Long Hương, theo đường sông dẫn ra Vũng Tàu, ngang Bến Đá, ngang Bãi Dâu, 12 nhắm hướng Đông ra khơi lúc trời mờ sáng có chút mưa giông và sóng nhỏ.
- Được phân nhiệm ngồi ở đầu ghe để quan sát những dấu hiệu khả nghi trên biển, nhìn ngọn Núi Lớn mờ dần sau lưng, nước mắt hắn bỗng tuôn trào khi biết là từ nay sẽ vĩnh viễn xa Việt Nam, xa bao người thân yêu không có ngày trở lại. Cảm giác mất mát như đã ở mãi trong tâm trí hắn“…từ biệt quê hương thiếu đất sống, dư đau thương, khốn khó, lầm than. từ biệt quê hương im tiếng súng. vẫn chưa nguôi tù ngục, thù hằn..!” Tháng Ba, biển tương đối êm. Chuyến vượt thoát thuận buồm, xuôi gió. Bốn ngày sau, vào buổi trưa, anh C. cho ghe tiến vào một đảo nhỏ nằm chơ vơ ngoài khơi, phía Tây Nam quần đảo Natuna thuộc lãnh hải Nam Dương. Tưởng là hoang đảo nhưng may thay, có hai gia đình người địa phương sinh sống trên đảo nầy bằng cách trồng dừa và bán các sản phẩm khai thác từ dừa. Vì ngôn ngữ bất đồng, phải “nói chuyện” bằng tay và hình vẻ, họ mới biết đây là đảo Simon, cách đảo có đông dân cư và chính quyền hơn nửa ngày đường thủy, về hướng Đông Bắc. Mấy người dân đảo tốt bụng đem cho đoàn người khốn khổ nhiều cá khô và một ít gạo. Sau mấy ngày đêm được cấp phát đồ ăn và nước uống một cách dè xẻn, đêm đó, đoàn người vượt biển tìm tự do đốt đống lửa thật to trên bãi biển, nấu nồi cơm lớn. Từng nhóm, họ chia nhau ăn một bữa cơm thật ngon như chưa bao giờ có trong đời và ngủ vùi một giấc quên trời đất. Anh C., anh Đ. và hắn cùng ngồi sưởi ấm bên đống lửa khuya, chuyền nhau điếu thuốc Graham xin được, bất giác anh Đ. buột miệng: “Mình thoát rồi! Mình sống rồi!” Không hẹn, mà cả ba anh em tự dưng đều ứa nước mắt. Hai anh C. và Đ. quyết định lưu lại đảo thêm hai ngày để mọi người nghỉ ngơi, lấy lại sức và thỏa thuận trả hai chỉ vàng cho dân đảo để lái ghe theo họ tìm gặp chính quyền Nam Dương xin tị nạn. Chờ đợi ở đảo mới nầy khoảng hai tuần, cùng với khá đông những người người vượt biển của các ghe khác, họ được tàu của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đưa về đảo Kuku, trạm đầu tiên để lập thủ tục tị nạn sơ khởi.
- Ngày 20 tháng 5 năm 1983, hơn 1000 người ở Kuku lại được một tàu khác của Cao Ủy chở đến trại tị nạn Galang, hòn đảo mệnh danh “Ngưỡng Cửa của Tự Do và Tình Người”, nâng tổng số thuyền nhân tại đây lên trên mười ngàn người. Galang chia làm hai khu. Galang 1 chứa những người mới đến và những người bị “rớt” phỏng vấn bởi phái đoàn của các quốc gia đệ tam vì không hội đủ điều kiện xin tị nạn chính trị. Galang 2 chứa những người đã được chấp thuận tư cách tị nạn và chờ đi định cư. Hắn vội hỏi thăm và tìm anh B., anh của H.. May mắn, hắn gặp được anh, cũng chỉ đủ thời gian cho biết tình hình quê nhà, hành trình vượt thoát và nhờ anh gởi dùm hai lá thư, một cho gia đình và một cho H., bởi còn đúng ba ngày nữa là anh sẽ lên đường sang Mỹ. Tại Galang, hắn gặp một số huynh đệ võ bị, gặp lại một số bạn tù và đặc biệt gặp lại Đ., bạn học cùng lớp ở TSQ, cũng là một “giặc lái” (phi công) nỗi tiếng thuộc phi đoàn 518 trước kia, vượt biển được tàu Singapore vớt, chuyển sang chờ đi Mỹ và đang là trưởng ban đại diện khu Galang 2. Đ. dẫn hắn đi uống cà-phê rồi móc bóp biếu mấy ngàn “rúp” (Rupiah, đơn vị tiền Nam Dương. Thời giá năm 1983, một đô-la Mỹ tương đương một ngàn rúp, hai trăm rúp mua được một tá hột gà, ly cà-phê sữa giá năm trăm rúp). Nhờ số tiền bạn cho, hắn và T. mua thêm quần áo và vài vật dụng cần thiết, sống đời tị nạn trên đảo tạm dung như bao thuyền nhân khác dưới sự trợ cấp của Cao Ủy Tị Nạn. Dường như định mệnh không thể kết hợp cuộc đời của hắn và T. thành một. Hai tháng sau ngày đặt chân lên Galang, được phái đoàn Mỹ đến phỏng vấn, hơn một nửa thuyền nhân đi cùng ghe với hắn, trong đó có T. bị “rớt” vì không chứng minh được sự ngược đãi và áp bức khi phải sống dưới chế độ cộng sản. Họ chỉ còn cách “chờ” một quốc gia khác như Úc hoặc Gia Nã Đại, thường mở lòng nhân đạo thu nhận những thuyền nhân bị Mỹ từ chối. 14
- T. may mắn được phái đoàn Gia Nã Đại nhận cho tị nạn và rời Galang rất nhanh, chỉ vào giữa tháng 8 năm 1983. Hắn và T. ngậm ngùi chia tay bởi hắn không thể làm gì khác hơn để giúp T. ngoài việc đưa được T. đến bờ tự do, trả lại phần nào ân nghĩa mà T. đã dành cho hắn. Người chị họ ở Hawaii lại gởi cho tiền và nhận làm bảo trợ, ngày 17 tháng 4 năm 1984, hắn đặt chân lên phần đất của tiểu bang thứ 50 của Mỹ, đoàn tụ với gia đình chị, sau mấy chuyến bay dài. Muốn đi học một nghề để nuôi thân trên đất mới và gấp rút kiếm tiền phụ giúp gia đình, nên sau khi liên lạc với vài người bạn cùng khóa định cư trước và qua sự khuyến khích của họ, giữa tháng 7 năm 1984, hắn bay qua miền Đông Bắc, ghi danh vào học một trường đào tạo chuyên viên điện tử ban ngày, đồng thời học bán thời gian ở một trường đại học vào ban đêm, cuối tuần đi rửa chén lấy tiền mặt trong một nhà hàng Ý. Đầu tháng 9 năm 1984, các lớp học mùa thu khai giảng, hắn, tên chiến bại lưu vong ba mươi sáu tuổi, với chút vốn liếng Anh Ngữ ăn đong còn sót lại trong đầu, ngày đêm cấp sách đến trường, cặm cụi học lại mớ kiến thức bị thui chột sau bao năm tù ngục. Nhiều đêm, sau giờ học mệt mỏi, mang trên vai chiếc ba-lô chứa nặng sách học, lầm lũi đi dưới trời sương, tuyết và gió lạnh về khu chung cư cách trường mấy dặm, hắn biết mình đang lao vào một cuộc chiến khác, cuộc chiến của cơm áo, sinh tồn nơi đất khách, dù không có tiếng súng đạn réo ngang tai nhưng cũng đầy cam go, thử thách. Mỗi bước đi, trong đầu hắn lại vang vang những lời thơ “chữ nghĩa như cát bay. trong đầu ta sa mạc. đèn hành lang hút dài. soi bóng ta đổ nát”. Cuối tháng 6 năm 1986, nhân đi dự tiệc cư ới của một người bạn ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghé khu chợ Eden, nơi tập trung đông đảo hàng quán người Việt, vào tiệm sách Alpha định mua vài tạp chí, thật bất ngờ, hắn gặp lại anh B.. Anh em gặp nhau mừng mừng tủi tủi, kéo vào quán nhâm nhi cà-phê, tâm sự.
- Anh cho biết H. đã lập gia đình, sinh được đứa con gái tính đến hôm nay gần được 3 tháng tuổi. “Chồng của H. cũng cao cao giống N.”, anh nói bằng giọng nửa đùa, nửa thật. Hắn mua một sợi dây chuyền nhỏ cho bé gái rồi năn nỉ anh B. gởi về dùm cho H. nói là của chính anh mua tặng. Và anh B. đã giữ lời hứa. Lâu lắm rồi, trong một tác phẩm của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, hắn đã đọc và nhớ mang máng ông cho nhân vật nam của mình viết thư cho người yêu trong đó có câu: “… Em không là người yêu.Em chính là tình yêu…”. Giờ đây, để kết thúc câu chuyện không mấy vui nầy, hắn cũng muốn mượn lời nhà văn mà nói với H., dù muộn màng: “H. ơi, em mới là tình yêu của anh”. Nguyễn Văn Ngọc (Viết xong ngày 18-3-2012, đúng 29 năm ngày trốn khỏi VN)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những câu chuyện kỳ lạ của Darren Shan
143 p | 1266 | 626
-
NHỮNG CHUYỆN KỂ VÀ CƯỜI
6 p | 180 | 87
-
NHỮNG CHUYỆN KỂ VÀ CƯỜI
7 p | 249 | 78
-
NHỮNG CHUYỆN KỂ VÀ CƯỜI
10 p | 157 | 72
-
chuyện nhỏ trong thế giới lớn
206 p | 444 | 67
-
Hồ Chí Minh và những mẫu chuyện về đời hoạt động: Phần 2
76 p | 117 | 37
-
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và 177 chuyện kể: Phần 1
170 p | 192 | 33
-
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và 177 chuyện kể: Phần 2
192 p | 146 | 20
-
Truyện ngắn Chuyện kể ban ngày và ban đêm: Phần 1
103 p | 119 | 19
-
Truyện ngắn Chuyện kể ban ngày và ban đêm: Phần 2
121 p | 90 | 19
-
Những chuyện kể của Beedle Người Hát Rong - J.K. Rowling
25 p | 95 | 12
-
Chuyện kể của con thằn lằn
4 p | 75 | 3
-
Địa danh Việt Nam: Chuyện kể - Phần 1 (Vũ Ngọc Khánh)
200 p | 13 | 2
-
Chuyện Kể Về Một Kẻ Hát Rong
3 p | 60 | 2
-
Chuyện Kể Trong Thành Phố
4 p | 68 | 2
-
Địa danh Việt Nam: Chuyện kể - Phần 2 (Vũ Ngọc Khánh)
227 p | 10 | 2
-
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 p | 27 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn