Chuyện tình người đàn ông không con
lượt xem 6
download
Bà Mận nói, bà không còn thấy buồn nữa. Những đau khổ của cuộc đời, bà và chồng đã trải qua đủ, giờ họ còn có nhau đã là một niềm hạnh phúc. Nhưng những giọt nước mắt chỉ mới kịp ứa lên nơi khóe mắt của bà rồi vội vàng biến mất khi nói về những đứa con trong mơ ước đủ để thấy vợ chồng bà mong có một đứa con của riêng mình biết bao…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyện tình người đàn ông không con
- Chuyện tình người đàn ông không con Bà Mận nói, bà không còn thấy buồn nữa. Những đau khổ của cuộc đời, bà và chồng đã trải qua đủ, giờ họ còn có nhau đã là một niềm hạnh phúc. Nhưng những giọt nước mắt chỉ mới kịp ứa lên nơi khóe mắt của bà rồi vội vàng biến mất khi nói về những đứa con trong mơ ước đủ để thấy vợ chồng bà mong có một đứa con của riêng mình biết bao… Ngôi nhà ấm Tổ ấm của vợ chông ông Lợi – bà Mận nằm ở một ngõ nhỏ trên đường Tô Hiến Thành. Ngôi nhà chật hẹp chỉ vừa đủ để kê một kệ ti vi và chiếc tủ ở góc, diện tích còn lại là nơi ông bà cùng ngồi xem phim, cùng trò chuyện với nhau mỗi tối sau khi bữa cơm kết thúc. Những người biết câu chuyện của hai người có lẽ sẽ ít nhiều buông tiếng thở dài thương cho đôi vợ chồng ở tuổi ngoài 50 vẫn chưa một lần được làm cha, làm mẹ, buồn cho niềm hạnh phúc chẳng trọn vẹn. Nhưng nếu được đến và nghe vợ chồng ông Lợi, bà Mận trò chuyện, hẳn ai cũng sẽ ngạc nhiên vì những ấm áp họ mang lại cho nhau, bình dị mà đầy xúc động. Ông Trần Văn Lợi sinh năm 1953, là con trai cả trong một gia đình có 8 anh em. Nhà nghèo, bố ông mất sớm, mẹ dựa vào hàng nước nhỏ để nuôi các con. Sau gần
- 5 năm đi bộ đội, chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, khi trở về, ông cũng chỉ có một con búp bê nhỏ làm quà cho cô em út mà không có chút đồ gì đáng giá trong tay. Vay mượn mua được một chiếc xe đạp, ông Lợi đạp xích lô để kiếm tiền phụ giúp mẹ. Kiếm đượcbao nhiêu, ông đưa mẹ bấy nhiêu, tuyệt nhiên không giữ lại cho mình chút vốn riêng nào. Thế nên khi lấy vợ, ông mới giật mình thấy mình chẳng có lấy một đồng nào để lo cho đám cưới. Ông tâm sự: “Mận và tôi đến với nhau là nhờ có người mai mối. Chúng tôi yêu nhau được 3 năm thì lấy. Ngày ấy nghèo, tình yêu cũng nghèo nhưng tôi thấy đẹp lắm. Một tuần chúng tôi chỉ đi chơi với nhau có một lần. Đi đâu tôi cũng phải đi vào tận nhà, xin phép mẹ Mận rồi mới dám đưa cô ấy đi. Hẹn giờ nào là về giờ đấy. Lúc lấy nhau, tôi không có tiền, phải đi vay lãi để làm đám cưới. Mận thì đem bán phiếu thực phẩm để lấy tiền phụ giúp tôi”. Sau đám cưới, vợ chồng ông Lợi về ở cùng mẹ và các em trong căn nhà nhỏ chưa đầy 10m2. Ông Lợi vẫn đạp xích lô để kiếm sống. Vợ ông làm việc trong công ty cao su rồi nghỉ việc vì sức khỏe yếu, hằng ngày ra phụ giúp hàng nước cho mẹ chồng. Lấy nhau năm 1976, nhưng phải đến 4 năm sau, ông bà mới dành được chút tiền để dựng riêng cho mình một căn nhà nhỏ 11m2, cơi nới từ nhà mẹ ông mà ra. Tạm an cư, lúc bấy giờ, vợ chồng ông mới tính đến việc sinh con.
- Ông Lợi kể: “Ngày ấy đang có phong trào kế hoạch hóa gia đình nên vợ chồng tôi cũng theo phong trào, bảo nhau đợi có chút kinh tế mới sinh con để có điều kiện chăm cháu, nhưng đến lúc muốn sinh con thì chúng tôi đợi mãi lại chẳng có”. Không có tiền, ông bà chỉ đưa nhau đi khám ở Bệnh viện C, mọi thứ đều bình thường. Ông bà lại đợi, nhưng càng đợi lại càng không thấy gì hết. Tình yêu là thứ giúp ông bà, qua hơn 30 năm, tới bây giờ, vẫn sống hạnh phúc với nhau (Ảnh minh họa) Nghe người ta mách ở Hà Nam có ông lang mát tay bốc thuốc cho các cặp vợ chồng vô sinh, ông Lợi cố gắng thu xếp cùng vợ đi chữa và chờ đợi kết quả. Nhưng những hy vọng đều không được kết thành sự thực. Hai ông bà phải chấp nhận với việc mình không thể có con, không thể làm bố, làm mẹ.
- Ông Lợi nói: “Khi mới biết tin, tôi sốc và buồn lắm. Nhưng tôi là đàn ông, là chồng nên phải cố gắng mạnh mẽ để vợ mình còn dựa vào. Tôi tự an ủi, coi như đó là một cái may vì tôi là lính Trường Sơn, hẳn sẽ bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam, sinh được con đứa què quặt, đứa tật nguyền thì khổ tôi, khổ con”. Không sinh được con, ông bà tính đến chuyện xin con nuôi. “Tôi nuôi con của các em, chăm chút cho các cháu, coi cháu như con. Có những ngày, nhà tôi ríu rít tiếng cười nói. Vợ tôi tất bật cơm nước vì các cháu ở nhà tôi cả. Nhưng chúng lớn, chúng lại về với bố mẹ mình. Chẳng có đứa nào ở lại với tôi, gọi tôi một tiếng là bố, cho vợ tôi nghe một tiếng là mẹ”, ông Lợi kể. Mẹ ông không bắt con trai phải lấy vợ khác, phải sinh bằng được cho bà một đứa cháu thì ông Lợi mới tròn đạo làm con. Có lẽ, bà cũng hiểu được nỗi đau mà con dâu mình phải gánh chịu, khi là đàn bà mà không thể sinh cho mình một đứa con. Bà không muốn mọi người hỏi con dâu mình về chuyện con cái. Bà nói: “Đừng hỏi, đừng viết gì hết. Nó tủi thân. Chuyện đã buồn, nhắc đi nhắc lại chỉ thêm đau lòng hơn mà thôi”. Tình già Động viên nhau quên đi nỗi buồn không có con, vợ chồng ông Lợi thôi không buồn và chạnh lòng mỗi khi nghe thấy tiếng trẻ nhỏ nữa. Hằng ngày, ông Lợi chạy
- xe ôm để lấy tiền lo cho cuộc sống của hai vợ chồng. Vì sức khỏe yếu, bà Mận chỉ quẩn quanh giúp mẹ chồng đun nước, trông quán, dọn quán cho mẹ. Những tưởng cuộc sống cứ bình lặng trôi đi, ông bà hạnh phúc trong cuộc sống của riêng mình thì bà Mận, vợ ông, lại mắc một căn bệnh nan y. Bà Mận nói: “Đời tôi khổ, chưa bao giờ được một ngày sung sướng. Hết nỗi khổ này đến nỗi khổ khác thành một tràng dài không dứt. Nếu không có chồng tôi, thì có lẽ tôi đã thôi sống lâu rồi. Chồng tôi tình cảm lắm. Buổi tối, chúng tôi ngồi xem phim với nhau, rồi kể chuyện cho nhau nghe. Ông ấy muốn tôi vui, tôi phải vui chứ. Buồn mãi sao được”. Hằng tháng, ông đưa vợ đi khám, dặn bà phải ăn uống kiêng khem để bệnh tình không nặng hơn. Ông nhắc bà giờ uống thuốc, nhắc bà lịch đi khám, dạy bà những bài tập thể dục mà ông lượm lặt được trên sách báo để giúp bà trị bệnh. Những buổi trưa không có khách đi xe, ông đều tranh thủ về nhà để ăn cơm cùng cho bà đỡ buồn. Ông Lợi hay cười, cái cười rất hiền và đầy tình cảm. Ông hay nói đùa để vợ cười. Giọng ông luôn thể hiện sự vui vẻ, đầy lạc quan. Nhắc về chuyện xưa, ông Lợi không buồn nữa, ông vẫn nói coi như đó là điều may vì nếu có con, phải lo lắng cho bọn trẻ, chắc gì ông bà đã có thời gian dành cho nhau, rồi những bất đồng trong việc nuôi dạy con không biết chừng sẽ khiến vợ chồng ông xa nhau.
- Thời gian luôn là phương thuốc hữu hiệu giúp mài mòn đi nỗi đau của con người. Thời gian đã giúp vợ chồng ông quên đi bất hạnh của mình và tình yêu là thứ giúp ông bà, qua hơn 30 năm, tới bây giờ, vẫn sống hạnh phúc với nhau. “Hằng ngày chạy xe, tôi được trung bình 100.000 đồng. Cả tháng được khoảng 3 triệu. Tiền sinh hoạt, tiền ăn uống, tiền chữa bệnh cho vợ tôi đều gói gọn trong đó. Tôi không ngại khổ, tôi chỉ sợ sau này mình yếu, sẽ không lo được cho bà ấy nữa. Tôi mong bà ấy luôn khỏe mạnh, vui vẻ. Tôi sợ nhất là ngày nào đó, không còn được nghe thấy tiếng của bà ấy nữa” – ông Lợi tâm sự. Tình yêu của ông Lợi, bà Mận không phải là một tình yêu lạ thường. Nhưng tình yêu ấy lại có thể khiến người khác xúc động bởi sự giản dị, đầy chân thành. Những điều đẹp đẽ lặng lẽ chảy đi trong cuộc sống ồn ào này khi vô tình được nhìn thấy, ta thấy lòng mềm mại, khẽ nở một nụ cười yêu đời và càng tin rằng, tình yêu, dù như thế nào, vẫn luôn là một điều kỳ diệu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ván bài lật ngửa
11 p | 135 | 9
-
Tìm con trên mạng
4 p | 102 | 8
-
Giữa Cơn Gió Lốc
138 p | 63 | 5
-
Hoa Thủy Tinh Mong Manh - Tập 1
98 p | 72 | 4
-
Đàn ông và tình một đêm
2 p | 94 | 4
-
GƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ ĐÔI MẮT BIẾT NÓI
11 p | 66 | 4
-
PHÍA CUỐI CON ĐƯỜNG CÓ AI ĐÓ ĐỢI EM?
7 p | 75 | 4
-
Biển Và Người Đàn Bà
3 p | 74 | 4
-
Truyện ngắn Anh ấy, tiểu thuyết và…tình yêu
13 p | 69 | 4
-
Bói trinh
15 p | 54 | 3
-
Tình Thu
15 p | 45 | 3
-
Người đàn ông vĩ đại nhất của tôi
5 p | 51 | 3
-
Có bồ không?
4 p | 45 | 3
-
Nếu một ngày con biết yêu
3 p | 75 | 3
-
Anh ấy, tiểu thuyết và ... Tình yêu
7 p | 50 | 2
-
Còn ai lắng tai nghe
10 p | 75 | 2
-
Người không bóng
10 p | 52 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn