intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyến triều cống sau cùng của triều đại Tây Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tháng Năm năm Tân Dậu (1801) chúa Nguyễn Phúc Ánh lấy được kinh đô Phú Xuân, triều đình Tây Sơn chạy ra bắc. Vua Cảnh Thịnh đổi niên hiệu thành Bảo Hưng và gửi một phái đoàn sang Trung Hoa lấy tiếng là triều cống nhưng ngầm xin nhà Thanh giúp đỡ. Cũng thời gian đó, triều đình Gia Định liên tiếp gửi nhiều phái đoàn sang Quảng Đông để vận động nhà Thanh từ bỏ Tây Sơn và công nhận một triều đại mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyến triều cống sau cùng của triều đại Tây Sơn

  1. 86 Chuyến triều cống sau cùng của triều đại Tây Sơn Nguyễn Duy Chínha Tóm tắt: Tháng Năm năm Tân Dậu (1801) chúa Nguyễn Phúc Ánh lấy được kinh đô Phú Xuân, triều đình Tây Sơn chạy ra bắc. Vua Cảnh Thịnh đổi niên hiệu thành Bảo Hưng và gửi một phái đoàn sang Trung Hoa lấy tiếng là triều cống nhưng ngầm xin nhà Thanh giúp đỡ. Cũng thời gian đó, triều đình Gia Định liên tiếp gửi nhiều phái đoàn sang Quảng Đông để vận động nhà Thanh từ bỏ Tây Sơn và công nhận một triều đại mới. Chúa Nguyễn cũng đưa sang một số tướng lãnh thuỷ quân Tây Sơn bắt được lấy lý do là họ vốn có xuất thân cướp biển được Tây Sơn dung túng kèm theo chiếc ấn bạc nhà Thanh phong cho vua Quang Trung. Theo đúng thể lệ và lễ tiết, nhà Thanh vẫn chấp thuận cho Tây Sơn gửi người qua nhưng cố tình trì hoãn việc đưa phái đoàn lên Bắc Kinh vì muốn chờ xem tình hình phía nam thay đổi theo hướng nào trước khi tỏ thái độ dứt khoát. Chỉ thị ngầm của vua Gia Khánh là nếu triều đình Tây Sơn chạy sang Trung Hoa thì chỉ nhận người trong hoàng tộc mà không chấp nhận cho các bầy tôi đi theo để tránh những khó khăn ngoại giao từng xảy ra khi vua Càn Long an tháp gia đình và bầy tôi vua Chiêu Thống năm Kỷ Dậu (1789). Giữa năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long chiếm được toàn cõi Bắc Hà, vua tôi nhà Tây Sơn đều bị bắt, gỡ thế bí cho nhà Thanh nên vua Gia Khánh nhanh chóng kết án Nguyễn Quang Toản bội bạc để quay sang công nhận triều đình Phú Xuân. Từ khóa: nhà Thanh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chuyến triều cống, công nhận a Nhà nghiên cứu độc lập; Santa Ana, CA, USA. e-mail: nguyenchinh@sbcglobal.net Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á, Tập 2, Số 2(6), Tháng 6.2023, tr. 86-103 ISSN: 2815 - 5807 ©Trường Đại học Đông Á, Đà Nẵng, Việt Nam
  2. 87 The last envoy of tribute sent by the Tay Son Court to the Qing in 1802 Nguyen Duy Chinha Abstract: In the fifth lunar month of Tan Dau (1801), king Nguyen Phuc Anh of Gia Dinh regained city of Phu Xuan (now Hue), the citadel of Tay Son. King Canh Thinh fled to Thang Long (now Ha Noi) and renamed his reign-title into Bao Hung and quickly sent a tribute envoy to China implicit support. Simultaneously the court of Gia Dinh also sent envoys to Guangdong, inspiring the Qing court to abandon the Tay Son and recognize the new kingdom as tributary state. The king of Nguyen also returned the silver seal which the Qing court had granted to Tay Son along with some captured generals who were previously pirates in the outer seas of China. As the protocols of the tributary systems, the Qing court still accepted the Tay Son request to send tribute envoy to China but lengthened the time to wait for the new comings and goings from the south. Emperor Jiaqing also secretly ordered the acceptance the emigration of the Tay Son families only (without attendants) in case they escaped to China to avoid past complications of when the king of Le fled to China in 1789. In the middle of the year Nham Tuat (1802), King Gia Long (Nguyen Phuc Anh) completed gaining control of Vietnam and arrested all of Tay Son’s family. Taking advantage of the situation, the Qing court immediately declared the Tay Son as traitors and acknowledged the new court of Phu Xuan as the legitimate government of Vietnam. Key words: Qing Court, Tay Son Court, Nguyen Court, envoy of tribute Received: 2.4.2023; Accepted: 15.6.2023; Published: 30.6.2023 DOI: 10.59907/daujs.2.2.2023.158 a Independent Researcher; Santa Ana, CA, USA. e-mail: nguyenchinh@sbcglobal.net Dong A University Journal of Science, Vol. 2, No. 2(6), June 2023, pp. 86-103 ISSN: 2815 - 5807 ©Dong A University, Danang City, Vietnam
  3. 88 Mở đầu Sử sách nước ta hầu như không đề cập đến việc nhà Tây Sơn cố gắng vận động ngoại giao với các nước chung quanh để tìm một chỗ dựa khi sắp sụp đổ. Phan Huy Ích có nhắc đến việc sứ thần Miến Điện sang gặp vua Bảo Hưng (tức Nguyễn Quang Toản) nhưng không nói rõ mục tiêu gì. Phan Huy Ích cũng cho biết ông được cử ra tiếp phái đoàn Vạn Tượng như một tiểu quốc đến thần phục. Về việc gửi người đi sứ nhà Thanh, Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực chép: 二月朔壬寅, 西山纘遣阮登楚1 如清乞師, 由廣東道進行, 至通元驛, 清帝得太平府馳奏, 言南國光纘與農奈長國構兵, 南東風大, 農奈兵船不利於泊海, 光纘屢經挫衂, 恐致昇龍失守. 清仍遣人報使部返囘廣西省, 至沙井館下船, 繼得旨諭, 兩國交兵, 正當吃緊, 該貢使等, 不必遠道進京. 着囘南關, 以示體恤. 楚囘程感慨吟詩有: 萍梗此身曾履歷, 桑滄底局幾推移. 之句.2 Việt dịch: … Ngày mồng 1 tháng Hai năm Nhâm Tuất (1802)4, Nguyễn Quang Toản sai Nguyễn Đăng Sở 4 sang nhà Thanh cầu viện, theo đường Quảng Đông mà đi lên [kinh đô]. Đến trạm dịch Thông Nguyên, vua Thanh nhận được tin từ phủ Thái Bình tâu nhanh lên trong đó nói rằng Quang Toản của nước Nam cùng với quốc trưởng (trong sách viết là trưởng quốc, có lẽ viết nhầm) Nông Nại giao binh. Gió đông ở phía nam đang lớn, thuyền chiến của Nông Nại đi biển chưa thuận lợi. Thế nhưng Quang Toản đã mấy lần bị thua to, có thể thất thủ cả đến Thăng Long. Vua Thanh vì thế mới sai người báo cho sứ bộ quay trở về tỉnh Quảng Tây, đến quán Sa Tỉnh thì xuống thuyền. Sau đó lại nhận được dụ chỉ rằng hai nước đang giao binh, ấy là lúc khẩn cấp, vậy các cống sứ không cần phải đi đường sá xa xôi lên kinh đô làm gì, hãy về Nam Quan để tỏ lòng thể tuất. 1 Có bộ 玉 (ngọc). 2 Phan Thúc Trực, Quốc sử di biên (國史遺編), (Hương Cảng: Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, 1965), 5. 3 Tháng âm lịch trong bài này, chúng tôi ghi bằng chữ: tháng Giêng, Hai, Ba, Tư… Một, Chạp. 4 Nguyễn Đăng Sở (1754 - ?), người xã Hương Triện, Hà Bắc, đỗ hoàng giáp năm Đinh Mùi (1787) đời Chiêu Thống làm quan với Tây Sơn đến Lại bộ tả thị lang, tước Gia Định hầu, sau làm cho triều Nguyễn
  4. 89 Sở quay về cảm khái ngâm thơ rằng: Bình ngạnh thử thân tằng lý lịch, Tang thương để cục kỷ thôi di. (Thân này bèo bọt từng trôi nổi, Cuộc thế bể dâu mấy đổi dời). Ở một đoạn sau có chép: 遣華亭侯阮吉使清,報捷,及求封, 至馱棉塘, 遇僞使阮登楚自江西放囘, 相與會談吟詩, 吉 復詩有他鄉眉鬢魂如夢, 故國風光不改前之句. 楚囘至諒山, 鎭官執之, 伽送北城, 轉解入京拜謁, 世祖釋其罪, 留數月放還, 復與囘抱解 元阮國寶為接伴, 侯發京北四府丁夫, 修治使路公舘, 幷供頓什物, 自北城抵諒山為七站, 曰廉 橋, 渼橋, 芹營, 和樂, 里仁, 梅坡, 同登, 由北使仍舊制就北城, 不肯入富春京.1 [Việt dịch] “… [Vua Gia Long] sai Hoa Đình hầu Nguyễn [Gia] Cát đi sứ nhà Thanh để báo tin chiến thắng và cầu phong. Tới đê Đà Miên thì gặp ngụy sứ là Nguyễn Đăng Sở từ Giang Tây trở về, hai bên nói chuyện ngâm thơ, có câu rằng: Tha hương bùi ngùi2 như giấc mộng Nước cũ phong quang không khác xưa Sở về đến Lạng Sơn, quan trấn thủ ở đó bắt giữ, đóng gông giải về Bắc thành, rồi chuyển tiếp về kinh đô bái yết. Vua Thế tổ tha tội cho, giữ lại mấy tháng rồi thả về. Sở cùng với giải nguyên làng Hồi Bão là Nguyễn Quốc Bảo làm tiếp bạn3, được phát cho đinh phu bốn phủ ở Kinh Bắc, sửa sang đường sứ thần đi qua và công quán cùng cung đốn các vật dụng từ Bắc thành đến Lạng Sơn tất cả bảy trạm tên là Liêm Kiều [Tiên Du], Mỹ Kiều [An Việt], Cần Doanh [Bảo Lộc], Hòa Lạc [Hữu Lũng], Nhân Lý [Ôn Châu], Mai Pha [trấn Lạng Sơn], Đồng Đăng [Văn Uyên], vì sứ thần phương bắc tuân theo lệ cũ đến Bắc thành, không chịu vào kinh đô Phú Xuân. Trên đây có hai chi tiết cần đính chính. Nguyễn Gia Cát là ất phó sứ trong phái bộ Lê Quang Định, Lê Chính Lộ, Nguyễn Gia Cát của triều đình Gia Long (Nguyễn). Nguyễn Đăng Sở là giáp phó sứ trong phái bộ Lê Đức Kính4, Nguyễn Đăng Sở, Vũ Duy Nghi của triều đình Bảo Hưng (Tây Sơn). Với cách viết trong Quốc sử di biên người đọc dễ nhầm là hai ông Nguyễn Đăng Sở và Nguyễn Gia Cát là chánh sứ. Sứ bộ Lê Quang Định sang nhà 1 Phan Thúc Trực, Sách đã dẫn, 21-22. 2 Lông mày và râu, ý chỉ sự đáng buồn. 3 Người đứng ra tiếp khách. 4 Có chỗ viết là Lê Đức Thận.
  5. 90 Thanh vào tháng Một năm Nhâm Tuất (theo Đại Nam thực lục) nên nếu hai bên gặp nhau thì cũng vào khoảng này, trước khi Nguyễn Đăng Sở về đến Lạng Sơn. Tuy chỉ là một giai đoạn ngắn, cuối năm Nhâm Tuất (1802 - 1803) đầu năm Quí Hợi (1803), trong cùng một thời điểm nước ta có hai sứ bộ do hai triều đình nam bắc, một sứ bộ do vua Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản gửi sang triều cống và cầu viện, một sứ bộ do vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh gửi sang cầu phong. Hai sứ bộ gặp nhau, thăm hỏi bình thường, làm thơ xướng họa mặc dù nay ở vào hai phía, thắng và bại nhưng không vì thế mà hiềm khích. Những người của phái đoàn Tây Sơn khi về nước cũng không bị tội, Nguyễn Đăng Sở (và có lẽ tất cả những người nào quy thuận) đều được dùng lại trong việc công ở Bắc Hà. Tuy trớ trêu nhưng cũng có chút nực cười khi mới hôm trước còn là sứ thần, hôm sau đã là tù nhân theo hoàn cảnh. Diễn tiến tình hình Trật tự ở phương nam Tuy sử nước ta ít đề cập nhưng thực tế nhà Thanh vẫn luôn luôn theo dõi khít khao những biến chuyển của phương nam để kịp thời đưa ra một đối sách sao cho có lợi nhất. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, nhà Thanh chỉ công nhận chính thức An Nam, Xiêm La, Miến Điện, Nam Chưởng còn Nông Nại (Đồng Nai)1, Chân Lạp thuộc ngoài vòng vương hoá. Thế nhưng không phải không có những vận động để tái lập một quốc gia được công nhận dưới đời Minh nhưng không còn trong danh sách phiên thuộc dưới đời Thanh. Đó là nước Chiêm Thành mà cả chúa Nguyễn lẫn triều đình Tây Sơn ở Qui Nhơn (Nguyễn Nhạc) đều muốn thay vào nhưng không thành công.2 Trong tâm thức thời trung cổ, việc được xếp vào trong những vòng tròn đồng tâm của Trung Hoa là một mục tiêu khá cụ thể, là sự xác định nằm trong vòng chính thống. Khi Nguyễn Quang Bình (vua Quang Trung) được nhà Thanh công nhận ở miền bắc, anh ruột 1 Văn thư nhà Thanh gọi vùng Đồng Nai là Nông Nại, chúng tôi để nguyên, không đổi thành Đồng Nai. 2 Giữa năm Kỷ Dậu (1789) Nguyễn Nhạc, dưới cái tên Nguyễn [Quang] Phúc, nhân dịp đưa trả về một nhóm binh sĩ nhà Thanh bị bão thổi đến Tân Châu (Qui Nhơn) đã viết thư và gửi biểu sang nhà Thanh xin qui thuận và tố cáo Nguyễn Huệ là một đứa em hư dám chống lại thiên triều để thanh minh rằng mình không liên quan đến việc hai bên tranh chấp ở Bắc Hà. Xem thêm: Nguyễn Duy Chính, “Những tên mới xuất hiện trong phổ hệ Tây Sơn”, Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, Số 130, 2020, 52-61.
  6. 91 ông (Nguyễn Nhạc) cũng đã viết thư cho nhà Thanh để tố cáo em mình không xứng đáng và ngỏ ý thần phục nhà Thanh nghĩa là xin được đứng vào vòng thuộc quốc của Trung Hoa. Việc tranh thủ sự chấp thuận của nhà Thanh không phải như chúng ta nghĩ ngày nay và trong lịch sử việc cầu viện thiên triều một khi bị nguy cấp là chuyện rất bình thường. Tâm lý lệ thuộc ấy chỉ mờ dần khi người Pháp chiếm nước ta và nhà Thanh đã đi vào vòng lạc lậu. Ngay khi mới lên ngôi, vua Gia Khánh cũng muốn tiếp tục đường lối của vua cha Càn Long là tạo một mối thân tình với triều đình An Nam, có lẽ nhằm giao phó cho Tây Sơn nhiệm vụ tĩnh hải1, vốn là công tác mà nhà Thanh không đảm trách nổi. Nhân dịp Tây Sơn dẹp được một số nhóm hải phỉ đồn trú trong vùng Giang Bình, là đất của nước ta nằm sát bờ biển tỉnh Quảng Đông2, và bán đảo Bạch Long Vĩ3 đưa sang Quảng Châu, triều đình Gia Khánh đã ban thưởng hậu hĩ cho Đinh Công Tuyết và dự định sẽ mang một số quà đến thẳng kinh đô An Nam.4 Ngày 16 tháng Hai năm Gia Khánh 2 (1797), Tổng đốc Lưỡng Quảng Cát Khánh tâu lên: [Việt dịch] “… Thần chiếu theo việc An Nam quốc vương Nguyễn Quang Toản tuân phụng chiếu hội lần trước nên sai di quan Đinh Công Tuyết đem binh thuyền đi ra biển người di tuần tra đánh bắt được phỉ phạm trình lên rằng muốn đưa sang nội địa và thần đã gửi phụ phiến tâu lên, một mặt sức lệnh cho phủ Liêm Châu chuẩn bị khao thưởng hậu hĩ cho từng người. Nay theo như viên tri phủ Trương Tăng và người được sai đến cùng lo liệu là tri châu Liên Châu Triệu Hồng Văn hội bẩm thì bồi thần An Nam Đinh Công Tuyết (丁公雪), Vũ Huy Tấn (武輝瑨), Hoàng Công Thụy (黄公瑞) đi cùng với trấn mục Lê Văn Nhận (黎文認) thống suất sư thuyền theo đường biển người di Yên Quảng tuần tra gặp ba chiếc thuyền cướp. Di binh liền vây bắt giết được rất nhiều hải phỉ, bắt được một số giải sang vùng giao giới báo tin để tiếp nhận. Ngày 24 tháng Ba hội đồng với thự du kích doanh Liêm Châu là Mao Tam Siêu đến Thiên Nam Kiều thiết lập trướng phòng cùng bọn Đinh Công Tuyết tiếp kiến, khi đó trình ra một giáp bản (夾板) công văn, lại giải đến bọn đạo phạm Hoàng Trụ, Trần Lạc tổng cộng 63 người, thuyền cướp biển hai chiếc cùng với khí giới, thương pháo, cờ trống, đao, khiên đều thu nhận đầy đủ rõ ràng. Theo như họ nói thì quốc vương Nguyễn Quang Toản cảm kích tắm gội ân từ cao hậu của đại hoàng đế mà chưa báo đáp được mảy may. Nay tuân theo chiếu hội phái lệnh bọn họ đem quân trừ 1 Dẹp cướp biển ở phía nam. 2 Nay đã thuộc về Trung Hoa. 3 Đây là một mỏm đất đâm ra biển phía đông bắc, nay cũng thuộc Trung Hoa, không phải đảo Bạch Long Vĩ nằm trong vịnh Bắc Bộ vẫn còn thuộc về nước ta. 4 Khi đó trên danh nghĩa là Nghệ An, nhưng triều đình thực sự đóng tại Phú Xuân.
  7. 92 bắt dương phỉ, và hiện đã bắt được người, thuyền và khí giới giải đến. Xem như lời lẽ thần sắc thật đúng là kính cẩn, truân thành nên đã đem một nghìn xâu tiền lớn dự bị sẵn, ba vạn cân gạo và bò dê heo vịt các món chia ra khao thưởng di mục, di binh. Ngoài ra cũng chuẩn bị Hồ trứu1, xuân trù, sa lăng, giấy hoa tiên, bút, trà, mực, quạt, hương liệu các món phân biệt cho người đưa đến cho bọn Đinh Công Tuyết bốn người thu nhận. Lại chuẩn bị cỗ bàn rượu thịt khoản đãi khiến cho không ai là không vui sướng cảm động rồi lập tức trở về thuyền giương buồm về nước. Các nơi có phòng ốc ở Giang Bình dung chứa giặc cướp cũng đều bị bọn Đinh Công Tuyết thiêu hủy rồi sai đô ti nước đó là Nguyễn Trường Hựu đem bốn chiếc thuyền và 200 binh đóng ở bến nước lùng bắt số phỉ còn lại. Lại đưa đến giáp bản công văn của bọn Đinh Công Tuyết, thần xem thấy lời lẽ cực kỳ cung thuận. Cúi tra vùng di địa Giang Bình là nơi tụ phỉ tàng gian và cũng lẻn vào đất của người Hoa lộng hành cướp bóc, tuy nhiều lần tìm cách vây bắt nhưng vì hai bên Hoa Di nên không thể thực hiện được. Nay nhờ có uy đức của thánh chúa lan tỏa ra phương xa, mật ban chiếu hội thi hành. Nguyễn Quang Toản vì cảm ơn sâu xa tha thiết nên đã phái bồi thần tiễu trừ bắt được đạo phỉ giải đến, lại phá hủy sào huyệt, để lại viên chức phòng thủ. Từ nay biển lớn có ngày sóng lặng gió yên. Còn ở nơi sâu xa trong biển người di có thể cũng còn thuyền giặc ẩn náu. Thần đã sức cho đề thần Tôn Toàn Mưu đốc sức sư thuyền, tướng lãnh, nghiêm nhặt lùng bắt, chỉ còn bọn Vương Tín Chương chưa bắt được. Hiện nay đã treo bảng trọng thưởng, vây lùng nhiều phương để bằt về tra hỏi làm sáng hiến điển. Đây là việc các phỉ phạm An Nam giải đến, hợp với tuần phủ Quảng Đông Trương Thành Cơ cung triệp hợp tấu, kính sao lục văn thư gửi đến trình lên ngự lãm”.2 Sự lượng định và sắp xếp mới Trong hai năm sau cùng của triều đại Tây Sơn, bên cạnh việc lấn đất giành dân, cả triều đình Bắc Hà (Tây Sơn) và Nam Hà (chúa Nguyễn) đều tranh thủ sự ủng hộ của nhà Thanh như một chỗ dựa để chống với đối phương. Đối với Thanh triều, sau khi đã qua thời thịnh thế, nhật lệ trung thiên (mặt trời ở trên đỉnh cao là tiếng mà người ta đặt cho ba triều đại của nhà Thanh Khang Hi, Ung Chính, Càn Long), vua Gia Khánh nay phải đối phó với rất nhiều vấn đề nội trị. Bên trong thì 1 Vải mỏng Hồ Châu. 2 Quốc lập Cố cung Bác vật viện, Cung trung đáng tấu triệp, triều Gia Khánh số hiệu 087968: Tấu thư về việc Việt Đông tra bắt dương phỉ tại Giang Bình do An Nam quốc vương Nguyễn Quang Toản sai quan hiệp lực vây bắt vài chục người giải giao nên khao thưởng.
  8. 93 nhiều vụ nổi dậy lớn mà hội đảng lên đến hàng vạn người, bên ngoài thì mặt biển bất an, những toán cướp biển hàng chục, hàng trăm tàu lớn khiến cho việc thõng tay ra lệnh cho An Nam đảm trách việc tĩnh hải rồi ban thưởng một số vải vóc vật kiện không còn hiệu quả. Các quan lại các tỉnh vùng ven biển đông nam nay phải tự mình đảm trách việc tiễu phỉ cho thấy họ rất bối rối trong công việc này. Nhiều nơi nay đã phải dùng thuyền buôn thay cho thuyền chiến nhưng công năng của hai loại này khác nhau nên kết quả không mấy khả quan. Vì các tỉnh phân chia hải phận nên một khi tỉnh này đuổi được dương phỉ qua nơi khác là coi như ngoài nhiệm vụ của mình. Khi nhận được tin vua Gia Khánh sẽ sai người sang kinh đô An Nam để trực tiếp ban tặng cho vua Cảnh Thịnh những món quà thưởng kèm theo sắc thư, Nguyễn Quang Toản vội vàng từ chối. Trong một văn thư không rõ ngày (khoảng giữa năm Gia Khánh 2), Cát Khánh tâu lên: Hình 1. Bản tâu của Cát Khánh về việc thân thần An Nam quốc vương Nguyễn Quang Toản là Nguyễn Quang Triệu cung kính đến cửa quan thay mặt nhận lãnh dụ chỉ và các món được thưởng liệu có được không xin chỉ để thi hành1 [Việt dịch] “… An Nam quốc vương Nguyễn Quang Toản ra lệnh cho bồi thần là bọn Đinh Công Tuyết bắt giữ dương phỉ giải sang nội địa để thẩm vấn, được chiếu dụ khen thưởng ban cho như ý, núi ngọc, gấm lụa đoạn, pha lê và đồ sứ. Lại ra lệnh sai viên chức lớn cung kính mang ra khỏi cửa quan đến nơi quốc vương đó cư ngụ tận mặt nhận lãnh nên phủ thần Trần Đại Văn đã sai đạo viên Cao Liêm là Hùng Chi Đài, tri phủ Liêm Châu là Trương Tăng cung kính mang sang kính cẩn tuyên dụ, tận mặt giao cho thu nhận. Lại cũng đã viết triệp tâu lên, đồng thời thay mặt cho thần chiếu hội cho quốc vương. Nay thần ở quân doanh Bản Phong tiếp nhận được từ chuyên sai của tri châu Ninh Minh Nguyễn Tăng Vinh đưa đến một trình văn của quốc vương Nguyễn Quang Toản, lập tức mở ra xem thấy trong đó nói rằng: 1 Quốc lập Cố cung Bác vật viện, Cung trung đáng tấu triệp, triều Gia Khánh, số hiệu 088829.
  9. 94 Từ xa nghe tin sủng mệnh, vừa sợ vừa mừng. Có điều việc vây bắt cướp biển ấy là bổn phận của kẻ làm phên giậu, sao lại được thiên tử hạ chỉ khen ngợi, hoàng ân thấm xuống nên đáng ra phải lập tức ngày đêm chạy đến, đích thân nghinh đón sứ tiết đưa đến quốc đô, bái nhận ơn thiên tử. Có điều ở đất Nông Nại của bản quốc có di nghiệt họ Nguyễn là kẻ bầy tôi chạy trốn của họ Lê ngày trước, thường tụ tập lẻn ra cướp bóc nên xung phiên1 này phải đích thân đốc suất tướng sĩ, đang lúc lo liệu nên không tiện rời xa nơi quân thứ. Lại thêm đã đến mưa dầm mùa thu, đường sá cầu cống khó mà sửa sang, không thể chạy đến nghinh đón, lúng túng thật không yên lòng. Nay kính cẩn sai thân thần2 là Nguyễn Quang Triệu, bồi thần là Nguyễn Gia Phan đến cửa quan, thay mặt nhận lãnh dụ chỉ, quà thưởng, đưa đến nơi quân thứ của xung phiên bái thụ. Lần này biểu văn cung tạ sau khi nhận lãnh rồi, hết sức thành tâm tấu tạ thiên ân nên đã đệ lên. Thần xem đi xem lại thấy Nguyễn Quang Toản cảm đội ơn trên ban xuống lời lẽ uyển chuyển, lòng cung thuận quả là chí thành. Một dải Nông Nại của nước đó phân tranh chưa yên, Nguyễn Quang Toản đích thân đem quân tới nơi này nên không thể rời xa để cung nghinh nhận lãnh, An Nam mưa mùa thu liên miên, đường sá cầu cống không thể lo liệu ngay được nên đã sai bồi thần thân tín là Nguyễn Quang Triệu chạy đến cửa quan thay mặt tiếp nhận xem ra quả là tình hình thực như thế. Nếu như ra lệnh cho các đạo phủ mang đến nơi quốc vương trú ngụ, Nguyễn Quang Toản phải quay về kính cẩn nhận lãnh thì e trở ngại cho việc quân. Còn như nếu đợi cho việc xong quay trở về nước mới lại giao lãnh thì e dây dưa kéo dài. Thần trông lên đạo nhu viễn thâm nhân của đại hoàng đế, không chỗ nào không soi đến, vậy liệu có nên thuận cho lời cầu xin và ra lệnh cho các đạo phủ hãy kính đem dụ chỉ và thưởng vật đến cửa quan, đợi bồi thần Nguyễn Quang Triệu đến nơi kính cẩn tuyên dụ ban cấp để chuyển về…”.3 Trong tình hình lúc đó, việc sứ thần nhà Thanh xuống Nghệ An (hay Phú Xuân) chắc chắn gây ra nhiều phiền toái về cả mặt tiếp đón lẫn thực tế chính trị của An Nam. Ở giai đoạn này, việc nội loạn đang tiếp diễn và nhiều việc phải đối phó nên triều đình Cảnh Thịnh cũng muốn giữ một khoảng cách với nhà Thanh hơn là tiếp tục chính sách thân mật đời Quang Trung. Một lý do khác cụ thể hơn là ngay từ cuối đời Quang Trung, vấn đề xây 1 Kẻ phiên còn ít tuổi, tiếng khiêm tốn tự xưng. 2 Người trong họ. 3 Quốc lập Cố cung Bác vật viện, Cung trung đáng tấu triệp, triều Gia Khánh. Đáng án số hiệu 087968: Bản tâu của Cát Khánh về việc thân thần An Nam quốc vương Nguyễn Quang Toản là Nguyễn Quang Triệu cung kính đến cửa quan thay mặt nhận lãnh dụ chỉ và các món được thưởng liệu có được không xin chỉ để thi hành.
  10. 95 dựng một kinh đô ở Nghệ An đã bị chững lại, một phần vì tình hình chưa đủ yên để dồn công sức vào việc kiến thiết, phần khác nhà Tây Sơn nay phải đối phó với nhiều áp lực từ phía nam cũng như phía tây. Thực tình mà nói, đúng như những lời trình bày, An Nam - nay bao gồm miền bắc của nhà Lê và một phần đất Quảng Nam xuống đến Quảng Ngãi - đang có nhiều khó khăn, kinh tế cũng như quân sự, một khu vực khó phòng thủ vì hai mặt núi và biển trải dài. Ở mặt biển, tuy Tây Sơn đã thu phục được nhiều đám hải phỉ để thay triều đình trông coi nhưng dẫu sao cũng chỉ là những đám lính đánh thuê, ở hay đi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, không khác gì một đám âm binh, triệu tập thì dễ nhưng đòi hỏi họ sống chết với mình thì không dễ chút nào. Về phía tây, vùng Vạn Tượng (nay là Lào) và Bắc Thái Lan, thuộc vùng ảnh hưởng của Xiêm La, tuy không nhất thiết là đất của họ nhưng vì tồn tại những liên hệ phục tòng lâu năm nên luôn luôn là một mối đe dọa nếu xảy ra xung đột. Chính vua Quang Trung khi còn tại thế trong những năm tháng sau cùng cũng đã toan tính dùng võ lực để chiếm đoạt vùng đất này, tạo thành một vùng lãnh thổ lên đến giáp với Miến Điện cho vương quốc của ông “tròn trịa” hơn, giải quyết được những chông chênh một khi có nội hoạn, ngoại xâm. Xiêm La sau mấy chục năm ổn cố nay đã thành một khu vực có tiềm năng, nếu không sớm thu phục những vùng mà mường chậu còn chưa chọn một thái độ dứt khoát thì trong tương lai sẽ thành một mối lo tâm phúc. Đó chính là chủ trương bành trướng cốt lõi của An Nam mà Nguyễn Quang Bình theo đuổi. Vì những khó khăn gan ruột trên thực tế, vua Cảnh Thịnh, tuy còn trẻ tuổi nhưng không phải không biết đến. Đối diện với những đe dọa đó, ông chủ trương cầu hòa tìm cách giao hiếu với chung quanh nên sai sứ sang Xiêm La và gửi người liên lạc với chúa Nguyễn Phúc Ánh ở Gia Định để giải quyết xung đột, chấm dứt chiến tranh nhưng cả hai công việc đó đều bị đối phương bác khước. Vua Cảnh Thịnh cũng muốn mở rộng giao thiệp với các nước phương Tây nhưng cũng chỉ mới bước đầu. Ông cũng muốn bớt đi thứ lễ nghi “phùng xòe” mà cha ông đã phải chấp nhận khi giảng hòa với phương bắc nên ngay khi vua Quang Trung qua đời, Nguyễn Quang Toản đã tìm đủ mọi cách để hóa giải những trói buộc đó, đưa đến việc người ngoài cho rằng cả triều đại Tây Sơn đều dựa trên mẫu số ngoại giao “đánh lừa nhà Thanh”. Trong biến cố này, tình hình nay không còn trong thế “ta phải cầu người” nên Nguyễn Quang Toản đã xin cử một người trong họ là Nguyễn Quang Triệu lên Nam Quan thay mình nhận lãnh. Việc đưa một người thân đi thay là một thông lệ dưới triều Tây Sơn như đã từng thấy trong những dịp trọng đại nhưng đồng thời cũng là một mô thức ngoại giao mới trong giao thiệp với nhà Thanh. Đó là một người trong hoàng tộc đóng vai trung gian, thay quốc vương trong những công tác quan trọng như trước đây chúng ta đã thấy Nguyễn Quang Hiển thay vua Quang Trung sang cầu phong, Nguyễn Quang Tuấn thay mặt vua
  11. 96 Cảnh Thịnh sang dự lễ thoái vị/nhường ngôi của vua Càn Long/Gia Khánh và Nguyễn Quang Dụ sang điếu tang vua Càn Long.1 Biến chuyển Tuy chiến tranh giữa hai thế lực Tây Sơn ở miền bắc và Nguyễn vương kéo dài đã lâu nhưng nhà Thanh hầu như không hề quan tâm đến. Những năm cuối đời Càn Long và đầu đời Gia Khánh, Thanh triều cũng vẫn chỉ coi phương nam như một thuộc quốc và việc qua lại chủ yếu là những nghi lễ triều đình mà cả hai bên đều không muốn thay đổi. Biến cố quan trọng nhất của nhà Thanh trong giai đoạn này có lẽ là việc vua Càn Long thiện vị (nhường ngôi) sau 60 năm cầm quyền và trong bốn năm tiếp theo ông lên làm thái thượng hoàng, còn vua Gia Khánh lo việc trị nước. Cũng vì giữa vua cha với An Nam có nhiều thân tình, vua Gia Khánh rất lúng túng trong việc xử trí những việc liên quan đến phương nam nhất là sau khi tìm thấy một số lực lượng hải quân của Tây Sơn thua trận quay về quấy phá miền duyên hải, khi bị bắt có trình ra giấy tờ, ấn tín liên hệ đến triều đình Cảnh Thịnh. Vì những trở ngại đó, triều đình Gia Khánh đành phải miễn cưỡng chấp nhận giải thích của Nguyễn Quang Toản rằng đây là dư đảng của Nguyễn Chủng (tức Nguyễn Phúc Ánh) ở Nông Nại giả mạo làm người của Tây Sơn. Theo nội dung tấu bản của tổng đốc Lưỡng Quảng Cát Khánh ngày 16 tháng Giêng năm Gia Khánh 2 (1797) thì triều đình Tây Sơn trình bày về việc đó như sau: [Việt dịch] “Riêng vấn đề có con dấu ấn của người di, cứ theo như trình bày thì nước đó có bắt giữ phỉ thuyền mang theo ấn tiêu tra hỏi thì đó thuộc về địa phương Trấn Ninh, Nông Nại do đầu sỏ giặc ngụy xưng Gia Hưng Vương, Chiêu Quang Vương cấp cho tặc khấu để làm vây cánh mới có ấn đó cốt để giá hoạ tiếng ác, còn như trước nay những kẻ bị bắt đều tuân phụng chỉ trước lập tức đem tất cả ra xử tội để làm sáng chính điển. Tỉnh Mân Chiết lấy được ấn tiêu trông giống như chu ấn nước đó vẫn thường dùng, cái nào giả cái nào thực rất khó tra cứu. Quan binh ra biển bắt cướp, không hẳn tru diệt được toàn bộ, nếu bọn chúng có di chuyển đến vùng biển tây nam của bản quốc lẩn tránh trong những vũng đậu của các quần đảo thì hãy sức cho các trấn mục bản quốc cùng ra sức tra bắt, còn như vào đến Nông Nại bị tặc phỉ xông ra cướp bóc thì sẽ lập tức phái viên biền vượt biển đuổi theo”.2 1 Một thân thần khác trong chuyến cầu viện sau cùng chúng tôi chưa tìm ra tên nhưng trong chuyến này có một người qua đời khi bị nhà Thanh đuổi về nước, không biết vì lý do gì. Mô thức này không tiếp tục dưới triều Nguyễn trừ lần sau cùng Tôn Thất Thuyết thay vua Hàm Nghi chạy sang cầu viện Trung Hoa nhưng không thành công. 2 Quốc lập Cố cung Bác vật viện (Đài Bắc), Tấu triệp đời Gia Khánh, Lời tâu của Cát Khánh, Khôi Luân ngày 16 tháng Giêng, Gia Khánh 2. Đáng án số hiệu 087580.
  12. 97 Chuyến triều cống sau cùng Ngày mồng 3 tháng Bảy năm Gia Khánh 6 (1801), Tuần phủ Quảng Tây là Tạ Khải Côn tâu lên vua Gia Khánh về tình hình An Nam như sau: [Việt dịch] “Tra thấy cực biên đông nam của nước An Nam là đất Nông Nại có quốc vương nước đó thuộc họ Nguyễn Chủng chiếm cứ nhiều năm, với An Nam chiến tranh không dứt. Gần đây theo tri phủ Thái Bình Vương Phủ Đường mật bẩm thì An Nam trước đã mất Tân Châu1, Phú Xuân hai nơi, quốc vương nước đó phải lui về đóng ở thành Thăng Long, về sau lại đoạt lại được Phú Xuân, quân của Nông Nại thua chạy. Hiện nay một dải Thăng Long cực kỳ yên tĩnh, biên quan nghiêm túc chỉnh tề. Thần tra An Nam đất hẹp dân nghèo, thích việc binh, hiếu chiến đấu, xưa nay soán đoạt không ngừng, không khác gì man xúc tương tranh, thể thống thiên triều cần phải trấn tĩnh, trì trọng không thể khinh suất mà dung nạp kẻ chạy trốn. Hiện nay quốc thế An Nam tuy chưa đến nỗi mười phần yếu ớt nhưng cấu oán hưng binh với Nông Nại trong tương lai không thể không có chuyện gõ cửa quan cầu cứu như chuyện cũ của Lê Duy Kỳ trước đây. [Châu bút: Việc này phần lớn có thể xảy ra]. Thần đã cùng với đốc thần bí mật thương nghị phân chia công việc, một mặt tức tốc tâu lên xin huấn thị của thánh thượng, ngoài ra đã mật sức cho các đạo phủ hội đồng với các doanh viên, bất động thanh sắc, nghiêm tra việc ra vào nơi quan ải, chớ có tham công lao mà gây hấn ở ngoài biên cương. Nay hợp với phụ phiến mật trình lên hoàng thượng xin huấn thị. Cẩn tấu. [Châu phê: Nếu có việc cầu viện thì hãy thương lượng với Cát Khánh xem xét tính toán lo liệu. Không được tham công mà gây hấn. Hãy cẩn thận] Gia Khánh 6, mồng 3 tháng Bảy”.2 Theo như thế, nhà Thanh đã biết được tin vua Cảnh Thịnh thua trận ở Tân Châu3 và kế tiếp Phú Xuân cũng thất thủ, triều đình phải chạy ra Thăng Long. Theo như tính toán của quan lại địa phương thì họ coi việc tranh chấp ở nước ta là “man xúc tương tranh” và theo châu phê thì chính bản thân vua Gia Khánh cũng không còn thiết tha với việc can thiệp vào phương nam như vua Càn Long trước đây giải quyết việc Lê Duy Kỳ. Chúng ta cũng thấy tùy theo tình hình mà thái độ của họ thay đổi, nếu muốn thõng tay thì chỉ coi là chuyện nội bộ nước nhỏ, còn nếu muốn dấy động can qua thì lại nhân danh tông phiên, 1 Đây là Quy Nhơn. 2 Quốc lập Cố cung Bác vật viện (Đài Bắc), Lời tâu của Tạ Khải Côn ngày mồng 3 tháng Bảy, Gia Khánh 6. Đáng án số hiệu 091280-a. 3 Tức vũng Thị Nại, Quy Nhơn.
  13. 98 tự tiểu tồn vong. Đây cũng là một bước ngoặt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Thanh triều chủ trương thõng tay xem tình thế rồi giải quyết theo hướng có lợi nhất. Vận động của Nam Hà Cũng thời gian đó, nhà Thanh nhận được tin một phái đoàn của chúa Nguyễn gửi sang Quảng Đông với hai sứ mạng, một mặt tìm cách loại trừ sự ủng hộ của Trung Hoa đối với triều đình Cảnh Thịnh (nay đổi sang Bảo Hưng) đang ở Thăng Long, mặt khác tìm sự công nhận của họ đối với triều đình mới ở Phú Xuân. Việc triều đình chúa Nguyễn tìm kiếm sự chấp thuận của nhà Thanh cho một quốc gia mới hồi sinh thì Thanh đình chỉ “bất động thanh sắc” cốt kéo dài thời gian trước khi đưa ra một giải pháp. Sứ bộ mà vua Gia Long gửi sang chưa có vị thế đại diện chính thức vì nhà Thanh chỉ thu nhận lễ vật từ bên ngoài một khi đã có liên hệ ngoại giao và được công nhận như một phiên thuộc của họ. Tuy vậy họ không chính thức bác khước mà để cầm chân phái bộ này, Tổng đốc Lưỡng Quảng Cát Khánh cho ở lại Quảng Châu nhưng không hứa hẹn gì cả, chỉ coi như một phái đoàn cứu nạn vẫn thường xảy ra hàng năm. Việc chúa Nguyễn giải giao những tên cướp biển, không phải được đánh giá quan trọng như sử nhà Nguyễn chép sau này mà lúc đó nếu không muốn làm lớn chuyện thì cũng như hàng trăm hải phỉ khác trao đổi giữa An Nam và nhà Thanh trong công tác tĩnh hải trước đây. Chỉ đến khi cần khai thác tình hình, triều đình nhà Thanh mới làm thành chuyện lớn, được lập lại và phụ hoạ của triều Nguyễn trong sử sách. Một chi tiết khác là vua Cảnh Thịnh khi chạy khỏi Phú Xuân có đánh mất chiếc ấn An Nam quốc vương mà nhà Thanh ban cho vua Quang Trung, nay chúa Nguyễn đem nộp lại như một bằng cớ để xin nhà Thanh truất đi cái tính chính thống của đối phương. Thế nhưng, trong lịch sử không phải là chưa từng xảy ra việc đánh mất quốc ấn. Đời Lê Hiển Tông, theo báo cáo của vua Chiêu Thống thì chúa Trịnh đã sang đoạt quốc ấn và khi ông tự vẫn thì không tìm thấy đâu nên phải xin một chiếc ấn khác. Đến khi vua Chiêu Thống chạy theo quân Thanh sang Quảng Tây, ông cũng không mang theo quốc ấn. Cho nên, việc mất chiếc ấn bạc mạ vàng mà nhà Thanh ban cho có thể được giải thích theo nhiều cách tuỳ theo quan điểm giữa hai bên. Trước khi đem quân ra Bắc Hà, Nguyễn Phúc Ánh cũng muốn biết xem lòng người miền bắc như thế nào? Dù sao chăng nữa, nhân dân Đàng Ngoài vẫn còn luyến tiếc nhà Lê và tâm sự khôi phục cựu triều vẫn còn sôi sục trong giới sĩ phu. Lê Huy Dao trong dịp này cũng đã làm một bài hịch giả danh chúa Nguyễn kêu gọi nổi lên đánh Tây Sơn. Công tác vận động của chúa Nguyễn không phải không có hiệu quả. Những ngày sau cùng ở đất bắc, triều đình Tây Sơn ngoài việc phải đối phó với kẻ thù lớn còn ở xa thì
  14. 99 thường trực phải quan tâm đến những thành phần thân Lê đang nổi dậy. Tuy những biến loạn ấy đều bị dẹp tan nhưng cũng khiến dân chúng hoang mang và các văn quan tìm cách tránh né những việc bất ngờ xảy đến trong thời kỳ tranh tối tranh sáng. Theo tin của nhà Thanh thì “… Tân Châu và Phú Xuân của An Nam hai nơi đều đã bị Nông Nại đánh lấy cả rồi, An Nam quốc vương Nguyễn Quang Toản dời ra đóng ở thành Thăng Long. Quốc trưởng Nông Nại Nguyễn Phúc Ánh hiện nay đang ở vùng Bố Chính Lãnh là trung gian của Phú Xuân sắp đặt quân doanh chống giữ, hai bên đối địch. Thế nhưng mặt thủy thì chiến thuyền của Nông Nại nhiều, chiến thuyền của An Nam ít, vì thế An Nam đã chiêu tập phỉ thuyền trợ giúp, hiện nay chưa biết bên nào thắng. Còn Nông Nại cũng đã liên hệ với cựu thần nhà Lê còn đang sống trên châu Bảo Lạc thuộc đất di là nơi tiếp giáp với Tiểu Trấn An thuộc phủ Trấn An, tỉnh Quảng Tây. Nghe nói Nông Phúc Liên và Nguyễn Phúc Ánh của Nông Nại có giao kết hồi năm ngoái nên đã đem hết thuộc hạ người di và xưởng đồ mỏ thiếc tấn công Mục Mã của An Nam, về sau lại chia người di và xưởng đồ thành ba đường tấn công Lê thành1 nhưng Nguyễn Quang Toản được tin liền phái quan binh chia ra chặn giữ, đánh tan quân người di của họ Nông lấy lại được trấn Mục Mã. Nông Phúc Liên nay phải quay về Bảo Lạc. Hiện nay đã nghe An Nam chỉnh đốn thủy binh chiêu tập thuyền hải phỉ toan tính theo đường biển đoạt lại Phú Xuân. Đó là tình hình giao binh tranh đoạt giữa An Nam và Nông Nại cùng Nông Phúc Liên”. 2 Đối với tình hình đang thay đổi hàng ngày hàng giờ, nhà Thanh chỉ “… đóng chặt biên quan, lưu tâm phòng giữ đồng thời bí mật dò thám tình hình thực” và “… vẽ lại tình hình tổng quát An Nam và Nông Nại thành đồ bản”.3 Vận động của Bắc Hà Trong khoảng hai năm sau cùng của Tây Sơn, tin tức về tình hình chiến tranh của phương nam mà nhà Thanh thu lượm được từ các gián điệp, chủ yếu là những người gửi sang nghe ngóng hay qua tin tức của tàu buôn nên không hoàn toàn chính xác. Khi biết Phú Xuân đã bị mất vào tay Nguyễn Chủng, thái độ của Thanh triều trở nên cẩn trọng hơn, chờ xem biến chuyển theo hướng nào trước khi đưa ra một quyết sách. Trên phương diện quốc gia, nhà Thanh vẫn tiếp tục những sinh hoạt bình thường chứ không lộ ra thái độ nào để bên ngoài có thể biết được họ đang còn nhiều tính toán khác. 1 Tức Thăng Long. 2 Quốc lập Cố cung Bác vật viện (Đài Bắc), Lời tâu của Cát Khánh ngày 21 tháng Hai, Gia Khánh 7, Đáng án số hiệu 093256. 3 Như trên.
  15. 100 Ngày 25 tháng Chín năm Gia Khánh 6, Tổng đốc Lưỡng Quảng Cát Khánh trình lên: [Việt dịch] “… Nay theo như bẩm xưng của tri phủ Thái Bình Vương Phủ Đường thì ngày 13 tháng Chín năm nay (Tân Dậu, 1801) An Nam có đệ lên hai đạo biểu văn tiến cống, và hai văn kiện tư trình. Ngoại trừ việc đưa biểu văn theo lệ trình cho tuần phủ Quảng Tây xem xét ra, cũng gộp chung biểu cảo hai văn kiện và một tờ bẩm trình lên. Thần tra duyệt biểu cảo thì đó là quốc vương khâm tuân dụ chỉ nên kính cẩn đem hai lần lệ cống trước đưa lên cống vào năm Nhâm Tuất cùng tiến. Thế nhưng quốc vương đó cũng đem cả lệ cống lần sau năm Giáp Tí (1804), cách năm Nhâm Tuất không xa, cùng một lượt trình tiến, vậy có thu nhận và ra lệnh cho cống sứ lên kinh đô hay không thì xin chờ hoàng thượng huấn thị để theo đó mà thi hành”.1 Tuy nhiên Cát Khánh cũng mật tấu thêm về tình hình An Nam cùng trong tờ biểu như sau: [Việt dịch] “Thần cúi nghĩ Phú Xuân của An Nam nay đã bị Nông Nại chiếm mất, Nguyễn Quang Toản hiện nay đã di chuyển sang thành Thăng Long. Nay lại muốn sai sứ mang cống vật lên kinh đô, hay là có ý khẩn ân cầu viện, cũng không biết chừng. Thần kính cẩn bí mật trình bày, cung kính đợi thánh thượng xét định”.2 Theo dụ chỉ của vua Gia Khánh thì triều đình vua Cảnh Thịnh dự định sẽ đem 4 lần cống phẩm đưa sanh nhà Thanh năm Canh Thân (1800) và năm Nhâm Tuất (1802). Theo như lệ cống 2 năm một lần, 4 năm một lần gộp lại 2 lần đưa lên kinh đô, ta thấy lệ cống đúng có các năm Mậu Ngọ (1798), Canh Thân (1800) (năm Kỷ Mùi 1799 đưa sang), Nhâm Tuất (1802), Giáp Tí (1804) (năm Quí Hợi 1803 đưa sang). Vì đi đường mất nhiều thì giờ nên khi sang tới nơi là đúng năm triều cống. Năm Gia Khánh 6 (Tân Dậu 1801), triều đình Tây Sơn đem bốn lần triều cống 1798, 1800, 1802, 1804 cùng sang một lượt. Sở dĩ có sự chậm trễ này vì năm 1799 vua Càn Long qua đời nên năm đó nhà Thanh phải hoãn một số thủ tục theo định lệ. Tính theo ngày tháng thì việc tiến cống này xảy ra khi nhà Tây Sơn đã mất Phú Xuân và vua Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản đang ở Thăng Long. Ở giai đoạn chông chênh này, một mặt nhà Thanh để mặc cho “man xúc tương tranh”3, mặt khác vẫn theo nghi lễ chấp thuận cho An Nam triều cống, đưa đón, bạn tống 1 Quốc lập Cố cung Bác vật viện (Đài Bắc), Lời tâu của Cát Khánh ngày 25 tháng Chín, Gia Khánh 6, Đáng án số hiệu 092017. 2 Quốc lập Cố cung Bác vật viện (Đài Bắc), Lời tâu của Cát Khánh ngày 25 tháng Chín, Gia Khánh 6, Đáng án số hiệu 092017-a. 3 Các nước nhỏ đánh lẫn nhau.
  16. 101 theo đúng thủ tục. Họ cũng biết rằng việc triều cống hai lần gộp một này (tức tám năm theo lệ cống hai năm một lần) không biết có thực hiện được hay không nhưng không vì thế mà từ chối. Vua Gia Khánh trả lời mật tấu của Cát Khánh như sau: [Việt dịch] Cứ như triệp ngoài tâu rằng An Nam sai sứ tiến cống, lại đem bản thảo của tờ biểu trình lên cho xem. Hôm trước theo như Tạ Khải Côn tâu lên nên đã giáng chỉ ra lệnh cho Tạ Khải Côn dụ rằng chấp thuận cho Nguyễn Quang Toản đem bốn lần lệ cống các năm Mậu Ngọ (1798), Canh Thân (1800), Nhâm Tuất (1802), Giáp Tí (1804) sang năm sai sứ cùng mang sang một lượt. Quốc vương đó nhân vì có chiến tranh với Nông Nại nên muốn tu sửa chức cống trước, sai sứ sang kinh đô, có thể để yêu cầu thiên triều trợ giúp. Thế nhưng ý đó không tiện nói thẳng ra nên thuận cho bốn lần cống cùng sai sứ đưa sang một lần lên kinh kinh đô để tỏ lòng thể tuất. Hiện tại Phú Xuân của An Nam đã bị Nông Nại chiếm mất rồi, Nguyễn Quang Toản đã di chuyển sang thành Thăng Long. Bồi thần nước đó sang năm liệu có thể đem cống phẩm lên kinh đô hay không cũng không thể định trước nhưng lúc này thì hãy cứ tạm chấp thuận lời yêu cầu cũng được”.1 Lần triều cống năm Càn Long 60 (Ất Mão 1795), phái đoàn Tây Sơn lên Bắc Kinh không theo lộ trình cũ là Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Hà Nam, Trực Lệ mà đổi sang Quảng Đông, Giang Tây, An Huy, Sơn Đông, Trực Lệ lên kinh đô. Chiếu theo lệ cũ, họ sẽ được đãi ăn tại Thiều Châu khi đến Quảng Đông nhưng không đi qua tỉnh thành Quảng Châu. Theo như sự chấp thuận của nhà Thanh, phái đoàn Tây Sơn sẽ qua khỏi Nam Quan vào khoảng tháng Năm để lên kinh đô đúng vào dịp nhà Thanh tiếp đón các phái đoàn phiên thuộc nhân kỳ sinh nhật vua Gia Khánh. Theo lễ nghi bình thường, Cát Khánh sai tri phủ Khánh Viễn Lục Thụ Phong và đô ti Quì Đạo Tần Hoài Nhân đến Nam Quan đón cống sứ và sẽ đưa theo đường Quảng Đông lên kinh đô. Họ cũng sắp xếp từng chặng, mỗi tỉnh thay phiên nhau đưa đón như điển lệ đã định sẵn. Chính vì biết được sẽ qua Quảng Đông thay vì đi đường Quế Lâm (Quảng Tây) nên trong dịp này nhà Tây Sơn đã đưa theo trong phái đoàn một “thân thần” trong họ Nguyễn Quang (tức hoàng tộc Tây Sơn) và xin được gặp riêng để tạ ơn Cát Khánh đã nhiều lần giúp đỡ. Tuy nhiên, Cát Khánh từ chối lấy cớ theo lệ thì đại thần trong nước không thể giao thiệp với bên ngoài nên sứ thần muốn gặp thì đợi khi lên Bắc Kinh chiêm cận xong và được hoàng đế chấp thuận trước, khi trở về nếu có cơ hội sẽ tiếp xúc cũng không sao. 1 Quốc lập Cố cung Bác vật viện (Đài Bắc), Lời tâu của Cát Khánh ngày 22 tháng Chạp, Gia Khánh 6, Đáng án số hiệu 092845.
  17. 102 Theo tài liệu nhà Thanh báo lên thì phái đoàn Tây Sơn gồm 25 người do chánh sứ Lê Đức Kính dẫn đầu đã qua khỏi Nam Quan ngày 21 tháng Năm năm Nhâm Tuất (Gia Khánh 7, 1802).1 Kể từ đây họ không còn liên lạc gì với trong nước nữa nên cũng hoàn toàn bặt tin nên trong nước không ai biết họ ra sao mà họ cũng không biết gì về những việc xảy ra ở quốc nội. Theo bản tâu của Tổng đốc Cát Khánh ngày mồng 2 tháng Bảy năm Gia Khánh 7 (Nhâm Tuất 1802) thì: 竊據廣西派送安南貢使同知陸受豐禀稱. 安南陪臣云. 本國王叨司南服數年以來. 深蒙煦照庇蔭寔多. 此次自昇隆城起身. 遵奉國王之命. 一抵 東境. 令陪臣等赴轅致謝. 並遞贄見等情前來. 臣伏思安南使臣等尙未進京瞻覲天顏, 不應來省接見. 人臣無外交. 贄見尤不便收受. 當 即批諭該同知陸受豐轉告. 使臣遠道入覲, 尚未進京, 叩見大皇帝天顏, 斷無由铀三水道𣈆省 之理. 俟京旋再見為是. 至帶來贄見各物. 具見情殷, 惟人臣無外交, 不便收受. 仍行帶回致謝 國王可也. 已批令陸受豐告知貢使矣. 臣窺其來意, 該國與農耐交兵. 阮光纘現住昇隆城, 距南關不遠. 該國平素收養洋盜, 未免 心生畏懼, 是以遣使進貢. 又可仰仗天威, 使農耐知畏. 臣思外國争鬬, 與内地無涉. 惟有恪遵訓諭, 嚴防邊關, 不管外夷之事, 似為妥善. 臣斷鍛 不敢稍存邀功之念, 致滋邊衅. 理合密行奏文. 並將該國王阮光纘見單錄呈御覽. 謹奏. [朱批: 叧有旨] 嘉慶七年, 七月初二日. [Việt dịch] “Theo như người được tỉnh Quảng Tây phái đưa cống sứ An Nam là đồng tri Lục Thụ Phong bẩm xưng thì bồi thần An Nam có nói rằng: Bản quốc vương được ơn giữ một cõi nam đã mấy năm qua, chịu ơn ấm áp che chở rất nhiều. Lần này từ thành Thăng Long khởi hành, tuân phụng trao phó của quốc vương một khi đến tỉnh Đông2 ra lệnh cho bồi thần đến viên môn3 tạ ơn, lại đưa lên lễ vật ra mắt. 1 Theo Quốc sử di biên, thì vua Bảo Hưng gửi sứ thần đi vào mồng 1 tháng Hai (Nhâm Tuất 1802), lên đến Nam Quan thư từ qua lại còn phải chờ đến 3 tháng mới ra khỏi nước. Triều đình Tây Sơn gửi thư yêu cầu xin tiến cống từ năm trước (Tân Dậu 1801) nên việc chùng chình mất gần một năm hẳn không phải là ngẫu nhiên. 2 Tỉnh Quảng Đông. 3 Nơi quan lớn đóng quân, tức dinh tổng đốc.
  18. 103 Thần cúi nghĩ sứ thần An Nam chưa lên kinh đô chiêm cận thiên nhan, không thể đến tỉnh tiếp kiến. Bậc nhân thần không thể giao thiệp với bên ngoài còn lễ vật cũng không tiện thu nhận nên lập tức phê dụ cho viên đồng tri Lục Thụ Phong chuyển lời nói rằng: Sứ thần đường xa nhập cận nhưng chưa tiến kinh, khấu kiến thiên nhan đại hoàng đế nên không thể theo đường Tam Thủy đi vòng sang tỉnh được. Vậy đợi khi từ kinh đô trở về sẽ gặp cũng xong. Còn như các món lễ vật gặp mặt mang đến đủ thấy tình cảm thật là thắm thiết. Có điều kẻ bầy tôi không được giao thiệp với bên ngoài nên không tiện thu nhận, vậy phiền các ông mang về và tạ ơn quốc vương giúp cho. Lại cũng phê lệnh cho Lục Thụ Phong cáo tri cống sứ. Thần hé thấy cái ý đến đây, nước đó với Nông Nại giao tranh, Nguyễn Quang Toản hiện đang ở thành Thăng Long, cách Nam Quan không xa. Nước kia bình thời dung dưỡng cướp biển, trong lòng không khỏi sợ sệt cho nên mới sai sứ tiến cống, mong được dựa dẫm thiên uy khiến cho Nông Nại biết mà e dè. Thần nghĩ ngoại quốc tranh chấp đánh lẫn nhau không liên quan gì đến nội địa. Chỉ cần tuân theo huấn dụ phòng bị nghiêm nhặt biên quan chứ không xen vào chuyện của ngoại di, như thế là tốt đẹp hơn cả. Thần cũng không dám có chút tâm tư muốn lập công lao để gây hấn ở biên cương nên hợp lại mật tấu lên thánh thượng. Lại đem danh sách quà biếu của quốc vương Nguyễn Quang Toản trình lên ngự lãm. Cẩn tấu.1 Cũng cùng lúc đó, vua Gia Long sai Trịnh Hoài Đức đem sang ba tướng thủy quân Tây Sơn có gốc gác cướp biển nhằm ly gián nhà Thanh với triều đình Nguyễn Quang Toản: Theo như quốc trưởng Nông Nại Nguyễn Phúc Ánh sai khiến di quan Trịnh Hoài Đức trói đưa đến bọn cướp biển ngụy tổng binh là Mạc Quan Phù, Lương Văn Canh, Phàn Văn Tài ba người nên lập tức sức cho thẩm vấn. Nay theo tri phủ Quảng Châu là Phúc Minh thì đã đòi án sát sứ Trần Văn cho giải đến tra hỏi minh bạch, bọn thần lại đích thân gặng hỏi kỹ càng. Mạc Quan Phù gốc người huyện Toại Khê, năm Càn Long 52 (1787) y đến núi Thanh Lan chặt gỗ bị cướp bắt cóc ép gia nhập đảng nên đi theo ăn cướp. Năm Càn Long 53, y lại cùng với đạo phỉ Trịnh Thất ra biển đánh cướp. Cũng năm đó, ngụy tổng binh An Nam là Trần Thiêm Bảo kêu gọi bọn cướp Mạc Quan Phù và Trịnh Thất đầu thuận An Nam, phong cho Mạc Quan Phù và Trịnh Thất làm tổng binh để đánh với Nông Nại. Thế nhưng vì giữa các can phạm này và di quan 1 Quốc lập Cố cung Bác vật viện (Đài Bắc), Tấu thư của Gia Khánh ngày mồng 2 tháng Bảy Gia Khánh 7, Đáng án số hiệu 094243-a.
  19. 104 không hòa thuận nên họ trở lại đi thuyền ra ngoài biển ăn cướp. Năm Gia Khánh nguyên niên họ liên tiếp cướp thuyền lớn nhỏ tổng cộng là 17 chiếc, lại chiêu mộ vào trong đảng được hơn 1000 tên, giao chiến với cướp biển tỉnh Mân là Hoàng Thắng Trường giết được Hoàng Thắng Trường và trên các thuyền của y hơn 600 tên. An Nam thấy y kiêu dũng phong cho y làm Đông Hải vương giữ lại đánh với Nông Nại. Gia Khánh 6, can phạm đó cùng với bọn Lương Văn Canh đi 9 chiếc thuyền tại mặt biển Phú Xuân bị binh thuyền của Nông Nại bắt được. Lương Văn Canh gốc người huyện Tân Hội. Năm Càn Long 51, y đi thuyền mua bán cá ở Nhai Châu bị cướp bắt ép nhập bọn đi theo chúng ăn cướp. Năm Càn Long 53, y được Trần Thiêm Bảo rủ đầu thuận An Nam phong cho chức thiên tổng. Năm Gia Khánh 5, nhân vì can phạm có công đánh trận nên được phong làm tổng binh. Tháng Năm năm Gia Khánh 6, y bị Nông Nại bắt. Phàn Văn Tài người huyện Lăng Thủy. Năm Càn Long 51, y đi thuyền muối cá tại vũng Đồng Thê thuộc huyện bị quân cướp bắt ép nhập bọn đi ăn cướp. Năm Càn Long 53, can phạm này đầu nhập An Nam được phong chức chỉ huy. Năm Càn Long 55, y được phong tổng binh, ở Tân Châu bị Nông Nại bắt được. Bọn thần tiếp tục tra hỏi thêm thì theo họ cung khai trước sau có ở các vùng biển Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang đánh cướp, giết người nhiều lần. Em trai của Mạc Quan Phù là Mạc Quan Vĩ trước đây đã bắt tra hỏi, luận tội giam cấm đợi bộ gửi đề bản trả lời sẽ đưa ra đối chất. Theo lời Mạc Quan Vĩ cung khai thú nhận thì Mạc Quan Phù quả đúng là anh của y, đã từng cho y 100 đồng bạc phiên, nhưng y không đi theo lên thuyền đánh cướp. Tra hỏi qua lại nhưng y chỉ một lời không thay đổi nên vụ án không có thêm bớt gì. Tra theo lệ kẻ cướp trên sông trên biển1 thì theo lệ ăn cướp có tổ chức2 đều chém bêu đầu.3 Nay đạo phạm Mạc Quan Phù, Lương Văn Canh, Phàn Văn Tài thuộc về dân gốc nội địa, vậy mà dám qua An Nam đầu quân, lại được phong ngụy chức, quay lại biển tỉnh Mân nhiều lần đánh cướp, giết người thật là tội đại ác cực, nên xin đem bọn Mạc Quan Phù, Lương Văn Canh, Phàn Văn Tài ba phạm nhân chiếu theo luật đại nghịch lăng trì xử tử. Vì bọn tội phạm này tội rất lớn nên không tiện xảo kê hiển lục4 nên sau khi thẩm sát rõ ràng sẽ lập tức cung thỉnh vương mệnh sức uỷ cho án sát sứ Trần Văn, thự đốc tiêu trung quân phó tướng Đường Quang Mậu đem bọn Mạc Quan Phù, Lương Văn Canh, Phàn Văn Tài ba người trói đưa ra chợ để lăng trì xử tử rồi bêu đầu ở các vùng ven biển cho dân chúng biết để tỏ rõ phép nước.5 1 Nguyên văn: 江洋行刧 (Giang dương hành kiếp). 2 Nguyên văn: 響馬强盜 (Hưởng mã cường đạo). 3 Nguyên văn: 梟示: chém rồi đem đầu đóng cọc để ở các chợ cho mọi người thấy. 4 Nguyên văn: 稍稽顯戮: tra xét sơ sài rồi đem giết công khai. 5 Quốc lập Cố cung Bác vật viện (Đài Bắc), Bản tâu của Cát Khánh, Hô Đồ Lễ ngày 14 tháng Bảy, Gia Khánh 7, Đáng án số hiệu 094328.
  20. 105 Theo như sử triều Nguyễn nhấn mạnh, Mạc Quan Phù, Lương Văn Canh, Phàn Văn Tài là cướp biển bị bắt. Tuy nhiên, theo lời cung khai họ đều đầu phục Nguyễn Huệ đã lâu (1786, 1787) và hoạt động chủ yếu như một tướng lãnh thủy quân. Những chức vụ Đông Hải vương, tổng binh, … đều danh chính ngôn thuận không liên quan gì đến những tội trạng mà nhà Thanh kết án. Những hành động phạm tội nếu có là thuộc về quá khứ chứ không phải mới xảy ra. Quan lại nhà Thanh muốn nêu cao công tác tĩnh hải và tỏ ra hữu hiệu trong việc phòng vệ mặt biển nên khai thác việc xử tội ba người này thành công trạng của họ, đáng lẽ chỉ chém bêu đầu (tội cường đạo) thì lại áp dụng xử lăng trì (lóc từng miếng thịt) vốn là hình phạt dành cho người chống lại triều đình (phản nghịch). Tuy cũng đều là tội tử hình nhưng cách thức hành quyết đã cho thấy Cát Khánh đang chuẩn bị tâm lý cho sự thay đổi trong chính sách đối với Tây Sơn. Phản ứng của nhà Thanh Giao nạp sắc ấn Theo tấu thư của Cát Khánh (Tổng đốc Lưỡng Quảng) và Hô Đồ Lễ (Tuần phủ Quảng Đông) ngày 17 tháng Chín năm Gia Khánh 6 (1801) thì: [Việt dịch] “Theo như người dân huyện Thuận Đức là Triệu Đại Nhậm bẩm xưng thì tháng Hai năm nay y lãnh bài chiếu đến Nhai Châu buôn bán, bị bão thổi giạt tới Nông Nại. Quốc trưởng nơi đó là Nguyễn Phúc Ánh cảm kích thiên triều năm trước (Gia Khánh 4) ân thưởng lương thực cho nạn dân nước đó bị bão nên đã chuẩn bị tạ bẩm giao cho y mang về đệ lên và đưa tin. Cứ theo Triệu Đại Nhậm thì y bị bão thổi tới Hội An, phiên đó1 thay y sửa thuyền và cho lương ăn. Ở Phú Xuân y cũng thấy Nguyễn Phúc Ánh tận mặt tỏ lòng cảm kích, giao cho y văn bẩm ra lệnh mang về, trong lời khai có nói rõ việc đó. Bọn thần tra duyệt tờ bẩm của Nguyễn Phúc Ánh cảm tạ việc cấp lương thực cho người phiên bị nạn, lại nói rằng mai sau khi việc quân sự tạm yên thì sẽ tiếp tục sai bồi giới đem tình hình quốc nội giãi bày để mong giúp đỡ, sao cho được thiên tử quyến cố. Cúi nghĩ ngoại phiên tranh chấp không liên quan gì đến nội địa, vốn có thể bỏ qua không hỏi đến. Huống chi An Nam quốc vương Nguyễn Quang Toản vốn cung thuận từng được ân phong, hiện nay đã dời đến ở thành Thăng Long. Nay cùng với kẻ địch của y là Nông Nại mặc dầu có văn bẩm gửi đến tỉnh Việt trình đệ lên nhưng bọn thần không tiện phúc đáp, phát cấp trát dụ. Còn như việc bắt đầu gây hấn thì tra ra Nông Nại binh cường, đã chiếm được Phú Xuân của An Nam các nơi, tương lai nếu được toàn cõi An Nam rồi sai bồi thần đến đây, bọn thần sẽ xem xét tình hình, hỏi han cho kỹ càng rồi sẽ tâu lên, cung thỉnh hoàng thượng huấn thị tuân hành. 1 Tức Nguyễn Phúc Ánh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0