intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyện yếu kém của ban kiểm soát

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

143
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng thường thấy ở nhiều doanh nghiệp là, ban kiểm soát chưa thực hiện đầy đủ chức năng, quyền hạn của mình, từ đó chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Thể chế của ban kiểm soát không đủ mạnh Theo quy định của pháp luật, ban kiểm soát có quyền hạn rất lớn tại các công ty cổ phần. Trên thực tế, các cổ đông lớn có cổ phần chi phối tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHđCĐ) thường nắm giữ hoặc cử người đại diện nắm giữ các chức vụ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyện yếu kém của ban kiểm soát

  1. Chuyện yếu kém của ban kiểm soát Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng thường thấy ở nhiều doanh nghiệp là, ban kiểm soát chưa thực hiện đầy đủ chức năng, quyền hạn của mình, từ đó chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Thể chế của ban kiểm soát không đủ mạnh Theo quy định của pháp luật, ban kiểm soát có quyền hạn rất lớn tại các công ty cổ phần. Trên thực tế, các cổ đông lớn có cổ phần chi phối tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHđCĐ) thường nắm giữ hoặc cử người đại diện nắm giữ các chức vụ cao cấp nhất tại HĐQT. Những người này phần lớn là những người có cả tiền và quyền. Trong khi đó, ban kiểm soát về danh nghĩa là do ĐHĐCĐ bầu ra, nhưng bản chất cũng là do các cổ đông có cổ phần chi phối quyết định. Do vậy, các thành viên của ban kiểm soát rất khó có thể “kiểm soát” được các thành viên HĐQT. Ở các tập đoàn kinh tế nhà nước, vai trò của ban kiểm soát còn mờ nhạt hơn, khi ban kiểm soát do HĐQT thành lập; trưởng ban là
  2. thành viên của HĐQT và được HĐQT phân công nhiệm vụ; các thành viên ban kiểm soát do HĐQT lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và hoạt động theo quy chế của HĐQT ban hành. Ngoài ra, thù lao của các thành viên ban kiểm soát cũng do chính doanh nghiệp chi trả, nên tính độc lập của ban kiểm soát bị ảnh hưởng nhiều. Nhận thức của các bên liên quan Quy định hiện tại không nêu rõ trách nhiệm mà ban kiểm soát phải gánh chịu, nếu không làm tròn vai trò của mình. Luật Doanh nghiệp chỉ đưa ra các trách nhiệm khi các thành viên ban kiểm soát vi phạm các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, khi có vấn đề xảy ra do HĐQT hoặc Tổng giám đốc gây ra thì gần như trách nhiệm của ban kiểm soát không được xét đến. Có vẻ như phần lớn các doanh nghiệp không xem trọng vai trò của ban kiểm soát, mà chỉ thành lập ban kiểm soát để tuân thủ pháp luật. Hoạt động của ban kiểm soát phần lớn mang tính hình thức và chưa có thực chất. Do đó, doanh nghiệp không đầu tư, trang bị đầy đủ cho ban kiểm soát thực hiện tốt chức năng giám sát của họ. Thiếu nguồn nhân lực Ban kiểm soát không làm tròn chức năng còn do không có đủ nguồn nhân lực. Phần lớn thành viên ban kiểm soát làm việc bán
  3. thời gian, kiêm nhiệm nhiều, chỉ gặp nhau định kỳ hàng quý hoặc thậm chí là ít hơn. Ngoài ra, các thành viên ban kiểm soát thiếu kiến thức và kinh nghiệm, trong khi theo thông lệ quốc tế, ban kiểm soát thường có 4 nhóm kỹ năng chính: năng lực quản lý rủi ro, năng lực chuyên môn về kế toán kiểm toán, năng lực về hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp và năng lực giám sát sự tuân thủ pháp luật. Thiếu bộ máy giúp việc Nếu trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã có quy định cụ thể về chức năng kiểm toán nội bộ độc lập trực thuộc ban kiểm soát, thì trong các lĩnh vực khác, không có một quy định cụ thể về một bộ máy giúp việc cho ban kiểm soát. Thiếu công cụ, phương tiện làm việc Ban kiểm soát không được trang bị một hệ thống thông tin quản lý đặc thù cho công việc giám sát. Thông thường, ban kiểm soát chỉ dựa vào các báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và chỉ tiếp cận những thông tin chung mà doanh nghiệp cung cấp cho họ. Do đó, việc này ít nhiều ảnh hưởng đến công việc của ban kiểm soátn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1