YOMEDIA
ADSENSE
Cô bé trăng rằm.
48
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Hoàng gập tập bệnh án vào, dựa lưng vào ghế và vươn vai. Anh đã hoàn thành xong tập bệnh án ở phòng mình. Trời đã sẩm tối, trăng đã lên cao. Hôm nay là ngày trung thu, trăng đêm nay là đẹp nhất năm. Bác sĩ Hoàng đứng dậy khỏi ghế. Anh xếp những chồng bệnh án vào giá, vui vẻ nói với một bác sĩ khác cùng trong phòng giao ban lúc đó:
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cô bé trăng rằm.
- Cô bé trăng rằm. Hoàng gập tập bệnh án vào, dựa lưng vào ghế và vươn vai. Anh đã hoàn thành xong tập bệnh án ở phòng mình. Trời đã sẩm tối, trăng đã lên cao. Hôm nay là ngày trung thu, trăng đêm nay là đẹp nhất năm. Bác sĩ Hoàng đứng dậy khỏi ghế. Anh xếp những chồng bệnh án vào giá, vui vẻ nói với một bác sĩ khác cùng trong phòng giao ban lúc đó: - Em đi về ăn “phá cỗ” đây. Chúc chị trực đêm trung thu không bị bệnh nhân gọi dậy trong đêm. Người bác sĩ đang tích thuốc trên máy tính quay lai lườm Hoàng rồi cười nói: - Cảm ơn câu chúc chân thành của chú. Dù gì thì chị cũng biết những lời chúc của chú luôn đi ngược lại, nhưng đây là lần thứ “n” chị mong mọi việc nó diễn biến đúng như câu chúc. Trung thu vui vẻ nhé. - Chị ở lại vui vẻ. Hoàng cười và bước ra khỏi phòng giao ban. Tay phải anh xách cặp, tay trái xách hai hộp quà dàng cho hai thiên thần nhà anh. Ngoài hai chiếc đèn lồng điện tử thì cô con gái lớn của anh sẽ được một hộp búp bê Barbie, còn cậu con trai 6 tuổi sẽ có chiếc xe ô tô điều khiển từ xa. Anh đã mua được những thứ rất ưng ý. Anh tự mỉm cười khi nghĩ về viễn tưởng hôm nay cả nhà sẽ vui trung thu trên sân thượng. Khoa vắng bệnh nhân nên im ắng hẳn so với mọi ngày. Hôm nay, những ai mắc bệnh không nguy hiểm lắm đều “trốn” về nhà vui trung thu cùng người thân. Đi dọc hành lang
- anh ngó qua từng phòng bệnh chỉ để xem ai còn ở lại. Chợt anh đừng lại trước cửa một phòng. Khuôn mặt tò mò vui vẻ của anh bỗng trở nên đăm chiêu. Căn phòng tối om, tất cả những bệnh nhân trong phòng đã về hết. Cái khiến anh phải dừng lại chính là cô bé ở bên phòng đối diện. Ánh sáng điện trong phòng đó hắt ra không đủ để chiếu sáng rõ người đứng ngoài lan can, nhưng ánh trăng lại soi sáng cô bé. Anh nhận ra ngay đó là cô bé con bệnh nhân Hằng. Cô bé vịn hai tay vào lan can ngước đầu nhìn lên bầu trời. Đôi mắt cô bé sáng long lanh trong đêm tối. Anh cảm tưởng như cô bé như đang nói chuyện gì đó với mặt trăng. Cô bé ấy làm Hoàng nhớ lại chính anh trước kia. … - Nào mời bạn Hoàng lên bảng. Cậu bé 12 tuổi vừa giơ tay lên đã được gọi lên bảng luôn. Cậu bước từng bước tự tin và giải những bài phân số thật thành thạo. Cậu tin rằng đáp án của mình đúng nhưng ở dưới lớp tiếng cười khúc khích, tiếng xì xèo ngày càng tăng lên. Hoàng ngẩn đầu lên nhẩm lại những phép tính ở trên và cũng thấy là nó không có gì sai. Rồi cậu lắng nghe tiếng mọi người trong lớp. - Ha…. Ha “si đa”. - Nó tự nhận mình là “Si đa” kìa… - Đứa nào dính chuẩn thế? Lại còn ở chính giữa lưng nữa… Haha…
- Tai cậu như ù đi, viên phấn trắng trên tay rơi xuống. Đây không phải là những câu nói cậu bé chưa từng nghe thấy nghe thấy. Từ khi còn rất nhỏ đi theo bố đi trên đường đã nghe người làng chỉ trỏ, bị bọn trẻ con trong xóm nén đá và luôn miệng hét “ Si đa, ết” “ Con nhà si đa”… Bố cậu chỉ im lặng thinh trước những lời nói đó. Ông ôm cậu vào lòng, chìa lưng ra hứng trọn những hòn đá. Ban đầu khi bị mọi người chêu ngẹo cậu vẫn về xà vào lòng bố hỏi “Si đa” là gì? Để rồi đều chỉ nhận được cái nhìn ái ngại và đau khổ của bố. “ Không có gì đâu con ạ. Kệ người ta nói.” Bố cậu ôm cậu chặt hơn. Cậu không đứng về phía bố và cũng ngày càng xa bố hơn. Vì lúc đó cậu còn quá trẻ để hiểu “Si đa” là gì? Cậu chỉ nghe mọi người nói đó là căn bệnh tất cả mọi người đều kinh sợ, những kẻ tiêm trích ma túy, những người xấu mới bị, nó lây cho ai thì chết người ấy nên tốt nhất là tránh xa ra… Các bạn trong xóm xa lánh cậu, bạn bè trong lớp không ai muốn ngồi cùng bàn với cậu. Bạn bè xa lánh cậu và cậu xa lánh bố của mình. Ông ôm cậu lên thì cậu giãy nảy bỏ đi, ông nói chuyện thì cậu chỉ trả lời cộc lốc, ậm ừ cho qua rồi lảng đi. Cậu trở nên vô cảm với mọi thứ. Khi bố cậu bắt đầu bị lở loét toàn thân, không muốn cho hàng xóm sợ ông chuyển vào nằm một mình trong gian nhà trong. Và cũng từ đó cậu không nhìn, không nói chuyện với ông lấy một lần. Cậu đã nghĩ vì bố mà cậu bị bạn bè xa lánh. Rồi một hôm đang ở trên lớp học mẹ cậu đến lớp và gọi về trong nước mắt. Nghe mẹ nói
- bố sắp ra đi cậu vẫn không phản ứng gì chỉ lầm lũi bước theo mẹ về. Bố cậu đã được đưa ra ngoài nhà ngoài. Tâm nguyện cuối cùng của ông là muốn nhìn mặt trời, nhìn rõ cậu con trai yêu quý lần cuối. Về đến nhà, Hoàng đứng khựng lại trước ngưỡng cửa khi vừa nhìn thấy bố mình. Không phải vì cậu vẫn muốn xa lánh ông mà vì trái tim cậu bé đau nhói. Hai người ở cùng một nhà, ăn chung một nồi cơm nhưng cậu không nhớ lần cuối cậu nhìn thấy bố, nói chuyện với bố từ khi nào? Mẹ cậu có bảo cậu bưng cơm vào cậu cũng chỉ đặt lên bàn, không thèm nhìn, mẹ cậu có bảo cậu vào thăm bố cậu cũng chẳng quan tâm. Cả cơ thể cậu như rung lên, nước mắt cậu trào ra vô thức. Bố cậu, giờ đây chỉ còn da bọc xương, người có một số nở loét, phồng rộp. Ông nhìn khác hẳn với ngày xưa hồi ông còn làm là quân nhân. Chỉ riêng đôi mắt ông nhìn Hoàng là vẫn thế. Đôi mắt trìu mến dịu dàng dù đang chống chịu cơn đau. Hoàng nhìn kĩ khuôn mặt bố mình. Khuôn mặt hốc hác, hai má ông hóp lại. Ông với tay gọi con trai lại. Như chỉ chờ có thế cậu lao ngay đến và gục vào bàn tay ông khóc nức nở. Người ngày nào cõng cậu trên lưng, dạy cậu từng nét chữ đã trở nên như thế này từ bao giờ mà cậu không hề hay biết. - Bố ơi. Con xin lỗi, con sai rồi… Bố đừng bỏ con, bố ơi… - Con à…- Ông thều thào - Không sao đâu con… Cẩn thận đừng động vào những vết loét của bố, con… con sẽ bị lây bệnh đấy.
- Ông định rút tay lại thì cậu lại càng nắm chặt hơn. Cậu lắc đầu từ trối buông tay, cậu mím chặt môi ngăn tiếng nấc, mùi vị của nước mắt làm cậu cảm giác sợ hãi hơn. Bố cậu sắp phải xa cậu mãi mãi. Cậu xoa vào vết sẹo trên tay ông. Cậu biết cánh tay này bao lần định đưa ra ôm lấy tay cậu, cánh tay mang chiếc áo mưa đến lớp đón cậu nhưng lại sợ cậu bị bạn bè chê cười mà cả hai bố con phải đội mau đi về, cánh tay luôn giang ra bảo vệ cậu nhưng cậu từ trối. Khuôn mặt đang chống trọi với nỗi đau của ông cũng đầm rìa nước mắt. Ông là một người quân nhân không bao giờ biết khóc dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dù bị ném đá, bị người đời khinh thường nhiếc móc, sống thui thủi một mình, tủi nhục, đau đớn… Ông chỉ khóc khi nhìn con trai. Cậu bé từ nhỏ đã chịu thiệt thòi, mất mát vì ông. Ông mong ước con trai ông được sống một cách thoải mái nhất. Và chỉ kịp dặn dò con trai phải sống mạnh mẽ rồi ông ra đi. Sau đó cậu lớn hơn và biết rằng bố cậu là chiến sĩ bộ đội biên phòng. Trong một lần đuổi theo bọn buôn lậu xuyên biên giới ông đã bị một tên dùng dao đâm bị thương ở tay. Một năm sau ông xét nghiệm HIV dương tính. Ông trở về quê không đặc ân, không giấy công nhận nào về tai nạn nghề nghiệp. Không đòi hỏi ông chỉ muốn sống những năm tháng cuối cùng gia đình. … Khóe mắt người bác sĩ đã hơn ba mươi tuổi ngấn lệ. Dòng kí ức ấy vừa là nỗi đau vừa là kỉ niệm anh không thể nào quên về người bố thân yêu của mình. Giờ anh nhìn cô bé. Cô bé ấy có hoàn cảnh giống anh thời xưa. Nhưng cô bé ấy dũng cảm hơn anh rất nhiều, bé ấy không xa lánh mẹ mình. Cô bé đối mặt với sự thật. Không
- như anh trước kia để đến lúc mất đi người thân thương nhất thì dù có khóc, khóc mãi nhưng bố anh vẫn không thể trở về nữa. Có lẽ sự giống nhau nhất của hai người là nỗi buồn về sự kì thị của mọi người. Anh không vội về, bước dọc hành lang sang phía phòng cô bé đang đứng. Căn phòng bốn giường chỉ còn mỗi bệnh nhân Hằng ở lại. Nhìn cơ thể xanh xao của chị trên giường bệnh không ai nghĩ rằng trước kia chị ấy là cô gái đẹp nhất làng. Chồng của chị là người thành phố, hai người gặp nhau khi ở trường đại học. Yêu nhau hai năm, lấy nhau một năm tới khi sinh con đầu lòng chị mới biết mình bị HIV và chồng nghiện hút tiêm trích đã nhiều năm. Đau đớn, tủi nhục hơn khi đứa con cũng bị lây nhiễm và chết sau một năm. Cuộc đời chị xuống dốc không phanh. Muốn cùng anh cai nghiện đi điều trị thì lại bị chính chồng mình cưỡng hiếp và nhốt lại để rồi mang thai bé Bình An. Bé tên là Bình An vì bé sinh ra không bị nhiễm HIV do quá trình dự phòng lúc mang thai tốt. Bác sĩ Hoàng đứng tránh sau cánh cửa và lau nước mắt khi thấy bệnh nhân Hằng khục khạc ho và tỉnh dậy. Đeo chiếc kính lên mắt rồi chỉnh cho bộ mặt giãn ra, anh bước vào trong phòng mỉn cười chào và hỏi: - Chị Hằng hôm nay thấy thế nào rồi? - Hơi mệt một chút thôi bác sĩ ạ. – Giọng nói thều thào khó nói vì nấm miệng và thực quản. Bé An thấy có người vào liền chạy đến đứng nép bên cạnh thành giường, đưa đôi mắt tròn xoe, trong veo lên nhìn vị bác sĩ. Hoàng mỉn cười và cúi xuống hỏi cô bé:
- - Cháu có muốn đi chơi trung thu với chú không? Cả bệnh nhân Hằng và bé An đều thấy bất ngờ trước câu hỏi của bác sĩ Hoàng. Cô bé khẽ dịch lại gần chị Hằng hơn, đôi tay măn mê mấy sợi cói trên chiếu. - Tôi muốn đưa cô bé về vui trung thu cùng các con của tôi. Chị đồng ý chứ? – Anh ngẩn lên hỏi. Vì quá bất ngờ nên bệnh nhân Hằng chưa kịp trả lời thì anh lại cúi xuống hỏi bé An: - Cháu thích chơi lồng đèn chứ? - Cháu… Cháu... – Cô bé bối rối hết nhìn Hoàng rồi lại nhìn mẹ. Cô bé còn quá nhỏ. Nó vẫn trong tuổi ăn tuổi chơi và nhất là hôm nay cũng đúng là ngày sinh nhật cô bé. - Cảm ơn anh rất nhiều. – người phụ nữ tưởng trừng đã cạn hết nước mắt nay lại khóc. Nước mắt chảy xuống má, xuống gối ướt nhòa. - Mẹ… – Bình An ôm lấy tay mẹ khi thấy chị khóc. - An à. Hôm nay mẹ không đưa con đi chơi được rồi, con đi cùng chú bác sĩ Hoàng nhé. – Chị Hằng xoa đầu cô bé một cách âu yếm. Bình An nhìn sang phía Hoàng, anh đang cười tươi tạo thiện cảm để đón chào cô bé nhưng cô bé có vẻ không muốn đi theo anh. Con tim anh như nghẹn lại khi thấy nước mắt của cô bé trào qua khóe mắt.
- Bình An quay lại phía mẹ mình và nói: - Mẹ ơi… Hôm nay là sinh nhật An nên An chỉ thích ở bên cạnh mẹ thôi. Năm sau chúng ta đi bù cũng được mà mẹ. Hoàng bất ngờ khi nghe cô bé nói vậy. Một cô bé mới 8 tuổi đã có thể nói những lời mà những người lớn hơn phải học tập. Có lẽ do môi trường đã giáo dục cô bé trở lên mạnh mẽ. Sự kì thị, miệng lưỡi của người đời bao nhiêu năm nay không giảm đi được bao nhiêu. Hoàng đứng lặng thinh và quan sát bé An. Chị Hằng có khuyên hay nói những lời “dụ dỗ” về viễn cảnh cuộc đi chơi vui vẻ hôm nay nhưng cô bé vẫn lắc đầu. - Con không đi đâu, mẹ ở đây một mình sẽ buồn lắm. Con ở đây cùng mẹ đợi bà ngoại lên rồi cùng ăn bánh nướng. – Cô bé nói một cách cương quyết Bình An nắm chặt tay mẹ, lắc đầu, môi mím chặt ngăn tiếng nấc, thật sự giống anh trước kia. Nhưng hoàn cảnh thì khác nhau. Sống bằng chính cảm xúc, đừng để khi mất đi người thân chúng ta mới nhận ra chúng ta yêu họ đến chừng nào. Đó là điều anh phải trưởng thành mới có thể hiểu ra nhưng cô bé khác anh. Cô bé sống chân thật và đối mặt với số phận. Hoàng mỉm cười, anh đã hiểu ra. Anh bỏ ý định rủ cô bé về nhà mình. Anh lấy món đồ định mang về cho cô con gái ra đưa cho cô bé. - Tặng cháu cái này. Cô bé nhìn túi quà rồi nhìn mẹ. Chỉ khi chị Hằng gật đầu thì cô bé mới quay lại nhìn
- Hoàng đưa hai tay ra nhận lấy. Cô bé nhấc chiếc đền lồng bên ngoài ra, cầm nó trên tay, xoay xoay một cách vui thích. Bé cười tươi, nụ cười của Bình An làm Hoàng như đang được nhìn thấy mặt đêm nay, trăng đêm rằm. Hoàng cúi xuống bẹo yêu Bình An vào má: “Cháu có thích không? Cô bé trăng rằm.”
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn