intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có hay không “doping” cho trí não

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

77
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

? Mùa thi cử là thời gian căng thẳng nhất của học sinh. Việc ăn ngủ thất thường đã khiến cơ thể mệt mỏi nên các sĩ tử đã tìm đến “thần dược” với hy vọng các loại thuốc này sẽ giúp tăng cường trí nhớ, tạo sự thông minh. Liệu những loại “thần dược”đó có thật sự thần kỳ đến vậy và có thể trở thành “doping” cho trí não? Cần có chế độ học tập nghỉ ngơi hợp lý trong mùa thi. Ảnh: minh họa - Internet Có hay không “thần dược”? Trí nhớ là một hoạt động thần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có hay không “doping” cho trí não

  1. Có hay không “doping” cho trí não? Mùa thi cử là thời gian căng thẳng nhất của học sinh. Việc ăn ngủ thất thường đã khiến cơ thể mệt mỏi nên các sĩ tử đã tìm đến “thần dược” với hy vọng các loại thuốc này sẽ giúp tăng cường trí nhớ, tạo sự thông minh. Liệu những loại “thần dược”đó có thật sự thần kỳ đến vậy và có thể trở thành “doping” cho trí não? Cần có chế độ học tập nghỉ ngơi hợp lý trong mùa thi. Ảnh: minh họa - Internet Có hay không “thần dược”? Trí nhớ là một hoạt động thần kinh, khả năng trí tuệ gìn giữ được những kinh nghiệm sống đã qua, để rồi tái hiện lại trong ý thức khi cần thiết. Trí nhớ là quá trình phức tạp
  2. gồm 3 giai đoạn: nhận biết, lưu trữ và tái hiện trong hoạt động trí não. Quá trình này tùy thuộc nhiều yếu tố, như sự toàn vẹn về cấu trúc và số lượng tế bào thần kinh; vào chất dẫn truyền thần kinh (chất sinh học acetylcholin); vào các acid amin giúp cho hoạt động thần kinh (như aspastat, glutamate, glycin). Cho đến thời điểm này con người vẫn chưa tìm ra loại thuốc nào có tác dụng hỗ trợ, tạo ra được trí nhớ vượt bậc đối với người bình thường. Trước đây, có thuốc được cho là bổ óc là Cevotonic nhưng thực chất là sự kết hợp giữa acid glutamic và vitamin B1. Gần đây là Glutaminol, Glutaminol-B6, Pho-L… được “gắn ghép” cho tác dụng bổ óc. Một số loại thuốc như citicholin, piracetam, glyceryl phosphorylcholin, ginkgo biloba tacrin, galantamin được gọi là thuốc tăng cường hoạt động trí não nhưng thực ra chỉ để điều trị chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi hoặc ở những người bị chấn thương sọ não, chứ hoàn toàn không có tác dụng tăng cường trí nhớ cho những học sinh đang ôn thi. Coi chừng “thần dược” trở chứng Thuốc bổ, theo quan niệm của nhiều người thì không bổ ngang cũng… bổ dọc. Điều này hoàn toàn sai lầm. Thuốc bổ, kể cả loại không cần bán theo đơn thì vẫn phải dùng
  3. theo chỉ định của bác sĩ, nếu không sẽ có các tác dụng phụ, hoặc cơ thể phản ứng, không tiếp nhận thuốc... Như uống quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến xơ gan, uống quá nhiều vitamin C sẽ bị sạn thận và nếu uống nhiều vitamin nhóm B, cơ thể cũng thải hết qua đường nước tiểu. Bên cạnh đó, khi uống nhiều vitamin sẽ làm tăng sự chuyển hóa trong cơ thể, khiến nhiều người có cảm giác bị bứt rứt, tính tình nóng nảy hơn, khó kiềm chế những cơn giận vô cớ, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Đối với các sĩ tử, tốt nhất là không nên dùng bất cứ loại thuốc nào. Ngoại trừ do sự thiếu hụt trong chế độ dinh dưỡng, có thể dùng thuốc bổ cung cấp vitamin và chất khoáng, chẳng hạn có thể dùng loại đa sinh tố (multivitamin) nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ. “Doping” cho trí não Doping là tên gọi chung của các chất kích thích bị cấm trong thi đấu thể thao. Các loại chất này nhìn chung đều có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu, tăng cường khối lượng máu chảy về tim, làm tăng thể lực cùng sự tập trung cho các vận động viên. Đối với trí não, để có trí nhớ tốt và cả sức khỏe tốt trong mùa thi liều “doping” quan trọng nhất chính là chế độ ăn uống hàng ngày. Mỗi bữa ăn phải đảm bảo đủ các chất: đạm, béo, đường - bột, vitamin và chất khoáng. Những chất này có trong sữa (trong thời gian ôn thi mỗi ngày nên
  4. uống 1 cốc sữa), trứng, thịt, cá, rau quả. Đặc biệt, nên dùng thêm các loại dầu thực vật như dầu vừng, dầu đậu nành. Đến giờ ăn, các em nên tập trung vào việc ăn uống, nếu ăn trong tình trạng đầu óc vẫn còn “căng” vì việc ôn thi thì không thể nào tiêu hóa tốt cũng như hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng giúp bổ sung gần như đủ dinh dưỡng cần thiết trong ngày. Cố gắng đưa nhiều thực phẩm như sữa, các chế phẩm từ sữa, trứng, cá, thịt gà, rau củ vào thực đơn của bữa ăn sáng. Trong thời gian học thi, cần uống nhiều nước vì nước thúc đẩy tiêu hóa, tránh táo bón, điều chỉnh, duy trì thân nhiệt và tăng sự tỉnh táo. Ngoài ra, các em cũng phải lưu ý đến phương pháp học, ôn tập như thế nào để còn có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và luyện tập thể thao. Hoàn toàn không nên học theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”. Nghĩa là không chịu học và ôn tập ngay từ đầu mà lại đợi đến cận kề ngày thi mới học dồn, học nén, học đêm, học ngày. Học như thế rất có hại cho sức khỏe, rất dễ bị stress. Sự căng thẳng do sợ học không kịp sẽ gây giảm trí nhớ, thậm chí đầu óc có thể bị “trống rỗng”, tức là không còn nhớ gì cả… Không nên thường xuyên thức khuya sẽ rất nguy hại đến sức khỏe, bởi vì giấc ngủ chính là sự nghỉ ngơi tích cực, triệt để nhất. Cần ngủ đủ để phục hồi sức khỏe, phục hồi trí não. Khi cơ thể cảm thấy buồn ngủ thì cần phải ngủ chứ không nên chống lại bằng cách lạm dụng cà phê và
  5. trà đặc. Trong cà phê và trà đặc có chứa chất kích thích giúp có cảm giác tỉnh táo nên khi lạm dụng đó chỉ là sự đánh lừa. Các em có thể có cảm giác tỉnh táo để học bài nhưng thực chất sự mệt mỏi không hề mất đi, nó sẽ làm cơ thể các em bị kiệt sức. Một chế độ dinh dưỡng, học tập và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp sĩ tử vượt qua căng thẳng và đạt được kết quả tốt trong mùa thi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2