intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có nên cho trẻ ăn dặm cá và hải sản? - Phần cuối

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

116
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm đến dưới 1 tuổi, dường như các bậc cha mẹ cho rằng cá biển và hải sản có vẻ không an toàn để làm thức ăn cho các em bé, chưa kể mùi vị khá đặc biệt của chúng. Vậy bạn có cam tâm bỏ qua cơ hội cho bé tiếp cận sớm với một trong những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất thế giới không?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có nên cho trẻ ăn dặm cá và hải sản? - Phần cuối

  1. Có nên cho trẻ ăn dặm cá và hải sản? - Phần cuối Đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm đến dưới 1 tuổi, dường như các bậc cha mẹ cho rằng cá biển và hải sản có vẻ không an toàn để làm thức ăn cho các em bé, chưa kể mùi vị khá đặc biệt của chúng. Vậy bạn có cam tâm bỏ qua cơ hội cho bé tiếp cận sớm với một trong những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất thế giới không? Phần 2: Cho bé ăn cá đúng cách & các món ăn dặm từ cá Những điều cần biết khi cho bé ăn hải sản Với những lợi ích về dinh dưỡng không thể chối cãi của các loại cá biển cùng với những băn khoăn không thừa từ bản năng làm cha mẹ, vậy làm thế nào để bé có thể tiếp cận sớm với nguồn dinh d ưỡng quý giá này mà vẫn đảm bảo an toàn? Sau đây là đáp án cho những câu hỏi phổ biến nhất của cha mẹ.
  2. Khi nào thì có thể cho bé ăn cá? - Ảnh: Inmagine Khi nào có thể cho bé ăn cá và hải sản? Trừ các loại hải sản có vỏ, bạn có thể cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn ngày từ 6 tháng tuổi khi bé bắt đầu ăn dặm. Cá biển có vẻ là thức ăn dành cho người trưởng thành nhưng thực tế là nó cũng phù hợp cho cả trẻ sơ sinh. Loại cá nào là tốt nhất? Các loại cá giàu omega-3 nhất bao gồm cá ngừ trắng, cá mòi, cá bơn và cá hồi. Tuy nhiên cá mòi nhiều xương không phù hợp để làm thức ăn cho trẻ nhỏ, trong khi đó cá bơn và cá ngừ có hàm lượng thủy ngân cao., vì vậy cá hồi trở thành nguồn DHA (omega-3) tốt nhất cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Ngoài ra, cá da trơn (điển hình là cá basa, cá tra) cũng là một lựa chọn tốt. Những loại hải sản nào nên tránh cho bé ăn? Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao. Nên tránh ăn cá mập, cá kình, cá
  3. lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn. Cá hồi, cá minh thái (pollock), cá ngừ trắng đóng hộp, cá da trơn và cá trê là những loại cá an toàn và bé có thể ăn tối đa 85g cá / tuần. Các loại hải sản có thể gây dị ứng như tôm, cua, sò, ốc hến nên tránh hoàn toàn trong 2 Năm đầu đời của bé. Cho trẻ ăn cá chỉ vì omega-3? Đúng là omega-3 là dưỡng chất nổi bật nhất có trong cá nhưng ngoài ra, cá còn chứa lượng đạm động vật lành mạnh và vitamin D – một loại dưỡng chất rất cần thiết cho xương mà đa số trẻ dung nạp không đủ chuẩn. Em bé cần bao nhiêu DHA? Mức DHA khuyến nghị cho trẻ sơ sinh vào khoảng 300mg/ngày, trong đó hơn một nửa định mức này bé đã có thể dung nạp từ chế độ ăn hàng ngày trong sữa mẹ và sữa công thức bổ sung DHA. Bên cạnh đó, bạn có thể cho bé ăn thêm 50g cá hồi / tuần trong chế độ ăn dặm của bé từ 6 tháng tuổi. Một khi bé không bú mẹ hoặc uống sữa công thức nữa, bạn có thể tăng khẩu phần cá hồi lên khoảng 150-200g cá / tuần. Nếu định mức này khó có thể đạt được với gia đình bạn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung DHA cho bé qua thuốc bổ hoặc dầu cá.
  4. Cá hồi an toàn cho bé và cung cấp lượng DHA dồi dào - Ảnh: Inmagine Thai phụ và phụ nữ đang cho con bú có nên ăn nhiều cá hơn? Bạn muốn chắc rằng mình không hấp thụ quá nhiều thủy ngân nhưng vẫn nhận được lượng DHA lành mạnh? Lời khuyên là tránh các loại cá biển lớn đã nêu ở trên, đồng thời đảm bảo thuốc bổ tiền thai kỳ mà bạn dùng có chứa DHA. Hãy cố gắng tiêu thụ tối thiểu 300mg DHA/ ngày (trong 170g thịt cá hồi Bắc Mỹ chứa 2000mg DHA và các loại axit béo omega-3 khác). Món ăn dặm đơn giản từ cá cho bé
  5. Ảnh: Gettyimages Bột cá và rau củ 1 miếng phi-lê cá hồi hoặc basa.  2 muỗng café sữa mẹ hoặc sữa công thức bé đang dùng.  1 muỗng café mỗi loại: đậu Hà Lan hạt, khoai lang và cà rốt – tất cả  bỏ vỏ, hấp chín và nghiền mịn. Có thể thay thế đậu Hà Lan và khoai lang bằng bông cải xanh và khoai tây. 1 muỗng bơ lạt hoặc dầu ô-liu.  Trộn tất cả nguyên liệu với nhau và tán nhuyễn đến mịn như kem.  Cá hồi sốt thì là – ăn kèm với bột lạt hoặc cháo, cơm
  6. 180g phi-lê cá hồi.  1 muỗng canh bột mì, 30g bơ.  250ml sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức).  ½ muỗng canh nước cốt chanh, ½ muỗng canh lá thì là xay nhuyễn.  Hấp cá cho đến chín (có thể đun cá với sữa cho đến chín thay vì hấp)  và lọc sạch xương dăm. Đun chảy bơ rồi cho vào bột mì trộn đều, sau đó đổ sữa vào đánh tan  trước khi thêm nước cốt chanh và thì là thành hỗn hợp sốt mịn. Đun tiếp trong 2 phút. Cho cá hấp vào và tán mịn hoặc xay bằng máy sinh tố.  Dùng kèm các loại bột lạt em bé như bột gạo, bột khoai nghiền, hoặc  cháo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2