intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÓ PHẢI CÁC THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON CÓ TÁC DỤNG NHƯ NHAU KHÔNG? Những bệnh

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

395
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CÓ PHẢI CÁC THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON CÓ TÁC DỤNG NHƯ NHAU KHÔNG? Những bệnh liên quan đến rối loạn sự tiết acid ở đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thức quản (GERD) là những bệnh mãn tính ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuốc sống bệnh nhân. Số liệu từ các nghiên cứu trong thập kỷ qua cho thấy các thuốc ức chế bơm proton (PPI – proton pump inhibitor) là liệu pháp hiệu quả nhất trong việc kiểm soát các triệu chứng trên trong thời gian dài & mang lại hiệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÓ PHẢI CÁC THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON CÓ TÁC DỤNG NHƯ NHAU KHÔNG? Những bệnh

  1. CÓ PHẢI CÁC THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON CÓ TÁC DỤNG NHƯ NHAU KHÔNG? Những bệnh liên quan đến rối loạn sự tiết acid ở đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thức quản (GERD) là những bệnh mãn tính ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuốc sống bệnh nhân. Số liệu từ các nghiên cứu trong thập kỷ qua cho thấy các thuốc ức chế bơm proton (PPI – proton pump inhibitor) là liệu pháp hiệu quả nhất trong việc kiểm soát các triệu chứng trên trong thời gian dài & mang lại hiệu quả điều trị cao hơn so với các thuốc kháng histamine H2 hoặc các thuốc antacid. Các thuốc ức chế bơm proton (PPI): Các thuốc ức chế bơm proton là các dẫn chất benzimidazole. Hiện nay trên trên thị trường có 5 PPI bao gồm : Thế hệ 1: omeprazole, lansoprazole, pantoprazole. Thế hệ 2: rabeprazole, esomeprazole.
  2. Tất cả các PPI đều có cùng một cơ chế tác dụng là ức chế men H+K+ATPase(Error! Reference source not found.). Tuy nhiên, giữa các PPI có sự khác nhau về các tính chất dược lý, điều này đã tạo nên sự khác biệt về hiệu quả lâm sàng. Sự hoạt hóa của các PPI PPI là các tiền dược & là các base yếu. Sau khi uống, chúng được hấp thu vào máu & phân phối đến các khoảng vi kênh. Tại đây, chúng bị ion hóa & chuyển thành dạng hoạt động – dạng sulfenamid với các nguyên tử sulfur bộc lộ. Các nguyên tử sulfur này sẽ gắn kết đồng hóa trị với các nguyên tử sulfur trong nhóm cystein của men H+K+ATPase (bơm proton) làm bất hoạt men này. Từ đó, ức chế giai đọan cuối cùng trong quá trình tạo acid. Một PPI có tốc độ hoạt hóa nhanh sẽ cho thời gian tác dụng nhanh. Sự khác nhau trong quá trình hoạt hóa của các PPI Quá trình hoạt hoá các PPI thì giống nhau nhưng tốc độ hoạt hoá thì hoàn toàn khác nhau. Tốc độ ion hóa cũng là tốc độ hoạt hóa- phụ thuộc vào pKa2 & pH của môi trường. Các PPI có pKa từ 3,6 – 5,0. Từ phương trình Handerson Hasselbalch, ta có:
  3. [B]+ 10 pKa-pH = [BOH] Với [B+]: nồng độ dạng ion hóa; [BOH]: nồng độ dạng không ion hoá. Tỉ số này lớn nghĩa là dạng ion hóa càng lớn, thuốc được hoạt hóa càng nhanh. Với pH từ 1 – 2, thì tốc độ hoạt hóa các PPI rất nhanh & như nhau(2). Nhưng với pH cao hơn, pH=5 thì bắt đầu có sự khác biệt. Ta có : [B+] 10 pKa -5 = [BOH] Rabeprazole có pKa cao nhất (pKa= 5) so với các PPI khác nên tỉ số này có giá trị lớn nhất. Do vậy, rabeprazole có tốc độ hoạt hóa nhanh nhất. Vì thế, đáp ứng của rabeprazole sau liều đầu tiên nhanh hơn so với các PPI khác(1,4). Tác dụng này đã được chứng minh trên cả in vivo & in vitro. Trong một nghiên cứu được tiến hành trên tế bào dạ dày heo, tương tự tế bào dạ dày người. Kết quả cho thấy rabeprazole có tác dụng ức chế bơm proton 100% chỉ sau 5 phút & kéo dài suốt 45 phút của quá trình nghiên cứu.
  4. Omeprazole chỉ ức chế được 43% sự tiết acid vào giai đọan đầu & phải sau 45 phút ủ với tế bào thì sự ức chế tiết acid đạt 83%. Cường độ ức chế bơm proton sau liều đầu tiên của các PPIs
  5. Sự khác nhau giữa các PPI trong quá trình chuyển hóa Các PPI bị chuyển hóa thành dạng mất hoạt tính nhờ men Cytochrom P450 (CYP) 2C19 ở gan. Dân số chịu tác động của men này được chia thành 3 nhóm: nhóm chuyển hóa rất nhanh, nhóm chuyển hóa nhanh hay vừa, nhóm chuyển hóa kém (có ít CYP 2C19 ở gan). Omperazole chịu ảnh hưởng tác động của CYP 2C19 nhiều nhất; ít nhất là rabeprazole & lansoprazole. Trong nhiều nghiên cứu, người ta tính được tỉ số nồng độ thuốc trong huyết tương của người chuyển hóa kém so với người chuyển hóa rất nhanh là 6 đối với omeprazole & là 2 đối với rabeprazole. Vì vậy, sự khác biệt về tác dụng giữa các cá thể của o meprazole là lớn nhất; ít hơn là rebeprazole & lansoprazole. Điều này đã ảnh hưởng đến liều dùng của omeprazole trên lâm sàng: một số bệnh nhân kiểm soát triệu chứng với liều 20mg/1lần/ngày, trong khi đó có người cần 60 mg, thậm chí 80 mg/1 lần/ngày mới kiểm soát được các triệu chứng. Các thuốc có tác dụng thay đổi lớn giữa các cá thể như o meprazole làm khó tiên đoán hiệu quả lâm sàng.
  6. KẾt luẬn Tuy các PPI có cùng cơ chế tác dụng, nhưng giữa các PPI có nhiều sự khác biệt về mặt dược động học như thời gian tác dụng, mức độ duy trì tác dụng & mức độ đáp ứng với thuốc giữa các cá thể. Nhờ có pKa cao nhất nên rabeprazole được hoạt hóa nhanh hơn & khởi phát tác động nhanh nhất trong các PPI. Đó là yếu tố quan trọng khi bệnh nhân cần giảm nhanh các triệu chứng. Nhờ ít chuyển hóa qua men CYP 2C19- là men tạo sự khác biệt tác dụng giữa các cá thể nên rabeprazole mang lại khả năng dễ tiên đoán tác dụng hơn o meprazole.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2