intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có phải cháu bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn không?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

44
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có phải cháu bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn không? Theo như những mô tả nói trên thì bạn dễ có khả năng bị giãn tĩnh mạch lắm. Hiện nay chưa rõ nguyên nhân nào gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn (vị trí thừng tinh) nhưng có thể do những bất thường ở van tĩnh mạch đã cản trở dòng máu và làm giãn tĩnh mạch. Đối tượng dễ bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn là ở độ tuổi từ 15 đến 25. Tỷ lệ nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể là 1/5, với nam giới bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có phải cháu bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn không?

  1. Có phải cháu bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn không? Theo như những mô tả nói trên thì bạn dễ có khả năng bị giãn tĩnh mạch lắm. Hiện nay chưa rõ nguyên nhân nào gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn (vị trí thừng tinh) nhưng có thể do những bất thường ở van tĩnh mạch đã cản trở dòng máu và làm giãn tĩnh mạch. Đối tượng dễ bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn là ở độ tuổi từ 15 đến 25. Tỷ lệ nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể là 1/5, với nam giới bị hiếm muộn thì tỷ lệ còn cao hơn - khoảng 40%. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là nguyên nhân thường gặp gây giảm sản xuất và giảm chất lượng tinh trùng mặc dầu không phải mọi trường hợp giãn tĩnh mạch tinh hoàn đều ảnh hưởng đến sự sản xuất ra tinh trùng. Phần lớn giãn tĩnh mạch tinh hoàn phát triển dần theo thời gian, thường ở bên tinh hoàn trái, có thể do vị trí của các tĩnh mạch tinh hoàn trái. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn ở một bên có thể ảnh hưởng đến sự tạo ra tinh trùng của cả 2 tinh hoàn. Bệnh thường dễ chẩn đoán và có thể sửa chữa bằng can thiệp ngoại khoa. Không gây ra triệu chứng gì là đặc điểm của bệnh, hiếm khi gây đau và nếu đau nhiều thì nằm ngửa thấy đỡ; bệnh có thể trở nên rõ rệt hơn theo thời gian. Thừng tinh đem máu đến tinh hoàn rồi đem máu đi, trong thừng tinh có ống dẫn tinh để vận chuyển tinh trùng. Đám tĩnh mạch trong bìu nhưng ở
  2. phía trên tinh hoàn thường giãn to ở tuổi dậy thì và thu hút máu của tinh hoàn. Vì không thể hiện triệu chứng gì cho nên giãn tĩnh mạch thường chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi khám toàn thể nhưng nếu cảm thấy sưng đau ở bìu thì cần gặp thầy thuốc. Một số bệnh có thể gây đau ở tinh hoàn và cần điều trị khẩn cấp, nguyên nhân sẽ do thầy thuốc xác định. Có khi thấy một khối không đau và xoắn ở trên tinh hoàn, có khi có cảm giác như sờ thấy một búi giun. Cũng có thể kiểm tra bổ sung bằng siêu âm vùng bìu, có khi thấy một khối u chèn ép tĩnh mạch tinh. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể gây ra: Teo tinh hoàn: có cảm giác nhỏ và mềm hơn, do các van không hoạt động tốt nên máu không dồn vào các tĩnh mạch, kết quả là tăng áp lực ở các tĩnh mạch và bị nhiễm độc tố của máu ứ đọng. Vô sinh: không rõ vì sao giãn tĩnh mạch tinh hoàn lại ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, có thể do các tĩnh mạch tinh hoàn làm cho máu ở các động mạch tinh hoàn mát, giúp duy trì nhiệt độ thích hợp cho sản xuất tinh trùng. Khi dòng máu tĩnh mạch bị nghẽn tắc thì sự cố giãn tĩnh mạch có thể làm cho nhiệt độ tăng và ảnh hưởng đến sự tạo thành cũng như sự di chuyển của tinh trùng. Điều trị: thường không cần điều trị, trừ phi bị đau hay bị hiếm muộn, thường can thiệp ngoại khoa để sửa lại các tĩnh mạch và hướng dòng máu đi đến các tĩnh mạch bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0