intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ quan cảm giác Lưỡng cư (Amphibia)

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

184
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ quan cảm giác của lương cư bao gồm : thị giác, thính giác, khứu giác và cơ quan Jacopson, vị giác, cơ quan đường bên và cảm giác da.Mắt của lưỡng cư cấu tạo đặc trưng cho động vật Có xương sống ở cạn, thích nghi với việc nhìn trong không khí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ quan cảm giác Lưỡng cư (Amphibia)

  1. Cơ quan cảm giác Lưỡng cư (Amphibia) Cơ quan cảm giác của lương cư bao gồm : thị giác, thính giác, khứu giác và cơ quan Jacopson, vị giác, cơ quan đường bên và cảm giác da. 1. Thị giác Mắt của lưỡng cư cấu tạo đặc trưng cho động vật Có xương sống ở cạn, thích nghi với việc nhìn trong không khí. Giác mạc lồi làm nhiệm vụ tập trung tia sáng vào võng mạc. Thuỷ tinh thể dạng thấu kính giúp con vật nhìn xa và rộng. Có thể điều tiết bằng cách co cơ mắt để chuyển dịch vị trí
  2. của nhân mắt. Mắt Lưỡng cư có tuyến nhày làm cho mắt luôn ẩm ướt, có 3 mí là mí trên dày, mí dưới nhỏ hơn và mí thứ 3 (màng nháy) trong suốt. Mí mắt cử động được giúp cho mắt khỏi bị khô. Lưỡng cư có thể phân biệt được màu sắc do đó vào mùa sinh sản ở một số loài con đực thường có màu sắc sặc sỡ để hấp dẫn con cái. Các thí nghiệm trên võng mô, cho thấy lưỡng cư có thể nhận biết 2 màu: màu xanh da trời và màu đỏ cùng với những màu sắc do sự phối hợp của 2 màu cơ bản này. Do đó, lưỡng cư có thể thay đổi màu sắc cho phù hợp với màu sắc môi trường và hấp dẫn con cái vào mùa sinh sản.
  3. Mắt của ếch (theo Hickman) 1. Thấu kính; 2. Võng mạc; 3. Thàn kinh thị giác; 4. Cơ mắt 2. Thính giác Có cấu tạo phức tạp hơn cá, thích nghi với việc thu nhận âm thanh trên cạn. Ngoài tai trong còn có tai giữa. Phía ngoài tai giữa là màng nhĩ. Tai giữa có xoang tai giữa, có xương bàn đạp do sụn móng hàm hình thành. Tai giữa còn có một ống hẹp thông với họng, được gọi là ống Eustachi, có
  4. nhiệm vụ thông khí vào tai giữa, tạo áp suất trong và ngoài màng nhĩ bằng nhau và bảo vệ cho màng nhĩ không bị rách. Xương bàn đạp làm nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong. Cơ quan thính giác có sự thay đổi ở các nhóm khác nhau: Ở lưỡng cư có đuôi ở nước, nòng nọc nhận âm thanh qua cơ quan đường bên. Nhóm ở cạn nhận âm thanh qua tai trong (ốc tai) và tai giữa là bộ phận dẫn âm. Một số loài sống trong đất thì thiếu tai giữa. cá cóc không có tai giữa và việc thu nhận âm thanh qua xương hàm, còn cá cóc ở cạn thì qua xương chi và đai vai. Cảm nhận âm thanh của lưỡng cư với tần số 30 - 15.000 hec
  5. Lưỡng cư có cơ quan phát thanh do khe họng có một đôi sụn căng đôi nếp màng nhầy mỏng, đó là dây âm thanh. Không khí từ phổi qua khe họng làm rung động các màng nhầy đó. Các màng nhầy như dây đàn phát ra thanh âm. Ở con đực tiếng kêu được rền rĩ vang xa nhờ đôi túi thanh âm. Túi thanh âm có thành mỏng và thông trực tiếp vào xoang miệng, đó là cơ quan cộng hưởng. Trong mùa sinh sản tiếng kêu con đực vô cùng tha thiết và nhìn bên ngoài ở cổ thấy túi âm thanh phình to rất rõ. Ở một số loài lưỡng cư, cả cơ thể của chúng cũng phình lớn phối hợp với túi âm thanh khi chúng kêu (ểnh ương). Tiếng kêu của lưỡng thê thay đổi tùy loài. Tiếng kêu "nhóc nhóc nhen nhen" là của nhóc nhen; "kèng kéc" là
  6. của cóc nước, "ẹp ẹp, ộp ộp" là của ếch, "o .. ẹc .. o.. ẹc" là của nhái bầu hoa, ... cóc bò ở Nam Mỹ có tiếng kêu to giống tiếng bò rống. Nghiên cứu ở ếch cho thấy có 6 loại tiếng kêu: Một loại dành cho ếch khi sinh sản, 2 loại dành để bảo vệ vùng đất khi giao phối với con cái, 2 loại dành cho lúc sống tự do và một loại tiếng kêu để báo động. 3. Khứu giác và cơ quan Jacopson Gồm các tế bào khứu giác nằm trong xoang mũi. Ngoài ra còn có cơ quan Jacopson gồm một đôi túi nối với xoang miệng bằng một ống. Cơ quan này nhận một nhánh thần kinh khứu giác, có nhiệm vụ dẫn
  7. truyền cảm giác mùi vị khi thức ăn lọt vào xoang miệng. Trước đây người ta phủ nhận vai trò khứu giác của lưỡng cư, tuy nhiên ngày nay người ta thấy được có hiện tượng đánh hơi hay phát hiện mùi vị quen thuộc nên đã khẳng định vai trò của khứu giác. 4. Cơ quan đường bên Có ở ấu trùng hay lưỡng cư sống dưới nước, còn lưỡng cư trên cạn thì tiêu giảm. một số loài sống trên cạn vẫn còn cơ quan đường bên như có tổ ong (Pipa), cóc tía (Bombina), cóc có vuốt (Xenopus). Cơ quan đường bên có vai trò xúc giác từ xa, cảm nhận những thay đổi về nhiệt độ trong phạm vi từ 2 - 30C.
  8. 5. Vị giác Gồm các gai vị giác nằm ở trên màng nhày lưỡi. Lưỡng cư chỉ mới phân biệt được vị chua và mặn. 6. Cảm giác da Cảm giác da ở lưỡng cư khá phát triển, da tiếp nhận các cảm giác xúc giác và cảm giác hoá học nên chúng không phân bố ở vùng nước biển và nước lợ. Hoàng Vân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2