Tiểu ban Năng lượng, Kỹ thuật công trình, Vận tải và Công nghệ Biển 123<br />
<br />
<br />
<br />
CƠ SỞ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH CHO CÁC<br />
LOẠI GIÀN KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VÙNG NƯỚC SÂU<br />
TRONG ĐIỀU KIỆN BIỂN VIỆT NAM<br />
Phạm Khắc Hùng, Đinh Quang Cường, Nguyễn Quốc Hòa, Phạm Hiền Hậu,<br />
Mai Hồng Quân, Dương Thanh Quỳnh,Vũ Đan Chỉnh<br />
Viện Xây dựng Công trình biển, Trường Đai học Xây dựng<br />
55, Đường Giải phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội<br />
Email: khachungpham@gmail.com<br />
<br />
<br />
Tóm tắt:<br />
Dựa trên tổng quan thành tựu hiện nay của thế giới trong việc khai thác dầu<br />
khí ở vùng nước sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu chuẩn bị khai thác dầu khí vùng<br />
nước sâu biển Việt Nam [1], Đề tài NCKH mã số KC.09.15/06-10 (Thuộc<br />
Chương trình Biển Cấp Nhà nước KC.09/06-10) do Trường ĐH Xây dựng chủ<br />
trì và Viện XD Công trình biển thực hiện chính, đã nghiên cứu lựa chọn một số<br />
loại công trình biển phù hợp với điều kiện biển sâu nước ta, [2]. Kết quả<br />
nghiên cứu của Đề tài đã được chuyển giao một phần cho sản xuất (Xí nghiệp<br />
Liên Doanh Vietsovpetro, [3]) , đã công bố 8 bài báo, đào tạo 2 NCS trong đó<br />
có 1 đã bảo vệ Luận văn Tiến sĩ tại Bỉ, 10 Thạc sĩ, đồng thời có 1 sáng chế đã<br />
đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và CN).<br />
Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu nổi bật của Đề tài nói trên, gồm<br />
4 loại giàn sử dụng cho vùng nước sâu từ 200 m đến 1000 m, đó là giàn thép<br />
cố định, giàn bán chìm, giàn neo đứng và hệ thống bể chứa (kho chứa) nổi và rót<br />
dầu.<br />
<br />
THE BASIS OF STRUCTURAL SOLUTION SELECTION FOR VARIOUS TYPES<br />
OF OIL AND GAS PRODUCTION OFFSHORE PLATFORMS IN DEEPWATER<br />
AREAS OF VIETNAM SEA<br />
Abstract:<br />
Basing on the current worldwide performance in deepwater oil and gas<br />
exploitation, and aiming to meet the demand of preparing to exploit<br />
hydrocarbon in Vietnam deepwater areas [1], the Scientific Research Project<br />
KC.09.15/06-10 (of the National Research Program of Marine Science and<br />
Technology KC.09/06-10) managed by National University of Civil<br />
Engineering and developed mainly by Institute “ICOFFSHORE”, studied to<br />
select some types of offshore structures appropriate to deepwater condition of<br />
Vietnam sea [2]. Research results of the Project were partly transferred to<br />
production (JV.Vietsovpetro, [3]), gave publication of 8 papers, trained 2 PhD<br />
candidates, of them there was one defending successfully doctoral thesis in<br />
124 Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ V<br />
<br />
<br />
Belgium., 10 Masters, and there was one special innovation registered at the<br />
Intelligent Property Department (Ministry of Science and Technology).<br />
This paper presents some main research results of the above Project,<br />
consisting of four platform types used for deepwater areas of from 200m to<br />
1000m, they are Fixed Offshore Platform, Semi-submersible Platform, Tension<br />
Leg Platform, and FPSO System .<br />
<br />
<br />
1. Mở đầu:<br />
Trên Hình 1 trình bày sơ đồ 7 loại giàn và phương tiện đang được sử dụng trên thế<br />
giới để khai thác dầu khí ở vùng nước sâu (từ trên 200 m đến gần 3000 m), [6].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Sơ đồ của 7 loại giàn đang được sử dụng cho vùng nước sâu trên thế giới<br />
[Loại giàn – từ trái sang phải: 1- Giàn thép cố định; 2-Giàn Trụ mềm; 3- Giàn nổi neo<br />
đứng (TLP); 4-Giàn nổi neo đứng Mini; 5- Giàn Trụ nổi có neo (SPAR); 6-Giàn khai thác<br />
bán chìm (Semi-submersible, Semi-FPS); 7- Bể chứa nổi neo tại 1 điểm (FPSO)]<br />
<br />
<br />
Hiện nay Việt Nam đã và đang khai thác các mỏ dầu khí ở vùng nước có độ sâu tới<br />
110m, và đang chuẩn bị khai thác một số mỏ mới ở độ sâu tới gần 150 m.<br />
Nhiệm vụ cấp bách hiện nay được đặt ra cho ngành dầu khí Việt Nam là: Phải tiếp cận<br />
nhanh chóng các kỹ thuật và công nghệ thiết kế - xây dựng các công trình biển ở độ sâu<br />
nước 200 m và lớn hơn để đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên dầu khí nước sâu trên<br />
TLĐ.VN [1].<br />
Xuất phát từ nhu cầu khai thác dầu khí vùng nước sâu của ngành Dầu khí nước ta, đồng<br />
thời dựa trên kinh nghiệm thế giới, Đề tài lựa chọn 4 loại công trình biển (CTB) trong số 7<br />
kiểu giàn đã nêu trên Hình 1, được cho là có khả năng cao nhất để sử dụng khai thác các<br />
mỏ dầu khí nước sâu ở TLĐ Việt Nam trong thời gian tới, [2] :<br />
1) Loại CTB cố định bằng thép: có kết cấu khối chân để (KCĐ) kiểu Jacket của giàn<br />
cố định xây dựng ở độ sâu tới 200 m, [3-4], [7], [11-12] ;<br />
Tiểu ban Năng lượng, Kỹ thuật công trình, Vận tải và Công nghệ Biển 125<br />
<br />
<br />
<br />
2) Loại CTB bán chìm (Semi- FPS): hiện nay đã có 1 giàn khai thác bán chìm DH-01<br />
(đang sử dụng ở mỏ Đại Hùng với độ sâu 110 m nước), trong phạm vi dự kiến của Đề tài,<br />
nghiên cứu áp dụng cho tới độ sâu 1000 m nước, [8-10], [13] ;<br />
3) Loại CTB nổi neo dứng (TLP): trong nước chưa có giàn nào; trong phạm vi của Đề<br />
tài, nghiên cứu áp dụng tới độ sâu 1000 m nước.[8], [10], [14] ;<br />
4) Loại bể chứa (kho chứa) nổi và rót dầu (FPSO): trong nước đang khai thác 5 cái ở<br />
mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng (độ sâu nước xấp xỉ 50 m), mỏ Đại Hùng (110 m), Đề tài nghiên<br />
cứu với độ sâu nước tới 500 m, [4], [9], [13] .<br />
Cơ sở lựa chọn cấu hình kết cấu CTB của các loại giàn nói trên đều dựa trên các Tiêu<br />
chuẩn thiết kế hiện hành [11-14], mặt khác cũng sử dụng mô hình xác suất (là mô hình<br />
hiện đại, thích hợp với điều kiện nước sâu) để đối chiếu với các kết quả tính toán theo Tiêu<br />
chuẩn.<br />
Trong khổ hạn chế khối lượng của bài viết, sau đây sẽ trình bày các kết quả chủ yếu<br />
cho 3 loại CTB 1, 2 và 4 như nêu ở trên. Mọi chi tiết đầy đủ về các kết quả nghiên cứu của<br />
Đề tài KC.09.15/06-10, nếu các đồng nghiệp quan tâm, xin mời tra cứu tại Tài liệu [2].<br />
2. Cơ sở luận chứng KHKT và kinh tế thiết kế CTB cố định nước sâu tới 200 m:<br />
2.1. Nội dung nghiên cứu:<br />
1) Mô tả sóng và các tác động của sóng lên kết cấu KCĐ Jacket;<br />
2) Lựa chọn cấu hình KCĐ Jacket hợp lý ;<br />
3) Tính toán động kết cấu KCĐ theo mô hình tiền định và ngẫu nhiên ;<br />
4) Kiểm tra bền của kết cấu KCĐ theo mô hình tiền định và ngẫu nhiên;<br />
5) Kiểm tra mỏi của kết cấu KCĐ theo mô hình tiền định và ngẫu nhiên. .<br />
2.2. Kết quả ứng dụng:<br />
1) Lựa chọn cấu hình kết cấu KCĐ ở độ sâu nước 200 m, với điều kiện tự nhiên tại vùng<br />
nước sâu Bể Nam Côn Sơn (Hình 2).<br />
2) Kết quả chính của bài toán bền và mỏi:<br />
Sử dụng phần mềm chuyên dụng SACS, tính tại một số nút và thanh điển hình của kết<br />
cấu cho kết quả như sau:<br />
+ Các thanh ở sát đáy biển và đầu cọc có hệ số sử dụng lớn hơn các thanh ở phía trên là<br />
hợp lý về phân bố lực;<br />
+ Hệ số sử dụng tại một số thanh và nút có giá trị 1.05 & 1.07, theo tiêu chuẩn API vẫn<br />
cho phép;<br />
+ Kết quả tính theo mô h́nh ngẫu nhiên lớn hơn một chút so với mô h́nh tiền định; cần<br />
lưu ý rằng mô hình xác suất phản ảnh sát thực tế hơn;<br />
126 Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ V<br />
<br />
<br />
+ Tuổi thọ mỏi tính theo mô hình xác suất đều thấp hơn so với mô hình tiền định, bằng 0.91<br />
lần. Mối quan hệ kết quả giữa 2 mô hình ở đây cũng tương tự như trong kiểm tra bền ở trên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Sơ đố kết cấu KCĐ lựa chọn cho vùng nước sâu 200m (Bắc Bể Nam Côn Sơn)<br />
3. Cơ sở luận chứng KHKT và kinh tế thiết kế CTB bán chìm ở độ sâu nước tới<br />
1000m:<br />
3.1. Nội dung nghiên cứu:<br />
1) Mô tả sóng và các tác động của sóng lên kết cấu bán chìm có hệ dây neo xiên;<br />
2) Lựa chọn cấu hình kết cấu bán chìm và hệ dây neo xiên hợp lý ;<br />
3) Tính toán động kết cấu bán chìm có neo theo mô hình tiền định và ngẫu nhiên ;<br />
4) Kiểm tra bền của hệ thống dây neo xiên theo mô hình tiền định và ngẫu nhiên;<br />
5) Kiểm tra mỏi của kết cấu dây neo xiên theo mô hình tiền định và ngẫu nhiên. .<br />
3.2. Kết quả ứng dụng :<br />
1) Lựa chọn cấu hình kết cấu: sử dụng kết cấu Giàn bán chìm DH-1 (Hình 3), hiện đang<br />
khai thác tại mỏ Đại Hùng (ở độ sâu nước 110m), với điều kiện tự nhiên tại vùng nước sâu<br />
Bể Nam Côn Sơn .<br />
2) Kết quả chính của bài toán: là các đặc trưng kỹ thuật và kinh tế của Giàn DH-01 (chủ<br />
yếu xét hệ thống neo) ứng với các độ sâu nước từ 200 m đến 1000m. Hình 4 cho Đồ thị<br />
quan hệ giữa chi phí xây dựng giàn với các độ sâu nước khác nhau.<br />
3.3. Kết luận chính:<br />
1) Từ các kết quả tính toán và xây dựng các đồ thị quan hệ giữa độ sâu nước với chiều<br />
dài dây neo, trọng lượng dây neo, chi phí xây dựng cho thấy: Khi độ sâu nước càng tăng thì<br />
Tiểu ban Năng lượng, Kỹ thuật công trình, Vận tải và Công nghệ Biển 127<br />
<br />
<br />
<br />
chiều dài dây neo, trọng lượng dây neo, chi phí xây dựng tăng. Mức độ tăng của các chỉ tiêu về<br />
kỹ thuật và kinh tế này tăng chậm khi độ sâu nước nhỏ hơn 700m và tăng nhanh hơn khi độ<br />
sâu nước lớn hơn 800m.<br />
2) Các tính toán kinh tế đã thực hiện ở trên có tính so sánh tương đối để phục vụ luận<br />
chứng về kinh tế khi sử dụng giàn ở các độ sâu khác nhau, ngày một tăng hơn. Trong tính<br />
toán đầy đủ, cần phải kể đến chi phí trong giai đoạn thi công và bảo dưỡng trong quá trình<br />
vận hành giàn.<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỒ THỊ QUAN HỆ GIỮA ĐỘ SÂU NƯỚC<br />
VÀ CHI PHÍ XÂY DỰNG GIÀN<br />
1200.0<br />
<br />
<br />
C hi phí x â y dự ng giàn 1000.0<br />
<br />
<br />
800.0<br />
(triệu U SD )<br />
<br />
<br />
<br />
600.0<br />
<br />
400.0<br />
<br />
<br />
200.0<br />
<br />
<br />
0.0<br />
0 200 400 600 800 1000 1200<br />
Độ sâu nước (m)<br />
<br />
<br />
Hình 4: Quan hệ giữa chi phí xây dựng giàn và<br />
Hình 3: Giàn bán chìm DH-01 độ sâu nước<br />
<br />
4. Cơ sở luận chứng KHKT và kinh tế thiết kế hệ thống bể chứa (kho chứa) nổi và<br />
rót dầu (FPSO) ở độ sâu nước tới 500 m:<br />
4.1. Nội dung nghiên cứu:<br />
1) Xác định lực thủy động tác dụng lên bể chứa nổi FPSO/FSO (với hệ thống neo 1<br />
điểm kiểu CALM và TURRET) dưới tác động của môi trường theo mô hình tiền định và ngẫu<br />
nhiên;<br />
2) Kiểm tra bền hệ thống neo bể chứa FPSO/FSO theo mô hình tiền định và ngẫu nhiên;<br />
3) Kiểm tra mỏi hệ thống neo bể chứa FPSO/FSO theo mô hình tiền định và ngẫu nhiên.<br />
4.2. Kết quả ứng dụng :<br />
1) Lựa chọn cấu hình FPSO/FSO: sử dụng bể chứa nổi FSO kiểu TURRET (VSP-01)<br />
hiện đang khai thác tại mỏ Bạch Hổ ở độ sâu 50 m (Hình 5), với điều kiện tự nhiên tại<br />
vùng nước sâu Bể Nam Côn Sơn.<br />
2) Kết quả chính của bài toán: sử dụng phần mềm quốc tế HydroStar và Ariane (Bureau<br />
Veritas - Pháp) cho các đặc trưng kỹ thuật và kinh tế của hệ thống bể chứa nổi FSO VSP-<br />
128 Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ V<br />
<br />
<br />
01 (chủ yếu xét hệ thống neo) ứng với các độ sâu nước từ 50 m đến 500 m. Hình 6 cho Đồ<br />
thị quan hệ giữa giá thành hệ thống FSO VSP-01 với các độ sâu nước khác nhau.<br />
4.3. Kết luận chính:<br />
1) Khi độ sâu nước càng tăng thì chiều dài dây neo, trọng lượng dây neo, chi phí xây<br />
dựng tăng. Mức độ tăng của các chỉ tiêu về kỹ thuật và kinh tế này tăng dần đều tới độ sâu<br />
nước dưới 500m.<br />
2) So sánh giá thành của hệ FSO d = 50m nước với giá thành của hệ FSO d = 500 m<br />
nước, ta thấy ưu việt rõ ràng của giải pháp bể chứa nổi cho vùng nước sâu : khi tăng độ sâu<br />
nước thêm 964% mà giá thành chỉ tăng thêm 6,7% .<br />
3) Các tính toán kinh tế đã thực hiện, mang tính so sánh tương đối để phục vụ luận<br />
chứng về kinh tế khi sử dụng bể chứa nổi FSO với các độ sâu tăng dần. Trong tính toán<br />
đầy đủ, cần phải kể đến chi phi trong giai đoạn thi công, bảo dưỡng và các chi phí khác<br />
trong quá trình xây dựng và vận hành bể chứa. .<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ thị quan hệ giữa giá thành hệ thống kho chứa nổi<br />
G iá thành hệ thống FS O + dây neo<br />
<br />
<br />
<br />
FSO và độ sâu nước<br />
280<br />
270<br />
260<br />
(triệu USD)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
FSO 250<br />
240<br />
(TURRET) 230<br />
220<br />
210<br />
200<br />
0 100 200 300 400 500 600<br />
Độ sâu nước (m)<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6: Đồ thị quan hệ giữa giá thành<br />
Hình 5: FSO neo kiểu TURRET hệ thống bể chứa nổi FSO VSP-01 và độ<br />
sâu nước<br />
<br />
5. Lời cám ơn<br />
Các tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến Văn phòng các Chương trình trọng<br />
điểm cấp NN (Bộ BHCN), Ban chủ nhiệm Chương trình Biển KC.09/06-10, Lãnh đạo xí<br />
nghiệp Liên doanh Vietsovpetro, Lãnh đạo Trường ĐH Xây dựng và Viện XD Công trình<br />
biển đã tận tình theo dõi, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tác giả trong quá trình<br />
nghiên cứu.<br />
Tiểu ban Năng lượng, Kỹ thuật công trình, Vận tải và Công nghệ Biển 129<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Phùng Đình Thực, “Chiến lược phát triển Tập Đoàn Dầu khí VN đến năm 2015 và<br />
định hướng tới năm 2025”. Kỷ niệm 35 năm Ngành Dầu khí VN, Tạp chí Dầu khí số 8-<br />
2010, Tr.6-9.<br />
2. Phạm Khắc Hùng,”Báo cáo tổng hợp kết quả KHCN Đề tài nghiên cứu điều kiện kỹ<br />
thuật môi trường biển và nền móng công trình nhằm xác định luận chứng kinh tế kỹ thuật<br />
xây dựng công trình biển vùng nước sâu Việt Nam”, Mã số KC.09.15/06-10. Số đăng ký<br />
2011-52-398/KQNC, lưu trữ tại Cục Thông tin khoa học và Công nghệ QG – Bộ KHCN,<br />
(2011).<br />
3. Phạm Khắc Hùng, “Xây dựng phương pháp luận tính toán thiết kế công trình biển cố<br />
định bằng thép đến độ sâu 200 m nước để phát triển khả năng của VSP trong lĩnh này“.(153<br />
trang). Hợp đồng NCKH - Vietsovpetro. Lưu trữ tại Viện XDCT Biển – ĐHXD, (2008).<br />
4. Phạm Hiền Hậu,”Phân tích tựa động và động ngẫu nhiên của hệ thống dây neo trạm<br />
chứa và rót dầu nổi (FPSO) trong điều kiện mỏ Bạch Hổ dựa trên các phần mềm<br />
Hydrostar và Ariane-3D”. Tạp chí Dầu khí số 9-2009, Tr.35-42.<br />
5. Mai Hồng Quân, Vũ Đan Chỉnh, ”Cơ sở lựa chọn giải pháp kết cấu cho công trình<br />
biển cố định bằng thép ở độ sâu 200m nước trong điều kiện biển Việt Nam”. Tạp chí Dầu<br />
khí số 8/2010, Tr.33 - 40.<br />
6. Lindsey Wilhoit and Chad Supan (Mustang Engineering), “2010 Deepwater<br />
Solutions & Records for Concept Selection”. Offshore Magazine, May 2010, Houston,<br />
USA.<br />
7. Barltrop NDP, Adams AJ, “Dynamics of Fixed Marine Structures”. ButterWorth<br />
Heinemann – UK, (1991).<br />
8. Barltrop NDP, “Floating Structures: a guide for design and analysis”. B.H. - UK,<br />
(1998).<br />
9. ARGEMA – CLAROM, “Anchoring of floating structures”. Ed. Technip, France, (1990).<br />
10. Minoo H Patel, Joel A Witz, (University College London),.”Compliant Offshore<br />
Structures”. Butterworth-Heinemann Ltd, Oxford, (1991).<br />
11. API-RP2A-WSD, “Recommended Practice for Planning, Designing and<br />
Constructing Fixed Offshore Platforms - Working Stress Design”. American Petroleum<br />
Institute, Washington, D.C., 21rst Ed, (2002).<br />
12. DNV, “Rules for Classification of the Fixed Offshore Installation”, (1993).<br />
13. API RP 2SK, (2005),”Recommended Practice for Design and Analysis of<br />
Stationkeeping Systems for Floating Structures”. 3rd Edition, (2005).<br />
14. API RP 2T, “Recommended Practice for Planning, Designing, and Constructing<br />
Tension Leg Platforms”, 2nd Edition, (1997).<br />