intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ sở lưu trú vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc giai đoạn 2007 – 2012

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

135
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để phát triển CSLTDL của vùng ĐBSH&DHĐB và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Bài báo này tập trung phân tích thực trạng phát triển CSLTDL cả về số lượng và chất lượng, đồng thời đưa các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ sở lưu trú vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc giai đoạn 2007 – 2012

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00023 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 147-153 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CƠ SỞ LƯU TRÚ VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC GIAI ĐOẠN 2007 – 2012 Vũ Thị Hậu Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội Tóm tắt. Ngày nay, trong ngành du lịch, dịch vụ lưu trú được coi là một trong những yếu tố quan trọng. Theo kết quả điều tra cơ bản về cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) của Tổng cục Du lịch, tính đến hết năm 2012, tổng số CSLTDL của vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB) là 3.686 cơ sở với 55.680 buồng chiếm 14% CSLT và 20% số buồng của cả nước. Hầu hết các CSLT đều tập trung ở thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long. . . , trong đó Thành phố Hà Nội có nhiều CSLT nhất. Để phát triển CSLTDL của vùng ĐBSH&DHĐB và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Bài báo này tập trung phân tích thực trạng phát triển CSLTDL cả về số lượng và chất lượng, đồng thời đưa các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai. Từ khóa: Cơ sở lưu trú, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, du lịch. 1. Mở đầu Vùng Du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (DL ĐBSH) có Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa – xã hội của cả nước; có Hải Phòng là một trong năm trung tâm du lịch quốc gia. Vùng có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn gắn với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Vùng tập trung nhiều nhất di tích quốc gia (2.232/3.150), cấp quốc gia đặc biệt (12/44) và Di sản văn hóa thế giới (8/16) [1,4]. Vùng có Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, một trong bảy kì quan thiên thế giới mới của thế giới, thế mạnh nổi bật so với các vùng du lịch khác về cảnh quan biển đảo. Cảnh quan “Hạ Long cạn” Tràng An –Tam Cốc – Bích Động được công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt cũng là đặc thù mang tính cạnh tranh cao của vùng. Vùng có đa dạng sinh học cao với 6 vườn quốc gia, 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 7 khu rừng văn hóa lịch sử và môi trường. . . trong đó có vườn quốc gia Xuân Thủy là 1 trong 4 khu Ramsar thế giới của Việt Nam. Vùng có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không phát triển. Vùng có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và đầu tư nước ngoài, có nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động cao. Lượng khách du lịch đến vùng DL ĐBSH tăng dần qua từng năm đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Những trung tâm du lịch lớn của vùng như Thành phố Hà Nội, Quảng Ninh thu hút lượng Ngày nhận bài: 15/5/2013 Ngày nhận đăng: 29/11/2014 Liên hệ: Vũ Thị Hậu, e-mail: vuthihau.tnt.hn@gmail.com 147
  2. Vũ Thị Hậu khách quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng nhờ hệ thống di tích lịch sử văn hóa đa dạng, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, sản phẩm du lịch phong phú. Năm 2012, Quảng Ninh đứng thứ 2 cả nước về lượng khách quốc tế đến với 2.491 nghìn lượt, Hà Nội đón 2.100 nghìn lượt, Ninh Bình đón 675,6 nghìn lượt [5]. Do nhu cầu và điều kiện sống tốt lên, người Việt Nam thường đi du lịch vào mùa hè hay các dịp cuối tuần, nghỉ lễ. Những bãi biển đẹp, nổi tiếng thường là sự lựa chọn của nhiều du khách. Các địa phương có lợi thế về du lịch biển đều thu hút lượng lớn khách du lịch nội địa mỗi năm. Quảng Ninh đón trên 4,5 triệu lượt, tăng bình quân 13,8%/năm giai đoạn 2007 – 2012; Hải Phòng đón 3,9 triệu lượt, tăng bình quân 14%/năm. Bên cạnh đó, với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” nên những điểm di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh cũng được nhiều du khách lựa chọn, nhất là các dịp lễ hội hay các ngày kỉ niệm. Năm 2012, Hà Nội đã đón 12 triệu lượt khách du lịch nội địa, Ninh Bình đón gần 3 triệu lượt. . . Để đáp ứng tốt nhu cầu lưu trú của khách du lịch quốc tế và nội địa, góp phần thu hút và giữ chân du khách ở lại tham quan, nghỉ dưỡng. Các địa phương trong vùng đang ngày càng quan tâm và chú trọng việc đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch. Nghiên cứu cơ sở lưu trú là việc làm cần thiết trong bối cảnh phát triển DL ĐBSH hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Số lượng cơ sở lưu trú 2.1.1. Tổng số cơ sở lưu trú Bảng 1. Tổng số CSLT của vùng DL ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2007 – 2012 [5] Cơ sở lưu trú 2007 2010 2012 Cơ sở Buồng Cơ sở Buồng Cơ sở Buồng Tổng số CSLT (cơ sở) 2.395 42.067 3.092 51.097 3.686 55.680 % so cả nước 26,3 23,5 25,0 21,5 23,9 20,0 Giai đoạn 2007 - 2012, tổng số cơ sở lưu trú của vùng tăng nhanh, từ 2.395 cơ sở năm 2000 lên 3.686 cơ sở với 55.680 buồng, chiếm 23,9% số cơ sở và 20,0% số buồng cả nước. Sự tăng trưởng nhanh về cơ sở lưu trú là do được Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch cho các địa phương trong vùng trên 1.500 tỉ đồng, tập trung tại các khu du lịch quốc gia như Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình). Bên cạnh đầu tư của Nhà nước, đầu tư của khu vực tư nhân tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua, các công trình, khu, điểm du lịch, điển hình như khu du lịch quốc tế Tuần Châu (thành phố Hạ Long), khu du lịch Tràng An (Ninh Bình), khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam), chùa Bái Đính (Ninh Bình), các khách sạn nhà hàng, sân golf, cơ sở vui chơi giải trí. Ngoài ra, trên cơ sở định hướng đầu tư phát triển toàn ngành nói chung, từ thực tế và nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, du lịch vùng ĐBSH xác định cần ưu tiên đầu tư các lĩnh vực then chốt, trong đó có CSLT phục vụ du lịch. 2.1.2. Cơ sở lưu trú phân theo địa phương Năm 2012, Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu trong toàn vùng về số cơ sở lưu trú phục vụ du lịch. 148
  3. Cơ sở lưu trú vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Huyên hải Đông Bắc... Bảng 2. Cơ sở lưu trú du lịch phân theo tỉnh, thành phố giai đoạn 2007 – 2012 [5] Các tỉnh, thành phố 2007 2010 2012 Cơ sở Buồng Cơ sở Buồng Cơ sở Buồng Toàn vùng 2.395 42.067 3.092 51.097 3.686 55.680 Quảng Ninh 866 12.249 818 12.093 979 9.517 Hà Nội 543 13.392 848 16.756 886 18.630 Hải Phòng 201 5.570 251 6.551 321 7.724 Nam Định 162 2.259 259 3.412 302 3.902 Bắc Ninh 119 1.096 178 1.792 268 2.606 Ninh Bình 95 982 187 1.527 235 1.910 Vĩnh Phúc 135 2.310 149 2.650 182 3.070 Hưng Yên 71 929 116 1.437 167 1.962 Hải Dương 83 1.820 133 2.637 149 3.504 Thái Bình 78 1.014 110 1.649 140 2.005 Hà Nam 42 446 43 593 57 850 Toàn tỉnh có 979 cơ sở với 9.517 buồng chiếm 26,5% số cơ sở và 17,9% số buồng toàn vùng; số cơ sở được xếp hạng là 95, trong đó có hai cơ sở xếp hạng năm sao, 13 cơ sở xếp hạng 4 sao, 15 cơ sở xếp hạng ba sao, 39 cơ sở xếp hạng hai sao và 26 cơ sở xếp hạng một sao. Hà Nội là địa phương đứng thứ hai sau Quảng Ninh về số cơ sở lưu trú phục vụ du lịch với 886 cơ sở và 18.630 buồng, nhưng có 227 cơ sở lưu trú được xếp hạng và là địa phương dẫn đầu trong toàn vùng về số cơ sở lưu trú được xếp hạng với 11 cơ sở xếp hạng năm sao, 10 cơ sở xếp hạng bốn sao, 28 cơ sở xếp hạng ba sao, 105 cơ sở xếp hạng hai sao và 73 cơ sở xếp hạng một sao. Đây cũng là hai địa phương đón số lượng khách du lịch đến nhiều nhất trong toàn vùng. Năm 2012, Quảng Ninh đón được 2.491 nghìn lượt khách quốc tế và 4.509,9 nghìn lượt khách nội địa. Hà Nội đón 2.100 nghìn lượt khách quốc tế và 12.826 nghìn lượt khách nội địa. Hà Nam là địa phương có số cơ sở lưu trú ít nhất trong toàn vùng. Năm 2012, có 57 cơ sở với 850 buồng, tốc độ tăng trưởng về số cơ sở lưu trú chậm, số cơ sở lưu trú được xếp hạng còn hạn chế, hiện chỉ có 15 cơ sở lưu trú được xếp hạng trong đó chỉ có hai cơ sở được xếp hạng hai sao còn lại là xếp hạng một sao; hàng năm số lượt khách du lịch đến Hà Nam còn ít. Năm 2012, Hà Nam đón được 12.100 lượt khách quốc tế và 437.900 lượt khách nội địa. 2.1.3. Công suất sử dụng buồng Bảng 3. Công suất sử dụng buồng của vùng ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2007 – 2012 (đơn vị %) [5] Công suất sử dụng buồng 2007 2010 2012 Cả nước 60,7 58,3 58,8 Vùng ĐBSH&DHĐB 55,8 53,4 53,8 Bảng 4. Công suất sử dụng buồng phân theo địa phương giai đoạn 2007 – 2012 (đơn vị %) [5] Tên tỉnh, thành phố 2007 2010 2012 Bắc Ninh 42,0 38,0 38,0 Hà Nam 56,6 56,9 48,5 Thành phố Hà Nội 83,0 58,5 55,0 149
  4. Vũ Thị Hậu Hải Dương 65,0 62,0 67,0 Thành phố Hải Phòng 51,0 58,0 50,0 Hưng Yên 62,0 60,0 60,0 Nam Định 60,0 53,0 53,0 Ninh Bình 52,0 50,0 54,0 Quảng Ninh 48,0 54,0 70,0 Thái Bình 50,0 53,0 51,7 Vĩnh Phúc 45,0 44,0 45,0 Đa số các địa phương đều có công suất sử dụng buồng không cao. Chỉ có Quảng Ninh, Hải Dương, TP Hà Nội, Ninh Bình, Hưng Yên có công suất tương đối cao do có khách du lịch lưu trú. Bắc Ninh có công suất sử dụng buồng thấp do nằm gần Hà Nội nên khách du lịch thường về Hà Nội để lưu trú. 2.2. Chất lượng cơ sở lưu trú du lịch Bảng 5. Cơ sở lưu trú phân theo xếp hạng của vùng so với cả nước giai đoạn 2007 – 2012 [5] Cơ sở lưu trú 2007 2010 2012 Cơ sở Buồng Cơ sở Buồng Cơ sở Buồng Tổng số CSLT (cơ sở) 405 18.430 498 22.370 573 26.244 % so cả nước 23,6 25,5 18,1 19,1 14,8 19,7 Số cơ sở lưu trú và số buồng được xếp hạng của vùng ĐBSH ngày càng tăng, từ năm 2007 đến năm 2012 tăng 168 cơ sở và tăng 7814 buồng. Đây là vùng có số cơ sở lưu trú được xếp hạng chiếm tỉ lệ khá cao so với cả nước do vùng có các trung tâm du lịch như thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng là những địa phương đón nhiều khách quốc tế. Việc xây dựng được nhiều cơ sở có chất lượng tốt giúp cho vùng đón được nhiều khách du lịch và giữ chân được khách lưu trú trong thời gian lâu hơn. - Cơ sở lưu trú xếp hạng phân theo tỉnh, thành phố. Tính đến hết năm 2012, toàn vùng có 470 CSLT được xếp hạng. Trong đó, có 573 CSLT được xếp hạng đạt tiêu chuẩn từ hạng 1 sao đến hạng 5 sao, chiếm 15,5% số lượng CSLT với 21.313 buồng chiếm 38,3% toàn vùng. Hạng năm sao có 13 cơ sở với 3945 buồng chiếm 24% tổng số CSLT và 28,9% tổng số buồng trong cả nước; hạng bốn sao có 35 cơ sở chiếm 24,6% với 5.078 buồng chiếm 28,6% cả nước; hạng ba sao với 55 cơ sở chiếm 17% và 3955 buồng chiếm 18,1%; hạng hai sao có 284 cơ sở chiếm 25,7% với 9772 buồng chiếm 23% cả nước; hạng một sao gồm 186 cơ sở chiếm 23,3% với 3544 buồng chiếm 9,3%. Số CSLT chưa được xếp hạng là 3113 cơ sở chiếm 20,2% với 29.386 buồng chiếm 10,5% cả nước. Hà Nội là thành phố có nhiều CSLT được xếp hạng nhất. Tổng số CSLT được xếp hạng là 227, chiếm 48% toàn vùng. Trong đó số cơ sở xếp hạng năm sao là 11 cơ sở chiếm ưu thế gần tuyệt đối trong toàn vùng. Quảng Ninh có 95 cơ sở lưu trú xếp hạng đứng thứ hai toàn vùng, nhưng số cơ sở lưu trú được xếp hạng hai sao, ba sao chiếm phần lớn 56%, cơ sở hạng năm sao chỉ có hai cơ sở. Thái Bình là tỉnh có ít cơ sở được lưu trú xếp hạng nhất. Do Hà Nội và Quảng Ninh là hai địa 150
  5. Cơ sở lưu trú vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Huyên hải Đông Bắc... Bảng 6. Cơ sở lưu trú xếp hạng phân theo tỉnh, thành phố vùng ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2007 - 2012 (đơn vị: cơ sở) [5] phương đón nhiều khách du lịch quốc tế, nên việc đầu tư cơ sở lưu trú có chất lượng cao sẽ giúp các địa phương đón được nhiều khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho ngành phục vụ lưu trú. 2.3. Giải pháp Để khai thác có hiệu quả cơ sở lưu trú và đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai. Bài báo đưa ra một số giải pháp như sau: - Xây dựng kế hoạch phát triển CSLTDL. Việc xây dựng kế hoạch phù hợp cho sự phát triển bền vững của hệ thống CSLTDL sẽ dẫn đến những thuận lợi trong quá trình phát triển CSLTDL của vùng. Đây được coi là giải pháp lâu dài, có tính quyết định đến sự phát triển bền vững của hệ thống CSLTDL nói riêng và du lịch nói chung. Muốn thực hiện được giải pháp trên đòi hỏi phải có sự phối kết hợp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trong công tác tăng cường thống kê số liệu về CSLTDL, xây dựng những dự báo và hoàn chỉnh kế hoạch phát triển CSLT của vùng. Công tác thống kê và dự báo cho hệ thống CSLTDL hiện đang gặp nhiều khó khăn. Số liệu thống kê thường không chính xác và không cập nhật, dễ dẫn đến những sai lệch, tốn kém công sức và tiền của cho việc xây dựng kế hoạch, dự báo về xu hướng, tốc độ tăng trưởng của hệ thống CSLTDL của vùng. - Nâng cao hiệu quả quản lí Nhà nước đối với hệ thống CSLTDL của vùng và các địa phương. 151
  6. Vũ Thị Hậu Để đạt được mục tiêu và hiệu lực quản lí đối với hoạt động CSLTDL, cơ quan quản lí Nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương cần tập trung thực hiện quản lí các lĩnh vực cơ bản sau: - Quản lí CSLTDL theo quy hoạch: Đây là một lĩnh vực quan trọng đảm bảo sự điều tiết vĩ mô, góp phần tác động vào mối quan hệ cung cầu. Việc quản lí sẽ hạn chế được những biểu hiện tiêu cực trong kinh doanh LTDL khi cung vượt quá cầu, giúp cho kinh doanh LTDL đạt hiệu quả như mong muốn. Việc quản lí này được thực hiện thông qua việc cấp giấy phép xây dựng CSLTDL của ngành du lịch. Yêu cầu xây dựng CSLTDL mới phải tuân theo quy hoạch chi tiết phát triển du lịch, phù hợp về vị trí quy mô và thứ hạng của CSLTDL. - Quản lí chất lượng CSLTDL: Bảo đảm chất lượng sản phẩm, tạo uy tín cho du lịch của vùng là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lí du lịch. Chất lượng và uy tín là những yếu tố cơ bản có ý nghĩa chiến lược lâu dài giúp cho kinh doanh LTDL đạt hiệu quả. Công tác quản lí chất lượng tập trung vào việc hoàn thiện tiêu chuẩn xếp hạng CSLTDL, theo dõi và đánh giá việc xếp hạng CSLTDL, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, xếp hạng các loại CSLTDL khác đã được quy định trong luật, nghiên cứu đề xuất các biện pháp khuyến khích CSLTDL nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ. - Quản lí lĩnh vực xúc tiến, quảng bá du lịch và các CSLTDL: Việc xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thị trường cần được thực hiện thống nhất theo một chiến lược thị trường đã được hoạch định. Công tác quản lí Nhà nước trong lĩnh vực này có tác dụng tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây dựng một hình ảnh chung về du lịch và dịch vụ du lịch của các địa phương trong vùng, tạo sức hấp dẫn đối với thị trường khách du lịch. Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lí Nhà nước về du lịch và là công việc cần thiết giúp các CSLTDL đạt hiệu quả cao. - Quản lí phát triển nguồn nhân lực: Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa trong kinh doanh mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Hiện nay, số lượng người làm việc trong hệ thống CSLTDL chiếm tỉ trọng khá lớn trong ngành du lịch. Việc quản lí công tác đào tạo nghiệp vụ và quản lí CSLTDL có tác dụng nâng cao chất lượng phục vụ, làm cho kinh doanh LTDL đạt hiệu quả. Quản lí phát triển nguồn nhân lực bao gồm việc lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lí và nhân viên làm việc trong hệ thống CSLTDL, đề ra tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với các chức danh trong CSLTDL, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về quản lí kinh doanh LTDL, gắn công tác đào tạo với việc quản lí chất lượng CSLTDL. 3. Kết luận Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, nổi trội hấp dẫn khách du lịch. Vùng có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không phát triển hơn các vùng khác. Vùng có sự quan tâm đầu tư nhiều của Nhà nước và các tổ chức ở nước ngoài, cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành trong đó có du lịch trên địa bàn vùng ngày càng được hoàn thiện; có nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động cao. Lượng khách du lịch đến vùng có xu hướng tăng dần qua từng năm đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Trong thời gian tới, với việc xây dựng kế hoạch phát triển CSLTDL, quản lí và đầu tư đồng bộ vào cơ sở lưu trú phục vụ du lịch. Vùng hứa hẹn sẽ đáp ứng tốt nhu cầu lưu trú của khách du lịch quốc tế và nội địa, nhằm thu hút và giữ chân du khách ở lại tham quan, nghỉ dưỡng và tăng doanh thu du lịch cho vùng. 152
  7. Cơ sở lưu trú vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Huyên hải Đông Bắc... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ kế hoạch và đầu tư, 4/2012. Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020. [2] Lê Thông (chủ biên), 2011. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (Tái bản lần thứ năm, có bổ sung và cập nhật). Nxb Đại học Sư phạm [3] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), 2011. Địa lí du lịch Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt nam, [4] Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2013. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [5] Tổng cục Du lịch, Trung tâm Thông tin Du lịch, 2013. Số liệu thống kê chủ yếu ngành du lịch giai đoạn 2000 – 2012. Nxb Thanh niên. ABSTRACT Tourist quantity of Red river Delta and North East Coastal areas period of 2007 – 2012 In Vietnam, together with the improvement in quality of life, travelling is getting more and more popular. In the so-called non-smoke industry, staying service is regarded as one of the most important factors. According to the result of a rudiment survey on staying locations by the tourism department, the total number of the staying locations in the Red River Delta and coastal Northeastern part has amounted to 3.686 with 55.680 rooms by 12 / 2012. Most of the staying locations concentrate in such big cities as Ha Noi, Quang Ninh, Hai Phong, Nam Đinh, Ninh Binh, Bac Ninh, among which Hanoi has a lot of first-rate staying locations. To expand these locations in the Red River Delta and coastal Northeastern part, there should be comprehensive and practical measures, namely making plans for expanding staying locations, improving the effectiveness of state management of staying locations system. Perhaps in order to carry out these solutions, there must be a comprehensive co-ordination between governmental and local departments in all aspects. Từ khóa: Staying service, the Red River Delta and coastal Northeastern, travelling. 153
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0