intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có thuốc chữa khỏi thoái hóa khớp không?

Chia sẻ: Sunshine_5 Sunshine_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

65
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở người cao tuổi, sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết… đây chính là tình trạng mà ta gọi là thoái hóa. Thoái hóa khớp (hư khớp) không phải là một bệnh mà là tình trạng lão hóa (già) của khớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có thuốc chữa khỏi thoái hóa khớp không?

  1. Có thuốc chữa khỏi thoái hóa khớp không?
  2. Ở người cao tuổi, sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết… đây chính là tình trạng mà ta gọi là thoái hóa. Thoái hóa khớp (hư khớp) không phải là một bệnh mà là tình trạng lão hóa (già) của khớp. Ở đầu xương bao giờ cũng có một lớp sụn, lớp sụn này giúp cho khớp trơn tru, dễ dàng trong vận động, chịu được sức nén, hoạt động. Lớp sụn này luôn luôn được đổi mới, mòn đến đâu đắp lên đến đấy, hỏng đến đâu phục hồi đến đấy. Quá trình cứ xây xây, phá phá như thế kéo dài cho đến tuổi già và từ 50 tuổi trở đi thì quá trình phá nhiều hơn xây, do đó sụn khớp ngày càng mỏng đi, ngày càng nứt nẻ ra… để trơ lại lớp xương ở bên dưới. Ở người cao tuổi, sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết… đây chính là tình trạng mà ta gọi là thoái hóa.
  3. Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa nhưng chủ yếu là sự lão hóa của cơ thể (sau tuổi 50 con người đã có những biểu hiện của sự lão hóa). Mức độ lão hóa khác nhau tùy thuộc vào từng cá thể và điều kiện sống của cá thể đó. Thực tế thoái hóa khớp thường biểu hiện ở 3 vị trí: cột sống, khớp gối và khớp háng. Để điều trị thoái hóa khớp người ta sử dụng phối hợp phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Các phương pháp không dùng thuốc: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, chườm ngải cứu, đắp bùn nóng… Các thuốc thường dùng trong điều trị thoái hoá khớp - Thuốc giảm đau, chống viêm (paracetamol, aspirin, meloxicam, diclofenac): Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm từ nhẹ đến nặng (các thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng tạm thời). Nói chung nên hạn chế dùng kéo dài vì những tác dụng không mong muốn của thuốc như loét dạ dày – tá tràng… - Thuốc bổ sung chất nhày cho khớp: sử dụng những chế phẩm có cấu trúc phân tử gần giống như dịch khớp tiêm vào ổ khớp. Chỉ tiêm khi có hiện tượng đau, khô khớp, khó vận động và thường tiêm vào khớp gối. - Thuốc dinh dưỡng sụn khớp như glucosamin sulfat. Gần đây chất này được nhiều tác giả nghiên cứu để điều trị thoái hóa khớp do có tác dụng tăng cường tái tạo sụn, ức chế các men phá hủy sụn, giảm dần quá trình viêm đau khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp. - Các thuốc bôi, xoa ngoài: tùy theo thành phần hoạt chất trong đó có tác dụng giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, giãn cơ. - Các thuốc bổ: các thuốc bổ gân, bổ xương… (có giá trị về mặt tâm lý hơn là giá trị thực tế).
  4. Hiệu quả điều trị của thuốc sẽ tốt hơn nếu được kết hợp với vật lý trị liệu và các liệu pháp vận động khác. Khi khớp bị tổn thương quá nặng, mất khả năng vận động phải thay khớp. Thoái hóa khớp là một tất yếu của tuổi già vì thế không có thuốc chữa khỏi hẳn. Chỉ có thể làm chậm lại quá trình này bằng tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Tuyệt đối không cho tăng cân (vì nếu tăng lên 1 kg thì khớp phải chịu đựng sức nặng tăng gấp 5 lần), tránh các động tác có hại cho khớp và chỉnh các dị dạng bất thường của khớp (người có bàn chân vẹo, chân chữ O, X )…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2