intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Côn Đảo – Kỳ Vĩ Và Oai Hùng

Chia sẻ: Tq Nhien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

103
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Nơi đây đã ghi dấu rất nhiều chứng tích chiến tranh của một thời kỳ lịch sử, trong thời kỳ chống Pháp – Mỹ. Tuy nhiên, ngoài những điều đó ra, bạn còn có thể tìm hiểu, khám phá một Côn Đảo với rừng và biển còn rất nguyên sơ, thiên nhiên trong lành....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Côn Đảo – Kỳ Vĩ Và Oai Hùng

  1. Côn Đảo – Kỳ Vĩ Và Oai Hùng Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Nơi đây đã ghi dấu rất nhiều chứng tích chiến tranh của một thời kỳ lịch sử, trong thời kỳ chống Pháp – Mỹ. Tuy nhiên, ngoài những điều đó ra, bạn còn có thể tìm hiểu, khám phá một Côn Đảo với rừng và biển còn rất nguyên sơ, thiên nhiên trong lành. Đường Tôn Đức Thắng - Côn Đảo.
  2. 1. Đi & Đến Từ Sài Gòn, bạn có hai cách để ra Côn Đảo: Đi máy bay và đi tàu. Bạn nên sắp xếp khoảng thời gian 3 ngày nếu di chuyển bằng máy bay. Còn nếu lựa ra Côn Đảo bằng tàu, bạn cần chuẩn bị sức khỏe và khoảng thời gian dài hơn. Ngoài Việt Nam Airline thì còn có Mê Kông Airline thực hiện các chuyến bay ra đảo. Nếu đi tàu thì bạn phải tới Vũng Tàu, rồi từ đó ra Côn Đảo. Lưu ý, bạn phải đặt trước vé tàu ra Côn Đảo trước ít nhất một ngày. 2. Lưu trú và đi lại Ở Côn Đảo có rất ít nhà nghỉ, khách sạn. Chính vì vậy bạn phải chắc chắn đã đặt được phòng nghỉ và phương tiện đi lại trước khi ra. Phương tiện đi lại chủ yếu là xe máy, bạn liên hệ ngay tại khách sạn. Nếu không thì bạn phải mang theo lều trại, túi ngủ, và ra ngoài đó thuê xe máy để đi lại vì vào mùa du lịch cao điểm, “cháy phòng” là chuyện rất bình thường. Đồ ăn ở đây chủ yếu là hải sản. Gía cả có cao hơn trong đất liền một chút vì không có nhiều hàng quán. Nhưng điều đó là hiển nhiên vì rất nhiều thứ phải chuyển từ đất liền ra chứ ở Côn Đảo không có. 3. Địa điểm tham quan Với Côn Đảo, sẽ có hai phần để bạn tìm hiểu. Đó là các di tích ghi dấu chứng tích chiến tranh và biển đảo. Các di tích ghi dấu chứng tích chiến tranh
  3. Chuồng Cọp, một hệ thống giam giữ tù chính trị rất nổi tiếng tại Côn Đảo. Nhà tù Côn Đảo: Được người Pháp xây dựng. Nơi đây là một hệ thống cai trị khổng lồ giam giữ tù chính trị Việt Nam với hệ thống chuồng cọp rất nổi tiếng. Khi đến đây, bạn sẽ được nghe, đọc về nhiều truyền thuyết kinh điển của một lớp người đã sống và ra đi tại nơi này, với những biện pháp tra tấn và cai trị tù chính trị trong thời kỳ chiến tranh. Cầu tàu 914: Cầu Tàu được khởi công xây dựng năm 1873, từ mép lộ trước cổng dinh Chúa Đảo lao thẳng ra vịnh Côn Sơn. Có người từng gọi Cầu Tàu bằng danh số 871; 914, 915 để tưởng nhớ số người đã chết trong lúc xây dựng cầu tàu. Đây là con đường duy nhất có thể nối liên lạc với tù chính trị trong thời kỳ chiến tranh.
  4. Cầu tàu 914. Để xây cầu tàu, hàng trăm người tù phải trèo núi, dùng tay đẽo từ những tảng đá khổng lồ trên Núi Chúa cheo leo; sau đó khuân vác đá vượt qua những cung đường xa xôi, hiểm trở để xây cầu tàu. Tất cả đều do sức người làm nên. Đi trên cầu tàu, chạm chân trên lối đi tương đối bằng phẳng, sờ tay lên từng phiến đá, tảng đá ngổn ngang chất chồng lên nhau… cảm giác như ký ức đau thương ngày xưa vẫn đọng lại nơi đây, vừa rùng mình vừa xót xa. Bởi ở nơi ấy thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, máu và cả tính mạng của bao người, đâu đó còn vang vọng câu ca “Côn Lôn ơi, viên đá, mạng người…”. Đầu cầu tàu, người ta cho xây một bia tưởng niệm để người dân địa phương, những người con tìm về nguồn cội đến đây hay thắp nhang, tưởng nhớ những người đã ngã xuống. Nghĩa trang Hàng Dương: Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975. Đây cũng là nơi đặt mộ chị Võ Thị Sáu nổi tiếng linh thiêng với nhiều người.
  5. Tại các điểm này, bạn phải mua vé để vào tham quan. Vẻ đẹp của biển đảo Ở Côn Đảo có rất nhiều bãi biển đẹp, và những đảo nhỏ xung quanh. Bãi Đầm Trầu. Bãi Đầm Trầu: Côn Đảo có nhiều bãi biển đẹp nhưng không thể không nhắc đến Đầm Trầu, một bãi biển gắn liền với sự tích chàng Cau và nàng Trầu. Đến với Đầm Trầu, bạn có thể thỏa thích tắm biển và tận hưởng làn nước trong mát của bãi biển được nhiều người nhắc đến này. Bãi Ông Cường: Từ bãi Đầm Trầu, bạn có thể vượt một đoạn ngắn đường rừng để đến được bãi Ông Cường, một bãi biển còn giữ nguyên nét hoang sơ và ít người biết đến. Đây là bãi biển rất đẹp, như một bức tranh sống động của vùng biển nhiệt đới với bãi cát trắng phẳng lỳ và một hệ sinh thái rừng ngập mặn hiếm có ở các hòn đảo khác.
  6. Chùa Núi Một. Chùa Núi Một: Hay còn gọi là Vân Sơn Tự, một di tích gắn liền với địa danh Côn Đảo, là nơi gởi gắm tâm linh của người dân địa phương. Chùa Núi Một là một kiếm trúc uy nghi nằm trên đỉnh núi, là một danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp không thể bỏ qua khi đến Côn Đảo. Từ đây bạn có thể ngắm hồ An Hải, toàn cảnh thị trấn Côn Đảo và Vịnh Côn Sơn. Bãi Nhát & Đỉnh Tình Yêu: Trên đường trở về từ cảng bến Đầm, bạn sẽ có cơ hội được tắm biển tại bãi Nhát, một bãi biển vốn chìm ngập trong nước và chỉ hiện ra khi thủy triều xuống mà không phải bất cứ ai khi đến Côn Đảo cũng có dịp thấy được bãi cát trắng tuyệt đẹp này. Nếu muốn tham quan các đảo nhỏ xung quanh để lặn, ngắm chim chóc…, bạn có thể liên hệ thuê thuyền của ngư dân trên đảo để đi, hoặc thuê dịch vụ của Vườn Quốc gia Côn Đảo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1