intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CƠN ĐỘNG KINH (CRISES D’EPILEPSIE)

Chia sẻ: Tu Oanh04 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

77
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơn động kinh được liên kết với một sự phóng điện giống giao cảm (décharge sympathomimétique) với cao huyết áp, tim nhịp nhanh và một sự gia tăng lưu lượng tim, toát mồ hôi và chảy nhiều nước bọt và sự gia tăng các dịch tiết phế quản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CƠN ĐỘNG KINH (CRISES D’EPILEPSIE)

  1. CƠN ĐỘNG KINH (CRISES D’EPILEPSIE) Cơn đ ộng kinh được liên kết với một sự phóng điện giống giao cảm (décharge sympathomimétique) với cao huyết áp, tim nhịp nhanh và một sự gia tăng lưu lượng tim, toát mồ hôi và chảy nhiều nước bọt và sự gia tăng các dịch tiết phế quản. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH CỦA CƠN ĐỘNG KINH: Bệnh não chuyển hóa : giảm glucose-huyết, giảm natri-huyết  Các thương tổn thiếu oxy-mo (lésions postanoxiques)  Bất thường cấu trúc : chấn th ương, tai biến mạch máu não, khối u…  Nhiễm trùng của hệ thần kinh trung ương : viêm màng não, viêm não, áp  xe não Cai thuốc hay cai rượu.  Ngộ độc thuốc hay rượu.  Viêm động mạch do viêm (lupus érythémateux).  CÁC BIẾN CHỨNG CHÍNH CỦA CÁC CƠN ĐỘNG KINH Hít dịch dạ d ày. 
  2. Phù phổi do nguyên nhân thần kinh (oed ème pulmonaire neurogénique)  Thiếu máu cục bộ cơ tim và lo ạn nhịp tim ; ngừng tim.  Tiêu cơ vân (rhabdomyolyse) với nguy cơ suy thận cấp tính.  Sốt  Để xác định nguồn gốc của cơn động kinh, một mô tả lâm sàng có thể rất hữu ích. Một điểm khởi đầu khu trú có th ể giúp nhận diện một thương tốn n ão bộ. CT Scan não thường được chỉ định để nhận diện một nguồn gây động kinh khả dĩ. Nếu không có nguy cơ tụt kẹt, chọc d ò tủy sống có thể hữu ích để loại bỏ một quá trình nhiễm khuẩn. Một thăm d ò NMR cũng có thể hữu ích trong trường hợp viêm não. Nh ững xét nghiệm cần đư ợc thực hiện (nhất là nếu động kinh không được biết) : xét nghiệm huyết học, glucose-huyết (Dextristix cấp cứu), urée,  créatinine, điện giải đồ, calcium và magnésium ionisés ; khí huyết và lactate ; CT Scan : tùy theo kết quả, xét chọc dò tủy sống và khám NMR.  Tùy trường hợp, đo nồng độ các chất độc : alcool, tricycliques, cocaine,  anti-histamines, aminophylline và isoniazide là những chất thường có liên hệ. Đo nồng độ các thuốc chống động kinh (nếu bệnh nhân đã được điều trị  trước đây). TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH (ETAT DE MAL EPILEPIQUE)
  3. Trạng thái động kinh (Status epilepticus) hay cơn động kinh liên tục (état de mal épileptique) được định nghĩa như là một hoạt động co giật kéo dài, hoặc dưới dạng cơn kéo d ài ( > 5 phút ), hoặc d ưới dạng các cơn nối tiếp nhau, mà bệnh nhân không tỉnh lại giữa các cơn (một loạt các cơn động kinh nh ưng bệnh nhân tỉnh lại giữa các cơn, không tương ứng với định nghĩa cơn động kinh liên tục). Cơn động kinh liên tục cũng có thể là b iểu hiện đầu tiên của bệnh động kinh. Cơn đ ộng kinh liên tục không phải luôn luôn luôn liên kết với các cơn co giật thấy rõ (cơn động kinh liên tục không điển hình, mal épileptique larvé). Cơn động kinh liên tục cũng có thể bị che khuất bởi một điều trị an thần hoặc thuốc thư giãn cơ (myorelaxant). Điện não đ ồ là xét nghiệm lựa chọn để nhận biết cơn động kinh. Điện não đồ có thể vẫn bị xáo trộn sau cơn động kinh. Cơn đ ộng kinh liên tục là một cấp cứu nội khoa, có tỷ lệ bệnh và tử vong quan trọng. Các thương tổn thường trực của não bộ có thể xuất hiện khi cơn vư ợt quá 20 đến 30 phút. Các vùng limbique (h ải mã : hippocampe) đ ặc biệt nhạy cảm. Tỷ lệ tử vong từ 20 đến 25% nơi người trưởng th ành, tùy theo thời gian kéo dài của các cơn động kinh và tùy theo bệnh lý bên dưới. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ. CÁC NGUYÊN TẮC CHÍNH điều trị phải tiến h ành nhanh chóng vì 2 lý do : một cơn động kinh kéo  dài đưa đến những thương tổn thần kinh nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn. Tốt hơn là thuốc phải được cho bằng đường tĩnh mạch.  điều trị có thể cần đến thông khí cơ học (ventilation mécanique) 
  4. Về hồi sức cơ bản, trư ớc hết cần bảo về các đường dẫn khí, bằng cách đặt bệnh nhân n ằm nghiên đ ể tránh hít dịch dạ d ày (tư th ế an toàn: position de sécurité). Mặc dầu có những thời kỳ ngừng thở và xanh tía, nói chung những biến chứng hô h ấp hạn chế nếu các đường dẫn khi được bảo vệ. Nên cho oxy liệu pháp hào phóng. Sự sử dụng một oxymètre pulsé là rất hữu ích để nhận diện sớm mọi tình trang giảm oxy-huyết. Nếu nội thông khí quản tỏ ra cần thiết, có thể cần phải nhờ đến một thuốc làm liệt cơ (paralysant musculaire) có thời gian tác dụng ngắn (như vécuronium 1mg/10kg), để có thể theo dõi thăm khám thần kinh. Một ống thông dạ dày có thể cần thiết để làm giảm nguy cơ hít dịch dạ dày. Ta cho vitamine B (100mg) trong trường hợp nghiện rượu đư ợc xác định hay nghi ngờ hay suy dinh dưỡng ; cho magnésium (1 -2g) phải đ ược xét đến, nhất là nơi người nghiện rượu và suy dinh dưỡng. Ta cho 50mL dung dịch glucose 50% trong trường hợp hạ glucose-huyết hay Na uu trường trong trường hợp hạ natri-huyết. Một điều trị chồng cao áp phải được thực hiện cấp cứu nếu cơn động kinh xuất hiện trong bối cảnh của một bệnh n ão cao áp (encéphalopathie hypertensive) hay một sản giật (éclampsie). Trong những trường hợp khác, cao huyết áp đi kém theo cơn động kinh không được điều trị bởi vì nó thường có tính cách tạm thời và sự điều chỉnh có thể làm giảm áp suất tưới máu n ão. Toan chuyển hóa lactic có thể nghiêm trọng, nhưng nó có thể tự điều chỉnh nhanh chóng và không cần phải điều trị ; việc tiêm truyền bicarbonate chỉ đư ợc chỉ định trong trường hợp đặc biệt. Về điều trị nhiễm trùng, những viêm màng não-não không phải là những nguyên nhân đầu tiên của các cơn động kinh, sự chẩn đoán chúng phải được
  5. thực hiện nhanh chóng. Chẩn đoán đôi khi khó, vì lẽ sốt và tăng bạch cầu là quy tắc trong mỗi cơn động kinh. Ngo ài ra, nước não tủy có thể chứa một số tế bào nào đó. XẾP LOẠI CHILD-PUGH. BẠCH CẦU GLUCOSE-NƯ ỚC (/mm3) NÃO TỦY Nhiều trăm đến > 50.000 5-4% glucose- Vi khu ẩn Nổi trội bạch cầu đa > 100 huyết nhân trung tính. 25-100 (hiếm khi hơn) Nổi trội các tế b ào 100-200 (đôi lympho (các bạch cầu đa Giảm Lao khi hơn) nhân trung tính có th ể nổi trội lúc ban đầu). 0-800 (b iến thiên) 20-500 (biến Nổi trội các tế b ào Nói chung giảm Cryptococcose thiên) lympho 5 đ ến nhiều trăm Bình thường (đôi 20-100 (đôi Nổi trội các tế b ào khi hạ trong khi hơn trong lympho (các bạch cầu đa Virus CMV, herpes những trường nhân trung tính có th ể simplex, bệnh h ợp nặng) nổi trội lúc ban đầu). quai bị) Thường rất Ung thư Biến thiên Thường thấp cao
  6. ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH BẰNG THUỐC. Tốt hơn là thuốc phải được cho bằng đường tĩnh mạch. CÁC BENZODIAZEPINES là cần thiết để làm ngưng cơn động kinh, nếu cơn kéo dài (trên 5 phút). Lorazépam (Témesta, ampoules 4mg//ml ) là thuốc được ưa thích vì th ời  gian tác dụng trên não bộ kéo d ài (2 đến 3 giờ). Liều lư ợng là 2mg, được lập lại nếu cần, với một liều lượng tổng cộng lên đến 8mg, bằng đường tĩnh mạch. Diazépam (Valium, ampoules 10mg/2ml ) , với liều lượng từ 5 đến  15mg b ằng đường tĩnh mạch, dễ hòa tan trong mỡ hơn, đi vào nhanh chóng trong não bộ, nhưng nhanh chóng bị tái phân bố, vì vậy thời gian tác dụng trên não bộ không quá 20 đến 30 phút. Nếu không có đường tĩnh mạch (nhất là ở trẻ em), có thể cho dung dịch tiêm tĩnh mạch diazépam b ằng đường trực tràng với liều lượng 0,5 mg/kg (nhưng không vượt quá 20 mg). CÁC THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH CHÍNH ĐƯỢC SỬ DỤNG DÀI HẠN Liều lượng mỗi ngày (mg) Nồng độ trị liệu (mcg/ml)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2