intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Con học tính "tắt mắt" từ người giúp việc

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

72
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khổ nhất là một lần bà nội ở quê lên, mang cho cháu bánh gai. Tít không thích ăn bánh vỏ đen đen, lặp lại y chang bác giúp việc: “Vứt mẹ nó đi” và quăng luôn vào người bà. Bác giúp việc ở nhà... là “cô giáo mến thương” Bé Mỳ nhà chị Ly mới được 20 tháng. Buổi chiều chị Hoa đi làm về, ngồi chơi với con, tự dưng con nhìn mẹ, giơ ngón tay xỉa xỉa, nói dằn giọng "mày ... mày". Mẹ chưa hiểu con dọa dẫm chuyện gì, nhưng trong bụng đã tức lắm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Con học tính "tắt mắt" từ người giúp việc

  1. Con học tính "tắt mắt" từ người giúp việc
  2. Khổ nhất là một lần bà nội ở quê lên, mang cho cháu bánh gai. Tít không thích ăn bánh vỏ đen đen, lặp lại y chang bác giúp việc: “Vứt mẹ nó đi” và quăng luôn vào người bà. Bác giúp việc ở nhà... là “cô giáo mến thương” Bé Mỳ nhà chị Ly mới được 20 tháng. Buổi chiều chị Hoa đi làm về, ngồi chơi với con, tự dưng con nhìn mẹ, giơ ngón tay xỉa xỉa, nói dằn giọng "mày ... mày". Mẹ chưa hiểu con dọa dẫm chuyện gì, nhưng trong bụng đã tức lắm rồi. Lúc sau, con bé nói rõ hơn, giọng lầu bầu, mặt nghiêm vào "mẹ ... mày". Mẹ cố gắng làm như điếc, lờ đi, coi như không nghe thấy con nói gì, nhưng trong lòng thì ba máu sáu cơn nổi lên, biết ngay là giúp việc ở nhà mắng con bé kiểu như thế. Bác giúp việc nhà chị Hoàn hay có thói quen thay bỉm cho Tít xong, hoặc thấy cháu không thích chơi hoặc ăn cái gì, toàn nói: “Vứt mẹ nó đi” rồi tiện tay quăng luôn. Thế là Tít cũng bắt chước như thế, ai cho gì không thích là cũng vứt đi luôn. Khổ nhất là một lần bà nội ở quê lên, mang cho cháu bánh gai. Tít không thích ăn bánh vỏ đen đen, lặp lại y chang bác giúp việc: “Vứt mẹ nó
  3. đi” và quăng luôn vào người bà. Bà nội giận lắm, mắng hai vợ chồng chị không biết cách dạy con, hỗn láo và dỗi, hôm sau về quê luôn. Anh chị giải thích thế nào cũng không được. Cu Bờm lại học được tính “tắt mắt” từ chị giúp việc. Chủ nhật, chị Mai dắt con đi chợ. Lúc bác bán hàng đang mải nói chuyện với khách, cu cậu nhón luôn một cái bát nhựa rất đẹp cho vào làn của mẹ. May mà chị Mai nhìn thấy, vội lấy ra trả vào chỗ cũ. Về nhà, cu cậu cự nự mẹ: “Hôm nọ, con chị Hòa lấy một quả chanh mà có phải trả tiền đâu”. Thậm chí, nhiều hôm cu Bờm còn “đi nhầm” dép của bạn ở trường về. Chỉ vì dép của bạn mới và đẹp hơn của con. Rồi cái ô tô, cái bộ đồ xếp hình, con cũng mượn tạm ở lớp về nhà chơi. Chị Mai cho người giúp việc nghỉ ngay, nhưng vẫn lo ngay ngáy không biết cái tính tắt mắt kia có ăn vào máu của con không. Người giúp việc có ảnh hưởng đến bé không? aFamily đã hỏi 50 mẹ có người giúp việc ở nhà và 100% câu trả lời là có. Có mẹ cho rằng, mức độ ảnh hưởng đến 70%. Vì hầu hết thời gian bé ở nhà cả ngày với người giúp việc.
  4. Ảnh hưởng về ngôn ngữ: nếu bác giúp việc nói giọng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thì ảnh hưởng là rõ rệt nhất. Nếu bác giúp việc nói ngọng hai chữ N và L như ở các vùng quê Hưng Yên, Hải Dương, hay nói vần e bẹp như iem ở Thái Bình thì kiểu gì bé cũng bị nhiễm, nhất là các bé đang tập nói. Ảnh hưởng về hành vi ứng xử, tính cách cũng khá nhiều. V ì các bé đang ở độ tuổi bắt chước là chủ yếu, nên bé sẽ bắt chước hoặc mô phỏng với những gì gần gũi với bé, tiếp xúc với bé hàng ngày. Không biết bao nhiêu mẹ đã cho osin nghỉ việc vì osin hay quát mắng trẻ con, làm bé thụ động sợ sệt hoặc chính bé cũng trở nên hung hãn, hay quát mắng người lớn trong gia đình. 95% trí tuệ và tính cách của trẻ hình thành trước khi bé đến trường. Nếu khoán trắng cho người giúp việc tức cha mẹ đã tự làm hỏng con mình. Một người giúp việc tốt cũng không bằng chính bố mẹ Khi chọn người giúp việc, nhất là các gia đình có bé nhỏ, mẹ nên lựa chọn kỹ người biết việc (chăm chỉ, sạch sẽ) và biết chăm trẻ. Chăm ở đây không đơn thuần là chăm ăn, chăm mặc, ngủ nghỉ của con trẻ, mà còn chú trọng để phát triển nhân cách của trẻ sau này nữa. Thậm chí nhiều khi con ở
  5. với người giúp việc nhiều hơn với cha mẹ đẻ của mình. Nên không gì tốt bằng việc tìm được người giúp việc vừa yêu trẻ, vừa có kỹ năng dạy dỗ con cái mình. Những việc còn lại như quán xuyến việc gia đình, nấu ăn ngon cũng không quan trọng bằng các điều kiện trên. Dù bận rộn, bố mẹ cũng nên dành thời gian dạy dỗ chăm sóc con Đương nhiên, cũng không dễ dàng gì tìm được người giúp việc ưng ý. Có nhiều bố mẹ quá bận rộn, như “chết đuối vớ được cọc” khi tìm được người giúp việc. Lúc đó, cần dành thời gian hướng dẫn người giúp việc theo
  6. nếp sống của gia đình, đặt ra những điều được phép và không được phép. Nếu vi phạm có chế độ thưởng phạt rõ ràng. Ví dụ nhà có người giúp việc hay quát mắng con, bố mẹ nên trao đổi thẳng thắn về yêu cầu của mình đối với việc chăm sóc trẻ. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc và dạy dỗ con cái. Đừng giao phó mọi việc của con cho người giúp việc. Người giúp việc chỉ nên là người giúp việc theo đúng nghĩa của từ này mà thôi. Đấy mới là yếu tố quan trọng nhất!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2