intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Còn một bức Cézanne chưa vẽ…

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

68
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Những người chơi bài", Paul Cézanne Trong bài trước, tôi muốn đưa lại hình ảnh bức Những người chơi bài của Paul Cézanne làm một ví dụ vui giữa “nghệ thuật và cờ bạc”, nhưng không biết bỏ vào đâu. Đây là bức tranh đắt giá nhất thế giới hiện nay, có giá chính thức hơn 250 triệu USD. Trên Soi có dịch tin về việc mua bán bức tranh này, nhưng cũng không lý giải được tại sao giá trị của nó tại sao lại cao thế, chỉ đưa được một câu của Gary Tinterow, giám đốc bảo tàng Mỹ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Còn một bức Cézanne chưa vẽ…

  1. Còn một bức Cézanne chưa vẽ… "Những người chơi bài", Paul Cézanne Trong bài trước, tôi muốn đưa lại hình ảnh bức Những người chơi bài của Paul Cézanne làm một ví dụ vui giữa “nghệ thuật và cờ bạc”, nhưng không biết bỏ vào đâu. Đây là bức tranh đắt giá nhất thế giới hiện nay, có giá chính thức hơn 250 triệu USD. Trên Soi có dịch tin về việc mua bán bức tranh này, nhưng cũng không lý giải được tại sao giá trị của nó tại sao lại cao thế, chỉ đưa được một câu của Gary Tinterow, giám đốc bảo tàng Mỹ thuật Houston rằng đây là bức tranh “đen tối nhất, trần trụi nhất, và cốt lõi nhất”.
  2. Nhưng cái gì? Cái gì ấy? Đen tối nhất, được phơi bày trần trụi đến cốt lõi nhất, thì cũng chẳng nói ra. Vậy lý do tại sao bức tranh sơn dầu (không rõ khổ tranh, nhưng chắc cũng không lớn lắm) trong loạt tranh 5 bức tranh vẽ cách đây 117 năm lại có cái giá khủng khiếp thế, ngoài những lý do “xã hội” như Qatar điên cuồng muốn họ trở thành một trung tâm nghệ thuật thế giới? Và tác giả bức tranh là một “người khổng lồ” kết nối nghệ thuật hội họa của hai thế kỷ. Còn lý do nội tại nào nằm ở giá trị bản thân bức tranh và hội họa của Cézanne nói chung chứ? Những người chơi bài và cô gái, Paul Cézanne. Đây cũng là bức trong loạt tranh chơi bài của họa sĩ.
  3. Tôi không cho rằng mình giải đáp nổi câu hỏi này. Chỉ tạm đưa ra một vài đường dẫn. Paul Cézanne (1839 – 1906) là một họa sĩ đại phú do được nhận thừa kế. Và ông bỏ hết cả để theo đuổi nghệ thuật. Lịch sử nghệ thuật Âu-Tây gọi ông là một trong bốn “người vĩ đại ngoại ngạch” hậu Ấn tượng, là Cézanne; Paul Gauguin (1848 – 1903); Van Gogh (1853 -1890); Georges Seurat (1859 – 1891). Sáng tác của bốn “ông tổ” này ảnh hưởng đến tất cả các phong trào và chủ nghĩa sau này của hội họa thế kỷ 20. Đối tượng vẽ của Cézanne cực kỳ giản dị, một ít phong cảnh, một ít tĩnh vật, một ít chân dung, chỉ có thế, và hình như ông cũng không phát ngôn tư tưởng gì kinh dị lắm. Ông chỉ vẽ thôi, và ông tạo ra những “mã nguồn” của cấu trúc hình thức hội họa mới, phi cổ điển đã đành, còn phi cả Ấn tượng. Ông là người “tạo mã” cho Lập thể ‘băm hình”, và cả một phần của chủ nghĩa Biểu hiện-Trừu tượng “vẽ cái cảm thấy, không vẽ cái nhìn thấy” sau này. Về phương diện mỹ học, Cézanne đưa ra một cái nhìn chủ động triệt để với đối vật và dùng nó để trình bày nhận thức của mình về “chủ đề” với mong muốn “kiên cố hóa” khoảnh khắc, chứ không kể lể như tranh Cổ điển hoặc diễn tả cảm giác mơ màng phù phiếm bồng bềnh như tranh Ấn tượng. Có lẽ muốn xây dựng một “tinh thần trực tiếp, hiện đại”, trong cái “triết học về sự nhìn” như vậy, nên nhân vật trong tranh Cézanne trông thì như tượng, màu thì dở xanh dở chín sường sượng, không khẳng định nhưng lại đầy kích thích, gợi hứng. Hình thì “xiết hình” rất chặt, nhấn đường công-tua giữa các vật và ngay trong vật rất
  4. mạnh cứ như người mới vẽ tập vẽ “phác mảng”. Nhưng năng lượng toát ra từ tranh vẫn lồ lộ là “nội lực” của một “người hùng”. Pierrot và Harlequin Tạm nói chung về hội họa và đôi nét “mỹ học” của hội họa Cézanne như vậy, bây giờ chiếu vào bức Những người chơi bài. Nếu như cho rằng họa sĩ không kể lể như cổ điển nữa mà dùng đối tượng vẽ để trình bày nhận thức của mình về “chủ đề”, thì việc ông vẽ hai bác nông dân Aix-en-Provence (miền Nam Pháp) đang “rượu chè, cờ bạc” đâu có phải là chỉ là “chụp” hai thằng đánh bạc, vì thế giới ngày nào, ở đâu mà chẳng có thằng đang đánh bạc. Nhưng đây là Cézanne trình bày cảm quan trực tiếp của ông về một cuộc đấu đáng sợ nhất trong lịch sử nhân
  5. loại. Đó là cuộc đấu trí-lực tay đôi giữa hai kẻ đàn ông, bằng phương tiện những lá bài. Những cuộc đấu tay đôi giữa đàn ông và đàn ông bao giờ cũng là đơn giản và đáng sợ nhất, vì đó là sự khởi nguồn của chiến tranh và hủy diệt… (Nói thêm: trong 12 họa phẩm cận-hiện đại đắt giá nhất hiện nay, thì ngoài một bức vẽ hoa của Van Gogh và một bức trừu tượng của Pollock, thì 10 bức còn lại toàn là chân dung, có 8 bức chân dung đơn, một bức chân dung “đám đông phù hoa” của Renoir và nhõn một bức chân dung đôi – đấu bạc tay đôi, trông nặng nề như chì, của Cézanne). Nhưng có lẽ trên đời còn có một cuộc đấu tay đôi còn đáng sợ hơn gấp bội. Tôi giả thiết rằng nếu Cézanne không chết vì bị viêm phổi khi vướng phải bão tuyết, sống già thêm, thể nào ngài cũng vẽ bức “Những người đánh bài” thứ sáu. Đó là cuộc chơi bài giữa một người đàn ông và một người đàn bà, và thay vì các lá bài thực, đó là các “quân bài tình” và các “quân bài thù”, “quân bài thực”, “quân bài hư”… hay tuyệt đỉnh. Nếu cụ Cézanne vẽ được, thì đến giờ, giá bức đó chắc không phải chỉ 250 triệu đô, mà chắc là 2,5 tỷ đô cũng nên. Tôi sẽ mua luôn, (nếu tôi có tiền, cái chữ “nếu” này thật là phiền!)
  6. "Chàng trai trẻ và cô gái cùng chơi bài", van Rijn Rembrandt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2