intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Con ơi, đừng sợ nhé! Phần 1

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

87
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm trẻ con không phải dễ ăn kẹo. Làm trẻ con, còn ngây thơ, hiếu động... ấy thế mà ôi thôi là nhiều sự kiện quan trọng cứ diễn ra: nào là rụng mất chiếc răng đầu tiên, rồi có em, rồi đi học. Thơm em nào Bố mẹ sẽ giúp con thế nào đây? Có thành viên mới trong gia đình Hãy tạo trước cho bé cảm giác háo hức được gặp thành viên mới của gia đình. Cuộc sống của bé sẽ đặc biệt thay đổi khi bé có em, khi ấy bé có thể cảm thấy lạ lẫm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Con ơi, đừng sợ nhé! Phần 1

  1. Con ơi, đừng sợ nhé! - Phần 1 Làm trẻ con không phải dễ ăn kẹo. Làm trẻ con, còn ngây thơ, hiếu động... ấy thế mà ôi thôi là nhiều sự kiện quan trọng cứ diễn ra: nào là rụng mất chiếc răng đầu tiên, rồi có em, rồi đi học. Thơm em nào Bố mẹ sẽ giúp con thế nào đây? Có thành viên mới trong gia đình Hãy tạo trước cho bé cảm giác háo hức được gặp thành viên mới của gia đình. Cuộc sống của bé sẽ đặc biệt thay đổi khi bé có em, khi ấy bé có thể cảm thấy lạ lẫm với "búp
  2. bê" mới và cảm thấy bị ra rìa. Duggar, một bà mẹ của... 18 đứa con, chia sẻ: "Tôi tập cho các con quen với việc sắp có em bé bằng cách để chúng nói chuyện với bụng mình, và bảo rằng em bé có thể nghe được những lời nói ấy." Bạn cũng cần phải thật thận trọng khi đưa bé mới sinh về nhà, bởi khi trẻ con quan tâm thì chúng thường khá sấn sổ, và không hiểu rằng một số hành động bình thường lại có thể làm đau em. Hãy cho các bé tập bằng cách bế búp bê, cư xử nhẹ nhàng... Và đừng nên quên dành sự quan tâm đến trẻ lớn. Hãy giữ mọi thứ càng ít thay đổi càng tốt, nếu có sự thay đổi về giường hoặc phòng, hãy để nó diễn ra trước khi có sự xuất hiện của em bé. Và song song với việc tự mình chăm lo cho các con, bạn cũng cần cho các bé có nhiều thời gian tiếp xúc với nhau, có thể nhờ bé lớn ra dáng anh/ chị để cùng mẹ bảo vệ em bé chẳng hạn. Ngày đầu tiên đi nhà trẻ
  3. Một chuyên gia về giáo dục trẻ mầm non và lớp 1 tại Mỹ đã nhận xét rằng, "Các bé có biểu hiện vượt trội hơn các bạn đồng trang lứa thường là những bé sớm quen thân với các cô, các bạn và lớp học của mình." Bạn hãy liên hệ với phòng giáo dục hay các cơ sở giáo dục khác tại địa phương để tìm hiểu và lựa chọn cho mình một trường phù hợp nhất, cũng như tìm hiểu về các nếp sinh hoạt mới để có thể chuẩn bị cho bé một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, hãy tăng thêm thích thú cho con bằng cách đọc cho bé những cuốn sách dành cho các bé mẫu giáo, cho bé làm quen những trò chơi tập thể mà bé sẽ được chơi ở lớp. Và không kém phần quan trọng là cho bé thời gian làm quen, vì đi nhà trẻ là một điều chỉnh lớn đối với bé, vài bé có thể mất đến cả năm mới có thể hoàn toàn cảm thấy thoải mái trong môi trường mới. Và đừng nên cố gắng trở thành một Steven Spielberg thứ hai. "Tôi có lần đã chứng kiến một ông bố đi theo con mình với một chiếc camera và quay phim suốt chặng đường đi. Ông bố này thậm chí còn quay lại cảnh con mình đi vào lớp, treo áo khoác lên giá," vẫn chuyên gia trên nhớ lại. Ngoài việc gây bối rối và lúng túng cho trẻ, việc tạo ra quá
  4. nhiều ồn ào lộn xộn cũng sẽ làm tăng thêm những căng thẳng bé đã sẵn có. "Rung động" đầu đời Hãy trao đổi về việc đó. "'Rung động đầu đời' là một cơ hội tốt để bạn bắt đầu thảo luận những điều bé thích về nhiều người khác nhau, những tiêu chuẩn nào của một người thu hút bé "Rung động đầu đời" hơn những người khác," tiến sĩ (Ảnh: Inmagine) D'Arcy Lyness, một nhà tâm lý nhi đồng của trang web KidsHealth.org cho biết. Dĩ nhiên bé sẽ có thể chuyển ngay sang một bạn Huy hay bạn Hoàng nào đó vào cuối tuần thôi, nhưng nếu bé gặp khó khăn trong việc quên bạn Hiếu, hãy chia sẻ về chính những kinh nghiệm của bạn trong việc này, và đây là điều mà tất cả chúng ta đều phải trải qua.
  5. Và đừng nên biến đó thành chuyện cười. Cho dù bạn nghĩ cơn "say nắng" của con bạn là dễ thương/ kỳ quặc/ ngớ ngẩn, thì cũng đừng nên để lộ điều đó ra. "Hãy cố gắng quanh quẩn trong khu vực giữa 'gạt phắt đi' và không nói quá nhiều về nó'," tiến sĩ Lyness khuyên bạn. Chuyến đi cấp cứu đầu tiên Khi đưa bé vào phòng cấp cứu, bạn cũng nên gọi ngay cho bác sĩ quen thuộc của con bạn. Bác sĩ Mary Ellen Renna cho biết: "Bác sĩ nhi có thể sẽ giúp bạn đọc các kết quả kiểm tra, tư vấn cho bạn và nói chuyện với các bác sĩ về tình trạng bệnh trong lúc bạn chờ đợi." Với việc chuẩn bị cho bé, càng đơn giản càng tốt. Nếu bé phải chụp X-quang, hãy chỉ nói rằng sắp có một người chụp hình cho bé; nếu bé phải tiêm, hãy nói rằng cảm giác ấy sẽ như bị véo nhẹ và rồi thuốc sẽ được đưa vào để giúp bé cảm thấy khá hơn. Bác sĩ Renna cũng cho biết, "Khi 10 tuổi, trí tưởng tượng của bé về phòng cấp cứu thường dễ sợ
  6. hơn thực tế." Vậy nên vai trò của bố mẹ trong việc trò chuyện, trấn an bé là rất quan trọng. Trấn an bé rằng thậm chí nếu có phải ở lại qua đêm, bạn sẽ vẫn ở đó với bé, và mang theo thứ gì đó từ nhà đi (một cái chăn, một món đồ chơi) cũng sẽ khiến trẻ cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn. Và đừng nhắc đi nhắc lại sự việc này sau đó, bạn chắc hẳn không muốn con mình sau này khiếp vía mỗi khi nghe nhắc đến bác sĩ hay bệnh viện, phải không nào? Nhưng tuy vậy thì trẻ con lại thường rất háo hức thuật lại chuyến thám hiểm bệnh viện của mình, híc. Trận thua đậm đầu tiên Chơi thể thao không chỉ
  7. để giành chiến thắng Điều quan trọng là tập trung Ảnh: Inmagine vào phần biểu hiện (khen ngợi con đã có một trận đấu cố gắng chẳng hạn), chứ không phải là kết quả. Hãy tỏ ra thông cảm, để con bạn bày tỏ nỗi thất vọng của mình, sau đó nhắc bé rằng chơi thể thao là để gặp gỡ nhiều người bạn mới, để có thời gian vui vẻ, để rèn luyện sức khỏe chứ không phải chỉ để giành chiến thắng. Nhưng thành thật mà nói - có ai muốn trở thành kẻ thua cuộc cơ chứ? "Tôi không phải là người ngồi đó và nói, 'Bị đánh bại thường xuyên là điều bình thường thôi,'" Drew Brees, tiền vệ của đội New Orleans Saint, người thừa nhận đã từng khóc rất nhiều sau các trận thua thời niên thiếu, chia sẻ. "Tôi nghĩ để trẻ giận dữ buồn phiền khi bị thua là điều tốt. Nhưng một khi mọi thứ đã nguôi đi, trẻ cũng cần rút ra được bài học từ đó. Bạn có thể hỏi, 'Con có biết mình sẽ phải làm khác như thế nào không?' Và tốt nhất là để trẻ tự đưa ra câu trả lời thay vì bạn phải bảo với cháu," Brees nói thêm.
  8. Và đừng nên ném mũ xuống đất, đá tung đất cát hay la mắng trọng tài, vì bé sẽ học theo những phản ứng ấy của bố mẹ rất nhanh đấy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2