intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Con sợ hãi, nhút nhát – lỗi tại cha mẹ

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

69
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé Mai sắp đi học nhưng mẹ lo lắm. Tuần trước, mẹ cho Mai đến thăm trường, thăm lớp một lần nhưng bé cứ co rúm người lại vì lạ, vì ngại, không dám chơi với bạn. Con cứ nép sau lưng mẹ. Ai hỏi câu gì cũng chỉ đưa mắt lên nhìn mà không nhanh nhẹn, hoạt bát như khi ở nhà. Kể cả câu: “Con tên gì?”, Mai cũng chẳng biết trả lời thế nào. Chắc chắn, nhiều bé cũng nhút nhát, sợ hãi khi bước vào năm học mới giống như bé Mai. Các con không hòa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Con sợ hãi, nhút nhát – lỗi tại cha mẹ

  1. Con sợ hãi, nhút nhát – lỗi tại cha mẹ Bé Mai sắp đi học nhưng mẹ lo lắm. Tuần trước, mẹ cho Mai đến thăm trường, thăm lớp một lần nhưng bé cứ co rúm người lại vì lạ, vì ngại, không dám chơi với bạn. Con cứ nép sau lưng mẹ. Ai hỏi câu gì cũng chỉ đưa mắt lên nhìn mà không nhanh nhẹn, hoạt bát như khi ở nhà. Kể cả câu: “Con tên gì?”, Mai cũng chẳng biết trả lời thế nào. Chắc chắn, nhiều bé cũng nhút nhát, sợ hãi khi bước vào năm học mới giống như bé Mai. Các con không hòa đồng, chỉ lủi thủi tự chơi một mình, ít bạn. Bố mẹ thì không biết bao giờ tính nhút nhát của con mới được cải thiện? Bố mẹ đừng trách con Việc các con nhút nhát tự ti, một phần là bắt đầu từ bố mẹ. Hầu như các gia đình ở Việt Nam hiện nay chỉ sinh từ 1 – 2 con, nên chăm sóc và bao bọc con quá nhiều. Con sinh ra đã có người chăm sóc, không phải làm một việc gì. Con muốn xuống sân chơi với các bạn hay tự tìm tòi, khám phá không gian trong công viên thì bố mẹ cũng kè kè đi theo. Chỉ vì sợ con ngã, sợ con chơi bẩn. Con muốn
  2. chơi với con cún, con mèo, sợ con lây chấy rận, lông mèo vào mũi sẽ ho. Cứ thế, bố mẹ luôn là bệ đỡ khiến con càng ngày càng trở nên rụt trè, nhút nhát. Khi con tiếp xúc với môi trường mới như đi học mẫu giáo, phản ứng của con sẽ là khóc nức nở. Nhiều bố mẹ lại xót con, bà xót cháu, cho con về luôn với suy nghĩ: “Thôi thì cũng chẳng cần học mẫu giáo vội. Cháu còn bé. Khóc thế này thì ốm mất. Lớn lên kiểu gì con chả biết. Lên lớp 1, con sẽ càng thụ động và sợ hãi hơn mà thôi. Có thể con rất tự tin khi có mặt người nhà. Con rất giỏi chuyện bật tivi, máy tính, chơi điện tử. Nhưng con e ngại hoạt động chung, tham gia các trò chơi tập thể.
  3. Bố mẹ hãy cho con tham gia nhiều trò chơi tập thể giúp con hết nhút nhát Hãy “vô tình” với con Có thể bố mẹ rất ngạc nhiên với cách dạy con của người nước ngoài. Thấy con ngã, họ bảo con tự đứng dậy, tự nín khóc, không chạy lại dỗ dành như người Việt Nam. Ở các công viên, bố mẹ chỉ ngồi một chỗ, để con tha hồ khám phá xung quanh. Thỉnh thoảng con chạy khoe với bố mẹ về điều mới phát hiện. Hãy hướng con ra thế giới bên ngoài càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt. Trong việc giao tiếp, đừng nạt nộ hay áp đặt con. Lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ thật nhiều với con. Mẹ có thể cho con đi các buổi tiệc sinh nhật, gặp gỡ làm quen với các bạn cùng trang lứa. Mẹ có thể để mắt tới con nhưng hãy bình tĩnh từ đằng xa. Chỉ khi nào thật sự cần, mẹ mới đến để giúp đỡ con. Với các bé chuẩn bị đi học, để con hết nhút nhát, bố mẹ hãy chuẩn bị tinh thần cho con từ khi con chuẩn bị đi học. Ví dụ, hãy đặt ra các tình huống có thể xảy ra ở lớp: con muốn đi vệ sinh con sẽ hỏi ai và xin phép thế nào. Cả lớp có hoạt động trò chơi tập thể, con hãy giơ tay tham gia nhé....
  4. Bố mẹ nên đưa con đến trường, lớp chơi nhiều trước khi con đi học, chỉ con đâu là chỗ chào cờ, đâu là sân chơi. Cho bé làm quen dần với các bạn bè khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2