intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơn sốt cam “đổi màu"

Chia sẻ: Sunshine_4 Sunshine_4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vừa xuất hiện, Nettra đã khiến người ta bị choáng ngợp trước “cơn sốt cam”. Nhiều người đã nghĩ với cách làm chuyên nghiệp và bài bản thì trong thời gian không xa Cty này sẽ trở thành nhà bán lẻ điện thoại hàng đầu VN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơn sốt cam “đổi màu"

  1. Cơn sốt cam “đổi màu"
  2. Vừa xuất hiện, Nettra đã khiến người ta bị choáng ngợp trước “cơn sốt cam”. Nhiều người đã nghĩ với cách làm chuyên nghiệp và bài bản thì trong thời gian không xa Cty này sẽ trở thành nhà bán lẻ điện thoại hàng đầu VN. Thế nhưng hoạt động chưa đầy 1 năm rưỡi, Nettra lại đang loay hoay tìm cách rao bán hệ thống bán lẻ điện thoại mà mình đã đổ không ít tiền của và công sức gây dựng. Nhiều chuyên gia đã đoán trước được “cái chết” này bởi họ nhìn thấy những lỗi cơ bản mà Nettra mắc phải. Điện thoại không phải là mớ rau! Về mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ, theo đại diện của Nettra, đây là những siêu thị được đầu tư rất lớn theo mô hình Service Point (điểm dịch vụ) với sản phẩm và dịch vụ đa dạng trên một không gian rộng, vị trí thuận lợi, thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, trên thực tế các chuỗi cửa hàng dịch vụ ăn uống và tạp hoá như Phở 24, KFC, Lotteria, G7, Seven-Eleven... có ưu thế chính là tạo ra sự tiện lợi. Đối tượng khách hàng có nhu cầu đến các cửa hàng này khá thường xuyên để thoả mãn những nhu cầu hàng ngày. Vì thế, các sản phẩm thuộc nhóm "tạp hóa" và dịch vụ ăn uống, giải khát là phù hợp với mô hình này. Trong khi đó, điện thoại di động và những nhu cầu xoay quanh (sửa chữa, mua phụ kiện, load nhạc...) không thể là nhu cầu thường xuyên, hàng ngày nên việc mở chuỗi cửa hàng là không cần thiết. Mua điện thoại với người VN, cho đến nay, vẫn là một điều quan trọng, chứ không phải bó rau, chai sữa mà ghé tiệm nào gần nhà mua cho tiện. Hơn nữa, nếu có nhu cầu về dịch vụ, tiện ích, sửa chữa, thông thường khách hàng
  3. không muốn phải đến những nơi sang trọng, xa xôi để thực hiện. Một cửa hàng nhỏ lẻ, quen thân sẽ có ưu thế hơn. Chính điều này lý giải tại sao dù mức nhận biết thương hiệu Nettra là khá tốt nhưng khách hàng của nó lại thường ít hơn nhân viên. Nếu làm thử một phép tính sơ sơ, cũng có thể thấy bài toán kinh doanh của Nettra cần một nguồn tài chính lớn như thế nào. Cho dù Nettra thông báo hồi tháng 3 năm 2007, tổng số vốn điều lệ chính thức tăng lên 1.200 tỷ nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, Nettra cũng khó kham nổi trong thời gian dài. Với con số 130 cửa hàng, chủ yếu tại TP HCM và Hà Nội, để tồn tại, mỗi cửa hàng hàng tháng phải chi khoảng 30 triệu đồng tiền hoạt động. Tổng chi cố định hằng tháng là 3,9 tỷ đồng. Đáng nói hơn, mỗi tháng chuỗi cửa hàng này “ngâm” ít nhất là 26 tỷ đồng! Cụ thể, mỗi cửa hàng phải trữ ít nhất là 100 máy x 2 triệu đồng (giá trung bình)/máy = 200 triệu đồng. Để trả được 50% chi phí cho hệ thống, nếu một máy lãi 100.000 đ thì mỗi tháng phải bán ra tới 300.000 máy có mức giá 2 triệu đồng! Một sức ép quá lớn. Chưa kể, vòng đời sản phẩm của ĐTDĐ hiện nay được xác định khoảng 6 tháng. Quá thời hạn trên, giỏi lắm chỉ bán được 50% giá so với giá máy khi nhập. Bắn tên đừng ngắm nhiều đích! Mỗi hãng phân phối và bán lẻ đều xác định cho mình một phân khúc thị trường cụ thể. Nếu có nhiều phân khúc thì phải có các gói dịch vụ khác nhau. Hiện nay, nếu FPT gắn liền với các thương hiệu điện thoại lớn tại VN
  4. thì các Cty nhỏ hơn cũng chiếm lĩnh được những thị phần nhất định. P&T với Sony Ericsson; An Bình với Dopod, BenQ-Siemens; Rồng Thái Bình Dương với O2; Thành Công Mobile với Panasonic, Innostream, Pantech... Các nhà cung ứng dịch vụ mạng CDMA (S-Fone, HT Mobile và EVN Telecom) đều có hệ thống phân phối sản phẩm đặc thù tương tự như mô hình vừa bán sỉ vừa bán lẻ; Viettel cũng gắn hệ thống bán lẻ với cung ứng dịch vụ để tạo ra lợi thế của mình... Thế nhưng theo một đại diện của Nettra, hãng này lại hướng đến mô hình một chuỗi siêu thị điện thoại di động có đối tượng khách hàng rất đa dạng với đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Đối tượng khác hàng của mỗi siêu thị mang đặc thù dân cư, kinh tế của khu vực đó. Ví dụ như siêu thị các các phố trung tâm, gần các khu văn phòng lớn thì đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nhân, những người có thu nhập cao,những siêu thị nằm gần các trường đại học, khu dân cư, nhà máy, chợ... thì đối tượng khách hàng lại chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân viên chức, người lao động. Mọi khách hàng khi đến với hệ thống siêu thị Nettra đều tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình và họ đều được phục vụ nhiệt tình như nhau. Rõ ràng, cùng một lúc khó có một thương hiệu nào dành cho tất cả khách hàng. Khách hàng không thể biết mình có phải là đối tượng của Nettra hay không. Trung tuần tháng 6/2007, đại diện của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Hệ thống quốc tế (Nettra) xác nhận họ đang trong quá trình đàm phán để nhượng lại hệ thống bán lẻ điện thoại di động cho TCty Viễn thông Quân đội (Viettel). Nếu thương vụ này thành công thì cơn sốt cam sẽ đổi màu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2