intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO NGOÀI LƯỚI CẤP

Chia sẻ: Nguyen Minh Phung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

235
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO NGOÀI LƯỚI CẤP HUYỆN Nguyễn Văn Hanh Chuyên gia tư vấn VSRE: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG LỰA CHỌN CÁC CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO KHÔNG NỐI LƯỚI CẤP HUYỆN (QUY HOẠCH)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO NGOÀI LƯỚI CẤP

  1. CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO NGOÀI LƯỚI CẤP HUYỆN Nguyễn Văn Hanh Chuyên gia tư vấn VSRE
  2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG LỰA CHỌN CÁC CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO KHÔNG NỐI LƯỚI CẤP HUYỆN (QUY HOẠCH) Mục đích của quy hoạch Đáp ứng nhu cầu điện năng của các hộ cư dân, dịch vụ công cộng và sản xuất tại các vùng cô lập chưa thể nối với lưới quốc gia trong tương lai gần (2015) Bối cảnh chung của các quy hoạch Vùng cô lập có thể nằm trong một huyện hoàn toàn chưa được điện khí hoá hoặc đã được điện khí hoá một phần, song vì những khó khăn về địa hình, khoảng cách hoặc nhu cầu điện không tập trung, nên chưa được xem xét trong quy hoạch tổng thể tầm vĩ mô Cấp quy hoạch Ba cấp quy hoạch tại Việt Nam: Quốc gia, tỉnh và huyện Cấp huyện được chọn cho quy hoạch năng lượng tái tạo Quy hoạch được xem xét với quy mô xa, thôn làng và cộng đồng một số hộ gia đình Lựa chọn các dịnh hướng quy hoạch - Về phía cung cấp: chú trọng khai thác các nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ - Về phía nhu cầu: chú trọng đối tượng sử dụng điện năng cỡ nhỏ: nhóm hộ gia đình, thôn, làng và xã Lựa chọn công cụ và phương pháp quy hoạch - Hai định hướng lựa chọn công cụ quy hoạch: “từ trên xuống” và “từ dưới lên” - Một số phương pháp dự báo (giả định) và thiết kế nhu cầu điện năng cho quy hoạch: Điều tra trực tiếp Phân tích quá trình Phân tích xu thế Tiếp cận đàn hồi Phương pháp toán kinh tế Phân tích tương quan “Đầu vào - Đầu ra” - Sử dụng cả hai định hướng: “Từ trên xuống” và “Từ dưới lên” - Phương pháp Điều tra trực tiếp và Phân tích xu thế là thích hợp nhất với quy hoạch
  3. QUÁ TRÌNH LẬP QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO KHÔNG NỐI LƯỚI CẤP HUYỆN (i) Nhận diện và liệt kê các khu vực không được điện khí hoá nằm trong địa bàn huyện được chọn cho quy hoạch điện khí hoá bằng năng lượng tái tạo ngoài lưới mà lưới điện quốc gia chưa nối tới trong tương lai gần (2020) (ii) Xác định các đặc điểm về địa lý, địa hình, khí tượng thuỷ văn, dân số, cấu trúc kinh tế xã hội và hạ tầng cơ sở có liên quan đến năng lượng của các cộng đồng làng, xã chưa được điện khí hoá (iii) Đánh giá, điều tra và kiểm kê tài nguyên năng lượng tại chỗ có thể khai thác để sản xuất điện, đặc biệt là các tiềm năng năng lượng tái tạo tại chỗ của khu vực quy hoạch (thuỷ điện nhỏ, mặt trời, gió, sinh khối và khí sinh học) (iv) Đánh giá các công nghệ phát điện tái tạo có thể áp dụng cho khu vực quy hoạch (v) Lập hình mẫu tiêu thụ điện hiện hữu (nếu có) và thiết kế nhu cầu điện được dự báo cho khu vực quy hoạch (vi) Lập cân bằng cung cầu điện tái tạo cho khu vực quy hoạch (vii) Phân tích tác động của điện khí hoá nông thôn ngoài lưới dựa trên năng lượng tái tạo tại khu vực quy hoạch (viii) Đề xuất các hướng dẫn và chính sách thực hiện quy hoạch điện khí hoá ngoài lưới dựa trên năng lượng tái tạo cho các cộng đồng làng, xã được nhận diện
  4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Tổng quan - Các tài nguyên năng lượng tái tạo phát điện thuộc chương trình VSRE: thuỷ điện nhỏ, mặt trời, gió, sinh khối và khí sinh học - Công cụ và phương pháp dùng để đánh giá nguồn năng lượng điện tái tạo: Khảo sát, kiểm kê, đo đạc, tính toán các tài nguyên năng lượng điện tái tạo - Xác định chỉ số sản xuất điện tái tạo dựa trên các đặc điểm nguồn lực địa lý, địa hình, tài chính, ngân sách…cũng như dựa trên các giới hạn về công nghệ của các thiết bị khai thác năng lượng tái tạo - Xác định tính kinh tế của sản xuất điện tái tạo. Nhận diện tiềm năng và tài nguyên năng lượng tái tạo cho khu vực quy hoạch - Nhận diện hệ thống điện cơ sở hiện hữu (cung cấp, nhu cầu, truyền tải, phân phối và sử dụng cuối cùng) của khu vực quy hoạch - Nhận diện các loại năng lượng tái tạo được chọn khả dụng cho khu vực quy hoạch: thuỷ điện nhỏ, mặt trời, gió, sinh khối/khí sinh học Vai trò của các nguồn năng lượng tái tạo mới được nhận diện và chọn lựa cho khu vực quy hoạch - Nguồn năng lượng cơ bản? - Nguồn năng lượng biên? - Nguồn năng lượng thay thế cho các nguồn năng lượng hoá thạch khác?
  5. DỰ BÁO NHU CẦU VÀ CÂN BẰNG CUNG CẦU ĐIỆN Tổng quan Cơ sở của dự báo nhu cầu và cân bằng cung cầu điện cho khu vực quy hoạch là: giả định sự phát triển nhu cầu và cung cấp điện của khu vực quy hoạch - Về phía nhu cầu: Các hình mẫu nhu cầu được giả định cho các loại tiêu thụ điện khác nhau của khu vực quy hoạch; - Về phía cung cấp: Hệ thống cung cấp cơ sở phối hợp với các nguồn điện tương lai (nguồn năng lượng tái tạo) được nhận diện và đánh giá cho khu vực quy hoạch; - Về cân bằng cung cầu của khu vực quy hoạch: các phương án dự báo cho cân bằng cung cầu tại khu vực quy hoạch được thiết lập Hình mẫu nhu cầu giả định - Các hình mẫu nhu cầu được giả định với 3 loại tiêu thụ điện: sinh hoạt hộ gia dình, công cộng/dịch vụ và sản xuất; - Hình mẫu nhu cầu sinh hoạt gia đình: được giả định trên cơ sở tiêu thụ điện hàng năm cho đầu người với hình mẫu các thiết bị điện, thời gian sử dụng các thiết bị, tốc độ thâm nhập sử dụng các thiết bị, tăng trưởng số hộ gia đình… - Hình mẫu nhu cầu công cộng dịch vụ: được giả định trên cơ sở các hộ tiêu thụ điện công cộng, dịch vụ mẫu với những cộng đồng, làng, xã và huyện điển hình. Ví như: trường học, trạm xá, văn phòng, vườn trẻ, cửa hàng… - Hình mẫu nhu cầu sản xuất: được giả định trên cơ sở các hộ tiêu thụ điện sản xuất điển hình của các cộng đồng làng, xã. Ví dụ: xay sát, chế biến gỗ, công nghiệp nông thôn và các thứ khác; Hệ thống cung cấp được giả định - Hệ thống điện cơ sở của khu vực quy hoạch với các nguồn điện hiện hữu. Ví dụ: điêzen, năng lượng tái tạo (thuỷ điện nhỏ, mặt trời, gió,…) ắc quy… - Dựa trên đánh giá công nghệ và tiềm năng năng lượng tái tạo tại khu vực quy hoạch, nhận diện và lựa chọn các nguồn điện thích hợp đáp ứng nhu cầu và xác định vai trò và dung lượng của cân bằng cung cầu điện tại chỗ;
  6. CÁC PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN VÀ LẬP TỔNG KÊ KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG Mục đích - Lập cấu hình các đường dây chuyên tải/phân phối với các khía cạnh kỹ thuật tương ứng: thiết kế, bản vẽ, phân tích kinh tế… - Lập biểu đồ truyền tải/phân phối cho các lưới mini được thiết kế cho khu vực quy hoạch - Kế hoạch thực hiện Nội dung - Vị trí các biến áp, máy cắt, cầu chì, điểm nối đất, chống sét; - Khoảng cách giữa hai nút đấu điện - Cỡ và chủng loại cáp/dây dẫn - Phụ tải được đăng ký tại mỗi điểm nút trong giờ cao điểm - Tên của làng tại mỗi điểm nút - Cỡ của các máy biến áp, các đơn vị máy cắt và cầu chì - Loại hệ thống (1 pha hay 3 pha) Lập tổng kê khối lượng xây dựng - Kế hoạch và tiến độ thực hiện - Liệt kê các dự án - Thiết bị lưới điện - Các công việc nhân công
  7. PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA QUY HOẠCH Mục đích - Xem xét và luận chứng tính khả thi kinh tế tài chính của các phương án quy hoạch - Minh hoạ giới hạn giữa tính khả thi và bất khả thi về kinh tế tài chính của các phương án quy hoạch Các tiêu chí chính của phân tích kinh tế tài chính - Tỷ suất chi phí/lợi nhuận (B/C) - Giá trị hiện thời hoá thuần (NPV) - Hệ số hoàn nguyên nội tại kinh tế tài chính (EIRR và FIRR) Các bước của phân tích kinh tế - Chọn hệ số chiết khấu tiêu chuẩn: 5%-15%; Trung bình: 10%; Quyết định số: 709/NL-MOI - Chọn khoảng thời gian phân tích: tuổi thọ công trình từ 20 đến 30 năm Tính toán - Lợi nuận Bt =ge . Wt - Chi phí Ct = Ci (đầu tư)+ COM (vận hành, bảo dưỡng) + Cf ( nhiên liệu) N - NPV = ∑ (Bt − Ct )(1 + i) 1 −t
  8. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA QUY HOẠCH Mục đích Lập biểu cân đối của các phương án quy hoạch Các bước của phân tích tài chính (i) Thu nhập Bt = ge . Wt (ii) Chi phí: - Chi phí đầu tư Ci - Chi phí vận hành bảo dưỡng COM - Chi phí nhiên liệu Cf - Chi phí khấu hao cơ bản Cbd - Thuế (thuế vốn 2.4%; thuế khai thác tài nguyên nước 2%; VAT) Tổng chi phí C = COM + Cf + Cbd - Lợi nhuận trước thuế = Bt – C - Thuế thu nhập = 30% của lợi nhuận trước thuế - Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập - Chi trả lãi vay = Giá trị trung bình của các lãi suất 6%, 8.5% và 10%. - Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận giữ lại sau khi chi trả lãi vốn vay - Khả năng huy động tiền hàng năm = Lợi nhuận ròng + Khấu hao cơ bản có được từ các nhà máy hiện hữu đang tham gia vào các phương án quy hoạch - Dòng tiền mặt chiết khấu = Khả năng huy động tiền hàng năm - Đầu tư hàng năm
  9. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA THỦY ĐIỆN NHỎ VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ MỤC ĐÍCH - Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự kiến. - Dự báo và đánh giá tác động đến môi trường (các tác động tích cực và tiêu cực). - Các giải pháp và biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường trên quan điểm phát triển bền vững. - Kết luận và kiến nghị. CƠ SỞ PHÁP LÝ: - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành 10/01/1994. - Nghị định của Chính phủ - 175/CP về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường. Tháng 10-1994. - Quyết định số 229-QĐ-TĐC ngày 25/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Tiêu chuẩn Môi trường. - Thông tư số 1100/TT-MTg ngày 20/8/1997 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐGTĐMT đối với các dự án đầu tư phụ lục II, IV. - Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/04/1998 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐGTĐMT đối với các dự án đầu tư. - Luật Đất đai của nước CHXHCN Việt Nam, thông qua ngày 14/7/1993. - Luật Khoáng sản của nước CHXHCN Việt Nam, thông qua ngày 20/3/1996. - Nghị định của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ: Báo cáo ĐGTĐMT của dự án xây dựng NMTĐ được thành lập trên cơ sở phương pháp luận ĐGTĐMT theo hướng dẫn của báo cáo đánh giá chi tiết tác động môi trường theo Nghị định 175CP; Thông tư 1100/TT-MTg và Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT.
  10. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA THỦY ĐIỆN NHỎ VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ (Tiếp theo) Các phương pháp đánh giá cụ thể được sử dụng: 1. Phương pháp thống kê. 2. Phương pháp điều tra thực địa. 3. Phương pháp điều tra xã hội học. 4. Phương pháp hệ thông tin địa lý. 5. Các phương pháp chuyên dụng trong ĐGTĐMT như: - Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường. - Phương pháp danh mục các điều kiện về môi trường. - Phương pháp ma trận môi trường. - Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng.
  11. PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐỐI VỚI VÙNG QUY HOẠCH Các tác động tích cực và tiêu cực của việc tiếp cận với điện đối với phát triển và môi trường kinh tế xã hội: - Tạo việc làm - Nâng cao mức sống vật chất và văn hoá của các cộng đồng địa phương - Xoá đói, giảm nghèo - Các hệ quả của tác động môi trường gây nên bởi các phương án quy hoạch…
  12. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ - CÁC CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH (i) Tóm tắt tất cả các phân tích và kết luận ở trên: - Lập ưu tiên - Kế hoạch hoá thời gian thực hiện quy hoạch - Khuyến nghị về các phương thức thực hiện quy hoạch: các mối quan tâm về tài chính và tổ chức (ii) Các chính sách - Chính sách thu hút và kêu gọi đầu tư cho năng lượng tái tạo - Chính sách bảo đảm hạ tầng cơ sở địa phương cho phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực quy hoạch chưa có điện - Chính sách hỗ trợ chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo, nhập và chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo - Miễn giảm thuế cho chuyển giao công nghệ tái tạo và nhập khẩu/chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo - Các chính sách cung cấp và trợ cấp cho phát triển năng lượng tái tạo - Các chính sách định giá năng lượng tái tạo trong khuôn khổ chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo
  13. Xin cảm ơn !
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2