intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) – cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua để nhìn nhận rõ nét những mặt được và hạn chế về sản phẩm nông nghiệp; làm rõ cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khi Việt Nam gia nhập AEC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) – cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM THE ASEAN ECONOMIC COMMUNITY (AEC) – OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR AGRICULTURAL EXPORT ENTERPRISES IN VIETNAM ThS. Lê Thị Hồng Nghĩa; ThS. Đào Thị Ly Sa Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kontum dtlsa@kontum.udn.vn TÓM TẮT Việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mang lại một sân chơi mới và công bằng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó bao gồm cả doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Bài viết tập trung phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua để nhìn nhận rõ nét những mặt được và hạn chế về sản phẩm nông nghiệp; làm rõ cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khi Việt Nam gia nhập AEC. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp chính nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức góp phần tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: AEC, xuất khẩu, nông sản, cơ hội, thách thức. ABSTRACT Joining ASEAN Economic Community (AEC) will bring a new and level playing field for Vietnamese enterprises, including exporters of agricultural products. This paper focuses on analyzing the current situation of agricultural products’ production and export in Vietnam to recognize the pluses and minuses of agricultural products; clarifying the opportunities and challenges for agricultural export enterprises when Vietnam engages in AEC. A number of solutions is proposed to help Vietnam take advantage of opportunities as well as overcome challenges and hence be able to increase the volume and value of agricultural export in the near future. Key words: AEC, export, agriculture, opportunities, challenges. 1. Đặt vấn đề AEC là một bộ phận của Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009 - 2015, với 4 thành tố chính gồm: một thị trƣờng chung và cơ sở sản xuất thống nhất; một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh; phát triển kinh tế đồng đều; hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Thời điểm Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành đã sắp tới nhƣng mức độ sẵn sàng tham gia của mỗi nƣớc không giống nhau bởi chênh lệch về trình độ phát triển; sự chủ động và tích cực của các chính phủ, các hiệp hội và các doanh nghiệp ở các nƣớc cũng khác nhau. Là một đất nƣớc có thế mạnh về nông nghiệp, khi có sự giao thƣơng thì ranh giới của các quốc gia sẽ bị xóa nhòa và nhƣ vậy sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế lớn hơn. Các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội bƣớc chân sang các nƣớc và ngƣợc lại, nông sản của các nƣớc cũng sẽ rộng cửa vào Việt Nam. Đi kèm những cơ hội là thách thức về một thị trƣờng hơn 600 triệu dân, với thị trƣờng rộng mở nhƣng ràng buộc về các tiêu chuẩn và sự cạnh tranh công bằng thì liệu doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản Việt Nam đã có đƣợc gì và sẽ phải chuẩn bị những gì cho lộ trình hội nhập chỉ còn đếm theo ngày. 2. Giới thiệu về cộng đồng kinh tế ASIAN (AEC) ASEAN – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – đƣợc thành lập ngày 08/08/1967 tại Bangkok, Thái Lan trên cơ sở Tuyên bố ASEAN (hay Tuyên bố Bangkok) đƣợc ký kết bởi các thành viên sáng lập Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Tiếp đó, sự gia nhập của Vƣơng quốc Brunei vào ngày 07/01/1984, Việt Nam ngày 28/07/1995, Lào và Myanmar ngày 23/07/1997, sau đó là Cambodia ngày 30/04/1999 nâng tổng số thành viên ASEAN hiện tại lên đến con số 10. 181
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoạch định tầm nhìn ASEAN 2020 bao gồm ba trụ cột chính là cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN (APSC), cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC). Ý tƣởng cho việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đƣợc đƣa ra lần đầu trong Hội nghị thƣợng đỉnh không chính thức các nƣớc ASEAN lần thứ 2 tại Kuala Lumpur vào năm 1997. Tại đây, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 về phát triển kinh tế và hội nhập khu vực, hƣớng tới phát triển đồng đều và bền vững. Tầm nhìn đã đƣợc cụ thể hóa thông qua tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN trong Hiệp định ASEAN II hay Hiệp định Bali II ngày 7 tháng 10 năm 2003. Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ 12 tại Cebu vào ngày 9 tháng 1 năm 2007, các nhà lãnh đạo cam kết sẽ tiến tới thành lập một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Tuyên bố Hua Hin Cha-am về Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) cũng đã đƣợc ký kết ở Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Thái Lan năm 2009. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đƣợc thành lập nhằm mục đích tạo dựng một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, lao động có tay nghề trong ASEAN. Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao mà với năng lực cạnh tranh này, ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Một thị trƣờng đơn nhất và một không gian sản xuất chung. 3. Tổng quan tình hình sản xuất và xuất khẩu nông sản Việt Nam Tăng trƣởng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nƣớc ta. Với xu thế hội nhập hóa thƣơng mại đang diễn ra mạnh mẽ trong mỗi khu vực và trên toàn thế giới, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trƣớc cánh cửa mở rộng của thị trƣờng chung, nơi mà đòi hỏi sản xuất nông nghiệp phải tạo ra những nông sản giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên với thực trạng sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam hiện nay thì vấn đề nghiên cứu để nhìn nhận và đƣa ra các giải pháp để chúng ta có thể theo kịp và không bị mất sân chơi khi gia nhập là cần thiết. Trong bài viết này, nông sản đƣợc xác định theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO bao gồm: Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản nhƣ lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tƣơi…; Các sản phẩm phái sinh nhƣ bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…; Các sản phẩm đƣợc chế biến từ sản phẩm nông nghiệp nhƣ bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nƣớc ngọt, rƣợu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…Như vậy, theo WTO thì nông sản không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. 3.1. Tình hình sản xuất nông sản Nhìn nhận ở góc độ cơ cấu kinh tế phân chia theo ngành, những năm qua, nền kinh tế Việt Nam duy trì khá ổn định cơ cấu kinh tế với 18-20% GDP thuộc về khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng đóng góp khoảng trên 38% và phần còn lại từ 42-43% do dịch vụ mang lại. Tuy nhiên, cơ cấu lao động không hợp lý khi tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp chiếm khoảng 47% tổng việc làm; khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm tỷ trọng lần lƣợt khoảng 21% và 32% (Bảng 1). Điều này chứng tỏ, cơ cấu lao động chuyển dịch rất chậm chạp và vẫn tập trung chủ yếu ở ngành nông nghiệp trong khi tỷ trọng đóng góp của ngành này thấp nhất trong các ngành. Có thể nói, năng suất lao động nông nghiệp thấp, chủ yếu lao động tay chân, chƣa thực hiện công nghiệp hóa để mang lại giá trị kinh tế cao. Bảng 1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành (%) 182
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) (Nguồn:Niên giám thống kê) Nhìn nhận ở góc độ riêng đối với nhóm ngành nông sản bao gồm chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp qua các năm có sự dao động nhẹ nhƣng đóng vai trò quan trọng nhất trong nông nghiệp Việt Nam với giá trị chiếm khoảng 75% trong cơ cấu nông, lâm, thủy sản (Hình 1). Hình 1: Cơ cấu nông – lâm – thủy sản Việt Nam 2013-2014 (Nguồn: Niên giám thống kê) Mặc dù sản lƣợng nông sản luôn phụ thuộc vào tính chất của khí hậu, tính thời vụ và dịch bệnh nhƣng sản lƣợng nông sản hàng năm của Việt Nam vẫn lớn. Đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế, giải quyết vấn đề lao động và cung cấp đầy đủ cho lƣơng thực quốc gia. Điển hình một số sản phẩm của nông sản Việt Nam qua các năm có thể thấy sản lƣợng nông nghiệp nhìn chung đều tăng nhƣng mức độ tăng không đáng kể (Bảng 2). Tốc độ tăng trƣởng nông sản năm 2014 cao hơn so với 3 năm trở lại đây khắc phục đƣợc xu hƣớng giảm dần nhƣng vẫn thấp hơn so với giai đoạn 2006-2010. Tăng trƣởng GDP toàn ngành đạt 3,49% (năm 2013 đạt 2,67%). Nhiều loại nông sản tăng cả về sản lƣợng và giá bán, tiêu thụ tốt bảo đảm lợi nhuận cho nông dân. Nhƣng cần nhìn lại vấn đề khi Nhà nƣớc cố gắng xây dựng nền nông nghiệp có tính chất hàng hoá, kỹ thuật tiên tiến, cơ cấu kinh tế đa ngành nhƣng nông nghiệp nói chung vẫn chủ yếu phát triển ―quảng canh‖, chƣa thật rõ định hƣớng tới một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển theo chiều sâu, chất lƣợng và hiệu quả. Tuy năm 2014 đánh dấu sự chuyển hƣớng trong tái cơ cấu ngành, song xu hƣớng chi phối vẫn là ―sản lƣợng cao, tiêu tốn nhiều nguồn lực, chất lƣợng thấp và giá trị gia tăng thấp‖. Điểm sáng của ngành là đã có những đột phá mạnh trong ứng dụng rộng rãi khoa học kĩ thuật, công nghệ cao với sự tham gia của ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn vào sản xuất nông nghiệp. Xu hƣớng tuy mới bắt đầu nhƣng có khả năng lan tỏa nhanh. 183
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 2. Sản lượng một số sản phẩm của nông sản ở Việt Nam (Nguồn: Niên giám thống kê) 3.2. Tình hình xuất khẩu nông sản Xuất khẩu nông sản những năm gần đây tăng về sản lƣợng nhƣng có xu hƣớng giảm tỷ trọng so với các năm trƣớc điển hình tăng 35% so với năm 2010 nhƣng giảm mạnh xuống còn 7% năm 2012, và 6,6% 2013 (Hình 2). Tuy nhiên, theo báo cáo Bộ nông nghiệp, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhƣ cà phê tăng 32,2%; hạt điều: 21,1%; hồ tiêu: 34,1%; rau quả: 34,9% và gạo (không kể xuất khẩu tiểu ngạch): 5,3%. Bên cạnh đó, theo thống kê của Vụ nông nghiệp – Bộ kế hoạch đầu tƣ năm 2014, các mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt „tỷ đô” năm 2014 gồm: cà phê: 3,6 tỷ USD; gạo: 3,0 tỷ USD; điều: 2 tỷ USD; cao su: 1,8 tỷ USD; tiêu: 1,2 tỷ USD; sắn: 1,12 tỷ USD; rau quả: 1,47 tỷ USD. Hạt điều, hạt tiêu có giá trị xuất khẩu cao nhất thế giới và đƣợc đánh giá cao về chất lƣợng; gạo, cà phê đứng thứ hai; cao su đứng thứ 4; thủy sản đứng thứ 5; chè đứng thứ 7… Đây là những mặt hàng có sức cạnh tranh cao, chiếm đƣợc vị thế quan trọng trên thị trƣờng thế giới. Bảng 3 biểu thị một số thị trƣờng có mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn năm 2014. Theo báo cáo tổng quan về tình hình xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản Việt Nam năm 2013 cho thấy số lƣợng thị trƣờng xuất khẩu nhóm hàng nông sản của Việt Nam trong 5 năm qua đã tăng khá nhanh, cụ thể năm 2008, các mặt hàng nông sản của nƣớc ta mới có mặt tại 107 thị trƣờng trên toàn cầu, năm 2010 là 117 thị trƣờng thì đến hết năm 2013, con số này đã tăng tới 129 thị trƣờng. Điều này chứng tỏ rằng Chính phủ cũng nhƣ cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu nhóm hàng này trên cả nƣớc đã có nỗ lực rất lớn trong việc giữ ổn định thị phần và tìm kiếm thêm bạn hàng mới trên các thị trƣờng truyền thống, thâm nhập và mở rộng thị trƣờng mới ở khắp các châu lục trên phạm vi toàn cầu (kể cả các thị trƣờng có dung lƣợng nhỏ và có khoảng cách địa lý xa Việt Nam). Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là hàng nông sản Việt Nam thƣờng thua kém các nƣớc khác từ 15-50% về giá trị do những chênh lệch về chất lƣợng, điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh kém trên thị trƣờng, đặc biệt là tại các thị trƣờng đòi hỏi chất lƣợng cao. 184
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Hình 2: Giá trị xuất khẩu nông sản qua các năm (Nguồn: Tổng cục thống kê) Bảng 3. Một số thị trường có mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn năm 2014 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Việt Nam là nƣớc xuất khẩu ròng về các sản phẩm nông sản nhƣng sản phẩm lại chƣa chiếm đƣợc thị trƣờng trong nƣớc, nhập khẩu vẫn còn nhiều trong khi những mặt hàng đó có thể tận dụng từ nguồn cung trong nƣớc.Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay còn yếu về công nghệ sản xuất, chế biến vì thế đầu vào nông nghiệp còn phải nhập khẩu nhiều. Ngoài ra, giá cả bị chi phối với giá cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới. Nhìn chung, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản không ngừng nỗ lực nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giá trị xuất khẩu. Đa phần các mặt hàng qua các năm tăng, các doanh nghiệp duy trì tốt và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu làm cho thị trƣờng xuất khẩu ngày càng đƣợc khai thác thêm nhƣng với việc tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ đòi hỏi các sản phẩm xuất khẩu từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu 185
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thụ phải đổi mới để đáp ứng đƣợc nhu cầu và đạt đƣợc những tiêu chuẩn của thị trƣờng có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành. 4. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông – lâm – thủy sản Việt Nam khi Việt Nam gia nhập AEC 4.1. Cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam Việc Việt Nam gia nhập AEC sẽ đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam, đặc biệt là: Thứ nhất, cơ hội có đƣợc từ việc cắt giảm thuế quan, mở rộng xuất khẩu. Đối với nông sản Việt Nam, thuế suất giảm xuống rất có lợi cho nhà sản xuất và chế biến. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản, quan trọng nhất là đầu ra, nếu đầu ra không phải chịu thêm loại thuế nào vào sản phẩm, nông dân sẽ không chịu cảnh bị ép giá, hạ giá. Đây sẽ là cơ hội lớn cho việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong đó, ASEAN là một thị trƣờng quy mô tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam với doanh số 600 triệu ngƣời và GDP khu vực khoảng 2.200 tỷ USD. Khi AEC đi vào hoạt động sẽ tạo ra một thị trƣờng đơn nhất, khai thác đƣợc tối đa các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) mang lại, thuế suất lƣu thông hàng hoá giữa các nƣớc trong khu vực sẽ đƣợc cắt giảm dần về 0%. Các doanh nghiệp nông sản Việt Nam có thể bán hàng sang các nƣớc ASEAN gần nhƣ bán hàng trong nƣớc. Thứ hai, cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần. Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay đang chiếm giữ vị thế cao trên thị trƣờng quốc tế nhƣ hạt điều, hạt tiêu (đứng thứ nhất); gạo, cà phê (đứng thứ hai); chè (đứng thứ sáu), … Các mặt hàng khác cũng đang có tiềm năng tăng trƣởng xuất khẩu trong tƣơng lai nhƣ các loại rau, củ, quả, hoa tƣơi, … Khi AEC đƣợc thành lập, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thị trƣờng rộng lớn hơn với các đối tác nhƣ Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand thông qua các hiệp định thƣơng mại tự do riêng giữa ASEAN với các đối tác kinh tế lớn cũng nhƣ nỗ lực xây dựng Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), từ đó doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực. Bên cạnh đó, khi thuế suất trong ASEAN giảm xuống 0%, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phân nâng cao năng lực cạnh tranh. Tóm lại, khi Việt Nam tham gia AEC thì cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu của nông sản Việt Nam là có, nhƣng cơ hội này không phải là lớn và AEC không phải là ―đại tiệc‖ đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. 4.2. Thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam Bên cạnh những cơ hội từ việc gia nhập AEC mang lại, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít những thách thức đặc biệt với lĩnh vực nông nghiệp rất dễ bị tổn thƣơng. Thứ nhất, thách thức từ chất lƣợng sản phẩm và quy định về kỹ thuật. Thực tế, tập quán sản xuất của nông dân Việt Nam là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh để bảo vệ cây trồng, vật nuôi trƣớc những đợt bệnh, dịch hại vẫn chƣa chấm dứt triệt để. Do đó, điểm yếu về chất lƣợng sản phẩm sẽ tạo ra thách thức lớn cho cả ngành nông nghiệp. Dù thuế nhập khẩu vào các nƣớc có đƣợc cắt bỏ hết nhƣng việc kiểm dịch, kiểm tra dƣ lƣợng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao gói... của các nƣớc lại là một rào cản lớn đối với nông sản Việt Nam. Để nâng cao đƣợc khả năng cạnh tranh cũng nhƣ tăng cƣờng xuất khẩu nông sản, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng nâng cao chất lƣợng sản phẩm đáp ứng yêu cầu hội nhập. 186
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Thứ hai, thách thức liên quan đến chất lƣợng lao động, năng suất lao động. Các chuyên gia trong lĩnh vực lao động cho biết, hiện có khoảng 45% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu nhƣ chƣa qua đào tạo. Các lĩnh vực khác đƣợc đào tạo thì trình độ chƣa cao, khả năng ngoại ngữ rất kém. Chất lƣợng nguồn nhân lực không cao, dẫn đến năng suất lao động thấp đang thực sự là một cảnh báo. Nguy cơ của nền kinh tế chỉ dựa vào lao động giá rẻ và năng suất thấp là rất cao. Bởi vì lao động chất lƣợng thấp đồng nghĩa với tính kém đa dạng của các loại kỹ năng, khả năng sáng tạo cũng nhƣ hiệu quả tổ chức. Điều này ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nhiệp. Thứ ba, sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt. Với việc đẩy mạnh tự do hóa thƣơng mại nội khối, hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các nƣớc thành viên AEC sẽ dần bị xóa bỏ. Tính đến tháng 7 năm 2013, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10.000 dòng thuế xuống mức 0 - 5% theo ATIGA, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế. Với mức giảm thuế sâu nhƣ vậy, trong tƣơng lai, việc mở cửa thị trƣờng dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng luồng hàng nhập khẩu từ các nƣớc ASEAN vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Nhiều sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng suất lao động còn thấp, áp dụng tiến bộ khoa học hạn chế nên giá thành sản phẩm còn cao. Trong khi đó, sản phẩm nông sản nhập khẩu có chất lƣợng cao và giá cả cạnh tranh hơn. Vì vậy, việc mở cửa thị trƣờng ít nhiều sẽ tác động đến những sản phẩm hàng hóa này. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam sẽ bị thu hẹp, thậm chí là nguy cơ mất thị phần nội địa. Tóm lại, khi Việt Nam gia nhập AEC thì khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nông sản nói riêng là khá lớn bởi sự cạnh tranh gay gắt, lợi thế cạnh tranh về sản xuất giá rẻ cũng sẽ giảm đi. Do đó, các doanh nghiệp nông sản Việt Nam cần phải chuẩn bị sẵn sàng chủ động để hội nhập. 5. Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu nông sản của Việt Nam 5.1. Về phía nhà nước Nhà nƣớc cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức doanh nghiệp về AEC. Một nghiên cứu đƣợc thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh về nhận thức của các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh về Cộng đồng Kinh tế ASEAN của TS. Vƣơng Đức Hoàng Quân (2015) nhận định rằng các doanh nghiệp nhìn chung chƣa nhận thức đầy đủ về những thách thức cũng nhƣ chƣa sẵn sàng tận dụng cơ hội của AEC. Do đó, các cơ quan hữu trách cần phải chủ động nâng cao vai trò của mình hơn nữa, cần có nhiều hình thức khác nhau để cung cấp và hỗ trợ thông tin hiệu quả hơn cho doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về AEC. Nhà nƣớc cần chú trọng cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế. Theo diễn đàn kinh tế thế giới xếp hạng về thể chế của Việt Nam cho thấy nền quản lý hành chính lạc hậu, nhiều thủ tục rƣờm rà gây ảnh hƣởng tiêu cực nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh, chi phí về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp Việt Nam, đơn cử nhƣ việc các doanh nghiệp Việt Nam cần đến 872 giờ/năm để đóng thuế trong khi con số bình quân của dịch vụ đó ở các nƣớc ASEAN-6 chỉ là 172 giờ/năm. Thực tế này cho thấy, cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế là đòi hỏi cấp thiết đặt ra cho Việt Nam khi gia nhập AEC. Đồng thời, Nhà nƣớc cần đƣa ra những chiến lƣợc cụ thể hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp kinh doanh nông sản. Trong Quốc hội thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nƣớc những tháng đầu năm 2015, Đại biểu đến từ An Giang nhận định ―Nếu không giải quyết đƣợc bài toán nông dân làm gì thì hội nhập mới chỉ đƣợc 50%. Phải hỗ trợ nông dân bằng những chính sách chiến lƣợc cụ thể và đi vào thực tế‖. Trong xây dựng cơ chế cần khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia tiêu thụ, mở rộng thị trƣờng nông sản, trái cây; tránh đầu tƣ quy mô tràn lan, tăng cƣờng hợp tác với nông 187
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG dân để tiêu thụ nông sản. Bên cạnh đó, cần xây dựng chuỗi liên ngành chuyển giao công nghệ để sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam xâm nhập mạnh mẽ vào các thị trƣờng. 5.2. Về phía doanh nghiệp Trên cơ sở những cơ hội và thách thức mà hội nhập từ AEC mang lại, để nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu nông sản các doanh nghiệp Việt Nam cần phải: Thứ nhất, nâng cao chất lƣợng nông sản. Để đảm bảo việc xuất khẩu nông sản sang thị trƣờng nƣớc ngoài, sản phẩm nông sản Việt Nam cần đảm bảo đƣợc các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lƣợng sản phẩm. Do đó, để nâng cao chất lƣợng nông sản cần chú trọng cải tiến từ khâu chọn giống, thuốc bảo vệ thực vật, các quy trình phân bón, khâu vận chuyển, bảo quản để đảm bảo chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn hội nhập. Thứ hai, doanh nghiệp phải chủ động nâng cao sức cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập và đối mặt với xu thế mới nhƣ tự do hóa đầu tƣ, thƣơng mại, giảm và xóa bỏ thuế quan, hình thành tiêu chuẩn hàng hóa chung… Để đáp ứng cạnh tranh trong khu vực toàn cầu, các doanh nghiệp cần đƣa ra những điều chỉnh cần thiết, cần liên tục cải cách quy tắc xuất xứ, hàng hóa phải đáp ứng đƣợc những tiêu chí, quy định về xuất xứ mới đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế quan. Đồng thời, nâng cao chất lƣợng, năng suất lao động bằng cách đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu cạnh trạnh trong quá trình hội nhập. Thứ ba, đầu tƣ công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Máy móc, thiết bị khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Do đó, việc đầu tƣ máy móc thiết bị cho sản xuất, tuyển chọn, đóng gói sản phẩm cần đƣợc các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chú trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng thế giới. Thứ tƣ, xây dựng thƣơng hiệu nông sản Việt Nam. Có tiềm năng lớn trên thị trƣờng thế giới nhƣng do thƣơng hiệu mờ nhạt nên không ít nông sản Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh, giá bán và lợi nhuận thấp dù lƣợng xuất rất khẩu lớn. Trong một cuộc điều tra mới, chỉ có 36/173 doanh nghiệp ngành nông nghiệp có đăng ký thƣơng hiệu trong nƣớc, 5 doanh nghiệp đăng ký thƣơng hiệu ở nƣớc ngoài, 9/11 tổng công ty thuộc Bộ NNPTNT đăng ký thƣơng hiệu cho 107 mặt hàng, trong đó chỉ có 4 sản phẩm đăng ký ở nƣớc ngoài, 15/58 hội viên Hiệp hội Trái cây Việt Nam đã đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu trong nƣớc. Thực tế, Việt Nam luôn dẫn đầu về xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, hạt điều, nhiều loại trái cây nhƣ nhãn, bƣởi, thanh long… đƣợc ƣa chuộng trên thế giới nhƣng vẫn chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng. Do đó, hiện 90% nông sản xuất khẩu dạng thô, sau đó đƣợc các doanh nghiệp nƣớc ngoài chế biến và mang thƣơng hiệu của họ. Để nâng cao giá trị xuất khẩu, doanh nghiệp phải quan tâm đầu tƣ cho khâu chế biến và xây dựng thƣơng hiệu. Để giải quyết đƣợc bài toán nâng cao giá trị nông sản phải thực hiện đồng bộ từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ… Ngoài ra, cần phải có liên kết ―4 nhà‖ để giúp các địa phƣơng, doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu cho nông sản. Trong đó, Nhà nƣớc có cơ chế, chính sách, nguồn vốn cụ thể để xây dựng các vùng chuyên canh. Các nhà khoa học hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân về kỹ thuật. 6. Kết luận Là một nƣớc nông nghiệp, với chiến lƣợc chú trọng xuất khẩu, việc gia nhập AEC là một cơ hội lớn nhƣng cũng đem lại những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Do đó, Nhà nƣớc và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói riêng cần tập trung thực hiện các giải pháp quan trọng để tận dụng đƣợc các ƣu đãi và cơ hội đến từ AEC đem lại cũng nhƣ vƣợt qua những thách thức, góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. 188
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục xuất nhập khẩu (2014), ―Tổng quan về tình hình xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản Việt Nam năm 2013‖, http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2861/tong-quan-ve-tinh-hinh-xuat-khau-nhom- hang-nong-san--thuy-san-viet-nam-nam-2013.aspx, truy cập ngày 20/07/2015. [2] Đinh Thu Hằng (2014), ―Phân tích ngành: nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng‖, Tham vấn Cộng đồng doanh nghiệp về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực: Tác động, cơ hội và thách thức. [3] Hồng Nhung (2015), ―Nông sản Việt trƣớc hội nhập: Bài toán chất lƣợng sản phẩm‖, http://touch.vietstock.vn/2015/06/nong-san-viet-truoc-hoi-nhap-bai-toan-chat-luong-san-pham-118- 424906.htm, truy cập ngày 20/07/2015. [4] Lê Đăng Doanh, ―Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Cơ hội và thách thức với Việt Nam‖, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=114&CategoryID=7&News=8015, truy cập ngày 20/07/2015. [5] Nguyễn Bá Ngọc, Phạm Minh Thu (2014), ―Năng suất lao động ở Việt Nam - nhìn từ góc độ cơ cấu lao động và kỹ năng‖, Tạp chí Khoa học lao động và xã hội, số 41. [6] Nguyệt Quế (2015), ―Nếu không giải quyết đƣợc bài toán nông dân làm gì thì hội nhập mới đƣợc 50%‖, http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/ne-u-khong-gia-i-quye-t-duo-c-ba-i-toa-n-nong-dan-la-m-gi-thi- ho-i-nha-p-mo-i-duo-c-50-20150608120339301.chn, truy cập ngày 20/07/2015. [7] Trần Văn Hùng, Lê Thị Mai Hƣơng và Nguyễn Lê Anh (2015), ―Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam‖, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 20 (30). [8] Trần Đình Thiên và các cộng sự (2014), ―Kinh tế Việt Nam năm 2014 : Tổng quan vĩ mô‖, Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015. [9] Vƣơng Đức Hoàng Quân (2015), ―Nhận thức của các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh về Cộng đồng Kinh tế ASEAN‖, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 20 (30). 189
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2