intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của mít

Chia sẻ: Kata_6 Kata_6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây mít rất thân thuộc với người Việt Nam. Trái mít giàu dinh dưỡng, các bộ phận của cây mít, trái mít nếu biết sử dụng đều là “nam dược thần hiệu”. Cây mít rất thân thuộc với người Việt Nam. Trái mít giàu dinh dưỡng, các bộ phận của cây mít, trái mít nếu biết sử dụng đều là “nam dược thần hiệu”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của mít

  1. Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của mít Cây mít rất thân thuộc với người Việt Nam. Trái mít giàu dinh dưỡng, các bộ phận của cây mít, trái mít nếu biết sử dụng đều là “nam dược thần hiệu”. Cây mít rất thân thuộc với người Việt Nam. Trái mít giàu dinh dưỡng, các bộ phận của cây mít, trái mít nếu biết sử dụng đều là “nam dược thần hiệu”. Tất cả các bộ phận của cây mít đều có giá trị sử dụng. Trái mít vừa nhú bằng ngón tay cái trẻ em đã hái ăn chơi. Đó là mít cám (chấm với muối ớt). Trái mít xanh, khi còn non tạo ra nhiều món ăn ngon và lành như: Mít luộc (luộc từng miếng to, xắt
  2. lát mỏng chấ m mắ m nêm, nước mắ m ruốc, ăn kèm rau kinh giới, tía tô); mít trộn thịt, trộn mè; mít nấu hon (cắt kiểu quân cờ, ram vàng, nấu nhừ trong hỗn hợp xì dầu, nghệ (giã nhỏ), đậu phụng, gia vị); mít phích bột (luộc, thái lát, ướp gia vị thật thấ m, nhúng bột mỳ, cho dầu ram vàng). Ở Thanh Chương mít non vằm nhỏ làm nhút ăn cả nă m, dân dã nhưng là đặc sản của Nghệ An (Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn). Các loại thức ăn từ mít non giúp sản phụ tiết nhiều sữa, thông sữa, đặc biệt là món mít non nấu canh. Canh mít hợp với tôm; cho thêm tí ruốc sẽ đậm đà hơn; phụ gia thì phải có đọt sâm, lá lốt mới thơm, ngon. Kinh nghiệm dân gian, sản phụ thiếu sữa nuôi con ngoài áp dụng chế độ ăn các món cho nhiều sữa còn dùng lá mít tươi mỗi ngày nấu nước uống; dùng cụm hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít) hay quả non sắc uống. Theo đông y, các món ăn từ mít non còn có tác dụng bổ tỳ, hoà can. Mít trái gần chín bỏ xơ, lấy múi hấp, ăn với muối mè. Khi chín múi mít ăn tươi, hoặc phơi khô để dành ăn dần trong cả năm. Mít chín rất thơm, màu vàng tươi, nên không thể thiếu trong ly chè trái cây thập cẩm, trong kem cây, kem ly. Các đệ tử lưu linh còn biết dùng múi mít chín để lên men rượu (với tác dụng của đường và bánh men thuốc Bắc) – có màu vàng nhạt như màu rượu hương chanh và dậy mùi
  3. thơm của hương mít. Xơ mít, đợn mít chín kho cá bống, cá nục, làm chả giò, làm nhút. Cùi mít ướt nướng lá lốt là món ăn chay phổ biến ở trong nhà chùa. Hạt mít nhiều tinh bột, luộc ăn như khoai, sắn, rang chín có mùi thơm như khoai nướng. Ở miền núi ngày mùa mít chín nhiều ăn không kịp người ta lấy hạt phơi khô, mùa giáp hạt độn cơm như độn sắn độn khoai. Lá mít, mủ mít cũng đều có ích. Khi bị mụn nhọt, dùng lá mít tươi giã nát, đắp lên nhọt đang sưng, sẽ làm giả m sưng và giảm đau. Nhựa (mủ) mít thì trộn với dấm đem bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy. Các tài liệu khoa học cho thấy, mít rất giàu năng lượng, nước, protein, gluxit, canxi, photpho, sắt, betacaroten, vitaminC, vitamin B1, B2, PP, kali, phytonutrient (lignans,isoflavones và saponins). Thức ăn giàu kali giúp làm giảm huyết áp. Phytonutrient chứa nhiều chất có đặc tính chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, làm chậm tiến trình thoái hoá tế bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da.
  4. Không chỉ có trái và lá, thân cây mít là một loại gỗ quý, dùng để tạc tượng thờ, hoành phi, khắc dấu, làm mộc bản (bản khắc in), làm khuôn đóng xôi, oản, làm đồ thờ cúng – vì thớ gỗ mịn, dễ khắc. Gỗ mít nặng và chắc, nước màu đẹp nên thường được sử dụng để đóng tủ, bàn ghế, làm nhà ở. Những thập nên 70 thế kỷ trước tôi có nhiều quãng thời gian sống ở miền tây Bình- Trị-Thiên. Có lần, khi đang nghỉ đêm trong nhà sàn của đồng bào Vân Kiều gặp một hiện tượng lạ. Nửa đêm bà chủ nhà trở dạ sinh con. Cả nhà dậy đốt lửa, nấu nước, mài dao (để cắt rốn cho trẻ sơ sinh). Riêng ông chồng thì lấy chai rượu ra, ngồi trầm ngâm, uống một mình. Đứa trẻ chào đời, khóc oe….oe…! Nghe bà mụ bảo: Con trai. Tức thì người đàn ông bật dậy cầm bó đuốc đi ra vườn. Tôi nghe tiếng thình thịch ở phía sau nhà. Khoảng hai giờ sau, khi đứa trẻ và sản phụ đã ngủ ngon thì người chồng trở vào nhà. Ông bảo với mấy người đang quây quần bên bếp lửa: Mới được hai mươi cây. Sáng ngày, ăn vội mấy củ sắn luộc, ông lại vác cuốc ra phía sau đồi. Thì ra ông trồng cây, trồng đủ 30 cây mít rồi mới vào nhà uống rượu mừng thành viên mới trong gia đình. Sau này, trong một chuyến đi công tác với ông Vũ Thắng, Bí thư
  5. Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, người bám trụ mặt trận Trị Thiên suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi bàn luận chuyện “cây gì, con gì” ông Vũ Thắng cho hay: “Người dân tộc ở miền núi có tục lệ ta có thể học được. Khi bà vợ đẻ được đứa con trai thì người chồng lập tức ra vườn trồng mấy chục cây mít. Hai mươi năm sau vườn mít này có thể đủ gỗ để làm một ngôi nhà cho đứa con đấy ra ở riêng”. Mít rất dễ trồng. Ăn múi mít chín xong, vứt hạt ra ngoài vườn, chỉ hơn tháng sau là nẩy mầm, cây con mọc một cách tự nhiên, bứng đi chỗ khác trồng chú ý lấy hết rễ cái là chắc chắn sống khoẻ. Mít gắn bó với người suốt cả cuộc đời; gắn bó ngay từ khi mới lọt lòng mẹ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2