CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO KHUÔN IN LƯỚI(LỤA)
lượt xem 45
download
In lưới (Screen printing) là phương pháp in đơn giản nhất và được sử dụng rất rộng rãi để in nhiều loại sản phẩm trên các chất liệu khác nhau. Khuôn in lưới cũng gồm hai phần tử: phần tử in là những lỗ lưới thủng, phần tử không in là những lỗ lưới đã được bịt kín; khuôn in là một tấm lưới căng phẳng trên một khung bằng gỗ hoặc bằng hợp kim nhôm. Kích thước khuôn in lướirất đa dạng, phụ thuộc vào sản phẩm cần in. Lưới dùng làm khuôn in thường có nhiều loại. In menu | in card |...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO KHUÔN IN LƯỚI(LỤA)
- CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO KHUÔN IN LƯỚI(LỤA) Công nghệ chế tạo khuôn in lưới (lụa) I.Đặc điểm chung của khuôn in lưới (lụa) In menu | in card | in túi | in catalog | in bạt | in tờ rơi | in nhãn mác | in kep file | in bao bì | in tem | in hộp | in thùng carton | in banner | in phong bì | in tiêu đề | in lịch | in thiệp | in sổ 1 Đặc điểm chung: In lưới (Screen printing) là phương pháp in đơn giản nhất và được sử dụng rất rộng rãi để in nhiều loại sản phẩm trên các chất liệu khác nhau. Khuôn in lưới cũng gồm hai phần tử: phần tử in là những lỗ lưới thủng, phần tử không in là những lỗ lưới đã được bịt kín; khuôn in là một tấm lưới căng phẳng trên một khung bằng gỗ hoặc bằng hợp kim nhôm. Kích thước khuôn in lướirất đa dạng, phụ thuộc vào sản phẩm cần in. Lưới dùng làm khuôn in thường có nhiều loại. In menu | in card | in túi | in catalog | in bạt | in tờ rơi | in nhãn mác | in kep file | in bao bì | in tem bảo hành | in hộp |in thùng carton | in banner | in phong bì | in tiêu đề | in lịch | in thiệp | in sổ Lưới làm từ sợi tơ tằm: Đây là loại sợi từ tơ tằm có độ đàn hồi tốt nhưng độ bền không cao, khi gặp nước sợi nở nhiều. Lưới sợi tơ tằm ít bị sô lệch do các sợi lưới liên kết tương đối chặt. Loại lưới này chỉ chủ yếu dùng in trên bề mặt sứ. Lưới làm từ sợi polyamit: Loại này có độ đàn hồi cao dễ căn chỉnh, khuôn chịu được môi trường kiềm, mức độ hút ẩm ít, khi độ ẩm 60% sợi nở 45%, không bị mốc, loại lưới này không bền với một số hợp chất hữu cơ và axit vô cơ. Lưới làm từ sợi polyeste: Loại này có độ bền cơ học cao, ổn định kích thước, bền với một số hợp chất hữu cơ nhưng tính đàn hồi thấp khả năng chịu lực ma sát kém, loại lưới này chủ yếu dùng để in trên vật liệu PVC và PE . Lưới làm từ sợi kim loại: Loại này chủ yếu là dùng sợi hợp kim đồng có độ bền cơ học cao nhưng độ đàn hồi kém loại lưới này ít đựơc sử dụng. Độ mịn của lưới được xác định theo số sợi/cm và mật độ mắt lưới/cm2. Lưới thô là lưới có mật độ sợi nhỏ, lưới mịn là lưới có mật độ sợi lớn. Chiều rộng của ô lưới phải lớn hơn đường kính sợi lưới từ 1,5 đến 2 lần. Người ta thường dùng hệ số thiết diện của lưới được tính bằng tỷ số giữa độ dầy của sợi lưới trên độ rộng của lỗ lưới là diện tích tương đối của lỗ (S) và bề dày lưới là (e).
- Khi dùng loại lưới có số đường lớn thì hệ số thiết diện giảm. Khi in lượng mực chuyển từ khuôn lên tờ in (Vo) bao giờ cũng nhỏ hơn kích thước của lỗ lưới (Vk) do đó hệ số truyền mực k = Vk / Vo bao giờ cũng nhỏ hơn 1. Hệ số này phụ thuộc vào tính chất của lưới, vật liệu in, tính chất của mực in và chế độ in. Khi số sợi lưới tăng thì hệ số truyền mực k giảm từ 0,6 tới 0,4, chiều dày của lớp mực in từ 80 đến 100 mm. Khi in ảnh tầng thứ loại lưới phải có số ô lớn hơn tần số t’ram từ 3,5 đến 4 lần, điều này đảm bảo một điểm t’ram phải nằm trên từ 3 đến 4 lỗ lưới. T’ram in lưới nên dùng từ 50 đến 100 l.p.i. Độ rộng lỗ lưới thường tương ứng với số sợi lưới: Lưới có số đường 100/cm có độ rộng mắt lưới là 0,06 mm, đường kính sợi lưới 0,04mm Lưới 110 đường/cm có độ rộng mắt lưới là 0,053 mm, đường kính sợi 0,04mm Lưới 130 đường/cm có chiều rộng mắt lưới là 0,04mm, đường kính sợi 0,03mm. Độ căng của lưới: Khi căng lớn lên khuôn thì độ căng của lưới phải đồng đều sao cho các sợi lưới phải song song với nhau, các sợi dọc và ngang phải vuông góc với nhau. Khi in nhiều màu thì độ căng của 4 khuôn in phải bằng nhau. 2 Yêu cầu của bản mẫu khi chế khuôn in lưới. Để chế khuôn in lưới đạt chất lượng cao thì bản mẫu phải có một số yêu cầu sau: độ rộng và khoảng cách giữa các đường kẻ trên bản mẫu phải không nhỏ hơn 0,15 0,2 mm. Khi chế tạo khuôn in bằng phương pháp trực tiếp thì các chữ phải lớn hơn 8 point, khi phơi bản dùng màng cảm quang amôndicromat thì độ đen của phần tử in trên phim luôn lớn hơn 1,5 (D>1,5) còn phần tử không in trên phim luôn nhỏ hơn 0,02 (D15mm) và khả năng phủ lớn của lớp mực.
- 3 Cách chọn lưới in Khi chọn lưới in người ta phải căn cứ vào: Vật liệu in: In trên giấy chọn lưới có số đường từ 90 đến 140/cm, khi in trên bao bì PVC và PE, vải giả da và kim loại chọn lưới từ 120 đến 180 đường/cm; khi in trên các loại vải và sản phẩm dệt nên chọn lưới thô và trung bình như: khi in trên khăn tắm chọn lưới từ 30 đến 50 đường/cm, loại vải thô dùng lưới từ 40 đến 150 đường/cm; loại vải mỏng, dệt kim chọn lưới từ 50 đến 100 đường/cm. Hình ảnh in: Hình ảnh nhỏ có nét thẳng chọn lưới mịn, khi in ảnh bằng t’ram thì chọn lưới in phù hợp với loại t’ram dùng sao cho số đường của lưới gấp từ 3 đến 4 lần của loại lưới t’ram. II. Công nghệ chế tạo khuôn in lưới 1 Công nghệ trực tiếp Quá trình chế tạo khuôn in lưới dùng công nghệ trực tiếp sử dụng màng keo nhậy sáng nhũ tương phủ trực tiếp lên bề mặt lưới sau khi đã được làm sạch, sấy khô lớp keo nhạy sáng. Khi phơi thông qua phim dương bản, ánh sáng sẽ đóng rắn lớp keo nhạy sáng tại các phần tử không in. Tiếp theo hiện hình bằng nước ấm, lớp keo nhạy sáng không bị ánh sáng tác dụng sẽ tan ra khỏi bề mặt lưới. Phương pháp trực tiếp có độ bền kém hơn so với phương pháp gián tiếp. Các bước công nghệ khi chế khuôn trực tiếp Làm sạch bề mặt lưới: Đối với lưới tơ tằm, sợi bông, dùng nước ấm (400c) giặt lưới khoảng 5 phút sau đó ngâm vào dung dịch K2CO3 nồng độ 2% khoảng 10 phút sau đó rửa bằng nước sạch. Đối với lưới sợi tổng hợp, giặt lưới bằng dung dịch Sôđa 10% và ngâm lưới vào dung dich axit Clohydric (HCl) loãng khoảng 1 phút, cuối cùng rửa bằng nước sạch. Phủ màng keo lên mặt lưới: Đặt nghiêng khung lưới khoảng 45 độ dùng miếng phim nhựa gạt một màng keo nhậy sáng đều trên bề mặt lưới (có thể phủ keo một mặt hoặc hai mặt lưới). Keo nhạy sáng thường dùng là hỗn hợp P.V.A (polyvynylalcohl) và dirômatamôn. Cách pha dung dịch nhạy sáng: Lấy 120 đến 150gam P.V.A ngâm vào 800ml nước khoảng 10 giờ sau đó nấu cách thuỷ cho tan hết thành dung dịch trong suốt không màu (dung dịch 1). Lấy 12 đến 15 gam Dicromat amôn (NH4)2Cr2O7)pha vào 200ml nước. Khuấy cho tan hết đặt trong tối (dung dịch 2) Khi pha dung dịch nhậy sáng, lấy dung dịch (2) đổ vào dung dịch (1) khuấy cho tan đều, để trong tối thời gian sử dụng không qúa 7 ngày.
- Khi đã phủ màng keo nhạy sáng lên lưới dùng nhiệt sấy khô hai mặt lưới. Phơi bản: Đặt tờ phim dương bản ép sát lên bề mặt lưới, hình ảnh trên phim phải cùng chiều với tờ in sau này nếu nhìn từ bên trong khung lưới và ngựơc chiều nếu nhìn từ phía bên ngoài lưới. Dùng tấm kính trong suốt để ép chặt tấm phim dương bản lên bề mặt lưới. Chiếu đèn phơi để phơi bản, thời gian phơi bản phụ thuộc vào loại đèn phơi, đặc điểm của màng keo nhạy sáng. Thông thường để xác định thời gian phơi, cần phải phơi thử nhiều mẫu với các thời gian khác nhau, sau đó tìm thời gian phơi tốt nhất. Thời gian phơi phải đủ để đóng rắn hoàn toàn lớp keo nhạy sáng ở phần tử không in. Nếu thời gian phơi chưa đủ thì màng keo ở phần tử không in chưa bị đóng rắn hoàn toàn làm cho nó bị vỡ, khi in sẽ gây bẩn tờ in. Còn nếu phơi quá thời gian thì những phần tử in bị mất, hình ảnh trên tờ in không trung thực so với trên phim. Khi phơi bản, ánh sáng sẽ gây ra phản ứng quang hoá làm đóng rắn màng keo nhạy sáng giống như phơi bản tái sinh khi chế tạo khuôn in offset. Hiện hình: Sau khi phơi bản xong dùng vòi nước ấm phun vào bề mặt lưới bằng các tia nước nhỏ để làm tan hết lớp keo nhạy sáng không bị ánh sáng tác dụng ở phần tử in. Khi hiện hình phải đảm bảo tẩy bỏ hoàn toàn lớp keo nhạy sáng không bị ánh sáng tác dụng ở phần tử in nhưng đồng thời không được làm hỏng lớp keo đóng rắn ở phần tử không in. Tút bản: Lưới sau khi hiện được sấy khô và dùng keo nhạy sáng phủ lên những chỗ bị vỡ màng keo đóng rắn tại chỗ phần tử không in như: mép phim, vết bẩn,...sau đó sấy khô lưới. Có thể dùng băng keo dính dán xung quanh khung lưới để mực không bám vào các khung của lưới. Tẩy bỏ màng keo nhậy sáng: Khi đã in xong cần phơi khuôn mới người ta phải tẩy bỏ màng keo đóng rắn trên lưới như sau: rửa sạch mực trên lưới, lấy dung dịch thuốc tím xoa lên bề mặt lưới, tiếp đó dùng dung dịch axit oxalic xoa lên lưới, dùng bản trải lông mềm và nước rửa sạch lưới. 2 Phương pháp gián tiếp Phương pháp gián tiếp không phủ màng keo nhạy sáng trực tiếp lên bề mặt lưới làm khuôn, phương pháp gián tiếp sử dụng một tấm nhựa phủ lớp nhũ tương nhậy sáng khô. Tờ nhậy sáng được các nhà sản xuất làm sẵn dưới dạng cuộn hoặc tờ rời. Khi chế tạo khuôn in người ta dùng phim dương bản để phơi truyền hình ảnh sang tờ nhậy sáng, sau đó hiện hình để đóng rắn các phần tử không in và hiện hình bằng nước. Cuối cùng người ta dán tờ nhạy sáng có hình ảnh khi còn ướt trên lưới làm khuôn. Các bước công nghệ chế khuôn in gián tiếp: Phơi bản: Ep tờ phim dương bản lên tấm nhạy sáng, bật đèn chiếu sáng để phơi bản. Khi đó tại những phần tử không in ánh sáng sẽ tác dụng lên lớp nhạy sáng gây ra phản ứng quang hoá làm đóng rắn lớp nhũ tương.
- Hiện hình: Sau khi phơi bản, tờ nhậy sáng được ngâm vào dung dịch hiện, tại những chỗ ánh sáng tác dụng màng nhũ tương đóng rắn thêm nữa trong lúc hiện. Thường dùng nước ôxy già (H2O2) để lau tờ nhậy sáng, thời gian lau khoảng từ 1 đến 3 phút tuỳ theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất tờ nhạy sáng Rửa nước: Dùng nước sạch phun lên bề mặt tờ nhạy sáng để tẩy bỏ hết lớp nhũ tương không bị ánh sáng tác dụng ra khỏi bề mặt đế, khi hiện nên dùng nước ấm khoảng 400c. Quá trình rửa nước cần nhẹ nhàng tránh hiện tượng làm hư hỏng lớp đóng rắn ở phần tử không in nhỏ. Ghép tờ nhạy sáng lên lưới làm khuôn: Đây là quá trình dán tờ nhạy sáng lên tấm lưới làm khuôn in. Khi tờ nhạy sáng còn ướt rất dễ dính lên lưới. Đặt tờ nhạy sáng lên mặt bàn phẳng, (đặt mặt thuốc ngửa lên trên) đặt lưới sạch lên tờ nhậy sáng sao cho hình ảnh nằm vào giữa khuôn lưới, không di chuyển lưới nhiều lần, không cần dùng lực ép bên ngoài mà chỉ cần trọng lượng khung lưới là đủ. Dùng giấy thấm, thấm nước dư trên mặt sau của tờ nhậy sáng. Làm khô: Không nên làm khô bằng nhiệt hoặc hơi nóng vì làm khô nhanh sẽ làm giảm độ kết dính. Làm khô lớp nhũ tương hoàn toàn trên toàn bộ khung bằng cách đặt vào nơi có quạt gió nhẹ cả hai mặt lưới. Màng nhũ tương khô hoàn toàn khi toàn bộ tờ nhạy sáng có mầu giống nhau Tách bỏ màng đế của tờ nhạy sáng: khi nhũ tương đã khô, lau sạch đế và bóc bỏ lớp đế ra khỏi lớp nhũ tương. Dùng tay bóc nhẹ lớp đế trong ra khỏi khuôn lưới. Tách bỏ lớp nhũ tương đóng rắn: Sau khi in xong, lớp nhũ tương được tẩy bỏ ra khỏi khuôn lưới để chế khuôn khác. Khi tách bỏ lớp nhũ tương ở phần tử không in người ta dùng nước nóng phun vào lưới với áp suất lớn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn