intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NECTA ỔI ĐÓNG HỘP

Chia sẻ: Nguyenthi Kheo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

270
lượt xem
94
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, xu hướng sử dụng các loại đồ uống từ nguyên liệu quả tươi, trong đó có ổi đang rất phổ biến. Loại nước quả này đang dần thay thế một số nước pha chế khác bởi tính chất ưu việt của nó là có chứa các vitamin, muối khoáng, vi chất dinh dưỡng, các đường đơn dễ tiêu hóa và đặc biệt còn chứa một số hợp chất bioflavonoid có hoạt tính sinh học quý giá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NECTA ỔI ĐÓNG HỘP

  1. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NECTA ỔI ĐÓNG HỘP Chương 1: Giới thiệu chung về nguyên liệu Hiện nay, xu hướng sử dụng các loại đồ uống từ nguyên liệu quả tươi, trong đó có ổi đang rất phổ biến. Loại nước quả này đang d ần thay thế một số nước pha chế khác bởi tính chất ưu việt của nó là có ch ứa các vitamin, muối khoáng, vi chất dinh dưỡng, các đường đơn dễ tiêu hóa và đặc biệt còn chứa một số hợp chất bioflavonoid có hoạt tính sinh h ọc quý giá. Vì vậy, đồ uống tươi từ quả ổi ngoài mục đích giải khát nó còn cung cấp các chất dinh dưỡng chức năng giúp cơ thể phòng chống một số bệnh. 1.1 . Nguyên liệu chính 1.1.1. Nguồn gốc: Ổi ta là loài cây ăn quả thường xanh lâu năm, thuộc h ọ Đào Kim Nương, có nguồn gốc từ Brasil. Trái ổi thuộc họ sim, có tên khoa học là Psidium guajava. Bên cạnh mùi vị thơm ngon, cả vỏ ổi, h ạt ổi và ph ần ruột ổi bên trong đều mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và l ợi ích cho s ức khỏe. Cây ổi nhỏ hơn cây vải, nhãn, có thể cao tới 10m, đ ường kính thân t ối đa 30cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa. Thân cây ch ắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ già có th ể tróc ra từng mảng phía dưới. Cành non 4 cạnh, khi già mới tròn dần, lá đối xứng. Hoa lưỡng tính, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà th ường ở nách lá, màu trắng, nhiều nhị vàng, hạt phấn nhỏ rất nhiều, phôi cũng nhiều. Hoa thụ phấn dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn.
  2. Quả to từ 4 – 5g đến 500 – 700 g gần tròn, dài ho ặc hình ch ữ lê. H ạt nhiều, trộn giữa một khối thịt quả màu trắng, h ồng, đỏ, vàng. Từ khi th ụ phấn đến khi quả chín khoảng 100 ngày. 1.1.2. phân loại Ở Việt Nam, ổi được trồng ở cả hai miền Nam và B ắc. Tuy nhiên, chỉ ở Miền Nam ổi mới được trồng tập trung và quy hoạch thành từng vùng lớn như ở đồng bằng sông Cửu Long. Tùy thuộc vào đặc điểm quả và nguồn gốc cũng như địa điểm phân bố, nước ta có các giống ổi sau: Ổi Bo Thái Bình: Cây cao 3- 4m, quả to (trọng lượng trung bình 100- 200g/quả), cùi dày, ruột nhỏ, ít hạt, thịt quả giòn và thơm. Đây là gi ống ổi rất thích hợp cho mục đích ăn tươi và chế biến đóng hộp. Ổi Đào: Đây là các giống ổi ruột có màu đỏ. Quả có hình cầu, cùi dày, ruột bé có màu hồng đào, ít hạt. Trọng lượng quả từ 40 - 50g/qu ả, th ịt quả mềm, khi chín có mùi thơm hấp dẫn. Giống ổi này rất thích h ợp cho mục đích ăn tươi cũng như chế biến các dạng nước uống, pure. Ổi Mỡ: Quả có hình tròn, nhỏ, trọng lượng quả từ 40 – 50g/quả, th ịt qu ả dày, mịn, màu trắng, ruột bé, ít hạt. Khi chín, vỏ có màu vàng trắng, th ịt quả có mùi thơm mạnh. Giống ổi này rất thích h ợp cho mục đích ăn t ươi cũng như chế biến các dạng nước uống, pure. Ổi Xá Lỵ: Giống ổi này có hình quả lê được trồng nhiều ở các tỉnh Miền Nam, kích thước rất to, thịt quả dày, ít hạt, khi chín th ịt qu ả m ềm, h ương vị không mạnh như các giống ổi đào hay ổi mỡ.
  3. Ổi Tàu: Cây nhỏ, cao khoảng 2 - 3m, lá nhỏ, quả bé, ăn được nhưng đa số giống này được trồng với mục đích làm cây cảnh và làm thuốc là chính. Ổi Bát Ngoại: Quả to, thịt quả dày, ít hạt, có hình tròn hoặc h ơi dài. Th ịt quả mềm khi chín có mùi thơm nhẹ. 1.1.3. Thành phần dinh dưỡng và hóa học Khi nói về thành phần dinh dưỡng của quả ổi, người ta xem nó như một loại thực phẩm chức năng do trong thịt quả có chứa một hàm lượng vitamin C gấp 3 lần so với cam và một lượng chất x ơ rất cao, do đó năng lượng do chúng cung cấp thấp so với trọng lượng (55KJ/100g th ịt quả). Ngoài ra, thịt quả còn chứa một số chất có hoạt tính sinh học quan trọng tự nhiên rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể như vitamin niacin, axit pantothenic, thiamin, riboflavin và vitamin A cùng với các khoáng chất nh ư photpho, canxi, sắt, và protein. Ổi là loại quả có hàm lượng nước chiếm tỷ lệ tương đối cao (82 - 85%). Hàm lượng glucid trong ổi ở mức thấp (7,1 - 7,9%), trong đó hàm lượng đường ở mức trung bình đối với một số loại quả thông thường (6 - 9%), phần còn lại là glucoza và fructoza với tỷ lệ tương đương nhau. Lượng axit hữu cơ trong ổi không đáng kể (0,2 - 0,3%), trong đó ch ủ y ếu là axit citric. Ngoài ra còn có các axit malic, fumaric, glycollic tạo cho ổi có vị hơi chua dịu. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 154 hợp chất bay h ơi đã đ ược tìm thấy trong quả ổi tạo ra hương thơm hấp dẫn mà chủ yếu là các hợp chất của carbonyl, este của rượu thơm, cồn, hydrocarbon và hỗn hợp các chất bay hơi khác. Một trong số chúng là methyl benzoat, pphenylethyl axetat, cinnamyl axetat, hexanon và β-ionon, đặc biệt cinnamyl axetat là một trong những hợp chất bay hơi chính tạo nên hương thơm đặc trưng cho ổi.
  4. Ngoài các thành phần có giá trị dinh dưỡng, trong quả ổi có chứa một lượng pectin đáng kể (chiếm khoảng 1,0 - 1,5%). Hàm lượng các chất trong 100g ổi Thành phần Hàm lượng Chất xơ 2,8-5,5 g Protein 0,9-1,0 g Chất béo 0,1-0,5g Can xi 9,1-17 mg Phốt pho 17,8-30 mg Sắt 0,30-0,70 mg Vitamin A 200-400 I.U Magie 10-25 mg Natri 3 mg Kẽm 0.230 mg Đồng 0.103 mg Mangan 0.144 mg Vitamin B1 0.046 mg Vitamin B2 0.03-0.04 mg Vitamin C 100-500 mg 1.2. Nnguyên liệu phụ Nước: là dung môi hòa tan các chất. Trong quá trình ch ế biến nguồn nước sử dụng phải đảm bảo vệ sinh và đạt các tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
  5. Đường: Saccharose là chất ngọt được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất nước ổi . Saccharose còn gọi là đường kính ,có công th ức phân tử C12H12O11 , dạng tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước và độ tan tăng theo nhiệt độ. Đường giúp tạo gel tốt, tăng hương vị và tăng thời gian bảo quản. Đường sử dụng là đường trắng, không dùng đường vàng vì có thể làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm. Chất lượng saccharose theo TCVN 1696-75 Các chỉ tiêu Loại 1 Loại 2 Hàm lượng saccharose ≥99.67% ≥99.45% Độ ẩm ≤0.07% ≤0.12% Chất khử ≤0.15% ≤0.17% Chất tro ≤0.1% ≤0.15% Chất không tan ≤170 mg/kg ≤200 mg/kg Trắng óng ánh Trắng sáng Màu Bình thường, không có mùi lạ. Mùi Vị Ngọt thanh, không có vị lạ Acid: Góp phần tạo hương vị và độ đông cho sản phẩm. Trong ổi có một lượng acid đáng kể nhưng trong quy trình nên bổ sung thêm acid đưa pH về 3 – 3,5 để pectin tạo gel. Acid thường sử dụng là acid citric hay acid ascorbic(vitamin C). Acid Citric có công thức phân tử là C 6H8 O7 .H 2O ,dạng tinh thể màu trắng , dễ tan trong nước hoặc cồn, khó tan trong etylen. Acid Citric có vị chua dịu hơn nhiều so với các acid thực phẩm khác nên thường được dùng làm chất điều vị cho sản phẩm nước ổi. CMC(carboxy methyl cellulose): dẫn xuất của cellulose là chất phụ gia dùng trong quá trình chế biến các loại sản phẩm th ực ph ẩm. CMC có tính chất tạo keo, làm chậm quá trình kết tinh, làm mịn tinh th ể, c ải thi ện độ bóng, ổn định pha rắn, ngăn cản sự phân ly tinh dầu – n ước, gi ữ ẩm, chống dính….Liều lượng sử dụng thông thường là 0.1- 0.5%
  6. + Chỉ số Ds ( Degree of substitution: mức độ thay thế nhóm chức) + Thông thường Ds: 0- 3 (max) + CMC dạng thương phẩm có Ds: 0.4- 1.4 + CMC dùng cho thực phẩm có Ds: 0.65- 0.95 + CMC có Ds < 0.4 không hòa tan trong nước + Có thể sử dụng CMC ở dạng nóng và lạnh + Ở pH 5- 9 thì dung dịch ít thay đổi tính ch ất, nh ưng pH < 3 thì đ ộ nhớt gia tăng hoặc kết tủa. Do đó không sử dụng CMC cho sản ph ẩm có độ pH < 3.
  7. Chương 2: CÁC SẢN PHẨM NƯỚC TRÁI CÂY TỪ ỔI Nước ổi đào ép Nước ép ổi Mứt ổi Nước ổi đóng lon
  8. Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NECTA ỔI Ổi Lựa chọn, xử lý Rửa Chần Chà B ã Lọc sơ bộ Phối chế syru p Nâng nhiệt, Bài khí Đồng hóa Thanh trùng Hộ p Tiệt trùng Rót hộp, Ghép nắp Dán nhãn Thànhphẩ m
  9. Chương 4: THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 4.1. Lựa chọn – phân loại – xử lí Ổi đem chế biến là ổi ruột đỏ, trước khi đưa vào chế biến ph ải qua các công đoạn phân loại để loại bỏ các tạp chất và sâu bệnh có th ể b ị nhiễm trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Phân loại đ ể ch ọn nh ững quả có độ chín, kích thước đồng đều thuận lợi cho quá trình ch ế bi ến sau này. Mục đích: - Loại những quả không đủ tiêu chuẩn để ch ế biến nh ư: mốc, th ối nhũn, sâu bệnh… -Loại bỏ các tạp chất như cát, sỏi, rơm..trước khi rửa. -Tận dụng được những quả hư một phần nhưng có thể sử dụng được mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Công đoạn xử lý nhằm loại bỏ các phần không ăn được như cuống, các phần bị giập nát. Công đoạn này đựơc tiến hành thủ công. Những người công nhân sẽ dùng dao cắt gọt những phần không ăn được hay bị hư. 4.2. Rửa Mục đích: Loại trừ các tạp chất, bụi, đất cát bám xung quanh quả, đồng thời làm giảm 1 lượng lớn vi sinh vật. Yêu cầu:Ổi sau khi rửa phải sạch, không bị dập nát, ít bị tổn thất chất dinh dưỡng. Nước rửa phải là nước sạch, đảm bảo các ch ỉ tiêu c ủa B ộ Y Tế. Nếu dùng nguồn nước thiên nhiên như sông hồ, giếng thì ph ải qua h ệ thống lọc và sát trùng bằng clorua vôi. Quá trình thực hiện Quá trình rửa gồm 2 giai đoạn chính - Ngâm cho mềm các vết bẩn
  10. - Rửa xối để loại sạch các vết bẩn Thiết bị: Máy rửa sàng lắc Máy rửa sàng lắc làm việc theo phương pháp xối. Nguyên li ệu trong quá trình rửa, do tác dụng chuyển động của sàng, bị cọ sát lên nhau, lên mặt sàng và được nước từ trên phun xuống xối sạch. Do sàng đặt nghiêng và tác dụng lắc 2 chiều của sàng làm cho nguyên liệu di chuyển liên tục từ chỗ vào đến chỗ ra. Máy dùng để rửa các loại nguyên li ệu nh ư qu ả tròn cứng hoặc các loại hạt, ngoài ra còn dùng làm nguội nguyên li ệu sau khi xử lý nhiệt. 4.3. Chần Mục đích: -Đình chỉ các quá trình sinh hóa xảy ra trong nguyên li ệu, gi ữ màu s ắc c ủa nguyên liệu không hoặc ít bị biến đổi. -Đối với nguyên liệu thực vật, dưới tác dụng của enzyme peroxidase, polyphenoloxidase trong các nguyên liệu thường xảy ra quá trình oxy hóa các chất chát, tạo thành flobafen có màu đen. Chần, hấp, đun nóng làm cho hệ thống enzyme đó bị phá hủy nên nguyên liệu không bị thâm đen. - Làm thay đổi trọng lượng và thể tích của nguyên liệu để các quá trình chế biến tiếp theo được thuận lợi. - Giảm tỉ lệ tổn thất nguyên liệu và nâng cao hiệu suất chế biến. - Mặt khác, khi chần protopectin thủy phân thành pectin hòa tan, làm cho việc bóc vỏ bỏ hạt nhanh và phế liệu ít. Làm tăng độ th ẩm th ấu c ủa ch ất nguyên sinh, làm cho dịch bào thoát ra dễ dàng. - Đuổi khí có trong gian bào của nguyên liệu. - Nhằm hạn chế tác dụng của Oxy xảy ra trong h ộp, tránh ph ồng h ộp, ăn mòn vỏ hộp sắt, oxy hóa vitamin. - Làm cho rau quả có màu sáng hơn do phá hủy một số chất màu.
  11. - Làm giảm lượng vi sinh vật bám trên bề mặt của nguyên liệu - Làm mềm cấu trúc của rau quả, để tạo điều kiện dễ dàng khi cho vào bao bì hoặc tách vỏ, hạt ra khỏi thịt quả Thiết bị sử dụng: Dụng cụ thiết bị chần: nồi hai vỏ hở công suất 200kg/giờ 4.4. Chà Mục đích: - Phân chia nguyên liệu rau quả có cấu tạo mềm thành 2 ph ần: ph ần l ỏng qua rây để sản xuất sản phẩm chính, phần bã còn lại trên rây - Tạo độ đồng nhất, thuận lợi cho quá trình chế biến về sau Thiết bị Hình: Cấu tạo của máy chà cánh đập (1)Vít xoắn tải nguyên liệu , (2) Phễu nhập liệu, (3) Bơi chèo chuy ển nguyên liệu, (4) Cánh chà , (5) Trục quay, (6) Mặt rây , (7) Cửa tháo bã chà Nguyên tắc của quá trình chà là làm cho trái ổi bị ép mạnh và bề mặt rây có đường kính nhỏ. Phần lọt qua rây là pure, phần bị giữ lại là hột và bã chà. Thiết bị có cấu tạo bằng thép không rỉ hạn chế quá trình oxy hóa và giảm thiểu mất vitamin. Đường kính lỗ rây từ 0,5 mm. 4.5. Lọc sơ bộ -Mục đích: loại bỏ các cận bã có kích thước lớn, các hạt keo lơ lửng không tan trong dung dịch, làm trong nước quả.
  12. 4.6. Phối chế: Khi chế biến necta, người ta thường pha thêm đường, acid thực phẩm và nước vào dịch quả để sản phẩm đạt được yêu cầu về hương vị, màu sắc và độ đặc cần thiết. Sản phẩm phải có hương thơm rõ rệt của nguyên liệu, vị ng ọt chua thích hợp. Sản phẩm thường có độ khô 15 - 20% và có độ acid tương đương với độ acid của nguyên liệu (0,2 - 0,5%) Trong quá trình chế biến, tanin trong quả thường bị oxy hoá tạo thành flobafen có màu đen. Để tránh hiện tượng này, người ta thường pha thêm chất chống oxy hoá mà thường dùng nhất là acid ascorbic (vitamin C). Vitamin C vừa có tác dụng ổn định màu sắc, vừa tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm. Khi sử dụng vitamin C, người ta gọi là vitamin hoá s ản phẩm. Quả chứa ít vitamin C dễ bị biến màu hơn quả có nhiều vitamin C. Trong 100 ml nước quả nếu chứa khoảng 1 mg acid ascorbic thì n ước qu ả đó có thể để ngoài không khí trong 30 phút mà không bị biến màu. Lượng vitamin C cho vào khi phối chế cần đủ để ức ch ế các men xúc tác phản ứng biến màu và còn dư khoảng 100 mg/l nước quả. Nếu dư quá, sản phẩm có vị chua gắt và hắc. Sản phẩm cần có độ đặc vừa phải, nếu loãng quá thì kém giá tr ị dinh dưỡng và kém hương vị, nếu đặc quá cũng không hấp dẫn. Để sản phẩm có độ đặc vừa phải, người ta thêm nước đường với tỉ lệ Purê quả/nước đường =1/0,5 - 1/2 tuỳ loại nguyên liệu. 4.7. Bài khí: Để giữ hương vị, màu sắc và các vitamin, nước quả cần được bài khí, bằng nhiệt hoặc bằng cách hút chân không. Người ta ch ỉ bài khí đối với nước quả thanh trùng, vì nếu đun nóng nhiều quá thì nước quả bị biến màu và có vị nấu chín do xảy ra phản ứng melanoidin.
  13. Thường thường nước quả được bài khí bằng cách hút chân không trong nhiều kiểu thiết bị khác nhau. Thiết bị sử dụng: thiết bị bài khí chân không Hình: Thiết bị bài khí chân không Nguyên tắc làm việc của thiết bị như sau: nước quả từ thùng chứa được hút lên bình bài khí. Bình bài khí có vỏ thép không rỉ hình tr ụ, đáy hình nón, bên trong là một thùng hình trụ có đục lỗ. N ước qu ả đi vào phía trên của bình, được phun đều rồi chảy theo thành thùng xuống đáy, một bơm chân không liên tục hút không khí ra kh ỏi và d ịch đ ược l ấy ra t ừ ống phía dưới. Trong bình độ chân không rất cao (700 - 730 mmHg) được tạo ra do vòi phun với áp suất làm việc là 8,82 - 9,80.105 N/m2. Lưu lượng tối đa: 10 m³/h. 4.8.Đồng hoá: Mục đích: để có độ đặc thích, làm tơi, mịn các thực phẩm lỏng, làm cho các phần tử của sản phẩm có kích thước rất nhỏ, tăng độ h ấp th ụ khi đưa vào cơ thể. Tăng độ đồng nhất của sản phẩm, giảm thiểu
  14. tối đa phân tầng, phân lớp trong thời gian bảo quản. người ta đồng hoá sản phẩm bằng thiết bị đồng hoá áp lực cao hoặc bằng thiết bị ly tâm. Đồng hoá có sử dụng phụ gia CMC (Carboxymethylcellulose) làm giảm độ nhớt của dịch, tăng hiệu quả đồng hoá. Thiết bị sử dụng: thiết bị đồng hoá áp lực cao Nguyên tắc hoạt động của thiết bị: Dùng áp lực cao, đẩy sản phẩm đi qua các khe hở rất nhỏ (áp suất của sản phẩm vào khoảng 150 kg/cm 2 và khi ra khỏi khe nhỏ chỉ còn khoảng 2 – 3 kg/cm 2). Khi thay đổi áp suất một cách đột ngột và tốc độ tăng lên nhiều, làm cho sản phẩm bị tơi nh ỏ ra. Kích thước của khe hở có thể điều chỉnh được từ 0,1 – 0,15 mm. T ốc đ ộ chuyển động của sản phẩm qua khe hở: 150 – 200 m/s Hình: Hình mô tả nguyên tắc hoạt động thiết bị
  15. Hình: Thiết bị đồng hoá áp lực cao (1) Motor chính, (2) Bộ truyền động, (3) Đồng h ồ đo áp suất, (4) Tr ục quay, (5) Piston, (6) Hộp piston, (7) Bơm, (8) Van, (9) B ộ ph ận đ ồng hóa, (10) Hệ thống tạo áp suất thủy lực. Nguyên liệu được đưa vào thiết bị đồng hóa bởi một bơm piston. Bơm sẽ tăng áp lực cho nguyên liệu ở đầu vào của khe h ẹp.Vòng đ ập được gắn với bộ phận tạo khe hẹp sao cho mặt trong của vòng đập vuông góc với lối thoát ra của nguyên liệu khi rời khe hẹp. Như vậy, nguyên liệu sẽ tiếp tục va vào vòng đập và bị vỡ ra, giảm kích thước. 4.9. Thanh trùng Mục đích: tiêu diệt vi sinh vật và hệ enzyme còn sót, tăng thời h ạn bảo quản sản phẩm. Thanh trùng bao gồm ba giai đoạn: gia nhiệt, giữ nhiệt và hạ nhiệt. 4.9.1. Gia nhiệt Sau quá trình bài khí, nhiệt độ của nước ổi giảm đi một ít, nhưng bù lại được đồng hóa. Nhiệt độ sau đồng hóa đạt tối thiểu 60°C. Nước ổi lúc
  16. này được đem gia nhiệt để thanh trùng bằng thiết bị trao đổi nhiệt có bề mặt quét. Dung môi cho nhiệt lần lượt là nước ổi sau thanh trùng và n ước nóng. Nhiệt độ của sản phẩm nhanh chóng đạt được 95°C. 4.9.2. Giữ nhiệt Nước ổi được dẫn qua hệ thống ống giữ ở nhiệt độ 95°C trong thời gian 60 giây. 4.9.3. Hạ nhiệt Nước ổi được dẫn qua trao đổi nhiệt với nước ổi trước thanh trùng, và sau đó trao đổi nhiệt với nước lạnh 2°C, trên thiết bị trao đổi nhi ệt b ề mặt quét, được đưa về nhiệt độ 25 °C. Sản phẩm được đưa vào tank chứa vô trùng, sẵn sàng để rót hộp. 4.10. Rót hộp – ghép mí Mục đích: - Bảo quản tốt sản phẩm và vận chuyển thuận lợi. - Bài khí. - Cách ly thực phẩm với môi trường bên ngoài Yêu cầu: - Đảm bảo khối lượng tịnh theo quy định. - Đảm bảo nhiệt độ rót không nhỏ hơn 75 0C. - Mí ghép phải kín Cách tiến hành: -Sử dụng thiết bị rót theo nguyên tắc trọng lực. Sử dụng bao bì thủy tinh: sau khi được kiểm tra, rửa sạch bằng nước nóng 70 – 850C trong 2 -5 phút rồi được chuyển vào máy chiết tiến hành chiết và ghép nắp. -Nước ổi được rót vào hộp 200 ml trên hệ thống rót hộp vô trùng.
  17. Sử dụng bao bì tertrapak: được làm từ 6 lớp vật liệu, từ trong ra ngoài gồm có: polyethylene, surlyn, nhôm, polyethylene, giấy và polyethylene. Ban đầu vỏ hộp là một cuộn ‘giấy’ 6 lớp, cuộn này được diệt khuẩn trong dung dịch hydro peroxide 30%, 70 °C trong 6 giây. Hydro peroxide được loại bỏ bằng cách sấy lớp bìa bằng khí nóng. Sau đó hộp được định hình, sản phẩm được rót vào hộp. Miệng hộp được hàn lại bằng nhiệt, ta có sản phẩm hoàn chỉnh. 4.11. Đóng thùng Hộp nước ổi được đóng vào thùng carton, số lượng khoảng 60 h ộp/thùng bằng thủ công. 4.12. Dán nhãn Sản phẩm sau khi làm nguội được đưa đi dán nhãn, và đóng thùng. Mục đích: - Thông tin về sản phẩm - Tạo sự thu hút Yêu cầu: - Đảm bảo các yêu cầu về bao bì theo quy định : tên công ty, th ời h ạn s ử dụng, thành phần nguyên liệu, khối lượng tịnh....
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2