intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác phát triển khai hóa bồi dưỡng Mô đun 2: Kỹ thuật phay CNC cho giáo viên dạy nghề

Chia sẻ: Gaocaolon6 Gaocaolon6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu thông tin đến các bạn một số nội dung như nhận xét sơ bộ về công việc, mục tiêu khóa bồi dưỡng Môđun 2, công tác chuẩn bị, triển khai và đánh giá khóa bồi dưỡng ở Hưng Yên, Xác định kiến thức lý thuyết để lập trình các bài tập gia công kỹ thuật phay trên máy tính và kỹ năng thực hành để điều chỉnh và vận hành máy phay CNC...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác phát triển khai hóa bồi dưỡng Mô đun 2: Kỹ thuật phay CNC cho giáo viên dạy nghề

  1. $%&'()$* + !,
  2.    !"# -  {rs(>^|&'()
  3. *,~
  4. $%&'()$* + !,
  5.  
  6.     
  7. !" #$%&'( )* #+!" #$,)-&. ./-0, (*1-2&3 ,45 !,
  8.  678 9:;;.?/@A 6B "0 C D
  9. E +84 4 397 40 339 TB h# Hp tá k'thu)# TNng 2, S01, Ngõ 17, Ph0TQuang BXu Hà ,4i, Vi!t Nam Tel:  9:;;.
  10. E^ 9:;;.
  11. 8 6  d^ 5'6/55 #,789. $f ()^ 9' # : #)$ 6jj^ ;'00
  12.  `k
  13. C kd^ 3'518>=0%805 @
  14.  `k
  15. C ,opE(q`d^ ?&@%ABCB
  16. Báo cáo Schilling, Klaus: Mô đun 2: “Kỹ thuật phay CNC” Công tác triển khai khoá bồi dưỡng Mô đun 2: ”Kỹ thuật phay CNC” cho giáo viên dạy nghề _________________________________________________________________ Schilling, Klaus, EBG Magdeburg Tháng 6/7.2008 0
  17. Báo cáo Schilling, Klaus: Mô đun 2: “Kỹ thuật phay CNC” Mục lục: 1. Nhận xét sơ bộ về công việc 2. Mục tiêu khoá bồi dưỡng Môđun 2: “Kỹ thuật phay CNC” 3. Đề cương lý luận dạy học khoá bồi dưõng Môđun 2 “Kỹ thuật phay CNC”: Hướng dẫn lý thuyết về kỹ thuật phay CNC, hướng dẫn thực hành phần cứng và phần mềm, luyện tập lập trình để gia công các chi tiết phay trên máy tính, các bài tập lập trình và vận hành máy phay CNC. 4. Công tác chuẩn bị, triển khai và đánh giá khoá bồi dưỡng ở Hưng Yên. Công tác chuẩn bị khoá bồi dưỡng Triển khai khoá bồi dưỡng Đánh giá khoá bồi dưỡng 5. Xác định kiến thức lý thuyết để lập trình các bài tập gia công kỹ thuật phay trên máy tính và kỹ năng thực hành để điều chỉnh và vận hành máy phay CNC. Nội dung và chi tiết bài thi Công tác chuẩn bị bài thi Tổ chức thi Đánh giá bài thi 6. Gợi ý cho các khoá bồi dưỡng tiếp theo: Tiện CNC (Môđun 3) và khoá bồi dưỡng tăng cường cho giáo viên dạy nghề Việt Nam trong lĩnh vực cắt gọt CNC tại EBG, Magdeburg. 7. Phụ lục. 1
  18. Báo cáo Schilling, Klaus: Mô đun 2: “Kỹ thuật phay CNC” 1. Nhận xét sơ bộ về công việc. Giống như “Mô đun nhập môn nhằm xác định kỹ năng thực hành của giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực tiện và phay vạn năng” và Mô đun 1 “Cơ sở kỹ thuật CNC” đã được triển khai, Môđun 2 “Kỹ thuật phay CNC” cũng nằm trong Dự án hợp tác giữa Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức(GTZ) “Hỗ trợ kỹ thuật dạy nghề, Việt Nam” (PN.2006.2136.7) và Cơ quan Đào tạo nghề và Xã hội Châu Âu (EBG gGmbH). Môđun 2: “Kỹ thuật phay CNC” là khoá bồi dưỡng tiếp theo cho những giáo viên dạy nghề đã được chọn lọc của các trường điểm, sau Mô đun nhập môn và sau khi kết thúc thành công Mô đun 1 “Cơ sở kỹ thuật CNC”, nhằm hướng dẫn, luyện tập và vận hành máy cắt gọt CNC, được tổ chức ở Hưng Yên do chuyên gia EBG chịu trách nhiệm. Tiếp theo nữa là Mô đun 3 “Kỹ thuật tiện CNC”, và từ giữa tháng 9/2008 là khoá bồi dưỡng tăng cường 3 tháng cho tám giáo viên chọn lọc trong lĩnh vực cắt gọt CNC tại EBG, Magdeburg. Giống như các khoá đã được triển khai ở Hưng Yên, khoá bồi dưỡng tăng cường này nhằm tiếp tục chuẩn bị về mặt lý thuyết và thực hành cho giáo viên dạy nghề để sau đó họ đảm nhận các khoá đào tạo thí điểm đã được lập kế hoạch cho năm tới tại các trường ở Việt Nam. 2. Mục tiêu khoá bồi dưỡng Mô đun 2: “Kỹ thuật phay CNC”. Khác với Mô đun nhập môn đã triển khai mang tính sát hạch để nắm được trình độ kỹ thuật công nghệ CNC của các học viên, mục tiêu trước hết của Mô đun 2 “Kỹ thuật phay CNC” cũng như Mô đun 1 “Cơ sở kỹ thuật CNC” là bồi dưỡng chuyên môn cho các giáo viên đã được chọn lọc. Nó tạo tiền đề cần thiết để triển khai thắng lợi Mô đun 3 “Kỹ thuật tiện CNC” và khoá bồi dưỡng tăng cường CNC 3 tháng tại EBG, Đức. Giống như Mô đun 1, Mô đun 2 tiếp tục thực hiện việc xác định kiến thức lý thuyết để lập trình các bài tập gia công kỹ thuật phay CNC trên máy tính và kỹ năng thực hành để điều chỉnh và vận hành máy CNC. Qua đó sẽ đánh giá các bài thi của Mô đun này. Khoá bồi dưỡng có những mục tiêu cụ thể sau: (1) Truyền đạt các kiến thức, kỹ năng và thói quen trong lĩnh vực kỹ thuật phay CNC, trước hết là: - Cơ sở công nghệ: Nguyên tắc của kỹ thuật phay; Số vòng quay, tốc độ cắt, bước tiến khi phay; Tính chất vật liệu và ảnh hưởng của nó tới quá trình gia công phay; Tính toán được các dữ liệu cắt để phay. - Cơ sở kỹ thuật máy: Ôn lại các chức năng của máy phay CNC khác với máy vạn năng và máy NC; Các bộ phận chức năng của máy phay CNC: Động cơ trục chính, động cơ điều chỉnh chuyển động bàn theo các trục, bộ truyền trục vít đai ốc bi, hệ thống đo hành trình, bảng vận hành máy, ổ tích dao; Gá lắp dao và chi tiết. - Cơ sở toán học: Định lý Pitago, hàm số góc trong tam giác vuông (luyện tập); 2
  19. Báo cáo Schilling, Klaus: Mô đun 2: “Kỹ thuật phay CNC” Hàm số lượng giác (luyện tập); Sử dụng máy tính lập trình Contour với S820M, lập trình Contour tự do TNC; Tính toán toạ độ tâm vòng tròn và các cung tròn, hệ toạ độ, tính toán toạ độ của các điểm; Tính kích thước tuyệt đối và tương đối. - Cơ sở kỹ thuật lập trình: (Lập trình theo DIN 66025 - xem phụ lục 1) Các lệnh: Các lệnh lập trình, hình học và công nghệ; Cấu trúc chương trình và câu lệnh: Các câu, các từ lệnh và địa chỉ (T,S,F,G,M,N), chữ số; Vận dụng các lệnh G, chu trình và các lệnh M (xem phụ lục 2); Điều kiện đường dịch chuyển: Nội suy đường thẳng (G01), nội suy vòng (G02, G03); Các chức năng phụ: Chiều quay của trục chính (M03,M04), kết thúc chương trình(M30), lệnh thay dao(M06); Lập chương trình NC cho bài tập gia công “phay” trên máy tính (PC); Nhập chương trình vào máy phay CNC bằng bàn phím của máy. - Chuẩn bị vận hành máy phay CNC: + Chạy qua điểm tham chiếu; + Lập trình chi tiết-phôi; + Thiết lập dữ liệu dao cắt; + Đo dao bằng thiết bị chỉnh dao hoặc bằng cách chạm nhẹ; + Sét (cài đặt) điểm (0) của chi tiết; + Dịch chuyển điểm (0); + Cài đặt điểm thay dao; - Chuẩn bị nơi làm việc dựa vào điều kiện sản xuất: Các bước chuẩn bị máy: + Chọn vật liệu; + Lập phiếu công nghệ; + Lập chương trình CNC; + Chạy mô phỏng; + Nhập dữ liệu bằng bàn phím của máy; + Chuyển chương trình sang máy; + Chuẩn bị máy theo phiếu công nghệ; + Phay các chi tiết; + Hiệu chỉnh kích thước; + Báo lại thành phẩm (chi tiết đã gia công) cho thiết bị quản lý dữ liệu; + Lưu lại chương trình tối ưu; + Làm việc tập thể: Giải quyết hoàn toàn các vấn đề trong nhóm. (2) Kiểm tra kiến thức cơ bản, kỹ năng và thói quen nghề nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật phay CNC: - Lập chương trình cho một bài tập gia công trên máy tính để phay một chi tiết (chi tiết ở bài thi 1); - Điều chỉnh máy phay CNC và hoàn thiện chương trình để phay chi tiết (chi tiết ở bài thi 2). 3
  20. Báo cáo Schilling, Klaus: Mô đun 2: “Kỹ thuật phay CNC” (3) Xây dựng cơ sở đánh giá học viên của chương trình bồi dưỡng Môđun, những người được bổ sung qua kết quả sát hạch của Mô đun nhập môn, Mô đun 1 và Môđun 3 sẽ được triển khai, nhằm chọn ra các giáo viên dạy nghề sẽ được mời tham gia Khoá bồi dưỡng tăng cường 12 tuần tại EBG, Đức. - Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả qua việc nghiệm thu các bài thi 1 và 2 3. Đề cương lý luận dạy học khoá bồi dưỡng Mô đun 2: “Kỹ thuật phay CNC”. Những kinh nghiệm thu được khi triển khai khoá bồi dưỡng Môđun 1(Cơ sở kỹ thuật CNC) chỉ ra sự cần thiết, Mô đun 2 “kỹ thuật phay CNC” cũng phải được thiết kế theo hướng tăng cường khả năng thực hành và nâng cao sự hiểu biết các mối quan hệ lý thuyết của kỹ thuật phay CNC, cũng như để tiếp thu có hiệu quả các kỹ năng thực hành khi lập trình và hoàn thiện các chương trình trên máy phay CNC. Căn cứ vào các bài tập gia công thực hành phay, đã thực hiện các bước cần thiết sau: - Hướng dẫn lý thuyết về cơ sở kỹ thuật CNC; - Hướng dẫn thực hành phần cứng và phần mềm; - Luyện tập lập trình trên máy tính để gia công các chi tiết phay; - Làm các bài tập để lập trình và vận hành máy phay CNC, nhằm gắn lý thuyết với thực hành và đồng thời đó cũng là một hoạt động thống nhất (lập kế hoạch, triển khai, kiểm tra, từng cá nhân hoặc nhóm độc lập giải quyết các bài tập và các vấn đề phát sinh). Các học viên đã tiến hành: - Chuẩn bị luyện tập lập trình trên máy tính (hướng dẫn và giới thiệu); Luyện tập lập trình trên máy tính; tự lập trình trên máy tính; khắc phục các lỗi lập trình; soạn chương trình trên máy phay CNC; - Mở máy phay CNC; chạy qua điểm tham chiếu; nhập số vòng quay và bước tiến bằng thao tác thủ công; cài đặt điểm (0) khi vận hành thủ công bằng cách chạm nhẹ dao cắt vào các mặt tương ứng khi set 0. - Cài đặt điểm(0) của chi tiết(x,y) bằng đầu dò NC trên máy; đo dao bằng cách chạm nhẹ; lập trình với WOP; chọn và gọi các chương trình đã có; hoàn thiện chương trình NC khi vận hành tự động; - Lập quy trình công nghệ gia công chi tiết có tính toán các dữ liệu cắt và các điểm Contour còn thiếu bằng hàm số lượng giác; - Làm các bài tập để lập trình và vận hành máy phay CNC: Lập trình Contour: Lắp ghép và ren; - Phay Contour-lập trình chu trình; - Tính toán chuyển đổi toạ độ-Toạ độ cực (xem phụ lục 3); - Phay Contour trong-Gia công trong; - Kỹ thuật chương trình con (phụ thuộc vào kiểu máy hiện có; hệ điều khiển Heidenhain và Siemens). 4. Công tác chuẩn bị, triển khai và đánh giá khoá bồi dưỡng ở Hưng Yên. 4.1 Công tác chuẩn bị khoá bồi dưỡng. - Chuẩn bị nhu cầu vật liệu, dao và máy cho Mô đun 2(Tháng 5/6.2008): Được triển khai cho khoá bồi dưỡng (xem phụ lục 4); 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2