Công tác thủy nông và phòng chống thiên tai, ngăn mặn, biến đổi khí hậu ở Tây Nam Bộ (1975 - 2015)
lượt xem 3
download
Bài viết Công tác thủy nông và phòng chống thiên tai, ngăn mặn, biến đổi khí hậu ở Tây Nam Bộ (1975 - 2015) tập trung phân tích, đánh giá vai trò, tác động to lớn của công tác thủy nông phòng chống thiên tai và ngăn mặn ở Tây Nam Bộ nhằm khỏa lấp khoảng trống còn thiếu sót trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công tác thủy nông và phòng chống thiên tai, ngăn mặn, biến đổi khí hậu ở Tây Nam Bộ (1975 - 2015)
- TNU Journal of Science and Technology 228(08): 158 - 166 IRRIGATION, DISASTER PREVENTION, SALINITY AND CLIMATE CHANGE PREVENTION IN THE SOUTHWEST (1975 - 2015) * Nguyen Ngoc Huyen Phuoc Kien High School, Nha Be, Ho Chi Minh City ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 28/02/2023 This article focuses on irrigation work to prevent floods and storms, reduce natural disasters, prevent salinity and combat climate change in Revised: 11/4/2023 the Southwest region during 1975 - 2015. Using historical and logical Published: 11/4/2023 methods, the results show that the Party and State are very interested in the issue of irrigation in this area, because irrigation is a matter of KEYWORDS survival, with irrigation, there will be economic and social development. Therefore, the Party has set out plans to build and develop Irrigation the irrigation system in this area to adapt to the inherent natural Canal digging conditions. On the other hand, the State also sent a number of key Flood prevention officials in the field of irrigation to the South road to enter this land of nine dragons to perform the noble tasks assigned. The article has made Disaster mitigation important contributions to the development of the irrigation industry in Southwest region this region in particular. However, there are still a few limitations that 1975 - 2015 humans cannot handle, which are the increasingly unpredictable impacts of climate change, abnormal weather patterns, negative impacts from the environment, etc. This research result contributes to a more comprehensive awareness of the value of irrigation for socio-economic development, especially to ensure national defense and security in the border areas during the period (1975 - 2015). CÔNG TÁC THỦY NÔNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, NGĂN MẶN, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TÂY NAM BỘ (1975 - 2015) Nguyễn Ngọc Huyền Trường THPT Phước Kiển, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 28/02/2023 Bài viết tập trung nói về công tác thủy nông để phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, ngăn mặn và chống biến đổi khi hậu ở vùng Tây Nam Ngày hoàn thiện: 11/4/2023 Bộ trong thời gian 1975 - 2015. Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử và Ngày đăng: 11/4/2023 phương pháp logic, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề thủy nông ở vùng này, vì thủy nông là vấn đề sống TỪ KHÓA còn, có thủy nông thì sẽ có kinh tế, xã hội phát triển. Chính vì thế, Đảng đã đề ra các kế hoạch để xây dựng và phát triển hệ thống thủy nông vùng Thủy nông này thích ứng với điều kiện tự nhiện vốn có. Mặt khác, Nhà nước cũng cử Đào kênh một số cán bộ chủ chốt về thủy lợi lên đường Nam tiến vào mảnh đất chín rồng này để làm nhiệm vụ cao cả được giao. Bài viết đã có những Phòng chống lũ lụt đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành thủy nông ở vùng Giảm nhẹ thiên tai này nói riêng. Tuy nhiên, cũng còn một vài hạn chế mà con người chưa Tây Nam Bộ thể xử lý được, đó là tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu, 1975 - 2015 diễn biến bất thường của thời tiết, tác động tiêu cực từ môi trường,... Kết quả nghiên cứu này góp phần nhận thức toàn diện hơn về giá trị làm thủy nông để phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt là để bảo đảm an ninh quốc phòng vùng biên của Tổ quốc trong thời gian (1975 – 2015). DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7445 * Email: huynh.tranle@gmail.com http://jst.tnu.edu.vn 158 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(08): 158 - 166 1. Giới thiệu Việt Nam là một nước nông nghiệp. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào đất, nước, thời tiết, khí hậu. Vì vậy, thủy nông luôn được xác định có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là trong công tác phòng chống lụt bão, xâm nhập mặn, nước biển dâng và biến đổi khí hậu để giảm nhẹ thiên tai. Tại Hội nghị Thủy nông toàn miền Bắc diễn ra ngày 14/9/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất nước, có đất và có nước, thì mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu nước mạnh. Nước cũng có thể làm lợi mà cũng có thể làm hại, nhiều nước quá thì lũ lụt, ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hòa với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nước có giàu thì dân mới mạnh” [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) thông qua các Đại hội đã ra các văn bản kịp thời cho sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước trong đó có vùng Tây Nam Bộ [2]. Trong những năm gần đây, số công trình khoa học nghiên cứu về thủy nông mà cụ thể là nghiên cứu về việc tổ chức xây dựng, đào vét kênh rạch, cống đập, duy tu bảo dưỡng và khai thác các công trình thủy nông nhằm giải quyết việc tưới tiêu cho đồng ruộng, đẩy mạnh sản xuất cũng đã được đề cập đến [3]. Cùng quan điểm đó, nhà nghiên cứu Phan Khánh với tư cách là một nhà khoa học thủy lợi, nghiên cứu hệ thống kênh đào dưới góc độ lịch sử, đã xuất bản nhiều công trình liên quan đến kênh đào hay công tác thủy lợi , trong đó trình bày một cách tổng quan về điều kiện tự nhiên, hệ thống kênh đào tiêu biểu, tác động của kênh đào trong phát triển kinh tế và xã hội ở vùng Tây Nam Bộ, đã cung cấp nhiều thông tin mới về những thành tựu thủy nông của Việt Nam [4]. Các sự kiện dày đặc về làm thủy nông được ghi lại trong thời gian từ 1975 đến năm 2015 với vai trò của Nhà nước và nhân dân cùng làm [5]. Ở một ý kiến khác, Đào Công Tiến cho rằng hệ thống thủy nông trong thời gian này vô cùng quan trọng ở vùng sâu vùng xa, góp phần phát triển nông nghiệp, giao thông, thương mại, phục vụ đời sống nhân dân cũng như bảo vệ vùng biên giới Tây Nam” [6]. Ngoài ra, thủy nông còn góp phần tạo nên hệ thống ngăn mặn, thau chua, chống nước biển dâng và biến đổi khí hậu ở vùng đất này; đặc biệt thủy nông còn là hệ thống phòng thủ biên giới quan trọng trong việc giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc [7]-[9]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đã phản ánh được những nét cơ bản nhất về thuỷ nông Việt Nam. Song, do nghiên cứu ở góc độ là kỹ sư có chuyên môn về kỹ thuật thuỷ nông nên trong các tác phẩm của các tác giả thường nặng về liệt kê số liệu, miêu tả, mà chưa làm rõ được yếu tố địa lí học, sử học, cũng như chưa đánh giá, so sánh được công tác thủy nông, kênh đào giữa các giai đoạn… chưa đi sâu vào nghiên cứu công tác thủy nông để phòng chống thiên tai, ngăn mặn và biến đổi khí hậu ở Tây Nam Bộ (1975 - 2015) với vị trí, vai trò chiến lược về chính trị, kinh tế, quan hệ và an ninh lương thực, quốc phòng. Vì vậy, bài viết này tập trung phân tích, đánh giá vai trò, tác động to lớn của công tác thủy nông phòng chống thiên tai và ngăn mặn ở Tây Nam Bộ nhằm khỏa lấp khoảng trống còn thiếu sót trên. Những tư liệu trong các công trình kể trên chính là luận cứ khoa học, giúp tác giả có cái nhìn khách quan, toàn diện khi nghiên cứu bài viết này. 2. Phương pháp nghiên cứu Từ những ý nghĩa thực tiễn và khoa học trên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic để tìm ra nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Trong quá trình sưu tầm, xử lý tư liệu, tác giả còn sử dụng phương pháp chuyên gia, nhằm tranh thủ những ý kiến đóng góp của các chuyên gia am hiểu về lịch sử, văn hóa vùng đất Tây Nam Bộ trong quá trình làm công tác thủy nông để phòng chống lũ lụt, thiên tai và biến đổi khí hậu trong thời gian bài viết đề cập để đưa ra những đánh giá khách quan, toàn diện các nội dung khoa học mà bài viết đặt ra “Thủy nông để phòng chống thiên tai, ngăn mặn và biến đổi khí hậu ở Tây Nam Bộ (1975 - 2015)”. http://jst.tnu.edu.vn 159 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(08): 158 - 166 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Vài nét về vùng đất Tây Nam Bộ * Vị trí địa lý Vùng Tây Nam Bhòng chống thiên tai, ngăn mặn và biến đổi khí hậu làLong An, Đ ph Nam Bhòng chống thiên tai, ngăn mặn và biến đổi khí hậu ở Tây Nam Bộ (1975 - 201 Sóc Trăng, B Bhòng chốngMau và thành phố là Cần Thơ. Tây Nam Bộ có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp với Campuchia; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan. Tây Nam Bộ có tổng diện tích 39.194,6 km² và có tổng dân số là 17.300.947 người (2021); chiếm 11,8% diện tích quốc gia và 17,6% tổng dân số cả nước và là vùng có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam [3]. * Địa hình, khí hậu Tây Nam Bộ là sản phẩm bồi lắng phù sa qua hàng triệu năm của sông Mê Kông - một trong 10 con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và chảy qua lãnh thổ các nước: Trung Quốc, Myanma, Lào, Campuchia, Thái Lan và cuối cùng là Việt Nam, với chiều dài 4.909 km, diện tích lưu vực 795.000 km2 và lưu lượng trung bình hàng năm 500 tỷ m3 nước. Từ Campuchia, sông Mê Kông đổ vào Việt Nam với hai nhánh là sông Tiền Giang và sông Hậu Giang. Dòng chảy tiếp nối với biển bằng 9 cửa sông: Cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiến, cửa Cung Hầu, cửa Định An, cửa Ba Thắc, cửa Tranh Đề [3]. Thời tiết Tây Nam Bộ chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, với đặc điểm là có mưa lớn, có sấm sét, ồn ào, gió thổi thấp [3]. * Hệ thống sông ngòi, kênh rạch tự nhiên Vùng Tây Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch dày đặc, với khoảng 26.550 km sông tự nhiên, thuận lợi cho giao thông đường thủy; trong đó có trên 5.000 km sông, kênh, rạch cho phép phương tiện thủy trọng tải lớn đi lại dễ dàng, với những con sông lớn như sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ và hệ thống kênh mương thuận lợi tưới tiêu cho phát triển nông nghiệp [3]. Như vậy, với những điều kiện tự nhiên kể trên, vùng Tây Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp và khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, vùng Tây Nam Bộ cũng gặp những trở ngại lớn trong sản xuất và đời sống xã hội do hiện tượng nhiễm chua phèn, mặn xâm nhập và lũ lụt theo chu kỳ (mỗi năm). Xuất phát từ thực tiễn trên, nhiệm vụ cấp bách và hàng đầu đặt ra cho các thế hệ cư dân nơi đây là “trị chua phèn”, “trị thuỷ”. Để giải quyết nhiệm vụ đó, Đảng đã có những chính sách, chủ trương kịp thời để cư dân vùng này thích nghi với sự biến đổi của khí hậu dưới sự cụ thể hóa đường lối của Đảng và Nhà nước. 3.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước Ngày 22/5/1946, Bác ký sắc lệnh số 70/SL, thành lập “Ủy ban Trung ương hộ đê” làm nhiệm vụ nghiên cứu, kiểm soát việc bảo vệ đê điều và chống lũ lụt. Nhờ đó, từ năm 1958 – 1960, các địa phương trên cả nước đẩy mạnh tiến hành công tác hộ đê và làm thủy lợi [1]. Tại Hội nghị trung ương 5 (tháng 7 -1961), Đảng một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của công tác thủy nông đối với việc phòng chống lũ lụt, hạn hán, giảm nhẹ thiên tai. Chỉ đạo về vấn đề này, Đảng nêu rõ “tăng cường công tác đê sông, đê biển, nạo vét các lòng sông, bảo đảm chống được mực nước cao và sức gió mạnh đã từng xảy ra” [1]. Sau đó, ngày 8/5/1971, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 90-CP về việc tổ chức quản lý thủy nông; Quyết định đã nêu những giải pháp toàn diện về thủy lợi và công tác phòng chống lũ lụt cho từng vùng [2]. Đại hội VI (1986) của Đảng đã quyết định tiến hành đổi mới đất nước, điều này đã tạo nên sức bung lớn trong hoạt động sản xuất của cả nước vốn đã bị kìm nén trong giai đoạn (1975 – 1985). Đại hội xác định, trong kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) phải tập trung sức người, sức của vào thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về “lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, http://jst.tnu.edu.vn 160 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(08): 158 - 166 hàng xuất khẩu”. Đến đây, nông nghiệp được Đảng đưa về vị trí nhằm tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của cả nước. Ánh sáng của Đại hội VI đã giúp cho ngành thủy lợi có sự thay đổi vị thế khi được sự quan tâm đầu tư nhiều hơn nhằm đáp ứng chủ trương đưa nông nghiệp thành vị trí hàng đầu trong nền kinh tế [2]. Trong báo cáo về phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm 1986 – 1990 tại Đại hội VI đã đề ra chủ trương phát triển thủy lợi của cả nước nhằm thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu, cần được phát động thành phong trào quần chúng rộng khắp, kết hợp với sự đầu tư đúng mức của Nhà nước. Trong 5 năm này, hoàn thành đồng bộ các công trình thủy lợi, tập trung vào những công trình phát huy ngay hiệu quả, nhất là mở mang thủy lợi nhỏ để khai thác tối đa công suất những công trình lớn và vừa được xây dựng. Xây dựng mới một số công trình để phục vụ ngay cho việc tăng vụ, chuyển vụ và khai hoang mở rộng diện tích. Ở Tây Nam Bộ, ngoài các công trình đầu mối, chú trọng củng cố và phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng. Mở rộng diện tích được tưới, tiêu chủ động trước hết là ở vùng lúa cao sản [2]. Chủ trương của Đảng một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của thủy lợi trong việc phát triển nông nghiệp, nó đã tạo nên luồng gió mới giúp cho công tác thủy lợi trong cả nước nói chung và của Tây Nam Bộ nói riêng có điều kiện để đẩy mạnh phát triển, đảm bảo phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp trong thời đại mới. Thực hiện chủ trương của Đảng trong việc phát triển thủy lợi đặc biệt là phát triển thủy lợi khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ngày 9/2/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 99-TTg về “định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 đối với việc phát triển thủy lợi, giao thông và xây dựng nông thôn ở vùng Tây Nam Bộ”. Quyết định đặt ra mục tiêu về thủy lợi là “từng bước hoàn thành hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh bao gồm các công trình tưới, tiêu, thau chua, xổ phèn, ngăn mặn, và kiểm soát lũ đồng bộ từ công trình đầu mối, kênh trục các cấp đến hệ thống nội đồng để đảm bảo nước tưới cho diện tích canh tác khoảng 2 triệu ha, trong đó, mở rộng diện tích gieo trồng lúa do tăng vụ và khai hoang thêm khoảng 700.000 - 800.000 ha, bảo đảm cuộc sống ổn định cho 10 triệu dân trong vùng ngập lụt và cải thiện môi trường sinh thái” [2]. Quyết định số 26/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Trong đó, về thủy lợi, quyết định nêu “phải triển khai Quyết định số 84/2006/QĐ-TTg ngày 19/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi quan trọng, tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các công trình thủy lợi, các công trình kiểm soát lũ vùng tứ giác Long Xuyên, vùng thoát lũ tưới tiêu giữa sông Tiền – sông Hậu” [2]. Dự án Master Plan cho đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam – Hà Lan: nhóm tư vấn kỹ thuật Hà Lan đã công bố một tài liệu mang tên “Quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng Mê Kông ở Việt Nam” đã đề xuất và khuyến cáo các dự án phát triển thủy lợi toàn vùng. Đặc biệt sau các trận lũ lịch sử năm 1971, 1999, 2000, 2005, 2015, đi đôi với việc xây dựng hệ thống thủy nông và xây dựng các cống đập ngăn mặn ở vùng Tây Nam Bộ thì Chính phủ đã cho xây dựng các công trình thủy nông lớn như: Kênh T5, T6, T4,… 3.3. Thành tựu đạt được Sau năm 1975, được Nhà nước ưu tiên vốn đầu tư, ngành Thủy lợi đã dồn mọi nỗ lực cho nửa đất nước vừa mới được giải phóng, nhưng việc phát triển thủy lợi đã gặp rất nhiều khó khăn, ở vùng Tây Nam Bộ, vấn đề khôi phục công trình thủy nông không nhiều, nhưng yêu cầu cấp bách là phải giải quyết úng, hạn cho những vùng nông nghiệp, vốn là vùng đã chịu nhiều hy sinh mất mất và đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho nên cần phải kiến thiết vùng Tây Nam Bộ này, vì đây là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều, lại chỉ có một nguồn nước mặt duy nhất là sông Cửu Long mà lưu lượng mùa kiệt và mùa lũ chênh nhau đến 25 lần (năm 2000). Địa hình lại lồi lõm có nhiều vùng trũng úng tù đọng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên hoặc quá xa sông Hậu, ngập lũ, mặn http://jst.tnu.edu.vn 161 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(08): 158 - 166 do thủy triều, chua do tù đọng... [3]. Tuy đã có kinh nghiệm và trưởng thành cả về phương pháp và đội ngũ cán bộ trong quá trình làm quy hoạch trị thủy và khai thác sông Hồng, nhưng khi tiếp cận vùng đất Tây Nam Bộ là một thử thách đặc biệt về khoa học thủy nông, cả về cách tiếp cận mà kinh nghiệm đội ngũ khoa học thủy nông chưa từng trải qua. Toàn bộ nguồn nước lưu vực sông Mê Kông 795.000 km2 với tổng lượng nước bình quân là 500 tỷ m 3/năm, tạo nên một mùa ngập lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11 với lưu lượng lũ lớn vào Đồng bằng sông Cửu Long trên 50.000 m3/giây làm ngập lụt từ 1,4 đến 1,9 triệu ha. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5, lưu lượng kiệt vào tháng 2 và tháng 3 tại Tân Châu và Châu Đốc dưới 3.000 m3/giây. Đồng bằng được bồi tụ bởi phù sa sông Mê Kông bằng phẳng và thấp (dưới cốt 1) do tác động của lũ, mặn và vận động của thủy triều đã tạo nên một hình thái đất chua phèn 1,9 triệu ha, đất chua mặn 0,7 triệu ha và phù sa 0,96 triệu ha [3]. Bờ biển dài hơn 700 km tạo thành 2 cạnh của tam giác châu thổ với đặc trưng: thủy triều biển Đông bán nhật triều có biên độ từ 2,5 đến 3,5 m, thủy triểu biển Tây bán nhật triều có biên độ từ 0,8 đến 1,1m. Hệ thống kênh dẫn ngọt, tiêu thoát lũ, tiêu úng và tạo thành một mạng lưới giao thông đường thủy khá thuận lợi, đã phân bố khá dày. Riêng vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Hà Tiên còn thưa thớt, tính đến năm 1980, diện tích gieo cấy là 2 triệu ha, đất hoang hóa là 960.000 ha [4]. Vì vậy, trải qua chặng đường hình thành và phát triển, ngành thủy nông đã có nhiều điểm nhấn, mốc son đáng nhớ. Từ một ngành phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là chính, đến nay thủy nông đang đồng hành vì sự phát triển “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, góp phần phát triển bền vững kinh tế, xã hội, bảo đảm môi trường và phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai. Trong thời gian nhiều năm qua, sự phát triển của ngành thủy nông luôn gắn liền với sự phát triển của đất nước. Có thể tạm chia quá trình phát triển của ngành thủy nông làm 2 giai đoạn [4]: Giai đoạn (1975 - 2010) sau khi thống nhất đất nước năm 1975, công tác thủy nông ưu tiên cho các tỉnh thành phố mới giải phóng, vùng Tây Nam Bộ thì tập trung vào nạo vét và đào một số công trình thủy nông và phát triển xây dựng cũng như khai thác các công trình đã có từ trước. Giai đoạn (2010 - 2015) tập trung nghiên cứu quy hoạch và khai thác các công trình đáp ứng yêu cầu thủy nông phục vụ đa mục tiêu, ứng phó chủ động với thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng… Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta đặt ra mục tiêu phát triển đất nước “nhanh và bền vững”, trong đó nhấn mạnh đến công tác thủy nông và phòng, chống thiên tai: "Chủ động thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả và bền vững tài nguyên” [2]. Trong khi biến đổi khí hậu, sự biến đổi của nguồn nước, thiên tai cực đoan đang tác động tiêu cực đến công tác thủy nông và phòng, chống thiên tai, cần có sự đánh giá, nhận diện đầy đủ và dự báo được các khả năng xảy ra để chủ động ứng phó trong mọi tình huống. Vấn đề phát triển thượng nguồn các lưu vực sông quốc tế như: xây dựng thủy điện, chuyển nước lưu vực, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và phát triển hạ tầng, khai thác tài nguyên quá mức ở trong nước gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng, chống thiên tai và thủy lợi, đòi hỏi phải có một quy hoạch mang tính tổng thể, đồng bộ với các quy hoạch hạ tầng khác để giải quyết các thách thức [2]. Ngoài ra, hệ thống các công trình thủy nông và phòng, chống thiên tai được xây dựng qua các thời kỳ đã bị xuống cấp, không bảo đảm được năng lực thiết kế, chủ yếu phục vụ đơn mục tiêu..., cần phải nâng cấp, tu bổ, hiện đại hóa để thích ứng với những biến động nguồn nước, thiên tai, đồng thời bảo đảm yêu cầu phục vụ đa mục tiêu, nhất là việc tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng, hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Điều này nói lên rằng, đã là ngành “phục vụ” để cho các ngành khác phát triển bền vững thì quy hoạch thủy nông và http://jst.tnu.edu.vn 162 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(08): 158 - 166 phòng, chống thiên tai phải đi trước một bước, cần xác định các tồn tại, thách thức và dự báo các tác động đến công tác thủy nông và phòng, chống thiên tai. Trong đó, khó nhất chính là tầm nhìn trong quy hoạch [5]. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước thống nhất, nhân dân hai miền Nam Bắc sum họp một nhà cũng là thời điểm đánh dấu mốc lịch sử bước vào thời kỳ xây dựng thủy lợi trên phạm vi cả nước. Nhiệm vụ thủy lợi của miền Tây Nam Bộ tập trung vào chống lũ lụt, ngập úng, xâm nhập mặn và hoàn chỉnh thủy nông và khởi công xây dựng những công trình đã được nghiên cứu trước đây, đáng chú ý nhất là các công trình: Ngọt hóa vùng Măng Thít, ngọt hóa Gò Công, ngọt hóa Quản Lộ - Phụng Hiệp để đảm bảo cho nông dân làm được 2 vụ lúa Đông - Xuân và Hè - Thu. Đây là những công trình có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng Tây Nam Bộ trong công tác phòng chống bão lũ và giảm nhẹ thiên tai. Bên cạnh đó, Đảng chỉ đạo Nhà nước và nhân dân tiếp tục xây dựng, tu bổ các công trình thủy nông trong vùng. Từ những kinh nghiệm của công cuộc xây dựng thủy lợi ở miền Bắc, với chủ trương vừa làm vừa rút kinh nghiệm, dưới sự chỉ đạo của Đảng, công tác tiến hành nạo vét các kênh trục cũ và đào mới một số kênh trục để có nguồn nước ngọt canh tác, tiêu chua phèn, đẩy mạnh tiêu úng, đồng thời đẩy mạnh phát động các phong trào làm thủy lợi nhỏ rộng khắp trong nhân dân. Hệ thống đê và một số công trình mang tính chất thử nghiệm dự án ngăn mặn, tiếp ngọt như: Tiếp Nhật (Sóc Trăng), Gò Công Tây, Cái Lớn - Cái Bé (Tiền Giang), một số trạm bơm cống tự động đóng mở hai chiều, khảo sát thiết kế và khởi công đào kênh Hồng Ngự để chuyển nước từ sông Tiền sang sông Vàm Cỏ, cải tạo đất Đồng Tháp Mười, sau này gọi là kênh Trung ương được triển khai thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả [9]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đầu tư của Nhà nước và sự ủng hộ của nhân dân, công tác thủy nông trong những năm 1975 - 2015 đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Ngành Thủy nông cùng toàn quân, toàn dân miền Tây Nam Bộ đã khai thác được 500.000 ha hoàn toàn hoang hóa và 200.000 ha bán hoang hóa, chỉ cấy mỗi năm một vụ lúa nổi, đến những năm 90 của thế kỷ XX những thành quả đó đã xây dựng được nhiều tuyến đê ngăn lũ biên giới bằng cách đào kênh Tân Thành - Lò Gạch, lấy đất đắp cao bờ nam thành tuyến đê ngăn lũ, kết hợp đường giao thông, đào kênh Sa Rài, Hưng Điền và nạo vét mở rộng các Kênh Cái Cái - Long Khốt, Cái Cái - Phước Xuyên, kênh 28, kênh 2-9,… để thoát nhanh lũ ra sông Tiền và một phần ra sông Vàm Cỏ, một vài công trình tiêu biểu sau [8]. * Dự án thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp Bán đảo Cà Mau có diện tích xấp xỉ 1,6 triệu ha, nằm giữa biển Đông và biển Tây, gần như là một vùng bị nhiễm mặn lớn nhất vùng Tây Nam Bộ. Nguồn nước ở đây chịu chi phối bởi một chế độ thủy văn, thủy lực rất phức tạp do địa hình rất thấp và phẳng, có cao độ mặt đất tự nhiên trung bình 0,2 – 1,0 m, bị ảnh hưởng thủy triều biển Đông bán nhật triều không đều và biển Tây nhật triều không đều. Bán đảo Cà Mau là nơi tiêu nước trực tiếp từ các sông Cái Lớn, Cái Bé, Ông Đốc, Gành Hào, Mỹ Thanh ra biển. Nguồn nước ngọt ở vùng này chủ yếu là từ sông Hậu, nguồn nước mưa tại chỗ và các mạch nước ngầm dưới đất. Bán đảo Cà Mau gồm 6 tiểu vùng: tiểu vùng Tây sông Hậu, tiểu vùng U Minh Thượng, tiểu vùng U Minh Hạ, tiểu vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp, tiểu vùng Nam Cà Mau và tiểu vùng ven biển Bạc Liêu - Vĩnh Châu. Dự án ngọt hoá bán đảo Cà Mau do Ban Quản lý Trung ương Dự án thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện từ đầu năm 1990 với mục tiêu cấp nguồn nước ngọt, ngăn mặn, dự án cũng có chức năng tiêu và kiểm soát lũ vào mùa mưa [3]. * Dự án thủy nông Tứ giác Long Xuyên Dự án thủy nông vùng Tứ giác Long Xuyên hay còn gọi là Dự án Thoát lũ ra biển Tây, có phạm vi rộng lớn, nối 4 vùng đô thị là Long Xuyên – Rạch Giá – Hà Tiên – Châu Đốc. Đây là công trình thủy nông lớn với các nhiệm vụ là tiêu úng, phòng và chống lũ cho 488.935 ha đất tự nhiên, trong đó An Giang là 239.203 ha (49%), Kiên Giang 234.554 ha (48%) và Cần Thơ là 15.178 ha (3%); Cung cấp nước tưới cho sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân trong vùng; http://jst.tnu.edu.vn 163 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(08): 158 - 166 Tiêu độc, ém phèn; Ngăn mặn, hạn chế mất nước vào mùa kiệt; Tăng cường lấy phù sa từ sông Hậu vào; Kết hợp giao thông thủy [5]. * Dự án thủy nông ngọt hóa Gò Công Dự án ngọt hóa Gò Công được xem là công trình ngăn mặn giữ ngọt có quy mô lớn đầu tiên ở Tây Nam Bộ. Dự án đã được bắt đầu thực hiện từ thời Pháp và được tiếp tục phát triển thêm sau thập niên 1990. Trước 1990, dự án gồm một loạt các tuyến kênh dẫn nước từ Kênh 14 ở phía Nam cấp cho phần đất phía bắc Quốc lộ 50 từ lộ Đồng Sơn đến rạch Gò Công, Kênh 28 kéo dài từ đoạn đầu là rạch Lớn nối Kênh 14 với rạch Vàm Giồng, nối rạch Vàm Giồng với kênh Tham Thu, và đoạn cuối là Kênh N8. Kênh Xuân Hòa nối từ sông Tiền ở cống Xuân Hoà đến rạch Cầu Ngang tưới cho trên 37.000 ha. Các kênh khác trong hệ thống như kênh Tham Thu, kênh Trần Văn Dõng, kênh Xóm Gồng cùng tham gia dẫn nước từ sông Vàm Cỏ, sông Tiền ra đến Biển Đông. Ngoài các mạng kênh mương, dự án còn có nhiều cống kiểm soát mặn như cống Xuân Hoà, cống Xóm Gồng và trạm bơm như trạm bơm Tham Thu xây dựng trước 1975 và trạm bơm Bình Phan xây dựng năm 1977. Dự án ngọt hóa Gò Công được đánh giá là công trình thủy nông có hiệu quả về mặt cấp nước cho canh tác nông nghiệp và phục vụ dân sinh [4]. * Dự án cống đập Ba Lai Công trình cống đập Ba Lai thuộc địa bàn xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại và xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre là một trong những công trình thủy nông lớn Tây Nam Bộ, là mộttrong những hạng mục chính của dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre được Chính phủ phê duyệt dự án tiền khả thi năm 2000. Dự án đầu tư xây dựng sẽ phục vụ cho 4 huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại và thị xã Bến Tre. Cống đập Ba Lai được xây dựng trên sông Ba Lai, là một nhánh sông lớn của sông Tiền tại tỉnh Bến Tre, là ranh giới tự nhiên giữa cù lao An Hóa và cù lao Bảo. Công trình có nhiệm vụ chế ngự triều Biển Đông xâm nhập sâu từ phía hạ nguồn sông Ba Lai, tạo nguồn ngọt, tiêu chua rửa phèn, cải tạo 115.200 ha đất tự nhiên và 85.550 ha đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản và phục vụ nước sinh hoạt cho gần 1 triệu người dân sinh sống trong vùng dự án thuộc các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, thành phố Bến Tre. Công trình còn có nhiệm vụ kết hợp phát triển giao thông thủy, bộ giữa hai huyện Ba Tri và Bình Đại, đồng thời cải tạo môi trường sinh thái vùng dự án. Dự án Ba Lai bao gồm các hạng mục công trình sau: Cống, đập Ba Lai; Cống âu thuyền Bến Tre, cống âu thuyền An Hóa; Cống tiếp nước Bến Rớ, cống tiếp nước Tân Phú; Đê ven sông Hàm Luông, đê ven sông Mỹ Tho (sông Cửa Đại). Cống đập Ba Lai được khởi công ngày 27 tháng 1 năm 2000, được đưa vào sử dụng ngày 30 tháng 4 năm 2002, kinh phí 66,69 tỷ đồng. Công trình do Ban Quản lý Dự án thủy lợi 418, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý xây dựng. Đập Ba Lai dài 544 m, đỉnh đập cao 3.5 m, đáy sông sâu 8.0 m, mặt đập rộng 10 m. Cống Ba Lai gồm 10 cửa, khẩu độ 84 m, mỗi cửa kích thước 8 m x 7.2 m, chiềudài thân cống 16 m, vận hành bằng van tự động 2 chiều [9]. * Vùng Dự án thủy nông Ba Rinh - Tà Liêm Vùng dự án gồm phần lớn thuộc huyện Mỹ Tú, một phần thuộc huyện Mỹ Xuyên và thị xã Sóc Trăng. Dự án được đầu tư, xây dựng năm 2007 (từ nguồn vốn Ngân hàng Thế giới WB). Theo các chuyên gia nhận xét thì dự án chưa được khép kín tuyến từ Sóc Trăng lên Thuận Hoà, diện tích bị ảnh hưởng khoảng 950 ha. Khoảng 4.600 ha diện tích bị khô hạn và thiếu nước thường xuyên hàng năm thuộc các vùng đất cao ven Quốc lộ I và ảnh hưởng đến sản xuất chủ yếu là đầu vụ Hè Thu và cuối vụ Đông Xuân [6]. *Vùng Dự án thủy nông Kế Sách Trong vùng Dự án gồm toàn bộ huyện Kế Sách, một phần huyện Long Phú, Mỹ Tú và thị xã Sóc Trăng. Nhìn chung Dự án Kế Sách có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi về nguồn nước. Hệ thống kênh rạch tạo nguồn lớn, đảm bảo tưới tiêu cho tiểu vùng dự án. Tỉnh đã đề xuất giải pháp điều chỉnh bổ sung quy hoạch vùng Dự án (2006 - 2012), trong đó tập trung đầu tư cho hai vùng trọng điểm là: Đầu tư hệ thống công trình thủy nông nhằm kiểm soát mặn phía Nam Dự án, đảm bảo ngăn mặn tạo nguồn tưới trên 5.100 ha gồm: huyện Kế Sách, http://jst.tnu.edu.vn 164 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(08): 158 - 166 Long Phú, Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng; Tiếp tục đầu tư một số vùng bức xúc nhằm ngăn lũ cho 4.300 ha diện tích sản xuất nông nghiệp, chủ động tưới tiêu cho vườn cây ăn trái và lúa ở phía Bắc Dự án, gồm dọc tuyến: Kênh số 1, Rạch Vọp, Cái Trâm, Cái Cao, Đại Hải.... Từ đó, Tỉnh nghiên cứu đề xuất một số công trình nâng cấp, mở rộng khác để phục vụ sản xuất, phối hợp với các cơ quan Trung ương thuộc Bộ Nông nghiệp để nghiên cứu chuyên đề về biện pháp chống sạt lở bờ sông trong Dự án [8]. Như vậy, từ những thành tựu đạt được trong thời gian qua với số vốn đầu tư lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, huy động cả từ Trung ương, địa phương và người dân, Tây Nam Bộ đã hình thành một hệ thống công trình thủy nông khá hoàn chỉnh, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của toàn đồng bằng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế khách quan và chủ quan là vùng Tây Nam Bộ được đầu tư xây dựng các quy hoạch theo lưu vực sông, theo hệ thống thủy nông và chỉ tập trung giải quyết vào từng vùng, khu vực cụ thể. Chưa có sự kết hợp giữa lĩnh vực thủy nông và các lĩnh vực khác trong các quy hoạch thủy nông vùng Tây Nam Bộ, đây là hạn chế nhằm làm tăng kinh phí đầu tư, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Bên cạnh đó, vùng ven biển, ở những nơi trước đây chỉ làm một vụ Mùa, nay nhờ có nước ngọt (trữ trong đồng hay chuyển từ sông vào) đã tăng lên 2 vụ khá ổn định (Đông- Xuân và Hè-Thu) trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhiều chân ruộng được người dân sản xuất 3 vụ (thêm vụ Thu – Đông), khiến việc cấp nước cho vùng ven biển gặp rất nhiều khó khăn, kém ổn định. Nhiều hạng mục công trình được thay đổi quy mô, chức năng và nhiệm vụ trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Các hệ thống công trình và nhiều công trình chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Một số hệ thống công trình được xây dựng khá hoàn chỉnh nhưng việc quản lý vận hành hệ thống chưa được chú trọng. 4. Kết luận Tóm lại, công tác thủy nông phòng chống thiên tai và ngăn mặn vừa mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trên lĩnh vực kinh tế, chính trị vừa đòi hỏi lao động cộng đồng, tổ chức cộng đồng nên đã có tác dụng đoàn kết toàn dân trong mọi giai đoạn phát triển của dân tộc. Chính vì vậy, thực tế đã chứng minh trong những năm 1975 – 2015, Đảng và Nhà nước đã thực hiện tốt vấn đề này ở vùng Tây Nam Bộ, đã xây dựng các công trình thủy nông, hoàn chỉnh hệ thống đê điều, trị thủy và khai thác các sông lớn như sông Tiền, sông Hậu,... nhằm căn bản giải quyết nạn lũ lụt, hạn hán phổ biến, thanh toán nạn chua, phèn, mặn, thu hẹp tối thiểu diện tích úng đảm bảo chống lụt bão. Mặt khác, vùng Tây Nam Bộ có đặc điểm riêng là chủ yếu là đồng bằng, với những khó khăn trở ngại như lụ lụt ngập vùng châu thổ, mặn xâm nhập uy hiếp hàng triệu ha ruộng đất canh tác như ở Bán đảo Cà Mau; khu vực tứ giác Long Xuyên; Đồng tháp Mười cũng rất nặng nề. Vì vậy, vùng Tây Nam Bộ được đầu tư từ nghiên cứu khoa học thủy lợi, tiến hành điều tra cơ bản về địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng đến việc nghiên cứu sâu về lợi dụng quy luật thủy triều xâm nhập mặn để điều tiết chua phèn, đẩy mạnh tiêu úng, xây dựng các công trình ngăn mặn, tiếp ngọt,… Nhờ đó, vùng Tây Nam Bộ từng bước trở thành vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước. Việc nghiên cứu chủ trương và đúc kết một số kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo thực hiện công tác thủy nông, đê điều,… phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai những năm 1975 -2015 sẽ giúp cho các cấp, các ngành có cơ sở khoa học để tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác định hướng, nghiên cứu, khảo sát, xây dựng và củng cố hệ thống thủy nông để giảm nhẹ thiên tai và thiệt hại về người và của cho người dân trước tình hình biến đổi khí hậu phức tạp. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] Ho Chi Minh Complete Works, vol. 12, National Political Publishing House, Hanoi, 2001, pp. 283-594. [2] Communist Party of Vietnam, Complete Party Documents, vol. 47, National Political Publishing House, Hanoi, 1986, p. 728. [3] S. Le, "Balancing surface water and irrigation water for crops in the Mekong Delta,” Journal of Scientific Activities, no. 25, pp. 1-40, 1995. http://jst.tnu.edu.vn 165 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(08): 158 - 166 [4] K. Phan, Historical and Flooding Mekong Delta (Redlands). Agriculture Publishing House, Ho Chi Minh City, 2001. [5] Q. H. Dinh, “Impact of climate change on the lives of people in the Mekong Delta today,” History Research Journal, no. 6, pp. 1- 30, 2021. [6] C. T. Dao (editor), Socio-Economics and Environment in floodplains of the Mekong Delta. Hanoi National Political Publishing House, 2002, p. 87. [7] V. S. Nguyen, “National food security: viewing from the personality of rice farmers and solutions to link and join "4 houses" in the Mekong delta,” Can Tho University Journal of Science, no. 12, pp. 171- 181, 2009. [8] V. T. To, "Irrigation infrastructure solutions to control floods, high tides and water supply in the dry season in An Giang province and surrounding areas in the context of changes in the upstream of the Mekong River and climate change,” Irrigation the journal of irrigation science - Southern Institute of Irrigation Science, no. 32, pp. 1-34. 2022. [9] P. T. To, "Mekong Delta Inner Bulletin," Irrigation Journal, no. 2, pp. 1-35, 1989. http://jst.tnu.edu.vn 166 Email: jst@tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiện trạng sử dụng và quản lý tài nguyên nước mặt trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
11 p | 115 | 5
-
Khảo sát hoạt tính β-glucosidase từ cổ khuẩn siêu chịu nhiệt Pyrococcus furiosus để ứng dụng trong sản xuất isoflavone từ đậu nành
5 p | 61 | 5
-
Khảo sát động học của enzyme alpha-amylase và glucoamylase thủy phân hóa chất chuẩn dùng làm cơ chất
9 p | 12 | 4
-
Đánh giá giải pháp giảm thiểu tác hại của thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp và hạ tầng cơ sở ở khu vực miền Trung
13 p | 20 | 3
-
Áp dụng mô hình SWAT để đánh giá tác động của canh tác nông nghiệp đến tải lượng dinh dưỡng trên lưu vực sông Công, tỉnh Thái Nguyên
8 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn