intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công ty cổ phần dưới góc nhìn tài chính doanh nghiệp

Chia sẻ: Phương Bằng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

249
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xem sét về công ty cổ phần dưới góc độ tài chính doanh nghiệp: vổn chủ sở hữu, các loại cổ phiếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công ty cổ phần dưới góc nhìn tài chính doanh nghiệp

  1. Công ty cổ phần dưới góc nhìn tài chính doanh nghiệp Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp của đông sáng lập và công đông ưu đãi biểu quyết. → Vốn đầu tư của chủ sở hữu: - Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Là khoản tiền hoặc tài sản do các cổ đông góp cổ phần tính theo mệnh giá của cổ phiếu đã phát hành - Vốn đầu tư của chủ sở hữu = mệnh giá x tổng số cổ phần của công ty. → Thặng dư vốn cổ phần - Thặng dư vốn cổ phần: Là số chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phiếu; - Thặng dư vốn cổ phần = (giá phát hành - mệnh giá) x số lượng cổ phần phát hành. Thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phần và trong tương lai thì khoản thặng dư vốn cổ phần này sẽ được chuyển đổi thành cổ phần và được kết chuyển vào vốn đầu tư của chủ sở hữu. Do đó khoản thặng dư vốn cổ phần này sẽ không được xem là vốn cổ phần cho đến khi chúng được chuyển đổi thành cổ phần và kết chuyển vào vốn đầu tư chủ sở hữu. ► Công ty đại chúng ♦ Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây: - Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; - Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; - Công ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.
  2. ♦ Nghĩa vụ của công ty đại chúng Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành trở thành công ty đại chúng (có đăng ký). Công ty đại chúng có nghia vụ phải công khai thông tin về hoạt động của mình theo quy định của pháp luật, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nuớc và Sở Giao dịch chứng khoán nhằm đảm bảo cho nhà đầu tu đuợc thông tin đầy đủ về hoạt động thuờng xuyên cung nhu những sự kiện bất thuờng của công ty. ♦ Ưu điểm của hình thức tổ chức công ty đại chúng: - Công ty đuợc xã hội biết đến do có tên tuổi xuất hiện công khai trên thị truờng chứng khoán, trên báo chí; - Công ty phải báo cáo công khai hoạt động của mình cho công chúng, nên chịu sự giám sát của công chúng, xã hội; - Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc phải công khai các hoạt động quản lý và điều hành công ty. Ban giám đốc phải chăm lo việc phát triển công ty cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, co cấu hợp lý vốn, nếu không thì các giám đốc sẽ bị sa thải; nhu vậy hoạt động công ty đại chúng đã ràng buộc các giám đốc phải tuân thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật công ty; - Công ty có tiếng tăm ngoài xã hội, có uy tín thì khi cần vốn xã hội, công ty dễ dàng có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn của xã hội, với chi phí phát hành thấp hon lần phát hành truớc; - Nhà nuớc bớt đuợc gánh nặng phải trợ giúp vốn ngân sách cho công ty, và nhu vậy Nhà nuớc có thể tập trung sức lực vào nhiệm vụ trọng đại của mình là đầu tu co sở hạ tầng; - Khi phát hành cổ phiếu ra công chúng, công ty phải tuân thủ các quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nuớc, đặc biệt là các quy định về báo cáo, kiểm toán và công bố thông tin; và từ đó, các cổ đông có thể giám sát hoạt động của công ty chặt chẽ hon. ♦ Nhược điểm của hình thức tổ chức công ty đại chúng: - Sau khi hoàn tất phát hành công ty sẽ chịu áp lực giám sát của xã hội, chịu áp lực phải duy trì đuợc giá cổ phiếu của mình trên thị truờng chứng khoán, để thu hút nhà đầu tu; - Trong hoạt động của mình, công ty sẽ phải bỏ ra nguồn nhân lực về tài chính và con nguời để chuẩn bị các báo cáo tài chính thuờng niên, báo cáo các sự kiện bất thuờng xảy ra đối với công ty, báo cáo khi Uỷ ban Chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán (Trung tâm giao dịch chứng khoán) yêu cầu;
  3. - Khi phát hành, công ty sẽ phải chịu các chi phí đợt phát hành: chi phí thuê hãng kiểm toán độc lập để lập báo cáo kiểm toán hoạt động của công ty, chi phí thuê nguời bảo lãnh pháp hành, chi phí chuẩn bị hồ so, giấy tờ để xin phép phát hành, chi phí quảng cáo cho đợt phát hành; - Cơ cấu cổ đông thuờng xuyên thay đổi, có thể đe doạ quyền kiểm soát của các cổ đông lớn. ► Cổ phiếu quỹ ♦ Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình để làm cổ phiếu quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau: - Có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua đối với trường hợp mua lại trên 10% nhưng không quá 30% tổng số cổ phần đã phát hành, hoặc nghị quyết của hội đồng quản trị thông qua đối với trường hợp mua lại không quá 10% tổng số cổ phần đã phát hành trong mỗi 12 tháng. Trường hợp công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình dẫn đến số lượng cổ phiếu quỹ đạt tới 25% trở lên trong tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty, công ty phải thực hiện chào mua công khai theo quy định của Luật Chứng khoán - Có đủ vốn để mua lại cổ phiếu quỹ từ các nguồn: nguồn thặng dư vốn, lợi nhuận để lại và các nguồn khác theo quy định của pháp luật và có phương án mua lại trong đó nêu rõ thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá. ♦ Công ty không được thực hiện việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong các trường hợp: công ty đang kinh doanh thua lỗ, công ty đang làm thủ tục phát hành chứng khoán để huy động thêm vốn, công ty có nợ phải trả quá hạn, tổng số nợ phải thu quá hạn lớn hơn 10% tổng số vốn của các cổ đông , công ty cổ phần chưa hội đủ yêu cầu về tăng vốn điều lệ, vốn pháp định theo quy định của pháp luật hiện hành, dùng nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng từ các tổ chức tài chính, tín dụng, pháp nhân và cá nhân để mua cổ phiếu quỹ. ♦ Công ty không được mua cổ phần của các đối tượng sau làm cổ phiếu quỹ: người quản lý công ty; vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột của cá nhân đó; người sở hữu cổ phần có hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty; cổ đông có cổ phần chi phối, trừ trường hợp Nhà nước thực hiện bán bớt cổ phần để giảm tỷ lệ sở hữu. ♦ Công ty đại chúng không có cổ phiếu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, khi mua lại cổ phiếu chỉ được thực hiện thông qua
  4. một công ty chứng khoán làm môi giới, không được gây ảnh hưởng đến giá cả giao dịch, giá trị mua lại tối đa không được vượt quá 10% tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu này trong ngày. ► Cổ đông ♦ Cổ đông phổ thông Trong công ty luôn phải có cổ phần phổ thông, người nắm giữ cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Cổ đông phổ thông có quyền và nghĩa vụ sau: Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây: - Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; - Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông; - Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty; - Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này; - Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; - Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; - Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty; Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây: - Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có); - Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát; - Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ
  5. đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra; - Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây: + Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; + Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế; + Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty. ♦ Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền: - Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định; - Các quyền khác như cổ đông phổ thông, nhưng không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. ♦ Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền: - Nhận cổ tức với mức theo quy định nêu trên. - Khi công ty giải thể, được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết cho chủ nợ và cổ phần ưu đãi hoàn lại; - Các quyền khác như cổ đông phổ thông nhưng cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, không có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, không có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0