intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công ty tôi giá bao nhiêu?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

183
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc có sẵn một con số ước tính về giá trị công ty sẽ giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội mua bán và sáp nhập tốt hơn và đẩy nhanh quá trình đàm phán đối tác. Hầu hết các công ty không mấy quan tâm đến việc định giá doanh nghiệp, trong khi đây là việc quan trọng nhằm giúp họ có cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh để từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp. Khi nói đến định giá doanh nghiệp, người ta thường nghĩ đến trường hợp các công ty...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công ty tôi giá bao nhiêu?

  1. Công ty tôi giá bao nhiêu? Việc có sẵn một con số ước tính về giá trị công ty sẽ giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội mua bán và sáp nhập tốt hơn và đẩy nhanh quá trình đàm phán đối tác. Hầu hết các công ty không mấy quan tâm đến việc định giá doanh nghiệp, trong khi đây là việc quan trọng nhằm giúp họ có cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh để từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp. Khi nói đến định giá doanh nghiệp, người ta thường nghĩ đến trường hợp các công ty nhà nước sắp cổ phần hóa cần phủ định giá theo quy định, các công ty sắp phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) hay niêm yết… Nếu không rơi vào các trường hợp trên, liệu việc định giá doanh nghiệp có thực sự cần thiết không và khi nào các chủ doanh nghiệp cần định giá công ty mình? Khi nào định giá doanh nghiệp? Ngoài những trường hợp trên có nhiều lý do để chủ doanh nghiệp xác định giá trị của công ty mình. Đó là:
  2. Khi chủ doanh nghiệp cần đặt cho công ty một mục tiêu phát triển Giả sử bạn sở hữu một công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản đã hoạt động được 5 năm và đang tăng trưởng tốt. Bạn có nhiều tham vọng cho tương lai của công ty. Lúc này, bạn cần vạch ra một mục tiêu để phấn đấu cũng như xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp mình nhằm đề ra những bước đi phù hợp để đạt mục tiêu trên. Mục tiêu đó có thể là thị phần tốc độ tăng trưởng hằng năm hay một con số lợi nhuận nào đó. Tuy nhiên, có một tiêu chí khác toàn diện hơn, có thể giúp bạn so sánh doanh nghiệp mình với các công ty khác. Đó là giá trị doanh nghiệp. Nói cách khác, đó là con số thể hiện những giá trị thực sự mà hoạt động kinh doanh đem lại cho các chủ sở hữu sau bao công sức và của cải mà họ đã đổ vào công ty. Chẳng hạn, bạn muốn ba năm nữa trở thành doanh nghiệp có giá trị tương tương Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (niêm yết trên sàn HoSE) trị giá 339,3 tỉ đồng (tính theo giá cổ phiếu vào ngày 30.10.2009) và bạn tính được công ty của bạn hiện tại trị giá 70 tỉ đồng. Lúc đó, bạn sẽ biết được doanh nghiệp mình còn cách bao xa so với mục tiêu đặt ra. Từ đó bạn đưa ra các chiến lược phù hợp để tăng doanh thu, lợi nhuận, tính thanh khoản cho cổ phiếu và điều chỉnh các yếu tố khác để
  3. sau 3 năm, bạn có thể có được một công ty trị giá khoảng 340 tỉ đồng như mong muốn. Khi doanh nghiệp tham gia vào các vụ mua bán và sáp nhập, hiển nhiên bạn cần biết giá trị của công ty bạn để thương lượng giá cả với đối tác Nhưng nếu lúc này, bạn không tham gia vào một thương vụ nào như thế, liệu bạn có nên định giá công ty của mình hay không? Câu trả lời là có. Bởi lẽ, bạn có thể tìm thấy một cơ hội mua bán và sáp nhập bất chợt và đôi khi bạn buộc phải đưa ra một quyết định nhanh chóng. Việc có sẵn một con số ước tính về giá trị công ty sẽ giúp bạn nắm bắt các cơ hội tốt hơn đẩy nhanh quá trình
  4. đàm phán và đỡ lúng túng hơn vì không biết nên bán một phần hay toàn bộ công ty mình với giá bao nhiêu là hợp lý. Khi kêu gọi đầu tư từ đối tác chiến lược và các Việc có sẵn một con số nhà tài trợ vốn ước tính về giá trị công ty sẽ giúp chủ doanh Khi muốn kêu gọi đầu tư từ các đối tác chiến lược nghiệp nắm bắt cơ hội để mở rộng và phát triển doanh nghiệp, bạn cần mua bán và sáp nhập tốt biết giá trị công ty mình để xác định mức giá đầu hơn và đẩy nhanh quá tư hợp lý cho các đối tác mới. Bạn cũng nên có trình đàm phán với đối một bảng tính toán chi tiết giá trị của công ty để tác. khi cần có thể trình bày với các đối tác nhà tài trợ vốn. Điều này sẽ giúp bạn dễ thuyết phục các đối tác hơn là đưa ra một con số ước tính chung chung mà không có căn cứ rõ ràng, hợp lý. Điều này cũng thể hiện sự “bài bản” về thông tin tài chính và nâng “tầm” quản lý của công ty bạn trong một các đối tác. Khi cần chia tách công ty Bạn đã cùng với các cổ đông khác hợp tác làm ăn suốt một thời gian dài nhưng nay bạn muốn rút vốn hoặc chia tách tài sản chung (tức công ty) thành các bộ
  5. phận khác nhau để mỗi người có thể theo đuổi mục tiêu riêng của mình. Lúc đó, việc định giá công ty và các bộ phận kinh doanh khác nhau là rất quan trọng để tính toán việc chia tách một cách hợp lý nhất cho các bên. Làm thế nào để định giá doanh nghiệp? Hiện nay, nhiều người vẫn hiểu định giá doanh nghiệp theo một cách đơn giản. Chẳng hạn, lấy lợi nhuận của một năm nào đó nhân với hệ số P/E (thị giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu) ước tính hoặc lấy giá trị sổ sách nhân với một hệ số nhất định. Ví dụ, lợi nhuận năm 2008 là 20 tỉ đồng, P/E ước tính là 6, vậy giá trị công ty là 120 tỉ đồng. Tuy nhiên, cách tính này chỉ hợp lý trong một số trường hợp nhất định khi công ty có những thông tin tham chiếu (ví dụ như P/E) đáng tin cậy từ những công ty tương tự niêm yết trên thị trường chứng khoán.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2