intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công và tội của mèo trong y học

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

122
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không có bộ phận nào của mèo được Tây y hay Đông y dùng làm thuốc. Tuy không được trực tiếp sử dụng làm thuốc nhưng có sự góp mặt của mèo trong đội ngũ “súc vật thí nghiệm” cùng với: chuột nhắt trắng, chuột cống trắng, chuột lang (cobaye), thỏ, chó đã góp phần không nhỏ cho những nghiên cứu trong y học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công và tội của mèo trong y học

  1. Công và tội của mèo trong y học Không có bộ phận nào của mèo được Tây y hay Đông y dùng làm thuốc. Tuy không được trực tiếp sử dụng làm thuốc nhưng có sự góp mặt của mèo trong đội ngũ “súc vật thí nghiệm” cùng với: chuột nhắt trắng, chuột cống trắng, chuột lang (cobaye), thỏ, chó đã góp phần không nhỏ cho những nghiên cứu trong y học. Trong lĩnh vực nghiên cứu thuốc Mèo thuộc vào hàng khiêm tốn, chỉ xuất hiện trong một số thí nghiệm. Đối với mèo, người ta thấy có một số bệnh di truyền giống người như: bệnh bạch tạng (albinism), bệnh điếc di truyền, tật nhiều ngón (polydactylia), bệnh tạo xương bất toàn (osteogenesis imperfecta). Chính do đột biến gen đưa đến các rối loạn di truyền và do có sự tương đồng nên thay vì thử thuốc trên người để tìm tác động dược lý di truyền của thuốc (điều này y đức không cho phép), người ta thử thuốc trên thú vật, trong đó có mèo để xem thuốc có gây rối loạn di truyền hay không? Để biết được tác dụng trị ho của một thuốc mới như thế nào, người ta sẽ thử trên mô hình gây ho ở mèo. Cho mèo
  2. sử dụng thuốc thử nghiệm, sau đó dùng hơi amoniac kích thích làm mèo ho. Nếu có tác dụng trị ho, thuốc sẽ ức chế phản xạ ho của mèo (thuốc mới được so sánh với thuốc trị ho chuẩn là codein). Mèo còn được chọn để thử xem một thuốc mới có tác dụng trên huyết áp hay không? Hơn nữa thử trên mèo, người ta còn biết được thuốc có tác dụng co mạch hay giãn mạch thuộc loại nào: liệt giao cảm hay liệt đối giao cảm hay thứ nào khác. Như vậy, rõ ràng mèo có công không nhỏ trong lĩnh vực nghiên cứu thuốc. Tuy nhiên, con vật nuôi gần gũi, thân thiết này có thể là vật trung gian truyền một số bệnh cho con người. Có 2 bệnh ta nên lưu ý để phòng tránh.
  3. Vai trò trung gian truyền bệnh Trước hết, mèo có thể bị nhiễm giun đũa mèo có tên khoa học toxocara cati. Giun đũa mèo sống ký sinh trong đường tiêu hóa của mèo đẻ ra trứng, trứng giun đũa theo phân ra ngoài và dính lên lông mèo, sau đó sẽ dính lên giường chiếu, ghế hoặc lây nhiễm ra đất, nền nhà. Người bị nhiễm khi vuốt ve mèo hoặc ngồi trên ghế, giường có dính trứng giun, trứng sẽ dính lên tay, sau đó dùng tay bốc thức ăn đưa vào miệng. Trứng giun sẽ đi vào ống tiêu hóa của con người, nở thành ấu trùng đi xuyên qua thành ruột, theo máu
  4. đến nhiều cơ quan. Ở người, ấu trùng này không thể tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành. Vì vậy, bệnh giun đũa mèo nhiễm sang người được gọi là bệnh ký sinh trùng lạc chỗ thể hiện bệnh do ấu trùng. Ấu trùng giun đũa mèo khi lạc chỗ nhiễm qua người sẽ di chuyển nhiều nơi gây rối loạn ở các cơ quan nội tạng khác nhau và có những biểu hiện lâm sàng, đặc biệt ở da thì gây nổi dát đỏ, mề đay, ngứa. Khi nhiễm ở mắt có thể gây mù mắt (hay gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi). Nhiễm ở não, gây chèn ép não làm hôn mê và gây tỷ lệ tử vong cao. Ngoài ra, mèo còn mang ký sinh trùng toxoplasma gondii là loại đơn bào. Nang trùng của ký sinh trùng này được thải ra trong phân mèo, nằm trong đất ẩm hoặc cát và sống được nhiều tháng. Người bị nhiễm toxoplasma gondii do nuốt nang trùng vào ruột, chúng sẽ bị biệt hóa thành các thoa trùng theo máu đi đến gan, cơ, não. Đây là ký sinh trùng thường gây viêm não trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS ở TP. HCM, và có thể gây sảy thai trong ba tháng đầu thai kỳ ở phụ nữ.
  5. Như vậy, mèo cũng như chó có thể gây bệnh nhiễm ở người là bệnh ký sinh trùng lạc chỗ. Hiện nay, nhiễm bệnh ký sinh trùng lạc chỗ là vấn đề lớn với sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, ta nên lưu ý đến việc nuôi súc vật, cả chó lẫn mèo thật vệ sinh để tránh bị ô nhiễm phân chó, mèo. Nên định kỳ xổ giun cho chó, mèo tại phòng khám thú y. Với trẻ em, tốt nhất không nên để trẻ chơi nghịch với chó, mèo. Bệnh thứ hai mà mèo cũng có thể gây nhiễm cho người gọi là “bệnh mèo quào”. Đây là bệnh nhiễm trùng xảy ra sau khi bị mèo quào (90%) hoặc có tiếp xúc gần gũi với mèo (10%). Trong trường hợp điển hình, người bệnh bị viêm mủ hạch ở vùng có vết quào, tình trạng này có thể kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi bị mèo quào. Bệnh mèo quào gây ra do bartonella henselae, một trực khuẩn gram âm. Khoảng 60% trong các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mèo quào là trẻ con. Mèo bị nhiễm B. henselae do bọ chét (có tên khoa học là ctenocephalides felis) truyền vi khuẩn từ mèo bệnh sang mèo lành, và bản thân bọ chét không lây bệnh cho người. Bệnh từ mèo lây sang người qua các vết quào. Khoảng 3 - 5 ngày sau khi bị
  6. mèo quào, tại chỗ vết quào xuất hiện một mụn nước nhỏ sau có mủ, 1 - 2 tuần sau đó, các hạch bạch huyết có liên quan gần với chỗ mèo quào sẽ sưng to lên, hạch to đau nhưng mềm. Triệu chứng toàn thân thường là cảm giác mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân. Nếu không được điều trị đặc hiệu, hạch có thể vẫn to trong nhiều tuần đến nhiều tháng, đôi khi gây nhầm lẫn với bệnh ung thư hạch (lymphoma). Các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm dần và bệnh mèo quào thường tự khỏi. Các kháng sinh đã được dùng để điều t rị bệnh mèo quào là erythromycin, gentamycin, ciprofloxacin và doxycyclin. Phải nghi ngờ bệnh mèo quào khi bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với mèo, có tổn thương da và nổi hạch. PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2