Constantinus I - Hoàng đế của Đế quốc La Mã
lượt xem 17
download
Flavius Valerius Aurelius Constantinus[3] (sinh vào ngày 27 tháng 2 khoảng năm 280[2] – mất ngày 22 tháng 5 năm 337), thường được biết đến như là Constantinus I, (đối với Giáo hội Công giáo La Mã) và Constantinus Đại Đế, hay Thánh Constantinus (đối với những tín đồ Ki-tô giáo theo Chính Thống giáo Đông phương (Eastern Orthodox Church), là một vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, ông được ba quân tôn làm Augustus vào năm 306 và trị vì Đế quốc La Mã cho đến khi ông mất. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Constantinus I - Hoàng đế của Đế quốc La Mã
- Constantinus I Hoàng đế của Đế quốc La Mã Đầu tượng vua Constantinus I tại nhà bảo tàng Capitoline. Bức tượng đá hoa nguyên gốc được tạc theo kiểu Hậu Cổ đại, với phần người trên mặc bộ chiến bào màu đồng thiếc.[1] Hoàng đế nhà Constantinus Trị vì 25 tháng 6 năm 306 - 29 tháng 10 năm 312[notes 1]; 29 tháng 10 năm 312 - 19 tháng 9 năm 324[notes 2]; 19 tháng 9 năm 324 - 22 tháng 5 năm 337[notes 3]
- (30 năm, 301 ngày) Tiền nhiệm Constantius Chlorus Constantinus II , Constantius II Kế nhiệm and Constans Hậu phi [hiện] [hiện]Hậu duệ Tên đầy đủ Flavius Valerius Aurelius Constantinus Nhà Constantinus Triều đại Constantius Chlorus Thân phụ Thánh Helena Thân mẫu
- 27 tháng 2, khoảng năm 274[2] Sinh Naissus (modern Niš, Serbia) 22 tháng 5 năm 337 M ất Constantinopolis, Đế quốc La Mã An táng Thiên Chúa giáo Tôn giáo Flavius Valerius Aurelius Constantinus[3] (sinh vào ngày 27 tháng 2 khoảng năm 280[2] – mất ngày 22 tháng 5 năm 337), thường được biết đến như là Constantinus I, (đối với Giáo hội Công giáo La Mã) và Constantinus Đại Đế, hay Thánh Constantinus (đối với những tín đồ Ki-tô giáo theo Chính Thống giáo Đông phương (Eastern Orthodox Church), là một vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, ông được ba quân tôn làm Augustus vào năm 306 và trị vì Đế quốc La Mã cho đến khi ông mất. Triều đại của ông có nhiều sự kiện đáng lưu ý và gây ấn tượng sâu sắc đến người đời, ông trở thành một vị vua vĩ đại trong lịch sử Hậu Cổ đại, với công tích gầy dựng nên nền văn minh châu Âu sau thời kỳ cổ điển.[4] Ông là vị Hoàng đế đầu tiên theo Ki-tô giáo của Đế quốc La Mã, là người ban Sắc lệnh Milano chấm dứt thảm sát các tín đồ Ki-tô giáo trong toàn Đế quốc. Qua đó, ông đã chuyển đổi dần nước La Mã từ một Đế quốc Đa Thần giáo dần dà trở thành một Đế quốc Ki-tô giáo hùng mạnh - mở đường cho những năm tháng vàng son của Đế quốc Đông La Mã sau này.[5] Đây là một trong những thay đổi lớn nhất trong lịch sử nhân loại, thay đổi hẳn bộ mặt của nền văn minh La Mã lâu đời.[6] Ông là một trong những danh nhân xuất sắc nhất trong lịch sử thế giới cổ đại. [7]
- Ông là một thiên tài và cũng gặp may trong đời: các vị tiên đế chọn cha ông làm tướng, sau đó còn làm vua. Nhờ đó, sau khi phụ hoàng Constantius Chlorus qua đời vào năm 306, ông được tấn phong làm Hoàng đế tại York (nước Anh ngày nay), mở ra triều đại của vị Hoàng đế vĩ đại Constantinus I Đại Đế.[8] Ông là vị lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử nền văn minh phương Tây đã ban bố chính sách tự do tôn giáo. Ông rất sùng đạo Ki-tô giáo và coi Đức Thiên Chúa là người giúp ông đánh bại các kẻ thù của mình và danh chính ngôn thuận ngự trị Đế quốc:[9] tương truyền rằng Thiên Chúa đã hỗ trợ cho ông đánh thắng phe đối lập trong trận cầu Milvian và thống nhất Đế quốc La Mã.[10] Sau chiến thắng vang dội ấy, ông ca khúc khải hoàn diễu binh vào thành La Mã trong niềm biết ơn Thiên Chúa.[11] Do đó, chiến công vẻ vang này trở thành một những thời khắc lớn, khó quên trong lịch sử, vì dẫn đến cuộc Cách mạng về tôn giáo La Mã.[12] Lịch nghi lễ cúng tế Đông La Mã, được Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương (Eastern Orthodox Church) và Giáo hội Công giáo Đông phương tuân theo, liệt kê cả vua Constantinus I Đại Đế và mẹ của ông là Thái hậu Helena như hai vị Thánh. Mặc dù ông không được kể vào danh sách các vị Thánh của Nhà thờ Latinh, không công nhận Constantinus I Đại Đế như một vị Thánh, ông vẫn được kính trọng dưới danh hiệu "Đại Đế" vì những đóng góp của ông cho Ki-tô giáo. Đối với đức tin Ki-tô giáo, ông là người có công lớn hơn cả, kể từ thời Chúa Giêsu và Thánh Phaolô. [6] Ông cũng tấn công người Frank vào năm 310 và buộc nhiều người Frank phải nhập quân ngũ La Mã.[13] Ông cũng đánh thắng người Sarmatia và người Goth, nhưng quan trọng hơn cả là cuộc đại thắng của ông trước người Ba Tư dưới triều nhà Sassanid - là kẻ thù truyền thống của Đế quốc La Mã ở phương Đông.[14] Vào năm 324, vua Constantinus I Đại Đế tuyên bố quyết định đổi tên thành Byzantium thành Tân La Mã (Nova Roma) và vào 11 tháng 5 năm 330 ông chính thức dời đô về thành phố này. Đây là một quyết định quan trọng của ông.[6] Ông là một vĩ nhân và việc ông thiên đô về thành Constantinopolis đã góp phần bảo vệ luật pháp La
- Mã, nền văn hóa và ngôn ngữ Hy Lạp, do đó ông trở thành vị vua sáng lập ra nền văn minh Đông La Mã Ki-tô giáo kéo dài hơn ngàn năm.[6] Sau khi Constantinus I Đại Đế qua đời vào năm 337, Triều đình La Mã đổi tên kinh đô mới thành Constantinopolis, có nghĩa là Thành phố của Constantinus. Thành Constantinopolis vẫn là kinh đô của Đế quốc Đông La Mã trên hơn một ngàn năm, chỉ bị ngắt quãng tạm thời bởi sự đốt phá và chiếm đóng của quân Thập tự chinh lần thứ tư năm 1204, cho đến khi rơi vào Đế quốc Ottoman năm 1453. Tuy là một vị Hoàng đế có nhiều thành tựu rực rỡ nhưng có nhiều người thẳng tay chỉ trích ông vào các thời Hậu Cổ đại (trong số đó có cả người cháu trai của chính ông là Hoàng đế Julianus) và Cận đại: theo đó, Constantinus I là một ông vua hung bạo, tham tàn, có nhiều tội trạng đối với đất nước và chỉ giỏi theo đuổi lợi ích riêng của mình. [4] Mục lục 1 Cuộc đời 1.1 Đầu đời o 1.2 Nhà cai trị phía Tây o 1.3 312 đến 324 o 1.4 Thiết lập thành Tân La Mã o 1.5 326 – qua đời o 1.6 Truyền ngôi o 2 Constantinus Ivà Thiên chúa giáo
- 3 Constantine và người Do Thái 4 Các cải cách 4.1 Tư tưởng và biểu tượng của Constantine o 5 Triều đình Constantine 6 Di sản của Constantinus I 6.1 Truyền tụng về Constantinus I o 6.2 Constantinus I trong Historia của Geoffrey người xứ Monmouth o 7 Ghi chú 8 Chú thích 9 Tài liệu tham khảo 10 Liên kết ngoài [ ] Cuộc đời [ ] Đ ầ u đờ i Flavius Valerius Aurelius Constantinus được sinh ra ở Naissus (nay là Niš, Serbia) ở tỉnh Moesia Superior vào 27 tháng 2 khoảng 280, cha là tướng La Mã và sau này trở thành Hoàng đế La Mã phía Tây Constantius Chlorus, mẹ là St. Helena. Helena, người có ảnh hưởng to lớn xuyên suốt cuộc đời của con trai, xuất thân từ một gia đình khiêm tốn; Ambrose viết rằng bà làm việc trong một quán rượu. Cha ông rời bỏ mẹ ông khoảng năm 292 để thành hôn với Flavia Maximiana Theodora, con gái (hay con nuôi) của Hoàng đế Tây La Mã Maximian, mặc dù Constantine đã tái lập
- mẹ ông, St. Helena, như là "Augusta, mẹ của Caesar" sau khi cha ông qua đời. Theodora cho ra đời sáu người anh em kế của Constantine, trong đó có cả Julius Constantius.[15] Cậu bé Constantinus được giáo dục tốt, trở thành người nói thông thạo tiếng Hy Lạp, và rất am hiểu về triết học.[16] Ông phục vụ trong triều đình của Diocletian ở Nicomedia, sau khi cha ông được phong như là một trong hai caesares (hoàng đế trẻ) của Tứ đầu chế năm 293. Năm 305, cả augusti (hoàng đế cả), Diocletian và Maximian, thoái vị, và Constantius nối ngôi Maximian như là augustus phía tây. Mặc dù con trai hợp pháp của hai hoàng đế là có ở đó (Constantine và Maxentius, con của Maximian), cả hai đều không được để ý tới trong quá trình chuyển giao quyền lực. Thay vào đó, Severus và Maximinus Daia được phong hai vị caesar. Constantine sau đó rời khỏi Nicomedia để ở cùng cha ở xứ Gaul của La Mã; tuy vậy, Constantius lâm bệnh trong một cuộc viễn chinh tiến đánh người Pict của xứ Caledonia, và qua đời vào 25 tháng 7, 306 ở Eboracum (York). Tướng Chrocus, gốc người Alamanni, và quân lính trung thành với Constantius lập tức tôn Constantinus lên làm Augustus. Dưới chế độ Từ đầu chế, sự kế ngôi của Constantine có vẻ không rõ ràng cho lắm. Trong khi Constantius với tư cách hoàng đế cả có thể "tạo ra" một Caesar mới, tuyên bố của Constantine (hay, quân lính của ông ta) lên danh hiệu Augustus đã mặc kệ hệ thống truyền ngôi thiết lập vào năm 305. Do đó, Constantine đã yêu cầu Galerius, vị Augustus phía đông, công nhận ông là người thừa kế ngôi vị của cha để lại. Galerius đã phong Constantinus danh hiệu Caesar, khẳng định quyền cai trị của Constantine trên vùng lãnh thổ của cha ông, và phong chức cho Severus trở thành augustus của phía Tây.[17] [ ] Nhà cai trị phía Tây
- Tượng đồng của Constantine I ở York, Anh, gần nơi ông được tôn xưng Hoàng đế năm 306 Phần lãnh thổ của Constantinus trong đế quốc bao gồm Britain, Gaul, các tỉnh Germania, và Tây Ban Nha. Ông do đó nắm trong tay một trong những đội quân La Mã hùng mạnh nhất, đóng dọc theo biên giới Rhine quan trọng. Khi Gaul là một vùng giàu có của đế quốc, nó đã chịu đựng nhiều thứ trong Khủng hoảng ở Thế kỉ thứ 3. Trong những năm đóng tại Gaul, từ 306 đến 316, Constantinius tiếp tục những cố gắng của phụ hoàng Constantius Chlorus để trấn giữ biên giới Rhine và xây dựng lại những tỉnh Gallia. Nơi cư ngụ chính của ông trong thời gian đó là Trier.[18] Ngay sau khi được phong là hoàng đế, Constantinus I bỏ chiến dịch đánh Anh của phụ hoàng Constantius Chlorus và quay lại xứ Gaul để dập tắt cuộc khởi nghĩa của người Frank. Một cuộc viễn chinh càn quét các bộ tộc người Frank theo sau vào năm 308. Sau chiến thắng này, ông bắt đầu cho xây dựng một cây cầu bắt ngang sông Rhine tại Cologne để thiết lập một căn cứ vĩnh viễn ở phía phải của bờ sông. Một chiến dịch mới năm 310 đã bị bãi bỏ bởi sự nổi loạn của Maximian mô tả ở đoạn dưới. Những cuộc chiến cuối cùng của Constantinus trên chiến tuyến sông Rhine diễn ra vào năm 313, sau khi ông quay lại từ Ý, và một lần nữa ông lại chiến thắng.[19]
- Mục đích chính của Constantinus I là sự ổn định, mà ông cố gắng đạt được bằng những cuộc viễn chinh nhanh chóng, thường tàn bạo, trừng phạt các bộ tộc nổi loạn, phô diễn sức mạnh quân sự của ông bằng cách chinh phục kẻ thù trên phía bờ sông Rhine của họ, và thảm sát nhiều tù binh chiến tranh trong các trận đấu trong đấu trường (arena). Chiến thuật này chứng tỏ khá thành công, vì chiến tuyến Rhine khá là yên lặng trong phần còn lại của thời gian ông trị vì. Trong những mâu thuẫn nội bộ của Triều đình Tứ đầu chế, Constantine cố gắng giữ quan điểm trung lập. Năm 307, hoàng đế cả Maximian (vừa quay lại vũ đài chính trị sau khi thoái vị năm 305) ghé thăm Constantine để tranh thủ sự ủng hộ của ông trong chiến tranh của Maxentius, con trai ông ta, chống lại Severus và Galerius. Constantine thành hôn với con gái của Maximian tên là Fausta để kết mối liên minh và được phong lên chức Augustus bởi Maximian. Tuy nhiên ông không can thiệp chính trị cho danh nghĩa của Maxentius.[20] Maximian quay lại năm 308 sau khi ông không lật đổ được con trai mình. Cuối năm đó, tại hội nghị Carnuntum giữa Diocletianus, Galerius và Maximian, Maximian bị buộc thoái vị một lần nữa và Constantinus I giảm chức xuống caesar. Vào năm 310, Maximian có liên quan đến một âm mưu ám sát con rể của mình khi Constantinus I quay lại sau chiến dịch đánh người Frank. Cuộc mưu sát bị dập tắt nhanh chóng khi Constantinus I phát giác, và Maximian bị giết hay bị buộc phải tự tử. Cả Constantinus I và Maximinus Daia đều thất vọng vì thấy bị hạ chức xuống caesar và sự bổ nhiệm của Licinius, và sau đó đã chống lại sắc lệnh đó và tự phong là Augustus, vì đã được phong bởi Galerius vào năm 310, do đó chính thức tạo ra bốn Augusti. Khi Galerius mất năm 311, người cai trị với đủ quyền lực để tiếp tục hệ thống Tứ đầu chế đã từ giã sân khấu, và do đó hệ thống nhanh chóng suy giảm. Trong cuộc tranh chấp quyền lực sau đó, Constantinus I liên minh với Licinius, trong khi Maximinus tiếp cận Hoàng đế Maxentius, người vẫn chính thức được xem là có quyền cao hơn.[21]
- [ ] 312 đến 324 Đầu năm 312, Hoàng đế Constantinus I thống suất đại binh vượt qua dãy núi Alps với và tấn công Maxentius. Ông nhanh chóng chinh phục vùng Bắc Ý trong những trận đánh tai Turin và Verona và sau đó thẳng tiến về thành La Mã. Nơi đó, Constantinua I với một đội quân gồm gần 10 vạn chiến binh (9 vạn Bộ binh và 8 nghìn Kỵ binh)[22] đã đại thắng Maxentius trong trận đánh trên cầu Milvian, mà kết quả là ông trở thành Augustus phía Tây, hay là người cai trị toàn bộ Đế quốc La Mã phía Tây. Đại thắng huy hoàng tại cầu Milvian là một sự kiện khó quên trong lịch sử nhân loại.[23] Trong trận đánh đã đi vào lịch sử này Constantine đã cho quân lính mình khắc lên khiên của họ ký hiệu mà những người theo Thiên chúa giáo tin là ký hiệu labarum, mặc dù các sử gia vẫn còn tranh cãi rằng là liệu những kí hiệu đó có phải là Thiên chúa giáo rõ rệt, hay là kí hiệu cổ của thần mặt trời.[24]. Kí hiệu labarum và khẩu hiệu đi kèm theo In Hoc Signo Vinces (trong dấu hiệu này, Người sẽ chinh phục) được kể là từ kết quả của hình ảnh hiện ra trước Constantinus I tại Saxa Rubra, là nguyên nhân mà cuối cùng ông thuận chuyển sang Thiên chúa giáo. Trên đường rút chạy, vị vua xấu số Maxentius bị rơi xuống nước và chìm chết dưới sông Tiber. Sau đại thắng vẻ vang, Constantinus I kéo đoàn binh chiến thắng ca khúc khải hoàn tiến bước vào thành La Mã ngay trong ngày hôm sau. Một ý nghĩa lớn lao khác của chiến công lừng lẫy này là ông đã đập vỡ mộng của Maxentius: ông vua này định đánh bại Constantinus I trong trận đánh này để lập chiến tích ngay trong ngày kỷ niệm lễ đăng quang của ông ta. Chiến thắng vang dội này được xem là sự kiện mở đầu những năm tháng vinh quang của Constantinus I: một vị Hoàng đế sa ngã đã bị thay thế bằng một vị Hoàng đế thiêng liêng trong mắt thần dân. Trong những năm kế tiếp đó, ông dần củng cố quân đội của mình mạnh hơn tất cả các đối thủ của mình trong hệ thống Tứ đầu chế đang suy yếu. Cứ đến ngày 28 tháng 10, nhân dân thành La Mã lại làm lễ kỷ niệm chiến thắng cầu Milvian - "cuộc đánh đuổi tên bạo chúa" và ngày hôm sau là
- ngày 29 tháng 10, thì họ lại kỷ niệm - "cuộc tiến quân của vị thần linh" (đó chính là vua Constantinus I). [23] Năm 313, ông gặp Licinius ở kinh thành Milano để kết chặt liên minh giữa họ bằng sự thành hôn của Licinius và em gái kế của Constantine là Constantia. Trong cuộc gặp gỡ này, hai vị hoàng đế đã đồng ý về sắc lệnh bây giờ gọi là Sắc lệnh Milan, chính thức cho phép tất cả mọi tôn giáo hoạt động tự do trong toàn đế quốc, đặc biệt là Thiên chúa giáo.[25] Tuy nhiên cuộc hội nghị đã bị cắt ngắn khi tin tức đến tai Licinius rằng đối thủ của ông ta là Maximinus Daia đã vượt qua Bosporus và xâm lược vào lãnh thổ thuộc Licinius. Licinius từ biệt và cuối cùng đã đánh bại Maximinus, nắm lại toàn quyền điều khiển phần phía đông của Đế quốc La Mã. Tuy nhiên những quan hệ giữa hai vị hoàng đế còn lại ngày càng xấu đi và hoặc là năm 314 hay 316, Constantine và Licinius đánh lẫn nhau trong chiến tranh Cibalae, với Constantine (với 30.000 quân) là người chiến thắng[26]. Họ đụng độ lần nữa ở trận Campus Ardiensis năm 317, và đi tới thỏa thuận rằng con trai của Constantine là Crispus và Constantine II, và con trai của Licinius là Licinianus được phong caesars.[27] Vào năm 320, Licinius đã hạn chế tự do tôn giáo được hứa bởi Sắc lệnh Milan năm 313 và bắt đầu một cuộc giết hại những người theo Thiên chúa giáo.[28]. Điều đó đã thách thức Constantine ở phía tây, mà đỉnh cao là nội chiến lớn năm 324. Vào khoảng AD 323, Constantine I đánh bại đoàn chiến thuyền của Licinius với khoảng 200 tàu chiến.[26] Licinius, được giúp bởi lính đánh thuê người Goth, tượng trưng cho quá khứ và niềm tin cổ đại của Đa Thần giáo. Constantinus I và người Frank của ông hành quân ngọn cờ Thiên chúa giáo của labarum, và cả hai đều nhìn những trận đánh dưới danh nghĩa tôn giáo. Dù là yếu hơn về lực lượng, nhưng được cổ vũ với niềm tin, đội quân của Constantinus I đã chiến thắng trong những trận đánh Adrianople, Hellespont, và Chrysopolis.[29]
- Hoàng đế Constantinus I được thần nữ Tyche gia miện. Với thất bại và cái chết của Licinius một năm sau đó (ông bị kết tội mưu sát Constantine và bị xử tử), Constantinus I trở thành hoàng đế duy nhất của toàn bộ Đế quốc La Mã.[30] [ ] Thiết lập thành Tân La Mã Thất bại của Licinius đại diện cho sự qua đi của Đế quốc La Mã cũ, và sự bắt đầu của vai trò của Đế quốc Đông La Mã như là trung tâm học tập, phát triển, và bảo toàn văn hóa. Triều đình Constantinus I ban chiếu chỉ cho người xây dựng lại thành phố Byzantium, và đổi tên tân đô thành Tân La Mã (tức Nova Roma) là cho ban hành những đồng xu kỉ niệm năm 330 để kỉ niệm sự kiện trọng đại này. Ông cho xây cất Nghị viện và các văn phòng dân sự tại kinh kỳ Tân La Mã, giống như những văn phòng ở cố đô La Mã. Kinh thành này được bảo vệ bằng Thập Tự thật(True Cross), gậy của Moses và các thánh vật, dù cho một vật trang sức đá chạm bây giờ ở Bảo tàng Hermitage (nước Nga) cũng đã minh họa việc Constantinus I được Tyche (tức vị thần nữ cai quản tân đô) đội chiếc Vương miện lên đầu [1]. Nhà vua cũng ban huấn dụ cho thay thế hình vẽ chư thần của tín ngưỡng Đa Thần giáo xưa và thường hòa nhập các bức vẽ này vào các biểu tượng
- của Thiên chúa giáo. Nơi nền cũ của miếu thờ thần nữ Aphrodite, Nhà thờ của các Thánh tông đồ được xây lên. Nhiều thế hệ sau đó có một câu chuyện rằng có hình bóng của một bậc thánh nhân đã dẫn Hoàng đế Constantinus I đến địa điểm này, và một vị thiên sứ mà không ai khác có thể nhìn thấy, đã dẫn ông tới địa điểm của những bức tường mới mẻ. Sau khi ông qua đời, người La Mã đặt tên lại cho kinh đô là Nova Roma Constantinopolitana (còn gọi là Constantinopolis hoặc là Constantinople trong tiếng Anh, có nghĩa là "thành phố của Constantinus I").[30] [ ] 326 – qua đời Lễ rửa tội của Constantinus, có lẽ là sáng tác của môn đệ của Raphael. Vào năm 326, Hoàng đế Constantinus I cho tra khảo con trai cả là Crispus và truyền lệnh cho hành quyết chàng, bởi vì ông tin vào các lời cáo buộc rằng Crispus đã tư tình với Fausta, thứ phi của Constantinus I. Nhưng, ông hãy còn ba Hoàng nam khác (sẽ nối ngôi vua sau này). Một vài tháng sau, ông cũng ra lệnh xử tử Fausta vì bà ta là kẻ tung ra những cáo buộc sai sự thật đó. Vào năm 330, Đế quốc La Mã đã trở nên cường thịnh hơn so với nhiều thập kỷ trước: hai Đế quốc Đông và Tây đã được hợp nhất. Đất nước thái bình thịnh trị. Những cải cách của ông ít nhất đã mang lại những giây phút xả hơi cho Đế quốc La Mã sau bao nhiêu cơn binh lửa. Lực lượng Quân đội thì cũng dễ dàng được nhà vua kiểm soát. Việc xây cất những cung điện xa hoa của Constantinus I, kết hợp với việc ông sang cơ cấu bưu điện và đường xá, đã khiến ông áp đặt thuế đất hà khắc lên muôn dân. [31]
- Eusebius viết rằng Constantinus I được rửa tội chỉ không lâu trước khi chết vào năm 337.[32] Ông di chuyển từ thủ đô đến nhà tắm nước nóng ở gần đó để lấy nước, và sau đó đến thành phố của mẹ ông là Helenopolis, nơi ông cầu nguyện trong một ngôi nhà thờ lớn bà đã cho xây để vinh danh thánh tông đồ Lucian. Với điều này, ông đã theo một phong tục thời đó là trì hoãn việc rửa tội tới tuổi già hay lúc gần chết.[33] Theo như Jerome, Constantine đã lựa chọn cha xứ Eusebius của Nicomedia làm lễ rửa tội cho ông. Sau khi ông mất, xác của ông được chuyển về lại Constantinople và được chôn trong Nhà thờ các Thánh tông đồ ở nơi đó.[34] [ ] Truyền ngôi Constantinus I không hề có biện pháp phòng tránh những cuộc chiến tranh giành quyền thừa kế sau này. Hai năm trước khi qua đời, ông lại phân chia Đế quốc và phong các con ông làm Phó Hoàng đế (Caesar). Sau khi ông qua đời, ba người con trai của ông và Fausta là các Hoàng đế Constantinus II, Constantius II và Constans ra đích thân chấp chính. Cả ba ông vua này đều chẳng đền đáp xứng đáng gì cho ân huệ của phụ hoàng Constantinus I: thay vì đó, Constantinus II trận vong khi cho quân xâm phạm lãnh thổ của Constans. Constans bị tên vua cướp ngôi Maxentius hạ sát. Còn Constantius II thì xuống lệnh thảm sát những thân quyến của tiên hoàng Constantinus I, đồng thời giành lại Đế quốc từ tay Maxentius.[31] Ông cũng có hai cô con gái, Constantina và Helena, vợ của Hoàng đế Julianus.[35] [ ] Constantinus Ivà Thiên chúa giáo Bài chi tiết: Constantine I và Thiên chúa giáo
- Constantine Đại Đế, tranh khảm ở Hagia Sophia, cố đô Constantinopolis, khoảng 1000; (ngày nay là Istanbul. Constantinus I có lẽ được biết đến nhiều nhất như là Hoàng đế đầu tiên theo Thiên chúa giáo của Đế quốc La Mã. Triều đại của ông là một bước ngoặt lịch sử của Giáo hội Thiên chúa giáo. Vào năm 313, Constantinus I công b ố chấp nhận Thiên chúa giáo trong Sắc lệnh Milan, bãi bỏ những trừng phạt đối với những người theo Thiên chúa giáo (mà vì vậy nhiều người đã tử vì đạo trong các cuộc thảm sát người theo Thiên chúa giáo trước đây và trả lại các tài sản đã bị tịch thu của Giáo hội. Tuy một sắc lệnh tương tự đã được ban hành vào năm 311 bởi Galerius, lúc đó là hoàng đế cả của Tứ đầu chế (Tetrarchy),[36] triều đại lâu dài của Constantine, sự chuyển đổi của ông, và sự bảo trợ Giáo hội của ông đã thiết lập lại vị thế mới của Thiên chúa giáo trong toàn đế quốc. Các học giả vẫn còn tranh cãi liệu là Constantine đã chuyển theo Thiên chúa giáo thời trẻ theo mẹ ông là St. Helena, hay là ông chuyển dần sang Thiên chúa giáo trong suốt cuộc đời.[37] Constantine trên 40 tuổi khi cuối cùng ông tuyên bố rằng mình theo Thiên chúa giáo.[38] Khi viết cho những người Thiên chúa giáo, Constantine nói rõ là ông tin là những sự thành công của ông là do sự bảo vệ của
- Đức Chúa Cha Ki-tô.[39] Trong suốt triều đại của ông, Constantine đã bảo trợ Giáo hội về mặt tài chính, xây dựng nhiều thánh đường khác nhau (basilica), ban những đặc quyền (e.g. miễn một số thuế) cho các tăng lữ, thăng chức những người Thiên chúa giáo tới những vị trí cao trong nhà nước, và trả lại những tài sản tịch thu trong Đại thảm sát thời Diocletian.[40] Những nhà thờ nổi tiếng của ông bao gồm Nhà thờ Holy Sepulchre và Nhà thờ Thánh Peter (Old Saint Peter's Basilica). Triều đại của Constantine đã thiết lập một tiền lệ cho một vị trí Giáo hoàng trong Giáo hội Thiên chúa giáo; Constantine tự cho mình có trách nhiệm với Thiên Chúa về sức khỏe về mặt tâm linh của thần dân của ông ta, và do đó ông có trách nhiệm duy trì giáo lý (orthodoxy).[41] Đối với Constantine, hoàng đế không quyết định ra giáo lý - đó là trách nhiệm của các cha xứ - mà đúng hơn vai trò của ông là bảo vệ giáo lý, diệt bỏ những điều dị giáo, và ủng hộ một sự thống nhất về các vấn đề tôn giáo.[42] Hoàng đế đảm bảo rằng Thiên Chúa được tôn thờ đúng cách trong đế quốc của ông; và tôn thờ thế nào là đúng đắn là do Giáo hội quyết định.[43] Vào năm 316, Triều đình Constantinus I đảm nhiệm vai trò trọng tài trong cuộc tranh cãi ở Bắc Phi về sự dị giáo (heresy) của giáo thuyết Donatus (không theo Ki tô giáo chính thống của Constantine). Sau khi đi đến phán quyết chống lại giáo thuyết Donatus, Constantinus I thân chinh chỉ huy một đạo quân của Ki tô giáo chống lại những người Ki tô giáo. Sau 300 năm chung sống hòa bình, đây là cuộc đàn áp, khủng bố đầu tiên trong nội bộ Ki tô giáo. Quan trọng hơn, năm 325 ông triệu tập Hội đồng Nicaea, là Hội đồng Ecumenical đầu tiên (không kể Hội đồng Jerusalem nếu như sự kiện đó được tính vào), chủ yếu để đối phó với sự dị giáo của chủ nghĩa Arianism. [ ] Constantine và người Do Thái Constantine đã ban hành một số đạo luật có liên quan tới người Do Thái: họ bị cấm không được sở hữu nô lệ theo Thiên chúa giáo và không được circumcise nô
- lệ của họ. Chuyển đạo từ Thiên chúa giáo sang Do Thái giáo bị cấm. Hội họp nghi lễ tôn giáo bị giới hạn, nhưng người Do Thái được phép vào Jerusalem vào dịp Tisha B'Av, kỉ niệm ngày Đền thờ ở Jerusalem bị phá hủy. Constantine cũng duy trì việc cấm ăn mừng lễ Phục sinh (Easter) trước lễ Passover của người Do Thái ban hành bởi Hội đồng Nicaea (nisan xiv), i.e. Quartodecimanism, xem thêm tranh cãi lễ Phục sinh.[44] [ ] Các cải cách [ ] Tư tưởng và biểu tượng của Constantine Đồng xu của Constantine, với hình tượng thần mặt trời Sol Invictus, đang cầm một địa cầu ở tay phải giơ lên. Chú thích ở mặt trái là SOLI INVICTO COMITI, "người bạn, Mặt trời không bị chinh phục".
- Follis bởi Constantine. Mặt trái, một labarum. An example of "staring eyes" on later Constantine coinage. Các đồng xu cho đúc bởi các hoàng đế thường cho thấy các chi tiết về các hình tượng cá nhân của họ. Trong phần đầu của triều Constantine, các biểu tượng đầu tiên của Mars (thần chiến tranh) và sau đó (từ 310) là Apollo như là thần Mặt trời luôn luôn xuất hiện trên mặt trái của đồng xu.[cần dẫn nguồn] Mars đã là biểu tượng của Tứ đầu chế (Tetrarchy), và Constantine sử dụng biểu tượng này để nhấn mạnh sự hợp pháp của quyền lực của ông. Sau khi phá vỡ liên minh với bạn cũ của cha ông là Maximian năm 309–310, Constantine bắt đầu tuyên bố sự truyền ngôi là hợp pháp từ vị Hoàng đế thế kỉ thứ 3 là Marcus Aurelius Claudius Gothicus (Claudius II), người anh hùng chiến thắng của Trận đánh Naissus (Tháng 9, 268).[45] Gothicus đã tuyên bố về sự bảo vệ linh thiêng của Apollo-Sol Invictus (Thần Mặt trời). Constantine cũng tuyên bố liên minh với Sol Invictus, là vị thần linh cuối cùng xuất hiện trên các đồng xu của ông ta.[46] Mặt trái của những đồng xu thời ông liên tục trong nhiều năm là "người bạn, Mặt trời không thể bị chinh phục" của ông — dòng chú thích là SOLI INVICTO COMITI. [ ] Triều đình Constantine
- Constantine tôn trọng văn hóa Thiên chúa giáo, triều đình của ông ta đã bao gồm những người khả kính.[cần dẫn nguồn] Những gia đình đầu triều không chấp nhận Thiên chúa giáo không được bổ nhiệm vào chức vụ quan trọng, nhưng 2/3 chính quyền cấp cao của ông không phải là Thiên chúa giáo.[47] [ ] Di sản của Constantinus I Tượng đầu Constantine bằng đồng. Ông là vị Hoàng đế có công đưa Ki-tô giáo trở thành một tông giáo lớn nhất của nền văn minh phương Tây. Rõ ràng, ông là vị Hoàng đế theo Ki-tô giáo đầu tiên và vĩ đại nhất. Công lao của ông đối với đức tin Ki-tô giáo thật là quá lớn lao. Đồng thời, việc ông thiên đô về thành Constantinopolis (Istanbul) đã giúp cho đạo Ki-tô cùng với nền văn chương cổ điển được trường tồn trong suốt hàng nghìn năm.[48] Mặc dù ông có được danh hiệu "Đại Đế" từ các sử gia Thiên chúa giáo rất lâu sau khi ông qua đời, ông có thể đạt được danh hiệu đó chỉ dựa vào các chiến thắng lẫy lừng của ông. Thêm vào việc thống nhất lại Đế quốc dưới uy quyền tối
- thượng của một Hoàng đế, Constantinus I đã xuất chinh đánh thắng người Frank và người Alamanni trong những trận chiến khốc liệt vào các năm 306 – 308, người Frank một lần nữa vào các năm 313 – 314, người Tervingian Goth vào năm 332 và người Sarmatia năm 334. Chiến thắng oanh liệt của ông ở cầu Milvian cũng là một trong những thời khắc quyết định nhất trong lịch sử thế giới.[4] Thật ra, cho đến năm 336, Constantinus I đã đánh chiếm lại được hầu hết các tỉnh đã bị mất từ lâu như Dacia, Hoàng đế Aurelianus đã bị buộc phải bỏ tỉnh này năm 271. Vào thời gian ông qua đời, ông đang chuẩn bị tiến hành một chiến dịch viễn chinh chống lại các cuộc cướp phá ở các tỉnh phía đông từ Đế quốc Ba Tư.[49] Ông là một vị Hoàng đế hùng mạnh, đánh dấu một giai đoạn hệ trọng trong lịch sử Đế chế La Mã.[50] Người ta xem ông là vị Hoàng đế xuất sắc nhất trong thời kỳ Hậu Cổ đại. Ông là vị vua có công lớn lập nên cả một nền văn minh châu Âu sau khi những năm tháng Cổ điển đã qua đi. Tuy nhiên, cháu của ông là Hoàng đế Julianus chỉ trích kịch liệt: theo lời kể của vị vua này, Constantinus I là một tên hôn quân vô độ. Điều này dẫn đến tranh cãi về ông ngay từ thời Hậu Cổ đại. Nhà sử học Đa Thần giáo là Zosimus coi ông là tên vua có tội với đất nước: dẫn đến sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã. Tuy nhiên, các danh sĩ Ki-tô giáo là Lactantius và Eusebius thì xem Constantinus I là người bảo vệ của toàn nhân loại, do Chúa phái xuống trần gian. Trong suốt thời kỳ Trung Cổ, ông vẫn luôn được ca ngợi theo luận điểm ấy.[4] Đế quốc Đông La Mã đã xem Constantinus I là vị vua khai quốc và Đế quốc La Mã Thần thánh cũng xem ông là một trong những nhân vật đáng kính của lịch sử Đế quốc. Trong cả phía đông và phía tây, các Hoàng đế mới thỉnh thoảng được vinh danh như là một "Constantine mới". Hầu hết các nhà thờ Thiên chúa giáo phía đông đều xem Constantine là một vị thánh.[51] Ở phía đông đôi khi ông được gọi là "Ngang với thánh tông đồ" (isapostolos) hay là "thánh tông đồ thứ 13"[2].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn