intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cột cờ Hà Nội Biểu tượng hùng thiêng

Chia sẻ: Nguyen Thi Hong Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

118
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cột cờ Hà Nội Biểu tượng hùng thiêng Được xây dựng từ năm 1812, “Cột cờ Hà Nội” là công trình kiến trúc giàu tính thẩm mỹ và là một biểu tượng tôn nghiêm của Thủ đô. Cột cờ Hà Nội đứng sừng sững, uy nghi trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trên đường Ðiện Biên Phủ thuộc quận Ba Ðình. Cột cờ được xây dựng từ năm 1805, hoàn thành năm 1812 (thời vua Gia Long, triều Nguyễn) trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long. Cột cờ là một khối hình vuông...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cột cờ Hà Nội Biểu tượng hùng thiêng

  1. Cột cờ Hà Nội Biểu tượng hùng thiêng Được xây dựng từ năm 1812, “Cột cờ Hà Nội” là công trình kiến trúc giàu tính thẩm mỹ và là một biểu tượng tôn nghiêm của Thủ đô. Cột cờ Hà Nội đứng sừng sững, uy nghi trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trên đường Ðiện Biên Phủ thuộc quận Ba Ðình. Cột cờ được xây dựng từ năm 1805, hoàn thành năm 1812 (thời vua Gia Long, triều Nguyễn) trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long. Cột cờ là một khối hình vuông ba cấp hợp thành từ đế chân trụ đến thân cột và Lầu Vọng Canh. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần chồng lên nhau, chung quanh xây ốp bằng gạch, tọa lạc trên diện tích 2.007m2. Ðứng dưới chân Cột cờ, dù cảm thấy đỉnh cao nhất, nhưng không hề có cảm giác nặng nề, mà trái lại, dáng vẻ của nó hài hòa, thanh thoát giữa các tam cấp, thân cột và vọng canh.
  2. Kiến trúc hài hòa của Cột cờ Tầng một mỗi chiều dài 42,5 m, cao 3,1 m, có hai cầu thang gạch dẫn lên. Tầng hai mỗi chiều dài 27 m, cao 3,7 m, có bốn cửa, cửa hướng đông trên có đắp hai chữ "Nghênh húc", nghĩa là đón nắng ban mai, cửa tây đắp hai chữ "Hồi quang", nghĩa là ánh sáng phản chiếu, cửa nam có hai chữ "Hướng minh", nghĩa là hướng về ánh sáng, còn cửa bắc không có chữ. Tầng ba mỗi chiều dài 12,8 m, cao 5,1 m, có cửa lên cầu thang trông về hướng bắc. Cột cờ hình trụ tám cạnh, thon từ dưới lên. Phần thân cột cao 12,8 m, mỗi cạnh đáy chừng 21,1 m. Trong thân Cột cờ có 54 bậc thang xoáy ốc l ên tận đỉnh. Toàn thân của Cột cờ được soi sáng và thông hơi bằng 39 cửa nhỏ hình hoa thị và sáu cửa hình dẻ quạt. Những cửa này được đặt dọc các cạnh, mỗi cạnh có chừng bốn đến năm cửa.
  3. Cột cờ trong đêm Ðỉnh của Cột cờ có hình bát giác, cao 3,3 m, có tám cửa sổ tương ứng với tám cạnh. Giữa lầu là trụ tròn dùng để cắm cán cờ (cao 8 m) có đường kính 0,4 m, vươn cao lên đỉnh lầu. Trên chóp Lầu Vọng Canh là một trụ lỗ hình tròn, đường kính 40 cm để cắm cờ. Như vậy tính từ chân lên đến trụ cắm cờ thì Cột cờ có chiều cao 33,4 m, còn tính thêm cả phần trụ đế treo lá cờ thì cao khoảng hơn 40 m.
  4. Chiều cao của Cột cờ là 33,4 m Từ phần cửa sổ ở đỉnh Cột cờ người ta có thể quan sát toàn bộ thành phố cả vùng nội và ngoại thành. Ðó cũng chính là lý do thực dân Pháp đã không những không cho phá hủy công trình này trong thời gian tạm chiếm từ 1894 đến 1897 mà còn dùng Cột cờ làm đài quan sát và đặt trạm thông tin liên lạc giữa ban chỉ huy với các đơn vị chung quanh bằng cờ và đèn tín hiệu. Khi Thủ đô phòng thủ chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, nơi đây trở thành Ðài quan sát phòng không Hà Nội, có thể quan sát toàn bộ nội, ngoại thành và xa hơn.
  5. Cột cờ thời thuộc Pháp Với kiến trúc ấy thời bấy giờ, Cột cờ có chiều cao lớn nhất kinh thành Thăng Long. Quan sát từ mọi góc nhìn, Cột cờ là một khối hoàn chỉnh kiến trúc nghệ thuật hài hòa, uy nghi, cổ kính; là nơi biểu tượng cho chủ quyền quốc gia, thể hiện ý chí vươn lên với tinh thần bất khuất đối với các thế lực xâm lược từ ngoại bang của dân tộc.
  6. Cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trên đỉnh Cột cờ ngày nay Gần hai thế kỷ kể từ khi được xây dựng, Cột cờ Hà Nội vẫn bề thế, hiên ngang đứng đó chứng kiến những nét thăng trầm cùng Thủ đô, đất nước. Khi đất nước hoàn toàn độc lập, bước vào giai đoạn đổi mới, xây dựng, hợp tác, phát triển, Cột cờ Hà Nội đã trở thành một địa điểm tham quan du lịch quan trọng trong quần thể khu di tích thành cổ. Hình tượng Cột cờ được chọn làm mẫu trên các áp-phích, con tem, bìa sách... và in đậm trong trái tim mỗi người Việt Nam. Khách du lịch thích thú chiêm ngưỡng
  7. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay phấp phới trên đỉnh Kỳ Ðài. Sau cuộc kháng chiến chín năm trường kỳ chống Pháp của dân tộc, ngày 10-10-1954 Hà Nội được giải phóng, lá cờ đỏ sao vàng của dân tộc Việt Nam tiếp tục ngự trên đỉnh Cột cờ cho đến ngày nay. Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh ở đỉnh Cột cờ tung bay lồng lộng trên nền trời của Thủ đô Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn hiến, mãi mãi là biểu tượng vinh quang, là niềm tự hào của dân tộc, đất nước Việt Nam độc lập, tự do. Cột cờ Hà Nội đã trở thành một di tích lịch sử gắn kết với thời đại, trong quần thể Hoàng thành của Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2