intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cristoforo Colombo – người thay đổi thế giới

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

120
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với niềm đam mê phiêu lưu và khát vọng khám phá, cuộc đời Cristoforo Colombo (1451 – 1506) là một chuỗi dài những chuyến hải hành bất tận… Ông được xem là một trong những nhân vật gây ảnh hưởng lớn đến lịch sử loài người khi phát hiện ra châu Mỹ vào ngày 12/10/1492. Nuôi mộng khám phá Đến tận ngày nay, thân thế và nguồn gốc quốc tịch của Colombo vẫn bị bao phủ bởi một màn sương bí ẩn, gây tranh cãi và tốn hao giấy mực của nhiều nhà nghiên cứu. Theo nhiều giả thuyết,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cristoforo Colombo – người thay đổi thế giới

  1. Cristoforo Colombo – người thay đổi thế giới Với niềm đam mê phiêu lưu và khát vọng khám phá, cuộc đời Cristoforo Colombo (1451 – 1506) là một chuỗi dài những chuyến hải hành bất tận… Ông được xem là một trong những nhân vật gây ảnh hưởng lớn đến lịch sử loài người khi phát hiện ra châu Mỹ vào ngày 12/10/1492. Nuôi mộng khám phá Đến tận ngày nay, thân thế và nguồn gốc quốc tịch của Colombo vẫn bị bao phủ bởi một màn sương bí ẩn, gây tranh cãi và tốn hao giấy mực của nhiều nhà nghiên cứu. Theo nhiều giả thuyết, cha của ông là Domenico Colombo – một người thợ dệt len, có cửa hiệu tại thành phố cảng Genoa, nước Ý. Cristoforo Colombo ra đời vào cuối mùa hè hay đầu mùa thu năm 1451.
  2. Chân dung thật sự của Colombo vẫn còn là điều bí ẩn
  3. Thưở thiếu thời, Colombo là một người trầm lặng và rất sùng đạo. Giống như các thanh niên khác của xứ Genoa, ông có cơ hội theo các đoàn thuyền đánh cá và sớm đam mê khám phá biển. Để phục vụ đam mê đó, ông không ngừng tìm tòi, học hỏi các ngoại ngữ, tìm hiểu ngành hàng hải. Thời bấy giờ, sự cạnh tranh kinh tế ở châu Âu rất khốc liệt, các quốc gia đều muốn tìm ra những con đường vận chuyển hàng hải mới và những thuộc địa mới. Lúc ấy, đường bộ từ châu Âu sang châu Á ngày càng mất an toàn nên các thương đoàn châu Âu phải theo đường biển hướng về phía Nam, vòng qua châu Phi để đến châu Á. Colombo nuôi mộng tìm ra một con đường khác ngắn hơn bằng cách trực tiếp đi xuyên qua Đại Tây Dương. Bản sao của chiếc Santa Maria Bốn chuyến thám hiểm thay đổi thế giới Sau khi đưa kế hoạch cho triều đình Bồ Đào Nha và bị bác bỏ, tháng 1/1492, chuyến đi của Colombo nhận được quyết định tài trợ của triều đình Tây Ban Nha .
  4. Mờ sáng ngày 3/8/1492, nhà thám hiểm cùng 3 chiếc tàu: Santa Maria, Pinta và Nina giương buồm ra khơi. Sau 3 ngày, con tàu Pinta bị mất bộ phận lái, cánh buồm tam giác của tàu Nina cũng trục trặc. Colombo ra lệnh cho đoàn tàu dừng lại tại quần đảo Canaries để sửa chữa tàu và lấy thêm lương thực. Ngày 9/9, ba con tàu lại ra khơi, gặp gió mậu dịch thuận lợi nên đạt tốc độ rất cao. Sơ đồ chuyến thám hiểm thứ nhất Vượt qua nhiều hiểm nguy, ngày 12/10/1492, Colombo và thuỷ thủ đoàn nhìn thấy đất liền (thật ra là một hòn đảo thuộc quần đảo Bahamas ngày nay). Tại đây, ông tiếp xúc và trao đổi một số hàng hoá với người bản xứ. Ông đã viết về những người da đỏ như sau: "Chúng tôi có thể thiết lập một quan hệ hữu hảo, bởi vì tôi biết rằng họ là một dân tộc có thể dễ dàng cải theo đức tin tôn giáo của chúng ta bằng tình yêu chứ không phải bằng vũ lực. Nhận được những chiếc mũ lưỡi trai đỏ, những hạt thủy tinh để đeo vào cổ cùng nhiều vật tầm thường khác là một niềm vui lớn với họ, biến họ thành bạn bè tốt của chúng tôi… Họ không có sắt và
  5. cũng không có khái niệm về vũ khí, bởi vì khi tôi đưa những thanh gươm cho họ, họ đã cầm đằng lưỡi và bị thương… Họ sẽ là những đầy tớ tốt và thông minh, vì tôi quan sát thấy họ nhanh chóng hiểu điều được dạy, và tôi tin rằng họ sẽ dễ dàng trở thành các tín đồ Thiên Chúa giáo, bởi vì tôi thấy họ không theo tôn giáo nào cả.’’. Tượng đài Colombo ở Barcelona Ba tháng sau, Christopher Columbus và đoàn tàu của ông đã đi vòng vo qua các vùng biển đảo xa lạ thuộc Bahamas, Cuba và Hispaniola, một Tân thế giới rộng lớn đã hé lộ. Ngày 16/1/1493, ông quyết định cho đoàn tàu trở về mang theo nhiều sản vật thu thập được từ các vùng đất đã đi qua. Về Tây Ban Nha, ông được nhà vua đón tiếp long trọng và ban tước hiệu "Don Cristobal Colon".
  6. Tượng đài Colombo ở thủ đô Washington Lòng đam mê thám hiểm và cả vinh quang, tiền bạc từ chuyến đi đầu tiên đã thôi thúc ông tiếp tục lên đường. Tháng 9/1493, Colombo ra đi lần thứ hai và sau 21 ngày thuận gió, ông đến được phía Bắc của quần đảo Windward ngày nay, ông đặt tên quần đảo là Dominica, theo tiếng Ý là ngày Chủ Nhật – ngày nhìn thấy đảo. Sau đó Colombo đến Puerto Rico, Jamaica và khám phá ra hàng loạt đảo mới: Santa Maria de Guadalupe, Santa Maria de Monserrate (Montserrat), Santa Cruz (nay là đảo St. Croix), Tháng 5 năm 1498, ông lại rời Tây Ban Nha, ra đi lần thứ ba, lần này hướng về phía Nam nhiều hơn. Trong kỳ thám hiểm này, nhà hàng hải đã tới đảo Trinidad, đặt chân lên đồng bằng Orinoco, khảo sát vịnh Paria và nhận ra rằng đây phải là một lục địa rất lớn. Trong chuyến đi lần thứ tư vào mùa hè năm 1502, Christopher Columbus đã tới Honduras mà ông tưởng lầm là bán đảo Mã Lai, khám phá ra Nicaragua và Costa Rica.
  7. Mộ của ông ở thánh đường Sevilla – Tây Ban Nha Dù không phải là người châu Âu đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ, nhưng bằng 4 chuyến thám hiểm của mình, Colombo đã đem một châu lục mới đặt vào trang sử của lịch sử nhân loại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2