YOMEDIA
ADSENSE
củ khoai tây ngồi ghế bành: phần 2
28
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
phần 2 gồm nội dung của "phần ii: thịt và khoai tây" (vì sao khoai tây chiên lại ngon đến vậy?, trên thảo nguyên, hạt cát nhỏ giữa đại dương mênh mông, công việc nguy hiểm nhất, những thứ có trong thịt, những thứ có trong thịt,...). mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: củ khoai tây ngồi ghế bành: phần 2
PHẦN 2: Thịt và khoai tây<br />
<br />
<br />
5. Vì sao khoai tây chiên lại ngon đến vậy?<br />
Để đến được xưởng chế biến của J. R. Simplot ở Aberdeen, Idaho, bạn phải<br />
lái xe dọc Aberdeen - một thị trấn với khoảng 2.000 dân và đi thẳng về phía<br />
Bắc, chạy qua các cửa hiệu trên phố Main Street. Sau đó rẽ phải ở Tiger Hut<br />
- một nhà hàng Hamburger lâu đời được đặt tên theo tên của đội bóng trường<br />
Trung học địa phương, rồi bạn sẽ băng qua một đường ray nơi nhộn nhịp<br />
những chiếc xe tải chở đầy củ cải đường, cuối cùng, bạn đi thêm khoảng một<br />
phần tư dặm nữa thì sẽ tới nơi. Phảng phất mùi thơm của một gia đình đang<br />
nấu món khoai tây. Xưởng chế biến của gia đình Simplot thấp nhưng vuông<br />
vắn, nhỏ nhắn và gọn gàng. Bãi đỗ xe của những người làm công chật ních<br />
xe tải và phấp phới cờ Mỹ. Thị trấn Aberdeen nằm gọn giữa lòng Bingham vùng trồng nhiều khoai tây nhất Idaho. Xưởng chế biến của gia đình Simplot<br />
hoạt động liên tục 24 giờ một ngày, 310 ngày một năm, chế biến khoai tây<br />
thành món khoai tây chiên kiểu Pháp nổi tiếng. Tuy cơ sở vật chất khiêm tốn<br />
theo tiêu chuẩn xây dựng cuối những năm 1950, nhưng nó đã chế biến tới<br />
khoảng năm trăm nghìn cân khoai tây mỗi ngày.<br />
Trong xưởng, một dây chuyền băng tải đan xen nhau bởi các công đoạn máy<br />
móc như rửa sạch, phân loại, gọt vỏ, thái lát, chần nóng, sấy khô, chiên giòn<br />
khoai tây. Các công nhân trong đồng phục trắng với chiếc mũ cứng chăm<br />
chú thực hiện công việc của mình để đảm bảo sự nhịp nhàng cho dây chuyền<br />
sản xuất. Từ băng chuyền đổ ra hàng loạt những lát khoai tây mỏng. Nơi đây<br />
tràn ngập không khí nhộn nhịp vui vẻ khiến tất cả mọi người đều hướng đến<br />
giấc mơ về một nền công nghệ tiên tiến với cuộc sống văn minh hơn qua<br />
những thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn. Toàn bộ không khí ở đây toát lên<br />
hình ảnh tinh thần của John Richard Simplot - người sản xuất khoai tây lớn<br />
nhất nước Mỹ, một con người tràn đầy sinh lực và sẵn sàng đối mặt với mọi<br />
khó khăn để gây dựng đế chế “khoai tây chiên”. Điểm mấu chốt ở đây là<br />
trưởng thành trong một bang bảo thủ nhất của quốc gia, Simplot đã bộc lộ<br />
được những nét tương phản đã dẫn dắt nên sự phát triển kinh tế của miền<br />
Tây nước Mỹ, sự pha trộn lâu đời giữa chủ nghĩa cá nhân và sự phụ thuộc<br />
vào đất đai và tài nguyên công cộng. Trong bức chân dung của mình treo ở<br />
khu vực lễ tân của nhà máy chế biến Aberdeen, J. R. Simplot mang nụ cười<br />
của một kẻ thắng bạc lớn.<br />
<br />
Simplot sinh năm 1909. Một năm sau, gia đình ông rời Dubuque, bang Iowa<br />
và định cư tại Idaho. Dự án cải tạo sông Snake River được chính phủ Mỹ tài<br />
trợ đã đem lại nguồn nước giá rẻ cho hệ thống tưới tiêu và làm thay đổi diện<br />
mạo vùng Bắc Idaho từ một hoang mạc khô cằn thành vùng nông nghiệp trù<br />
phú. Cha của Simplot trở thành địa chủ với vô vàn đất công và hai đàn ngựa.<br />
Simplot nhọc nhằn lớn lên với công việc đồng áng. Ông phản đối người cha<br />
độc đoán, hống hách của mình bằng cách bỏ học và trốn khỏi nhà lúc 15<br />
tuổi. Tìm được việc làm tại một kho chứa khoai tây ở thị trấn Declo, Idaho,<br />
hàng ngày, ông phân loại khoai tây với “máy sàng“ và dụng cụ điều khiển<br />
bằng tay, làm việc 9-10 tiếng mỗi ngày và được trả công 30 xu một giờ.<br />
Simplot thuê một căn phòng trong khu nhà nội trú. Nơi đây, ông đã gặp và<br />
làm quen với một nhóm giáo viên - những người được trả lương bằng cổ<br />
phiếu sinh lời thay vì tiền mặt. Simplot mua lại cổ phiếu của họ với giá 50 xu<br />
và bán lại cho ngân hàng địa phương với giá 90 xu. Với số tiền lãi kiếm<br />
được, Simplot mua một khẩu súng trường, một chiếc xe tải cũ và 600 chú<br />
cừu non với giá 1 đô-la mỗi con. Ông dựng một cái bếp giữa sa mạc, dùng<br />
cây ngải trắng để đốt lò, săn bắn ngựa hoang, lột da bán được 2 đô-la mỗi bộ,<br />
còn thịt ngựa được dùng để nấu lên và làm thức ăn cho cừu trong mùa đông.<br />
Mùa xuân năm sau, Simplot bán đàn cừu của mình với giá 12,5 đô-la một<br />
con và trở thành một chủ trại khoai tây khi mới 16 tuổi.<br />
Ngành công nghiệp khoai tây ở Idaho bắt đầu từ những năm 1920. Với địa<br />
hình cao, thời tiết ngày ấm đêm lạnh, đất núi lửa cực tốt và hệ thống tưới tiêu<br />
dồi dào, Idaho quả thực là vùng đất lý tưởng để trồng giống khoai tây Russet<br />
Burbank. Simplot thuê 64 hecta đất làm đồn điền và mua sắm các thiết bị<br />
cùng một đàn ngựa. Ông học được cách trồng khoai tây từ ông chủ Lindsay<br />
Maggart. Năm 1928, Simplot và Maggart mua một máy sàng khoai tây tự<br />
động và đó là phát minh mới mẻ trong thời đại đó. Simplot rất sẵn lòng giúp<br />
bạn bè và xóm giềng phân loại khoai tây nhưng Maggart thì không muốn<br />
chia sẻ công nghệ với bất kỳ ai. Vì thế, hai người phát sinh mâu thuẫn và<br />
cuối cùng, họ phải sử dụng phương án tung đồng xu sấp ngửa để xác định<br />
chủ nhân của chiếc máy. Kết quả, Simplot thắng cuộc và được quyền sở hữu<br />
thiết bị đó. Ông bán toàn bộ gia sản của mình và bắt đầu sự nghiệp riêng tại<br />
một hầm chứa khoai tây ở Declo. Ông đi khắp các vùng nông thôn của<br />
Idaho, tận dụng những chiếc máy thô sơ để phân loại khoai tây cho những<br />
người nông dân. Sau đó, ông buôn khoai tây và mở nhà kho, tạo dựng mối<br />
quan hệ với các lái buôn. Khi Simplot cần xà gỗ để làm nhà kho mới, ông đã<br />
cùng những người làm chạy xuống tận Yellowstone để đốn gỗ. Suốt một<br />
<br />
thập kỷ, Simplot bôn ba khắp nơi và trở thành lái buôn khoai tây lớn nhất<br />
miền Tây, gây dựng 33 nhà kho ở Oregon và Idaho.<br />
Simplot còn buôn cả hành. Năm 1941, ông băn khoăn tự hỏi không hiểu sao<br />
tập đoàn Burbank ở Canada lại đặt mua nhiều hành đến vậy. Ông đã bí mật<br />
đi theo xe tải đến đồn điền trồng mận ở Vacaville, nơi tập đoàn Burbank<br />
dùng những chiếc máy ép khô để ép hành. Ngay lập tức, Simplot mua một<br />
máy ép khô sáu ống và thành lập xưởng ép khô riêng ở Caldwell, Idaho.<br />
Xưởng bắt đầu hoạt động từ ngày 8 tháng 10 năm 1941. Hai tháng sau, Mỹ<br />
tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai và Simplot bắt đầu chiến dịch cung<br />
cấp hành khô cho quân đội Mỹ. Quả là một thương vụ hời. Ông ưu ái đặt tên<br />
cho bột hành khô là “những hạt bụi vàng”.<br />
Sau đó, công ty ép khô J.R. Simplot xây dựng hoàn thiện phương pháp sấy<br />
khô khoai tây mới và trở thành một trong những nhà cung cấp thực phẩm<br />
chính cho quân đội Mỹ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai. Năm 1942,<br />
công ty có hơn 100 công nhân và đến năm 1944 là 1.200 người. Nhà máy<br />
Caldwell trở thành nhà máy chế biến ép khô có cơ sở hạ tầng và quy mô lớn<br />
nhất thế giới. J. R. Simplot dùng lợi nhuận kiếm được từ hợp đồng với quân<br />
đội Mỹ để đầu tư mua những đồn điền khoai tây và trại chăn nuôi gia súc,<br />
xây dựng xưởng phân bón, xưởng cưa, đầu tư khai thác mỏ phốt-phát ở Fort<br />
Hall Idian Reservation. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Simplot<br />
đã tự trồng khoai tây, chăm bón khoai tây bằng phốt-phát do mình sản xuất,<br />
chế biến khoai tây ở nhà máy riêng và xuất khoai tây đóng hộp từ xưởng<br />
riêng của mình. Phế phẩm từ chế biến khoai tây ép được dùng làm thức ăn<br />
cho đàn gia súc. Khi đó, ông mới chỉ 36 tuổi.<br />
Sau chiến tranh, Simplot đầu tư ồ ạt vào công nghệ chế biến thực phẩm đông<br />
lạnh với niềm tin rằng sản phẩm này sẽ là nguồn thực phẩm chính cho những<br />
bữa ăn của tương lai. Clarence Birdseye đã phát minh ra một số công nghệ<br />
đông lạnh vào những năm 1920. Nhưng việc triển khai thương mại loại sản<br />
phẩm mới đó bị hạn chế bởi nhiều yếu tố vì thực tế, những cửa hàng rau quả<br />
và thậm chí, các bà nội trợ đều có tủ lạnh. Nhu cầu thị trường tủ lạnh, tủ đá<br />
và những dụng cụ nhà bếp khác bắt đầu tăng mạnh sau Chiến tranh Thế giới<br />
thứ hai. Thập niên 1950 có thể nói là “thời hoàng kim của thực phẩm chế<br />
biến”, nói như lời nhà nghiên cứu lịch sử Harvey Levenstein, nó đã mở ra<br />
một thời đại mới với nhiều cải tiến làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của<br />
những bà nội trợ: nước cam ép, bữa tối chế biến sẵn, gà rán, “Salat khoai tây<br />
trọn gói!”, Pho mát Whiz, salat Jell-O, Jet-Puffed Marshmallows, Micracle<br />
<br />
Whip. Sự khan hiếm nguyên liệu trong bối cảnh suy thoái đã mở ra thời kỳ<br />
lên ngôi của những kho hàng thực phẩm dự trữ lớn của các siêu thị. Những<br />
chiến dịch quảng cáo đã khiến thực phẩm chế biến sẵn được ưa chuộng hơn<br />
thực phẩm tươi. Nó hiện đại và thời thượng hơn. Theo Levenstein, nhiều nhà<br />
hàng còn rất hãnh diện trưng bày các sản phẩm đồ hộp và chuỗi nhà hàng<br />
Tad’s 30 Variety of Meals đã mạnh dạn đưa các món đồ ăn sẵn vào thực đơn<br />
của mình. Thực khách của nhà hàng Tad hâm nóng đồ ăn của mình bằng lò<br />
vi sóng ngay cạnh bàn ăn.<br />
J. R. Simplot đã trăn trở rất nhiều về những loại thực phẩm mà các bà nội trợ<br />
muốn nhét vào tủ lạnh. Ông tập hợp một đội ngũ các nhà phân tích hóa học,<br />
dẫn đầu bởi Ray Dunlap để phát triển một sản phẩm rất tiềm năng: món<br />
khoai tây chiên chế biến sẵn. Người Mỹ càng ngày càng ưa chuộng món<br />
khoai tây chiên và giống khoai Russet Burbank với hàm lượng tinh bột cao<br />
quả thực là nguyên liệu tuyệt vời cho món khoái khẩu này. Simplot nung nấu<br />
ý tưởng về món khoai tây chiên chế biến sẵn với giá cả phải chăng nhưng lại<br />
giữ được hương vị thơm ngon không kém khoai tươi. Mặc dù Thomas<br />
Jefferson đã mua công thức chế biến món khoai tây chiên của Pháp cho nước<br />
Mỹ năm 1802 nhưng từ sau năm 1920, món khoai tây chiên mới trở nên phổ<br />
biến và được ưa chuộng. Người Mỹ vẫn quen với các món khoai tây hầm,<br />
luộc hoặc nướng truyền thống. Còn món khoai tây chiên kiểu Pháp mới bắt<br />
đầu được biết đến ở Mỹ do các cựu chiến binh Chiến tranh Thế giới thứ nhất<br />
- những người đã được thưởng thức món này ở Châu Âu, du nhập và nhờ hệ<br />
thống các nhà hàng phục vụ tận xe nở rộ những năm 1930 và 1940. Các món<br />
ăn nhanh này không cần dùng thìa, nĩa hay dao và có thể ăn rất nhanh gọn<br />
ngay tại xe. Tuy nhiên, những món này đều rất tốn thời gian chuẩn bị. Các<br />
chuyên gia hóa thực phẩm của Simplot đã tìm tòi và thí nghiệm rất nhiều để<br />
tìm ra phương pháp sản xuất hàng loạt món khoai tây chiên kiểu Pháp, họ<br />
chấp nhận không ít thất bại với những lần thử nghiệm khoai tây chìm xuống<br />
đáy chảo và cháy đen. Bỗng một hôm, Dunlap chạy vào văn phòng của<br />
Simplot với số khoai tây đông lạnh đã được làm nóng lại. Simplot nếm thử<br />
một miếng và ngay lập tức nhận ra rằng vấn đề trăn trở bấy lâu nay đã có lời<br />
giải và nói: “Thật là một điều quỷ quái”.<br />
J. R. Simplot bắt đầu kinh doanh món khoai tây chiên kiểu Pháp từ năm<br />
1953. Ban đầu, việc kinh doanh không được thuận lợi như mong muốn. Vì<br />
dù món khoai tây đã được chế biến sẵn và chỉ cần nướng lên là được nhưng<br />
món này sẽ hấp dẫn hơn khi chiên nóng bằng dầu ăn, chính điểm này hạn<br />
chế sức hấp dẫn của chúng đối với những người nội trợ bận rộn. Simplot cần<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn