intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

cuộc cách mạng ngược trong khoa học các nghiên cứu về sự lạm dụng lí tính: phần 1

Chia sẻ: Vi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

cuộc cách mạng ngược trong khoa học các nghiên cứu về sự lạm dụng lí tính: phần 1 trình bày các nội dung về chủ nghĩa duy khoa học và nghiên cứu về xã hội, ảnh hưởng của lĩnh vực khoa học tự nhiên đối với lĩnh vực khoa học xã hội, các vấn đề và phương pháp nghiên cứu của lĩnh vực khoa học tự nhiên, đặc tính chủ quan của dữ liệu trong ngành khoa học xã hội,... mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: cuộc cách mạng ngược trong khoa học các nghiên cứu về sự lạm dụng lí tính: phần 1

CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA<br /> HỌC: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỰ LẠM DỤNG<br /> LÍ TÍNH<br /> —★—<br /> Nguyên tác: The Counter-Revolution of Science: Studies on the Abuse of Reason<br /> Tác giả: Friedrich August Hayek<br /> <br /> Người dịch: Đinh Tuấn Minh<br /> và các cộng sự<br /> Nhà Xuất Bản Tri Thức năm 2016<br /> (Tái bản 1/2017)<br /> ebook©vctvegroup<br /> 19-10-2018<br /> <br /> 1<br /> <br /> LỜI NHÀ XUẤT BẢN<br /> Xin bạn đọc lưu ý, Nhà xuất bản Tri Thức trân trọng giới thiệu<br /> cuốn sách Cuộc cách mạng ngược trong khoa học: Các nghiên cứu<br /> về sự lạm dụng lí tính (The Counter-Revolution of Science: Studies<br /> on the Abuse of Reason) của F. A. Hayek, do Đinh Tuấn Minh và<br /> các cộng sự dịch một cách đầy đủ và mạch lạc.<br /> Chúng tôi tôn trọng, nhưng không nhất thiết đồng tình với quan<br /> điểm, cách tiếp cận và lí giải riêng của tác giả về các vấn đề được đề<br /> cập đến trong cuốn sách.<br /> Chúng tôi xin lưu ý, thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội” mà tác giả đề<br /> cập đến trong sách này không phải là “chủ nghĩa xã hội” theo quan<br /> điểm của Việt Nam.<br /> Chúng tôi mong độc giả đọc cuốn sách này như một tài liệu tham<br /> khảo với tinh thần phê phán và khai phóng.<br /> Xin chân thành cảm ơn!<br /> <br /> 2<br /> <br /> LỜI GIỚI THIỆU<br /> F. A. Hayek (1899-1992) được ghi nhận là học giả có những đóng<br /> góp to lớn cho nhiều chuyên ngành khoa học xã hội khác nhau như<br /> kinh tế lí thuyết, tâm lí lí thuyết, chính trị học, triết học về kinh tế<br /> chính trị, và lịch sử kinh tế. Nhưng điều đáng nể phục nhất ở<br /> Hayek là hầu như tất cả những đóng góp học thuật của ông đều<br /> dựa trên cùng một hệ thống phương pháp luận nhất quán do chính<br /> ông xây dựng trên nền tảng của những nhà tư tưởng tiền bối người<br /> Áo, đặc biệt là Carl Menger và Ludwig von Mises.<br /> Cuộc cách mạng ngược trong khoa học là tác phẩm Hayek trình<br /> bày đầy đủ nhất quan điểm của ông về hệ thống phương pháp luận<br /> trong lĩnh vực khoa học xã hội. Cuốn sách gồm ba phần, tương<br /> đương với ba bài luận được ông đăng trên chuyên san Economica<br /> trong giai đoạn 1941-1944. Phần đầu đưa ra những khác biệt nền<br /> tảng về đối tượng và phương pháp nghiên cứu giữa lĩnh vực khoa<br /> học xã hội và lĩnh vực khoa học tự nhiên, và lí giải tại sao việc áp<br /> dụng một cách mù quáng phương pháp nghiên cứu của lĩnh vực sau<br /> vào lĩnh vực đầu - thái độ mà ông gọi là chủ nghĩa duy khoa học<br /> (scientism) - lại dẫn đến sai lầm. Phần hai là một nghiên cứu về<br /> lịch sử tư tưởng của chủ nghĩa duy khoa học. Hayek chỉ ra rằng cái<br /> nôi của sự ngạo mạn duy khoa học là Trường Đại học Bách khoa<br /> Paris; Saint-Simon là người ươm mầm các ý tưởng của chủ nghĩa<br /> này; Auguste Comte và những người theo chủ nghĩa Saint-Simon<br /> là những người phát triển và truyền bá tư tưởng. Phần ba của cưốn<br /> <br /> 3<br /> <br /> sách là một nghiên cứu so sánh tư tưởng của hai triết gia thế kỷ<br /> XIX, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, người Đức, và Auguste<br /> Comte, người Pháp. Ông cho rằng, mặc dù hai triết gia này rất<br /> khác nhau trên phương diện triết học cũng như tuổi đời, họ lại cùng<br /> chia sẻ những quan niệm cơ bản của chủ nghĩa duy khoa học, và đó<br /> là nguyên nhân khiến cho triết lí về nhà nước của họ tương tự.<br /> <br /> ***<br /> <br /> Xét trên khía cạnh đóng góp về mặt phương pháp luận thì Phần<br /> I của cuốn sách là đáng chú ý và cũng “khó đọc” hơn cả. Trong phần<br /> này, ông tổng hợp những ý tưởng về phương pháp luận của Carl<br /> Menger và Ludwig von Mises, đưa thêm ý tưởng trung tâm của ông<br /> về sự phân hữu tri thức, để hình thành phương pháp tiếp cận, mà<br /> theo ông là đúng đắn, cho các hiện tượng xã hội.<br /> Tương tự các nhà kinh tế học Áo tiền bối, đối với Hayek, hiện<br /> tượng xã hội là kết quả của các hành động có ý thức của con người,<br /> các hành động đòi hỏi người hành động phải lựa chọn giữa nhiều<br /> mục tiêu và phương tiện mà anh ta có thể tiếp cận. Khi nói về các<br /> hiện tượng xã hội, chúng ta không nói về các thuộc tính hay các mối<br /> quan hệ vật lí của các sự vật và con người, về các phản xạ hoặc quá<br /> trình vô thức của con người, và về hành động của những người mất<br /> trí. Cái mà chúng ta quan tâm là “tất cả những thứ mà mọi người<br /> biết và tin tưởng về chính mình, về người khác, và về thế giới xung<br /> quanh, tóm lại là tất cả những hiểu biết và niềm tin về tất cả<br /> những gì quyết định hành động của con người, trong đó bao gồm cả<br /> bản thân khoa học” (tr. 44). Điều này có nghĩa là hành động của<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2