YOMEDIA
ADSENSE
Cuộc chiến về Lỗ đen (Black hole)
152
lượt xem 38
download
lượt xem 38
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trên Tạp chí La Recherche số tháng 2.2009 có đăng bài báo của hai tác giả Paul Davies và Leonard Susskind xung quanh vấn đề: Thông tin về lỗ đen và vật chất bị nó hút vào có biến mất vĩnh viễn hay không khi lỗ đen bốc hơi?
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cuộc chiến về Lỗ đen (Black hole)
- Cuộc chiến về Lỗ đen (Black hole) Trên Tạp chí La Recherche số tháng 2.2009 có đăng bài báo của hai tác giả Paul Davies và Leonard Susskind xung quanh vấn đề: Thông tin về lỗ đen và vật chất bị nó hút vào có biến mất vĩnh viễn hay không khi lỗ đen bốc hơi? Câu hỏi này không chỉ liên quan đến lỗ đen mà còn đến bài toán số một của vật lý là thống nhất lượng tử với hấp dẫn. Vấn đề thông tin quanh lỗ đen đã phân chia các nhà vật lý thành hai nhóm trong vòng hơn 20 năm: Nhóm thứ nhất với Stephen Hawking cho rằng, thông tin nói trên sẽ bị mất vĩnh viễn; nhóm thứ hai với Leonard Susskind thì suy nghĩ ngược lại. Vậy ai đúng ai sai? Tạp chí Hoạt động Khoa học xin giới thiệu cùng độc giả bài báo lý thú này để biết quan điểm nào đúng và mối liên quan của vấn đề thông tin này với bài toán số một của vật lý. Lỗ đen là gì?
- Các ngôi sao với khối lượng lớn hơn hai lần khối lượng của mặt trời, sau khi đã tiêu hao hết năng lượng hạt nhân của mình sẽ bắt đầu co lại dưới lực hấp dẫn lớn. Quá trình co xảy ra tương đối nhanh, dẫn đến hình thành một lỗ đen. Đó là một vật thể có mật độ vật chất cao, bán kính bằng bán kính hấp dẫn Rg (bán kính hấp dẫn của mặt trời bằng 3 km). Một người quan sát từ bên ngoài không thể nhận được thông tin về sự tồn tại của lỗ đen, vì ở đấy trường hấp dẫn quá lớn nên ánh sáng và vật chất (do đó mọi tín hiệu) đều không thoát ra được. Lúc đầu người ta cho rằng, phát hiện một vật thể “chết” như thế là một điều vô vọng, nhưng sau này, người ta thấy rằng, lỗ đen được bao quanh bởi môi trường khí vũ trụ nên nó hút môi trường này như một máy hút bụi khổng lồ, vật chất bị hút sẽ nóng lên và trở thành nguồn bức xạ tia X rất mạnh, đặc thù cho lỗ đen. Bên ngoài lỗ đen có một ranh giới gọi là chân trời sự cố chia không - thời gian thành hai miền: Miền ngoài, tín hiệu có thể đi ra vô cực và miền trong tín hiệu không thoát ra vô cực được. Trên đường chân trời sự cố, nón ánh sáng chúc nghiêng vào phía trong lỗ đen nên ánh sáng không thoát ra ngoài được (hình 1). Sau chân trời sự cố là lỗ đen. Một người quan sát từ bên ngoài không thể biết gì về những điều xảy ra sau chân trời sự cố. Chân trời sự cố giống như một màng mà năng lượng và thông tin có thể đi vào song không thể thoát ra được. Bức xạ Hawking
- Năm 1975, Stephen Hawking, nhà toán học và vật lý lý thuyết thuộc Đại học Cambridge, tác giả cuốn“ Lược sử thời gian”2 đã chứng minh rằng, lỗ đen không hoàn toàn là đen: Vì hiệu ứng lượng tử sinh cặp, một hạt có thể rơi vào lỗ đen còn hạt kia vượt được hàng rào thế và thoát ra ngoài vô cực và lỗ đen sẽ bức xạ nhiệt, quá trình này dẫn đến lỗ đen sẽ bốc hơi theo thời gian. Đó là bức xạ Hawking nổi tiếng. Kết quả lý thuyết xuất sắc này đã đưa Stephen Hawking lên hàng những nhà vật lý lý thuyết lỗi lạc nhất của thời đại. Song đi đôi với kết quả này là một câu hỏi hóc búa được đặt ra: Liệu thông tin về lỗ đen và vật chất bị lỗ đen hút vào có biến mất trong vũ trụ khi lỗ đen bốc hơi? Câu hỏi này được gọi là nghịch lý thông tin trong lỗ đen. Quan điểm của Hawking về vấn đề thông tin liên quan đến lỗ đen trước năm 2004 Thông tin về các đặc trưng (loại hạt, vị trí, phương thức chuyển động...) của lỗ đen và vật chất rơi vào lỗ đen theo Hawking sẽ bị điểm kỳ dị của lỗ đen nuốt mất và khi lỗ đen bốc hơi thì điểm kỳ dị cũng mất luôn cùng với các thông tin chứa trong đó. Stephen Hawking cho rằng, lỗ đen là một thực thể vi phạm nguyên lý bảo toàn thông tin trong lý thuyết lượng tử (và trong vật lý nói chung), một thực thể xé nuốt thông tin.
- Năm 1997, John Preskin (Viện Công nghệ California) đánh cược với Hawking rằng, thông tin không thể biến mất được trong quá trình bốc hơi của lỗ đen, trái với điều Hawking suy nghĩ. Quan điểm của Leonard Susskind Nhiều nhà vật lý không đồng tình với quan điểm của Hawking. Leonard Susskind (Đại học Utrecht), một trong những cha đẻ của lý thuyết dây đã xuất bản tại Mỹ cuốn sách mang tên “Cuộc chiến về lỗ đen” (The Black Hole War) mô tả cuộc tranh luận nảy sinh từ năm 1976 giữa nhóm của ông và nhóm của Hawking xung quanh vấn đề thông tin liên quan đến lỗ đen. Theo thuyết lượng tử (và cổ điển) thì thông tin không thể mất được. Ví dụ, khi hai hạt tương tác với nhau chúng ta sẽ có những hạt thứ cấp nào đó, song khi đo các đặc trưng của các hạt thứ cấp này bao giờ chúng ta cũng có thể khôi phục lại được các thông tin về hai hạt ban đầu. Như vậy, thông tin không biến mất. Đó là một định luật cơ bản quan trọng của thuyết lượng tử và nói chung của vật lý học. Thông tin có thể bị nhiễu loạn đến mức khó sử dụng được nhưng không biến mất. Gerard‘t Hooft và Leonard Susskind cho rằng, lý thuyết lượng tử về thông tin vẫn đúng đối với những điểm tới hạn trong hấp dẫn. Khái niệm về thông tin và entropy Năm 1948, nhà toán học Claude E. Shannon (người Mỹ) đã đưa vào thông tin khái niệm entropy. Entropy thông tin trong một thông điệp là số bit cần thiết để
- mã hoá thông điệp đó. Khái niệm entropy của Shannon làm xích gần vật lý thống kê với thông tin. Như chúng ta biết, entropy không giảm (Định luật 2 nhiệt động học). Một đối tượng quan trọng trong việc nghiên cứu entropy là lỗ đen. Năm 1970, Jacob Bekenstein (Đại học Tel-Aviv) đã chứng minh rằng, lượng thông tin lưu trữ của lỗ đen tỷ lệ thuận với diện tích của lỗ đen. Jacob Bekenstein chứng minh rằng, khi một lượng vật chất rơi vào lỗ đen thì entropy của lỗ đen tăng lên để bù trừ vào entropy do lượng vật chất mất đi. Nói cách khác, entropy của lỗ đen và vật chất xung quanh không giảm, đó là Định luật 2 nhiệt động học tổng quát - GSL (Generalized Second Law). Năm 1970, Hawking và Demetrious Christodoulou (Đại họcPrinceton) độc lập với nhau chứng minh rằng: A - diện tích lỗ đen không giảm theo thời gian: t2 > t1 A(t 2 A(t ) 1), từ đó Jacob Bekenstein có cơ sở để đồng nhất entropy với A (với một hệ số là1/4) (hình 4). Song lỗ đen có bức xạ Hawking, vậy khối lượng giảm, do đó A giảm, vậy entropy giảm? Thực tế, entropy của bức xạ sẽ bù trừ sự giảm của entropy của lỗ đen, vậy GSL vẫn đúng. Susskind xét một hệ không phải là lỗ đen và có diện tích mặt ngoài là A’, nếu hệ này co thành lỗ đen thì sẽ có A’-A < A’, song theo GSL thì entropy không giảm, vậy entropy của hệ (nếu không là lỗ đen) với mặt biên A’ nhất thiết phải nhỏ hơn A’/4.
- Ta thu được một kết quả đáng kinh ngạc: Thông tin của hệ chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt biên (mà không phụ thuộc vào thể tích của hệ)! Nguyên lý toàn ảnh (holography) là gì ? Như chúng ta đã biết, trong quang học có phương pháp ghi một vật thể 3 chiều bằng một ảnh 2 chiều. Kỹ thuật này gọi là holography (phương pháp toàn ảnh). Đây là một phương pháp chụp ảnh hiện đại. Holography được phát minh năm 1948 bởi nhà vật lý người Hungari Dennis Gabor (1900-1979). Nhờ thành tích này, ông được nhận Giải Nobel năm 1971. Hologram là một ảnh 2D (2 chiều), song khi được nhìn dưới những điều kiện chiếu sáng nhất định thì tạo nên một hình ảnh 3D (3 chiều) trọn vẹn. Mọi thông tin mô tả vật thể 3D đều được mã hoá trên mặt biên 2D. Như vậy, chúng ta có hai thực tại 2D và 3D tương đương với nhau về mặt thông tin. Năm 1993, Gerard ‘t Hooft đề ra nguyên lý holographic: Theo nguyên lý này, tồn tại một vật lý nD trên mặt biên (không gian n chiều) mô tả được hoàn toàn vật lý (n+1)D của hệ nằm trong mặt biên (không gian n+1 chiều). Thông tin trong một thể tích không gian sẽ được lưu trữ trên bề mặt của thể tích đó, ở đấy một bit thông tin chiếm 1/4 yếu tố diện tích Planck. Đối với lỗ đen, thông tin này sẽ được mã hóa trên mặt chân trời sự cố của lỗ đen. Theo nguyên lý holographic, các quy luật vật lý trên mặt biên (xem là hologram) mô tả tương tác giữa các hạt như quark, gluon, trong khi các quy luật vật lý của không gian nằm trong mặt biên được mô tả bởi lý thuyết siêu dây như thế có chứa cả hấp dẫn.
- Bề mặt chân trời 2D chứa mọi thông tin của lỗ đen và những thực thể bị nuốt vào lỗ đen. Do đó, lúc lỗ đen bay hơi thì thông tin sẽ khuếch tán vào trong vũ trụ dưới dạng các photon. Các thông tin này có thể bị rối loạn song không biến mất. Năm 1996, Cumrum Vafa và Andrew Strominger (Đại học Harvard) đã dùng lý thuyết dây tạo nên mô hình của một loại lỗ đen bằng các đối tượng gọi là D- màng và chứng minh được rằng, lượng thông tin hàm chứa trong lỗ đen bằng lượng thông tin chứa trên bề mặt chân trời sự cố. Sau đó, Curt Callan và Juan Maldacena (Đại học Harvard) cũng đã dùng lý thuyết dây mô hình hóa quá trình bay hơi của lỗ đen và nhận thấy rằng, quả là thông tin được bảo toàn trong quá trình bay hơi của lỗ đen. Năm 1997, Maldacena đã thực hiện nguyên lý holography nhờ thiết lập mối quan hệ sau: Một vũ trụ mô tả bởi lý thuyết siêu dây (như vậy có hấp dẫn) trong một không - thời gian anti-de Sitter3 5 chiều, tương đương với một lý thuyết trường lượng tử (không chứa hấp dẫn) trên mặt biên 4 chiều của không - thời gian đó (hình 5). Bài toán lớn nhất hiện nay của vật lý lượng tử là thống nhất được hai lý thuyết lớn nhất của thời đại: Lý thuyết lượng tử và lý thuyết tương đối rộng. Nguyên lý toàn ảnh hy vọng là một phương án để làm được điều đó! Như vậy, vấn đề thông tin liên quan đến lỗ đen lại liên quan mật thiết đến bài toán thống nhất hấp dẫn và lượng tử. Công trình của Maldacena gây một tiếng vang lớn trong giới vật lý lý thuyết, trong vòng 5 năm, công trình này đã được trích dẫn trên 5.000 lần và được xem
- như một bước đột phá về quan niệm, tạo nên một cách nhìn mới đối với hấp dẫn và lý thuyết trường lượng tử. Những kết quả quan trọng trên đây đã làm nghiêng cán cân về phía những người chủ trương thông tin bảo toàn. Trước những kết quả lý thuyết sâu sắc như vậy, năm 2004, Hawking tuyên bố thua cuộc John Preskin. Như vậy, bài toán nghịch lý về thông tin trong lỗ đen có thể xem như được sáng tỏ phần nào. Nguyên lý toàn ảnh khẳng định rằng, mọi thông tin trong lỗ đen giờ đây được mã hoá trên diện tích chân trời sự cố và thông tin được bảo toàn trong quá trình bay hơi của lỗ đen. Tuy nhiên... Cuối cùng, Hawking thú nhận mình thất bại. ông công nhận rằng, thông tin không mất đi khi lỗ đen bay hơi như ông nghĩ lúc ban đầu. Song vấn đề thông tin liên quan đến lỗ đen vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu tiếp: 1) Liệu lý thuyết dây (tuy là một lý thuyết tiên tiến nhất hiện nay song không có được một kiểm chứng thực nghiệm nào) có đủ là cơ sở để xây dựng một số minh họa và luận cứ sử dụng trên đây chưa?; 2) Nhi ều nhà vật lý cho rằng, tại những điểm kỳ dị trong hấp dẫn có thể tồn tại những lỗ sâu đục (hình 6) nối liền vũ trụ chúng ta với những vũ trụ khác, và thông tin có thể xuyên qua đó thoát khỏi vũ trụ của chúng ta để đến một vũ trụ khác. Nh ư vậy, về toàn cục, thông tin là bảo toàn song nó cũng có thể biến mất khỏi vũ trụ của chúng ta; 3) Thông tin liên quan đến lỗ đen bảo toàn nhưng làm thế nào để khôi phục lại nếu thông tin đó đã bị rối loạn, hoặc đã thất thoát vào một vũ trụ khác.
- Kết luận Vấn đề thông tin liên quan đến lỗ đen là một vấn đề lớn bao trùm bài toán thống nhất lý thuyết hấp dẫn với lý thuyết lượng tử. Vấn đề hiện nay tuy đã có lời giải có thể chấp nhận được, song nhiều kết quả thu được đều dựa trên những trường hợp riêng lẻ của lý thuyết dây, ngoài ra, bản thân lý thuyết dây cũng chưa có được một kiểm chứng thực nghiệm nào. Cho nên, trong vấn đề thông tin liên quan đến lỗ đen cũng tồn tại nhi ều câu hỏi cần được làm sáng tỏ.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn