Cuộc đại khủng hoảng và các giải pháp của Keynes
lượt xem 23
download
Bretton Woods: Thuyết Keynes ở Cấp Độ Quốc Tế. Trước khi chuyển sang giải thích sự sụp đổ của hệ thống Keynes, trước tiên tôi muốn nhắc lại bảng đối chiếu của Keynes quốc tế với trong nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cuộc đại khủng hoảng và các giải pháp của Keynes
- Cuộc Đại Khủng Hoảng và Giải Pháp của Keynes-PHẦN2 Bretton Woods: Thuyết Keynes ở Cấp Độ Quốc Tế. Trước khi chuyển sang giải thích sự sụp đổ của hệ thống Keynes, trước tiên tôi muốn nhắc lại bảng đối chiếu của Keynes quốc tế với trong nước. Nhờ vào sự bành trướng quyền lực bá chủ của Mỹ, giải pháp của Keynes đã được áp dụng ở cả toàn bộ khu vực phương Tây. (Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít đã loại bỏ giải pháp của chủ nghĩa nghiệp đoàn và Liên Bang Xô Viết, cũng như những khu vực của nó tại Đông Âu, tồn tại độc lâp với những giải pháp của Stalin.) Thuyết kinh tế Keynes đã được áp dụng trong hệ thống tiền tệ quốc tế thông qua hiệp định được ký tại hội nghị ở Bretton Woods, New Hampshire năm 1944. Hiệp định Bretton Woods đã thay thế hệ thống kim bảng vị thời tiền chiến tranh đã sụp đổ
- trong suốt cuộc suy thoái toàn cầu thập kỷ 30. Với hiệp định mới này, các tỷ giá hối đoái tiền tệ giữa các quốc gia sẽ ổn định hơn hoặc ít ổn định hơn - thay đổi trong những trường hợp ngoại lệ. Những gì mà hiệp định này được soạn thảo dựa vào thuyết kinh tế Keynes là giả định cho rằng chính phủ các nước có thể tự điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế. Với chế độ kim bảng vị, thì thâm hụt hay thặng dư trong cán cân thanh toán có thể được điều chỉnh bằng những thay đổi tự động của lưu lượng vàng, mức cung tiền, và các mức giá. Nhưng với hệ thống tỷ giá hối đoái cố định của Bretton Woods, mặc dù vàng vẫn được sử dụng trong thanh toán quốc tế, nhưng việc phát hành tiền trong nước không còn phụ thuộc vào trữ lượng vàng nữa mà nó chỉ lệ thuộc vào chính phủ dùng phương pháp đo lường nào mà họ cho là thích hợp để điều chỉnh lại cán cân thanh toán bị lệch. Ví dụ như trong trường hợp thâm hụt mậu dịch kéo dài, khi một nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, thì chính phủ có thể sử dụng chính sách hạn chế tiền tệ và tài chính nhằm giảm
- mức tăng lạm phát, và do đó giảm nhu cầu hàng nhập khẩu và tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. (Nhìn chung người ta cho rằng nhu cầu hàng nhập khẩu là một hàm tăng trưởng dương). Ta hãy khảo sát lại những mối quan hệ này kỹ hơn. Để có được những tỷ giá cố định, nghĩa là mức giá giữa các loại tiền tệ của các nước phải cố định. Như đồng franc Pháp phải cố định so với đồng đôla Mỹ. Đồng bảng Anh phải cố định so với đồng franc. Và vân vân. Lý do để giử cố định tỷ giá là để tránh đầu cơ và bình ổn quan hệ mua bán trao đổi quốc tế -- cả hai lý do này nhằm tạo ra một môi trường ổn định cho mậu dịch và đầu tư quốc tế. Những quốc gia họp mặt tại Bretton đều không muốn tỷ giá hối đoái của nước mình thay đổi tuỳ tiện như trong thập kỷ 30. Những thay đổi ấy đã làm cho nền kinh tế quốc tế mất ổn định và làm phá vở mậu dịch lẫn lưu lượng vốn. Những thay đổi tỷ giá để tăng tính cạnh tranh diễn ra manh mẽ và hiệp định này nhằm cố gắng giảm thiểu những sự thay đổi đó.
- Ví dụ như, giả sử đồng franc trong thời buổi khó khăn bán hàng với tỷ giá 5F/đôla. Nếu như một bên thay đổi tỷ giá là 6NF/đôla thì đồng đôla có mua nhiều hàng của Pháp hơn so với lúc trước và hàng của Pháp xuất khẩu được nhiều hơn. Tuy nhiên hàng Mỹ sẽ ít hấp dẫn hơn do phải mua với nhiều đồng franc hơn và vì vậy hàng xuất của Mỹ sẽ bị giảm. Điều này có thể khiến cho Mỹ sẽ thay đổi tỷ giá để cạnh tranh. Để tránh được tình trạng như thế thì một phần nên áp dụng tỷ giá cố định. Nhưng thậm chí với tỷ giá cố định, thì hiếm khi hàng nhập khẩu và xuất khẩu đều bằng nhau tuyệt đối được. (Ở đây không đề cập đến lưu lượng vốn của quốc gia đó). Theo cơ chế lưu lượng củ thì lượng vào đi vào sẽ tạo nên sự chênh lệch giá. Còn theo Bretton Woods, thì hiệp định đưa ra một "cơ chế điều chỉnh" khác. Cơ chế này bao gồm những nhân tố sau. Đầu tiên, để kiểm soát cán cân lệch trong ngắn hạn thì mỗi nước phải có quỹ dự trữ ngoại tệ để có thể trả nợ khi cần (tức là chi trả cho mức chênh lệch khi nhập vượt xuất). Những quỹ dự trữ ngoại tệ này có thể
- được tích luỹ từ thặng dư mậu dịch của những năm trước hoặc có thể do ngân hàng trung ương nắm giữ. Thứ hai, bởi vì có thể xãy ra trường hợp cán cân thanh toán bị thâm hụt liên tiếp trong nhiều năm, và quỹ ngoại tệ của nó quá nhỏ không đủ khả năng thanh toán thâm hụt, thì hiệp định Bretton Woods đã thiết lập nên một tổ chức đặc biệt để tương trợ các nước như vậy, đó là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). IMF có trách nhiệm quản lý quỹ vốn tiền tệ chung do tất cả các thành viên đóng góp tuỳ theo khả năng kinh tế của mỗi nước. (Do vậy, Mỹ là quốc gia đóng góp nhiều nhất và có quyền bầu cử nhiều nhất trong IMF). Các nước thành viên có thể trích tiền từ quỹ này (mua những loại ngoại tệ mà họ cần bằng đồng nội tệ của họ) theo những quy tắc và điều đã quy định bởi IMF. Bởi quỹ này cũng có một lượng tiền giới hạn và những quy tắc chỉ cho phép từng nước thành viên rút ra với một lượng hạn chế mà thôi, nên thông qua những hành động của chính phủ các nước có liên quan (như trong trường hợp giảm tốc độ tăng trưởng để giảm nhu cầu hàng
- nhập khẩu đã trích dẫn ở trên), nó chỉ có thể giải quyết được những điều chỉnh sự thiếu cân đối trong mậu dịch ở mức độ vừa phải mà thôi (hoặc điều chỉnh những tài khoản mất cân đối khác trong cán cân thanh toán). Trong những trường hợp "mất cân đối cơ bản" đặc biệt, thì IMF sẽ cho phép thay đổi tỷ giá chính thức (tức là cho phép phá giá để tăng tính cạnh tranh cho hàng xuất khẩu). Nói cách khác, IMF cho rằng việc điều chỉnh cơ bản là nhiệm vụ của từng chính quyền địa phương. Giả định của IMF như thế cơ bản dựa vào khả năng tiềm tàng và sâu xa rằng những chính quyền đó thực sự có thể đủ khả năng thực hiện nhờ vào ứng dụng những chính sách kinh tế của Keynes. Điều này mang ý nghĩa là thuyết kinh tế Keynes đã là một hệ thống toàn cầu. Song song với vấn đề "điều chỉnh", thì một trong những vấn đề cơ bản khác của hệ thống tài chính quốc tế là vấn đề "thanh khoản". Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của hầu hết, không phải tất cả, các quốc gia sau Đệ Nhị Thế Chiến. Theo chế
- độ kim bảng vị trước đó thì vàng được chấp nhận như một loại tiền quốc tế (trừ những khu vực thuộc địa, những khu này chỉ sử dụng tiền của nước chính quốc). Tuy nhiên sau hiệp định Bretton Woods, mậu dịch quốc tế phát triển với tốc độ nhanh hơn cả tốc độ cung vàng và kết quả của việc chỉ sử dụng vàng trong thanh toán các khoản thu chi đã làm xuất hiện giảm phát vì giá vàng giảm liên tục. Về mặt thuyết định lượng tiền tệ của trường phái kinh tế cổ điển, thì mối quan hệ M=PQ/V phải được hiểu theo một hướng khác. Thay vì xem là P thay đổi khi M thay đổi, thì chúng ta có thể xem là cùng với tình hình phát triển của tài chính thế giới, M phải gia tăng đủ để tài trợ cho sự gia tăng của Q nếu P không giảm một cách đều đặn. Với tỷ giá cố định, đặc biệt là đồng đô la được giữ cố định so với giá vàng, thì nhiều nước đã có thể dùng vàng để thay thế cho đôla. Các nuớc cũng có thể giữ đồng đô la trong quỹ dự trữ của mình và có thể dùng nó để trả các khoản nợ bởi vì đô la cũng "tốt như vàng". Theo mặt nguyên tắc thì bất kỳ ngoại tệ nào cũng có
- thể được sử dụng như thế; nhưng thực tế qua nhiều năm, chỉ có đồng đô la là vẫn giữ thế ổn định so với giá vàng và do đó người ta cho nó là loại ngoại tệ an toàn nhất để giữ. Kết quả là đồng đô la không những đựơc dùng bổ sung cho vàng mà còn đựơc xem là đồng tiền quốc tế chính, mà rốt cuộc trong quỹ dự trữ người ta giữ nhiều đô la với số lượng nhiều hơn trữ lượng vàng có giá trị tương đương. Vì lẽ đó hệ thống Bretton Woods sau này được gọi là hệ thống "tiêu chuẩn đô la". Vào thập kỷ 60, khi vị trí độc tôn của đô la gặp phải thử thách bởi xuất hiện những ngoại tệ của Châu Âu, rõ ràng rằng đồng đôla đã thay thế vàng bởi vì nền kinh tế Mỹ mạnh nhất thế giới, chứ không vì nó bị mất giá trị hơn so với vàng. Thật vậy, nhiều nhà kinh tế cho rằng "vàng và đô la đều ngang ngữa nhau", không cái nào hơn cái nào. Người ta nắm giữ đôla không phải vì nó đổi được vàng mà vì nó có thể dùng để mua các loại hàng hoá được sản xuất từ nền kinh tế đáng tin cậy và quyền lực nhất thế giới.
- Việc nắm giữ đồng đô la tăng trưởng nhanh chóng vào thời kỳ tiền đại nhị thế chiến một phần do mậu dịch đựơc mở rộng, và một phần vì khả năng luân chuyển vốn trên thế giới. Sau chiến tranh, vốn của Mỹ luân chuyển ra khỏi nước Mỹ, tách khỏi lực lượng lao động mạnh mẽ (lực luợng đã giành chiến thắng trong Đại Nhị Thế Chiến và quay về nước tổ chức cuộc đình công lớn vào năm 1946) và nguồn vốn đó đã chảy vào Đông Âu để tận dụng lực lượng lao động tuy yếu nhưng có tay nghề ở đây. Phương tiện để xâm chiếm này chính là cái gọi là công ty đa quốc gia. Cái tên này được lấy từ đặc tính sản xuất và tiếp thị đặt cơ sở tại nhiều nước khác nhau cùng lúc. Hoạt động trong nhiều nước đã tạo nên những công ty "đa quốc gia" và làm cho họ quan tâm hơn với vấn để tài chính quốc tế cũng như sản xuất. Nằm ở nhiều nước cùng lúc và hoạt động thông qua hệ thống ngân hàng các nước, các công ty đa quốc gia này đang ở trong ưu thế tận dụng được sự khác biệt về tỷ giá hối đoái, hoặc sự khác nhau về lãi suất đầu tư. Bởi vì đồng đô la lâu nay được xem
- như đồng tiền chung của quốc tế, nên họ chủ yếu dùng đô la để đầu tư. Kết quả là xuất hiện "thị trường Euro-đôla" rộng lớn của đồng đô la đượcc nắm giữ bởi các ngân hàng bên ngoài nước Mỹ. Trong suốt thời gian phát triển loại thị trường này không những giúp đở về mặt tài chính cho các công ty đa quốc gia mà còn làm phá vở sự ổn định của hệ thống tỷ giá cố định. Các công ty đa quốc gia sẽ chuyển một lượng tiền lớn từ loại tiền tệ này sang một loại tiền tệ khác để đầu cơ mà họ cho rằng có thể làm phá giá được - và làm như thế sẽ phá giá đồng tiền. Cuối cùng thì vai trò chi phối của đồng đô la trong cơ chế hiệp định Bretton Woods rơi vào tình trạng bị công kích , phần lớn bởi người Châu Âu mà đứng đầu là tổng thống Pháp Charles DeGaulle. Người Châu Âu buộc tội những công ty đa quốc gia Mỹ đã dùng tiền mua các nhà máy, thâu tóm cả ngành công nghiệp Châu Âu. Trong thập kỷ 60 cùng vời cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, họ cũng buộc tội Mỹ đã viện trợ tài chính cho chiến tranh bằng cách tung đồng đô la khắp thế giới, do đó làm cho lạm
- phát khắp toàn cầu. Cuối cùng, vai trò trung tâm của đồng đô la bị cho là đã làm giảm khả năng của các nước để có những chính sách tiền tệ độc lập bởi ngân hàng trung ương cứ phải bù vào lượng đô la đi vào thị trường Euro-đôla để tránh hoặc hạn chế lạm phát. Sự chống đối thông thường nhất đối với vai trò của đồng đô la là cán cân thanh toán của Mỹ ngày càng thâm hụt. Tuy nhiên, do một số nhà kinh tế chỉ ra vào thời gian đó rằng điều đó là không thể tránh khỏi do những quốc gia khác đang nắm giữ đồng đô la như một đồng tiền mang tính thanh khoản quốc tế. Và do đó dấy lên cuộc thảo luận về việc thành lập lại một hệ thống có nhiều chọn lựa như tỷ giá thả nổi tự do hoặc quay trở về kim bảng vị (với giá vàng nhiều hơn gấp 3). Cuộc thảo luận này vẫn còn tiếp diễn cho đến khi hệ thống này thật sự sụp đổ vào năm 1971. Kết luận
- Chương này đã cho ta một phác họa sơ lượt về hai thứ: một là cuộc đại suy thoái và sự sụp đổ của những chu kỳ kinh tế cổ điển cùng với chính sách tự do kinh doanh, hai là giải pháp của Keynes áp dụng cả mức độ trong nước lẫn quốc tế. Hiểu rỏ được những lý do tại sao kinh tế cổ điển không còn khả thi nữa là một điều rất quan trong trong thời đại ngày nay bởi vì sự phục sinh gần đây của một số tư tưởng kinh tế cổ điển về chính phủ của Reagan và Bush. Nếu chúng không còn khả thi vào thập kỷ 30 nửa thì liệu chúng có khả thi vào thời nay không? Cùng với những điều kiện đã thay đổi thì liệu chúng có hoạt động hữu hiệu vào thời này không? Hiểu được nguồn gốc và những tư tưởng trọng tâm của kinh tế học Keynes là một điều rất quan trọng, không chỉ bởi chúng đã tạo nện những nguyên lý kinh tế mà đã được áp dụng và giảng dạy trong suốt 30 năm qua, mà còn do sự sụp đổ mức tăng trưởng trong 20 năm qua xảy ra đồng thời với sự suy sụp kinh tế học Keynes.
- Ngày nay, sự suy sụp của thời đại Keynes vẫn còn dai dẳng và cùng với nó là hàng loạt những tranh luận khác nhau về những giải pháp và các phương pháp lý thuyết khác. Như chưa từng có trước đây 2 thập kỷ, hiện nay đang có nhu cầu đặt một nền tảng lịch sử mới về cả chính sách lẫn lý thuyết. Câu Hỏi Ôn Tập 1. Tại sao chế độ kim bảng vị lại sụp đổ vào thời kỳ đại suy thoái? Những quốc gia nào đã sản xuất như thế nào trong tình trạng suy sụp đó? Đã có những ảnh hưởng nào đến mậu dịch quốc tế và hoạt động kinh tế? 2. Những thay đổi gì trong suốt thời kỳ đại suy thoái đã tạo nên khó khăn cho cơ chế chu kỳ truyền thống nhằm phục hồi sự thịnh vượng trong suốt thập kỷ 30? 3. Giải thích những thuật ngữ: chủ nghĩa Ford (Fordism), sản xuất hàng loạt, công nhân sản xuất hàng loạt, không kỹ năng (de- skilling). Giải thích mối quan hệ giữa chúng.
- 4. Trong khi chúng ta thoả luận về sự tăng trưởng, thì giải pháp nào của Keynes được áp dụng cho cuộc đại suy thoái và duy trì sự tăng trưởng? Giải pháp đó có ý nghĩa như thế nào khi được Roosevelt bổ sung thêm? 5. Thuyết kinh tế Keynes có ý nghĩa gì trong việc phổ biến chủ nghĩa Ford (Fordism)? Nó mang ý nghĩa như thế nào với tư cách là một hiện thân của các nguyên tắc của trò chơi tổng-không- bằng-không? 6. Thế nào là "chính sách năng suất" và nó có quan hệ thế nào với kinh tế Keynes? 7. Những việc gì chính phủ nên làm để kích thích năng suất tăng trưởng? 8. Hiệp định Bretton Woods được ký vào 1944 là hiệp định gì? Nó có cố gắng như thế nào để tránh được những vấn đề của chế độ kim bảng vị? Nó có ý nghĩa như thế nào khi nó thể hiện cơ chế kinh tế của Keynes?
- 9. Giải thích chức năng của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định? Tại sao bạn phải có quỹ dự trữ ngoại tệ và vai trò mong đợi của IMF là gì? 10. Những vấn đề gì nổi cộm trong thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến theo khía cạnh thanh khoản quốc tế? Chúng được giải quyết như thế nào? 11. Tại sao đồng đô la và vai trò của nó trong nền kinh tế thế giới rơi vào thế bị công kích vào thập kỷ 60? 12. IMF "ủng hộ gì" cho hiệp định đó? Chúng hoạt động như thế nào? Thế nào là "có điều kiện" (conditionality)? Những "điều kiện" tiêu biểu là gì?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á 97
4 p | 540 | 270
-
Các nước châu Á và bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính
5 p | 212 | 52
-
Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại AGRIBANK chi nhánh Hai Bà Trưng- 6
11 p | 138 | 31
-
Kỷ nguyên vàng của nghề kế toán
3 p | 89 | 15
-
Đối mặt với các cuộc khủng hoảng ngân sách tại chính quyền tiểu bang: vấn đề quốc gia, các trách nhiệm quốc gia
30 p | 110 | 12
-
Có nên vay tiền mua nhà?
3 p | 103 | 11
-
Chương 9: Khủng hoảng tài chính tại các nước tiên tiến
35 p | 65 | 8
-
Bí quyết ngân hàng kiếm lời trong khủng hoảng
3 p | 113 | 5
-
Nguyên nhân giá của các cổ phiếu Bluechips không tăng mạnh trong thời gian qua
3 p | 98 | 4
-
Thị trường nội địa Việt Nam: Tiềm lực và chính sách phát triển
7 p | 48 | 3
-
Thị trường bảo hiểm sau khủng hoảng niềm tin
2 p | 6 | 3
-
Chất lượng công bố số liệu rủi ro thị trường tại các ngân hàng thương mại trên thế giới trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính
5 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn