YOMEDIA
ADSENSE
Cuộc thi Tim hiểu về Bình đẳng giới
223
lượt xem 19
download
lượt xem 19
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Câu 1: Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để minh họa cho 2 khái niệm bất kỳ ? - Luật Bình đẳng giới quy định 9 thuật ngữ liên quan đến bình đẳng giới. Cụ thể như sau: + Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cuộc thi Tim hiểu về Bình đẳng giới
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) Họ & Tên : ______________________________ Ngày sinh : __________ Giới tính : ______ Dân tộc : ______ Nơi thường trú : _________________________ Đơn vị cộng tác : ________________________ Số điện thoại : ___________________ CUỘC THI “TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI” (Ban hành kèm theo Quyết định số 856 / QĐ-LDTBXH ngày 6 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội) 1 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) I/ CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI : Câu 1: Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để minh họa cho 2 khái niệm bất kỳ ? TRẢ LỜI : - Luật Bình đẳng giới quy định 9 thuật ngữ liên quan đến bình đẳng giới. Cụ thể như sau: + Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. + Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. + Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. + Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Ví dụ: Người ta hay cho rằng: phụ nữ không đủ mạnh để làm lãnh đạo, hay nam giới không có khả năng chăm sóc con cái. 2 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) + Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Ví dụ: Những phụ nữ làm công ăn lương có mức thu nhập thấp hơn tiền thù lao theo giở của nam giới với cùng một công việc. + Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. + Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. + Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới. + Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ. 3 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) Câu 2: Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy giới trên từng lĩnh vực? TRẢ LỜI : - Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. - Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong từng lĩnh vực: + Lĩnh vực chính trị: Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. + Lĩnh vực kinh tế: 4 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật; Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật. + Lĩnh vực lao động: Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. + Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật. + Một số biện pháp khác: Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng; Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam; Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam; Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam. 5 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) Câu 3: Anh/chị hãy nêu những quy định về nội dung và mức xủ phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động? Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, chế độ nghỉ thai sản được quy định như thế nào? TRẢ LỜI : a. Các hành vi, vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là: 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật; - Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; 6 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ. b. Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành , chế độ thai sản được quy định như sau: - Đối tượng áp dụng chế độ thai sản: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; b) Cán bộ, công chức, viên chức; c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an; d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân - Điều kiện hưởng chế độ thai sản: 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. 2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c ở trên phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai: - Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 7 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết - lưu: Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần - Thời gian hưởng chế độ khi sinh con: 1.Thời gian nghỉ thai sản (trước và sau khi sinh con) của lao động nữ là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. 2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết BHXH thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. 3. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi. 8 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) Mức hưởng chế độ thai sản: - 1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định, mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. 2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con: - 1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên; b) Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động; c) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. 2. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật .BHXH. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản: - 1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm. 2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. 9 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) Câu 4: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị? Bẳng hiểu biết của mình, anh/chị hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam (gồm: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ trưởng)? TRẢ LỜI : a. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị : Ngày 24 tháng 12 năm 2010, chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 bằng Quyết định 2351/QĐ-TTg. Có thể thấy chiến lược là một nỗ lực lớn của chính phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy bình đẳng giới ở nước ta. Chiến lược có mục tiêu tổng quát là : "Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần 10 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước." Chiến lược có 7 mục tiêu cụ thể, mỗi mục tiêu lại có những chỉ tiêu đo đếm được, cụ thể mục tiêu trong lĩnh vực chính trị đó là tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. 3 chỉ tiêu trong mục tiêu này là: - Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng nhiệm kỳ 2016- 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%. - Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. - Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. b. Tên đầy đủ các vị lãnh đạo nữ cao cấp hiện nay của Đảng & Nhà nước Việt Nam: - Bà Nguyễn Thị Doan – Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. - Bà Tòng Thị Phóng – Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Bí thư đảng đoàn Quốc hội. - Bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Phó Chủ tịch Quốc hội. - Bà Hà Thị Khiết – Trưởng ban dân vận TW - Bà Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ y tế - Bà Nguyễn Thị Nương – Trưởng ban công tác đại biểu Quốc hội - Bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm ủy ban về các vấn đề xã hội - Phạm Thị Hải Chuyền – Bộ trưởng LĐ - TB và XH. 11 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) Câu 5: Từ những tình huống/câu chuyện thực tế trong cuộc sống xung quanh mình, anh/chị hãy viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) về tấm gương của cá nhân hoặc tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu chuyện/sự kiện ấn tượng trong việc thực hiện bình đẳng giới. TRẢ LỜI : Từ xưa đến nay, trong xã hội vẫn tồn tại quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Ngày xưa “trai năm thê bảy thiếp, chinh chuyên một chồng” như vậy liệu có công bằng với người phụ nữ! Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người lại được nâng lên, quan niệm sai lệch ấy được xóa bỏ nhưng chưa triệt để, nó vẫn nhen nhốm trong suy nghĩ của những người đàn ông “gia trưởng”. Từ những thế kỉ trước, người phụ nữ đã có thể làm được những công việc mà tưởng chừng chỉ có đàn ông mới thực hiện được như : cầm súng, đánh giặc, trung hậu, kiên cường, bất khuất và đảm đang như chị Võ Thị Sáu, đội quân tóc dài, 12 cô gái Đồng Lộc,… Họ, tất cả đều là những người phụ nữ với ý chí, phi thường, phụ nữ - đâu phải ai cũng “yếu đuối” ! Tôi thấy mình thật hạnh phúc và may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong gia đình với đầy ấp tình yêu thương… Với bao tất bật và lo toan của cuộc sống hằng ngày, ba mẹ phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Vất vả, khó khăn ngược xuôi nhưng trên gương mặt ba mẹ lúc nào cũng nở nụ cười hạnh phúc, lúc nào trong ngôi nhà nhỏ này cũng đầy ấp tiếng cười. Ba và mẹ chia sẻ nhau từng con cá, cọng rau, họ đều muốn giành những điều tốt đẹp nhất cho người bạn đời của mình. Thấy ba và mẹ thương nhau như vậy làm con còn gì hạnh phúc hơn! Mẹ quả thật là người phụ nữ hạnh phúc nhất quả đất này. Ngày hôm ấy, cái ngày mà tôi nhớ nhất trong đời. Ngày 8-3, ngày mà cả thế giới “tôn vinh người phụ nữ”. Ba – người đàn ông chưa bao giờ biết đến chuyện bếp núc, vậy mà hôm ấy ba đã xuống bếp tự tay nấu những món mà mẹ thích nhất. Đơn giản chỉ là canh chua – cá kho tộ, chỉ có vậy mà đã làm mẹ khóc suốt cả đêm. Nồi canh chua đúng là “canh chua”. Không 12 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) biết ba đã cho vào đó bao nhiêu me mà nước canh chua tê buốt cả người, nồi cá kho của ba sao mà nó lại đến thế, rồi đến cơm của ba cũng lại nhão như cháo. Nhưng không hiểu vì sao hôm đó mẹ ăn rất nhiều và cứ khen mãi hai từ “ngon lắm!”. Chắc vì ba nấu những món ấy với tất cả tình thương yêu dành cho mẹ nên canh chua dù chua đến đâu, nó vẫn mang cái vị ngọt lạ kì, ngọt đến khó tả… Không chỉ vậy, ba còn để cạnh bàn ăn một bông hồng và một tấm thiệp nhỏ mang thông điệp : “Em, người phụ nữ mà tôi yêu nhất, mong em luôn được hạnh phúc và vui vẻ như ngày hôm nay!” Nhìn ba và mẹ tôi thấy họ hạnh phúc biết bao, cái định kiến “chồng chúa vợ tôi” chưa bao giờ và mãi mãi cũng chẳng xuất hiện trong ngôi nhà này. Ba và mẹ luôn yêu thương nhau, luôn dung hòa cho nhau, cùng nhau làm việc, cùng nhau chăm sóc gia đình. Ba và mẹ dường như không có khoảng cách, Ba là niềm tự hào của tôi, phải chi tất cả những người đàn ông trên thế giới này được như ba thì thế gian này chắc sẽ hạnh phúc lắm! Không còn cảnh “bạo lực gia đình”, “chồng chúa vợ tôi”,… Tất cả chỉ cần xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung, tha thứ và chia sẻ cùng nhau! Những người đàn ông – trụ cột của gia đình và xã hội, hãy biết chia sẻ và cảm thông với những người phụ nữ. Hãy yêu thương họ và trân trọng họ! Đó là món quà đặt biệt mà thượng đế đã ban tặng cho ta. Và ở đây, việc làm của ba tôi đã nói lên quyền bình đẳng giới của xã hội ngày nay. Như câu của chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc!”. 13 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) Câu 6: Theo anh/chị, bản thân anh/chị và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi anh chị làm việc hoặc sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được tốt hơn? TRẢ LỜI : Vì sự tiến bộ của phụ nữ, để Pháp luật nói chung, Luật bình đẳng giới nói riêng đi vào cuộc sống, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể Trường THPT Hoàng Diệu và tỉnh Sóc Trăng cần thực hiện các việc dưới đây để thúc đẩy bình đẳng giới: 1. Mỗi người, không phân biệt nam hay nữ cần tích cực t ìm hiểu, nghiên cứu Luật bình đẳng giới; nghiên cứu, quán triệt các văn bản pháp quy về việc thúc đẩy bình đẳng giới. 2. Nắm vững mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới; chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. 3. Nắm được bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định 14 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
- Trường THPT Hoàng Diệu ST – 11a6 (2012-2013) của Chính phủ; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo và lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật. 4. Nắm được các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; nắm được trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới. 5. Tích cực tuyên truyền và tham gia các hoạt động về Bình đẳng giới. Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới. Mở rộng đối tượng tuyên truyền, từ nam giới, đến nữ giới, đến cán bộ công đoàn, cán bộ công chức, nhân dân, học sinh… Tăng cường mở các lớp tập huấn về kỹ năng lồng ghép giới cho cán bộ công đoàn, cán bộ lãnh đạo, quản lý để đưa được vấn đề giới vào trong kế hoạch giáo dục, bồi dưỡng, trong quy hoạch cán bộ, trong các văn bản báo cáo đánh giá, trong xây dựng, giám sát kiểm tra chính sách pháp luật, trong các cuộc họp … nâng tỷ lệ nữ trong các hoạt động, trong các cuộc họp, trong các tổ chức đoàn thể, bộ máy của Nhà trường, nâng tỷ lệ nam trong các hoạt động về giới nói riêng…Phối hợp với các ban, ngành đoàn thể liên quan đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và các chính sách liên quan đến lao động nữ. Tranh thủ sự ủng hộ của các nguồn lực về công tác tổ chức các hoạt động về giới, bình đẳng giới. Nâng cao trách nhiệm cá nhân, đơn vị trong việc nghiên cứu các kỹ năng lồng ghép vấn đề giới vào trong các chương trình, kế hoạch và hoạt động của đơn vị. 15 Dương Cẩm Châu (Kelvin) – 11A6
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn