Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN DO PSEUDOMONAS AERUGINOSA<br />
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ 6/2009-6/1010<br />
Đoàn Ngọc Duy*, Trần Văn Ngọc**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi bệnh viện (VPBV) do P. aeruginosa,<br />
đặc điểm đề kháng kháng sinh của P. aeruginosa trong viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện Chợ Rẫy trong thời<br />
gian 6/2009 – 6/2010.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca, 108 trường hợp VPBV được chẩn đoán và<br />
điều trị tại khoa HSCC, HSNgTK và khoa Hô Hấp trong thời gian 6/2009 – 6/2010.<br />
Kết quả: VPBV do P. aeruginosa chiếm 15,88%. Tuổi trung bình là 60,7±20,19. Tỉ số nam: nữ là 2: 1. X<br />
quang: 80,55% có tổn thương lan toả cả 2 phổi, 60,18% có tổn thương phế nang và mô kẽ. Số lượng bạch cầu<br />
trung bình là 13,6±5,47G/L. Điểm CPIS trung bình là 6,64±1,2. Điểm APACHE II trung bình là 17,1±4,51. Tỉ<br />
lệ tử vong chung là 53,7%. P. aeruginosa đề kháng nhiều loại kháng sinh, trong đó có 80,6% đa kháng. P.<br />
aeruginosa nhạy với colistin (94,44%), meropenem (60,18%), piperacillin / tazobactam (75,92%). P. aeruginosa<br />
kháng với gentamycin (74,07%), cefepim (65,74%), ciprofloxacin (64,81%), netilmycin (61,%), ticarcillin + acid<br />
clavulanic (59,26%), cefoperazone/sulbactam (57,41%), amikacin (56,48%), ceftazidime (53,72%), imipenem<br />
(50,93%). Sự đa kháng thuốc có liên quan đến tình trạng sống còn của bệnh nhân (p60 tuổi và 50% bệnh nhân có tuổi trên 65.<br />
Theo hội bệnh lý nhiễm trùng Hoa Kỳ(IDSA),<br />
thân nhiệt từ 38,3oC nên được xem là sốt(13,27).<br />
Các triệu chứng khi khám thực thể: 81,48%<br />
có ran nổ ở phổi, một số ít có ran ngáy hoặc âm<br />
phế bào giảm là các triệu chứng thường gặp ở<br />
một trường hợp viêm phổi(33).<br />
<br />
Dấu hiệu X quang phổi<br />
X quang phổi trong VPBV do P. aeruginosa<br />
được ghi nhận là không có sự khác biệt với các<br />
viêm phổi do vi khuẩn khác(40). Kết quả nghiên<br />
cứu cho thấy đa số các trường hợp là tổn<br />
thương phế nang và mô kẽ (60,18%), lan tỏa 2<br />
phế trường(80,55%). X quang không cải thiện dù<br />
đã đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ là 54,03%<br />
trường hợp, tương tự như kết quả nghiên cứu<br />
của Lê Thị Kim Nhung, 43,8% trường hợp(18).<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Điểm CPIS, Apache 2, thời gian nằm viện<br />
và tình trạng xuất viện<br />
CPIS<br />
ATS (2005) khuyến cáo với điểm CPIS > 6 có<br />
mối liên quan chặt với tình trạng viêm phổi.<br />
Trung bình điểm CPIS của mẫu: 6,64 ± 1,2, phù<br />
hợp so với khuyến cáo. Kết quả ghi nhận không<br />
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai<br />
nhóm tử vong/nặng về và khỏe về (p>0,05)<br />
tương tự với kết quả nghiên cứu của Gul Gurse<br />
(2006) cũng ghi nhận điểm CPIS ở nhóm tử<br />
vong cao hơn ở nhóm không tử vong nhưng<br />
qua xử ý thống kê cho thấy CPIS không có giá<br />
trị trong tiên lượng tử vong(9).<br />
APACHE II<br />
Điểm APACHE II càng cao càng liên quan<br />
chặt với nguy cơ tử vong trong bệnh viện(14).<br />
Theo Gul Gursel và cộng sự: APACHE II>16 là<br />
yếu tố độc lập có giá trị tiên lượng tử vong, tác<br />
giả đề nghị đánh giá APACHE II ở thời điểm<br />
chẩn đoán viêm phổi có giá trị tiên lượng tử<br />
vong hơn đánh giá ở thời điểm nhập khoa hồi<br />
sức(9). Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá điểm<br />
APACHE II ở thời điểm chẩn đoán viêm phổi:<br />
trung bình 17,1±4,51. Điểm APACHE II của<br />
nhóm nhóm sống và nhóm tử vong hoặc nặng<br />
về lần lượt là 13,52±3,3 và 20,05±2,94, sự khác<br />
biệt này có ý nghĩa thống kê ở với p