Nguyễn Thị Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
85(09)/2: 31 - 34<br />
<br />
ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở MỘT SỐ SINH CẢNH CỦA<br />
XÃ NAM HÒA, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thị Yến1*, Dương Thị Liên1, Lê Ngọc Công2<br />
1<br />
<br />
Trường ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên, 2Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hiện nay, đa dạng sinh học đang bị suy giảm nghiêm trọng, nó đe dọa trực tiếp tới sự sống của các<br />
sinh vật và con ngƣời trên hành tinh. Vì vậy, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học là một việc<br />
làm cấp thiết và là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng.<br />
Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc cũng nhƣ kinh nghiệm sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc<br />
để chữa bệnh của đồng bào các dân tộc là việc làm có ý nghĩa to lớn và đƣợc nhiều quốc gia trên<br />
thế giới quan tâm. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên cây<br />
thuốc của đồng bào các dân tộc và có số lƣợng lớn sách về cây thuốc đƣợc xuất bản. Kết quả<br />
nghiên cứu sự đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã Nam Hoà, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái<br />
Nguyên, chúng tôi đã thu đƣợc 105 loài, 94 chi, 54 họ thuộc hai ngành thực vật bậc cao có mạch<br />
là: Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta), đã điều tra đƣợc 14<br />
nhóm bệnh mà ngƣời dân địa phƣơng chữa trị.<br />
Từ khóa: Cây thuốc, đa dạng, bảo tồn, Nam Hòa.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với 2.477,6 ha diện<br />
tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất lâm<br />
nghiệp cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa,<br />
lƣợng mƣa trung bình hàng năm lớn, do đó xã<br />
Nam Hòa có một thảm thực vật vô cùng<br />
phong phú.<br />
Với 9.985 dân, trong đó chủ yếu là đồng bào<br />
các dân tộc thiểu số sinh sống. Đồng bào dân<br />
tộc Sán Dìu chiếm số đông với 82%. Đồng<br />
bào dân tộc nơi đây sống chủ yếu dựa vào<br />
nghề nông, lâm nghiệp. Họ sinh ra và sống<br />
gắn liền với rừng núi, vì vậy họ có rất nhiều<br />
kinh nghiệm sử dụng cây thuốc để chữa bệnh.<br />
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy nguồn tài<br />
nguyên nơi đây vô cùng phong phú và đa<br />
dạng, cũng nhƣ kinh nghiệm sử dụng cây<br />
thuốc của đồng bào dân tộc nơi đây rất độc<br />
đáo. Tuy nhiên, trƣớc tình hình nguồn tài<br />
nguyên cây thuốc đang có nguy cơ suy<br />
giảm, những kinh nghiệm chữa bệnh quý<br />
giá bằng cây thuốc đang bị mai một. Vì vậy,<br />
việc nghiên cứu, bảo tồn và phát triển<br />
nguồn tài nguyên cây thuốc là một việc làm<br />
cần thiết.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
*<br />
<br />
- Đối tƣợng nghiên cứu là toàn bộ các loài<br />
thực vật đƣợc đồng bào dân tộc tại xã Nam<br />
Hòa, huyện Đồng Hỷ sử dụng để chữa bệnh.<br />
-Phƣơng pháp nghiên cứu là điều tra, phỏng<br />
vấn trực tiếp kinh nghiệm sử dụng cây thuốc<br />
để chữa bệnh của các ông lang, bà mế tại địa<br />
phƣơng.Thu thập mẫu vật, xử lý mẫu theo<br />
phƣơng pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997)<br />
[3]. Xác định các ngành thực vật theo tài<br />
liệu của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1]. Xác<br />
định tên khoa học của các loài thực vật theo<br />
tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (1999-2000)<br />
[2], Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và<br />
môi trƣờng. Viện Sinh thái và tài nguyên<br />
sinh vật (2001 - 2005) [4].<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Đa dạng các taxon thực vật<br />
Kết quả điều tra đã thống kê đƣợc 105 loài,<br />
94 chi, 54 họ thuộc hai ngành thực vật: Ngành<br />
Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc lan<br />
(Magnoliophyta) đƣợc trình bày ở bảng 1.<br />
Các số liệu đƣợc trình bày ở bảng 1 cho thấy,<br />
các loài thực vật tại xã Nam Hòa rất đa dạng<br />
và phong phú thể hiện ở sự xuất hiện của 2<br />
ngành thực vật với 54 họ, 105 loài.<br />
<br />
Tel: 0912.804.990; Email: nguyenthiyentn2010@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
31<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
85(09)/2: 31 - 34<br />
<br />
Bảng 1. Đa dạng các taxon thực vật<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
2.1<br />
2.2<br />
<br />
Ngành thực vật<br />
Dƣơng xỉ<br />
(Polypodiophyta)<br />
Mộc Lan<br />
(Magnoliophyta)<br />
Lớp Mộc lan<br />
(Magnoliopsida)<br />
Lớp Hành<br />
(Liliopsida)<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số họ<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Số chi<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Số loài<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
1<br />
<br />
1,852<br />
<br />
1<br />
<br />
1.063<br />
<br />
1<br />
<br />
0.952<br />
<br />
53<br />
<br />
98,148<br />
<br />
93<br />
<br />
98,937<br />
<br />
104<br />
<br />
99,048<br />
<br />
40<br />
<br />
74,074<br />
<br />
73<br />
<br />
77,66<br />
<br />
82<br />
<br />
78,098<br />
<br />
13<br />
<br />
24,074<br />
<br />
20<br />
<br />
31,277<br />
<br />
22<br />
<br />
20,95<br />
<br />
54<br />
<br />
100,00<br />
<br />
94<br />
<br />
100,00<br />
<br />
105<br />
<br />
100,00<br />
<br />
Sự phân bố của các taxon trong các ngành rất<br />
khác nhau, trong đó ngành Mộc lan<br />
(Magnoliophyta) có số họ, chi, loài cao nhất<br />
với 104 loài (chiếm 99,048%), 93 chi (chiếm<br />
98,937%), 53 họ (chiếm 98,148%). Ngành<br />
Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) chỉ có một loài<br />
(chiếm 0,952%), 1 chi (chiếm 1,063%), 1 họ<br />
(chiếm 1,852%). Trong ngành Mộc lan<br />
(Magnoliophyta),<br />
lớp<br />
Mộc<br />
lan<br />
(Magnoliopsida) có 82 loài (chiếm 78,098%),<br />
73 chi (chiếm 77,66%), 40 họ (chiếm<br />
74,074%). Lớp Hành (Liliopsida) có 22 loài<br />
(chiếm 20,95%), 20 chi (chiếm 31,277%), 13<br />
họ chiếm (20, 074%).<br />
Đa dạng môi trường sống của thực vật<br />
làm thuốc<br />
Bảng 2. Đa dạng môi trƣờng sống của cây làm thuốc<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Môi trường<br />
sống<br />
Sống ở rừng<br />
Sống ở đồi<br />
Sống ở vƣờn<br />
Sống ven suối<br />
<br />
Số<br />
loài<br />
15<br />
37<br />
52<br />
7<br />
<br />
Tỷ lệ (%) so<br />
với tổng số loài<br />
14,29<br />
35,24<br />
49,52<br />
6,66<br />
<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
Sống ở<br />
rừng<br />
<br />
Sống ở<br />
đồi<br />
<br />
Sống ở<br />
vƣờn<br />
<br />
Sống ở<br />
ven suối<br />
<br />
Sống ở rừng<br />
<br />
Sống ở đồi<br />
<br />
Sống ở vườn<br />
<br />
Sống ở ven suối<br />
<br />
Căn cứ vào địa hình, địa chất, khí hậu và sự<br />
phân bố của các cây thuốc trong khu vực<br />
nghiên cứu, chúng tôi phân loại chúng thuộc<br />
các môi trƣờng sống nhƣ sau :<br />
Sống ở rừng: Cây sống ở rừng rậm, rừng thứ<br />
sinh, ven rừng.<br />
Sống ở đồi: Cây sống ở đồi, trảng cỏ, chân đồi.<br />
Sống ở vườn: Cây sống ở vƣờn, bờ rào, bờ ao,<br />
quanh làng bản.<br />
Sống ở ven suối: Cây sống ở khe suối, nơi ẩm ƣớt.<br />
Qua thống kê số liệu ở bảng 2 và hình 1, chúng<br />
tôi thấy môi trƣờng sống gặp ở nhiều loài cây<br />
thuốc là ở vƣờn, quanh làng bản với tỷ lệ<br />
49,52%. Tỷ lệ cây thuốc sống ở vƣờn nhà cao<br />
nhƣ vậy là do các ông lang, bà mế đem từ rừng<br />
về trồng tại vƣờn để tiện cho việc sử dụng<br />
trong các bài thuốc của mình, đồng thời ngƣời<br />
dân đã có ý thức trong việc bảo tồn các loài<br />
thực vật quý có giá trị làm thuốc.<br />
Số lƣợng cây thuốc sống ở đồi, trảng cỏ, chân<br />
đồi chiếm tỷ lệ 35,24 % và đứng thứ hai về số<br />
lƣợng cây thuốc. Các cây thuốc ngày càng<br />
khan hiếm do diện tích đất đồi hiện nay đƣợc<br />
giao khoán đến hộ dân để trồng keo, bạch<br />
đàn, mỡ làm nguyên liệu cho các nhà máy<br />
giấy. Theo các ông lang, bà mế nơi đây cho<br />
biết, trƣớc đây các cây thuốc rất dễ tìm trên<br />
các khu đồi, ven đƣờng và chân đồi, nhƣng<br />
hiện nay thì số lƣợng cây thuốc rất hiếm, chỉ<br />
có thể tìm thấy trong rừng sâu. Các cây thuốc<br />
sống ở rừng chiếm 14,29%, đứng thứ 3 về số<br />
lƣợng, chúng phân bố chủ yếu ở các họ:<br />
<br />
Hình 1: Phân bố của các loài cây thuốc<br />
theo môi trƣờng sống<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
32<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Opiliaceae,<br />
Vitaceae,<br />
Opiliaceae,<br />
Menispermaceae, Combretaceae.<br />
Xếp thứ 4 về trữ lƣợng là các loài cây thuốc<br />
sống ở gần nơi có nƣớc chảy (ven suối, khe<br />
nƣớc, nơi ẩm ƣớt) với 7 loài, chiếm 6,66 %.<br />
Những cây này thƣờng là những cây ƣa ẩm,<br />
chịu bóng, tập trung trong các các họ:<br />
Polygonaceae, Asteraceae. Nhƣ vậy, môi<br />
trƣờng sống của các cây làm thuốc rất phong<br />
phú, phân bố khắp các môi trƣờng sinh thái,<br />
và có độ thích nghi rộng.<br />
Đa dạng dạng sống của thực vật làm thuốc<br />
Bảng 3. Sự đa dạng về dạng sống của cây thuốc<br />
Dạng<br />
sống<br />
SL<br />
loài<br />
TL<br />
%<br />
<br />
Cây<br />
gỗ<br />
<br />
Cây<br />
bụi<br />
<br />
Cây<br />
leo<br />
<br />
Cây<br />
thảo<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
13<br />
<br />
37<br />
<br />
14<br />
<br />
41<br />
<br />
105<br />
<br />
12,38<br />
<br />
35,24<br />
<br />
13,33<br />
<br />
39,05<br />
<br />
100<br />
<br />
85(09)/2: 31 - 34<br />
<br />
Theo hình 2, bảng 3 ta thấy cây thuốc đƣợc<br />
đồng bào dân tộc nơi đây sử dụng nhiều nhất<br />
để làm thuốc chữa bệnh là dạng cây thân thảo,<br />
với tỷ lệ 39,05% tập trung trong các họ<br />
Asteraceae,<br />
Polygonaceae,<br />
Iridaceae,<br />
Poaceae, Zingiberaceae. Dạng sống đƣợc sử<br />
dụng nhiều thứ hai là dạng thân bụi chiếm<br />
35,24 % số loài. Dạng cây leo xếp thứ ba về<br />
nhu cầu sử dụng với tỷ lệ 13,33 % số loài.<br />
Các cây leo tập trung chủ yếu ở các họ:<br />
Vitaceae, Bignoniaceae, Leeaceae. Nhìn<br />
chung, dạng sống của thực vật làm thuốc<br />
đƣợc ngƣời dân sử dụng trong các bài thuốc<br />
của mình rất đa dạng, với sự có mặt của cả<br />
bốn nhóm dạng sống: Thân gỗ, thân bụi, thân<br />
leo và thân thảo.<br />
Đa dạng về các nhóm bệnh được chữa trị<br />
25<br />
<br />
13<br />
<br />
20<br />
41<br />
<br />
15<br />
<br />
37<br />
<br />
10<br />
<br />
14<br />
<br />
5<br />
0<br />
1<br />
<br />
Cây gỗ<br />
<br />
Cây bụi<br />
<br />
Cây leo<br />
<br />
Cây thảo<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9 10 11 12 13 14<br />
<br />
Hình 3. Phân bố số lƣợng cây thuốc theo nhóm bệnh<br />
<br />
Hình 2: Tỷ lệ các dạng sống của cây thuốc ở<br />
KVNC<br />
Bảng 4. Đa dạng các nhóm bệnh đƣợc ngƣời dân địa phƣơng chữa trị<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
<br />
Nhóm bệnh chữa trị<br />
Bệnh về thận (sỏi thận, viêm thận, viêm tiết niệu,…)<br />
Bệnh về thần kinh (đau đầu, đau dây thần kinh,….)<br />
Bệnh ngoài da (ghẻ lở, mẩn ngứa,……..)<br />
Bệnh về tiêu hóa (đau bụng, đi ngoài, táo bón,….)<br />
Bệnh về sinh sản (phụ nữ, sinh dục,…..)<br />
Bệnh về hô hấp (ho, viêm họng,….)<br />
Bệnh do thay đổi thời tiết (cảm cúm, sốt,…..)<br />
Bệnh về xƣơng khớp (tê thấp, đau nhức,….)<br />
Bệnh về dạ dày (đại tràng, tá tràng,….)<br />
Bệnh về ung bƣớu (ung thƣ, u bƣớu,…..)<br />
Bệnh về gan (xơ gan, vàng da, viêm gan,…)<br />
Bệnh về phổi (viêm phổi, lao,…)<br />
Bệnh do động vật (rắn cắn,….)<br />
Bổ (máu, bồi bổ sức khỏe,….)<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Số loài<br />
21<br />
4<br />
11<br />
11<br />
9<br />
10<br />
7<br />
11<br />
6<br />
7<br />
7<br />
2<br />
2<br />
6<br />
33<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
20,0<br />
3,80<br />
10,47<br />
10,47<br />
8,57<br />
9,52<br />
6,66<br />
10.47<br />
5,71<br />
6,66<br />
6,66<br />
1,90<br />
1,90<br />
5,71<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Số liệu thống kê trong bảng 4 và hình 3 cho thấy số<br />
lƣợng các loài cây thuốc chữa nhóm bệnh về thận<br />
có số lƣợng nhiều nhất (21 loài trong tổng số 105<br />
loài) chiếm tỷ lệ 20%. Các loài này tập trung chủ<br />
yếu trong các họ: Plantaginaceae, Arecaceae,<br />
Poaceae, Fabaceae, … Sau nhóm bệnh về thận là<br />
nhóm bệnh ngoài da, tiêu hóa, xƣơng khớp (11 loài<br />
trong tổng số 105 loài) đều chiếm 10,47%. Tiếp<br />
theo là các nhóm bệnh do thay đổi thời tiết, bệnh<br />
về ung bƣớu, bệnh về gan đứng thứ 3 (7 loài trong<br />
tổng số 105 loài) chiếm tỷ lệ 6,66%. Thứ tƣ là<br />
nhóm bệnh về dạ dày và bồi bổ sức khỏe (6 loài<br />
trong tổng số 105 loài) chiếm 5,71%. Các nhóm<br />
bệnh còn lại chiếm tỷ lệ số loài tham gia chữa trị<br />
thấp. Cụ thể, nhóm bệnh về phổi và do động vật<br />
cắn (2 loài trong tổng số 105 loài) chiếm tỷ lệ<br />
1,90%.<br />
Qua những số liệu trên chúng ta thấy sự đa dạng<br />
trong phƣơng pháp chữa trị những nhóm bệnh khác<br />
nhau của ngƣời dân xã Nam Hòa nói chung, các<br />
ông lang, bà mế nói riêng bằng những thực vật quý<br />
từ thiên nhiên. Nhìn chung, những bài thuốc dân<br />
tộc này đã đƣợc ngƣời dân nơi đây đánh giá là có<br />
hiệu quả cao trong việc chữa trị bệnh, điều này<br />
<br />
85(09)/2: 31 - 34<br />
<br />
phần nào nói lên cơ sở khoa học của các cây thuốc<br />
chữa trị. Tuy nhiên, chúng ta phải có những nghiên<br />
cứu sâu hơn để có những đánh giá sát thực về hiệu<br />
quả của việc sử dụng cây thuốc chữa bệnh. Từ đó<br />
phổ biến rộng rãi trong nhân dân vì chữa bệnh từ<br />
thuốc nam ít tốn kém mà có hiệu quả cao.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Tiến Bân, (1997), Cẩm nang tra cứu và<br />
nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông<br />
nghiệp, Hà Nội.<br />
[2]. Phạm Hoàng Hộ, (1999-2000), Cây cỏ Việt Nam,<br />
tập 1-3, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh.<br />
[3]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu<br />
đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp,.<br />
[4]. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên<br />
sinh vật - Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ<br />
Quốc gia, (2001 - 2005), Danh lục các loài thực vật Việt<br />
Nam, tập 1 - 3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[5]. South-Western Forestry college, Forestry<br />
Department of Yunnan province, Iconographia<br />
cormophytorum sinicorum – ISC, Tomus I-V, science<br />
publisher, Beijing (1972-1976).<br />
<br />
SUMMARY<br />
DIVERSITY MEDICINAL PLANTS IN SOME HABITATS OF NAM HOA COMMUNE,<br />
DONG HY DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE<br />
Nguyen Thi Yen1*, Duong Thi Lien1, Le Ngoc Cong2<br />
1<br />
<br />
College of Science - TNU, 2College of Education - TNU<br />
<br />
Currently, biodiversity is seriously impaired, which is a direct threat to the liver of creatures and humans on the<br />
planet. Therefore, conservation and development of biodiversity is an urgent job and tasks of the whole<br />
community.<br />
Investigation of medicinal plants resources and ethnic minorities’ experience to use them for disease treatment<br />
has a great significance and many countries around the world. Currently in Vietnam, there are a lot of researches<br />
books on medicinal plant resources of the ethnic minorities and the large number of books on medicinal plants<br />
were published. In the research, the diversity of resources of medicinal plants in Nam Hoa commune, Dong Hy<br />
district, Thai Nguyen province, we collected 105 species, 94 genuses, 54 families which belong to 2 phyla<br />
vascular higher plants: Polypodiophyta, Magnoliophyta and we have investigated 14 group of disease treated by<br />
local people.<br />
Key words: Medicinal Plants, diversity, conservation, Nam Hoa.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912.804.990; Email: nguyenthiyentn2010@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
34<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />