intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đã đến lúc " nhảy việc " ?

Chia sẻ: Bun Rieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

98
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến người lao động chỉ có mục tiêu duy nhất: phải giữ bằng được công việc của mình. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp khiến bạn phải nghĩ tới quyết định “nhảy việc”. Mắc kẹt trong một công việc không phù hợp không chỉ khiến bạn căng thẳng mà còn làm hạn chế sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Vậy, làm thế nào để biết đã đến lúc mình nên “nhảy việc”? Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình bạn nên xem xét: 1. Công việc hay công ty của bạn đang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đã đến lúc " nhảy việc " ?

  1. Đã đến lúc " nhảy việc " ? Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến người lao động chỉ có mục tiêu duy nhất: phải giữ bằng được công việc của mình. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp khiến bạn phải nghĩ tới quyết định “nhảy việc”. Mắc kẹt trong một công việc không phù hợp không chỉ khiến bạn căng thẳng mà còn làm hạn chế sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Vậy, làm thế nào để biết đã đến lúc mình nên “nhảy việc”? Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình bạn nên xem xét: 1. Công việc hay công ty của bạn đang gặp khó khăn Nhiều công ty đang “gồng mình” để chống lại suy thoái kinh tế và một trong những biện pháp thường thấy nhất là cắt giảm nhân viên. Nếu bạn gặp tình huống như thế, hãy bắt đầu hành động. Chú ý tìm hiểu tình hình công ty cũng như những nhân viên có khả năng bị sa thải. Tuy nhiên, bạn không nên quá hấp tấp. Trong thời kì thay đổi, tin đồn rất dễ lan truyền nhanh. Do đó, hãy đánh giá sự chính xác của những thông tin bạn nhận được. Và để chắc chắn hơn, bạn có thể trực tiếp hỏi sếp về sự bảo đảm công việc của mình. 2. Bạn có bất đồng với sếp Sếp có ảnh hưởng lớn tới sự thành công nghề nghiệp của bạn. Do đó, nếu bạn nhận thấy bản thân liên tục bất đồng với người giám sát, bạn có thể gặp rắc rối. Trước khi quyết định nghỉ việc, hãy đánh giá lại mức độ nghiêm trọng của tình huống. Trong một số trường hợp không thể hoà hợp được nữa, bạn nên nhanh
  2. chóng đưa ra quyết định. Bạn có thể thẳng thắn nói chuyện với sếp để cùng nhau giải quyết mâu thuẫn. 3. Bạn cảm thấy bất an Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực nào và nó cũng là động lực để chúng ta phát triển. Nhưng nếu cạnh tranh trong công sở đi quá xa đến mức không lành mạnh, bạn nên cân nhắc tới khả năng tìm một vị trí mới. Đồng nghiệp tranh giành sự tín nhiệm của sếp với bạn, đánh cắp ý tưởng và luôn tìm cách ngầm phá hoại sự nghiệp của bạn… Đó là một số dấu hiệu chứng tỏ bạn không thuộc về công sở đó. 4. Sự nghiệp của bạn đang " giậm chân tại chỗ " Có thể bạn đã làm công việc này được một vài năm nhưng không có cơ hội để phát triển cao hơn. Và dần dần bạn đánh mất niềm đam mê và động lực với công việc. Trong trường hợp này, đừng vội nghĩ tới việc “nhảy việc”. Trước hết, hãy cải thiện tình hình bằng cách đề nghị với sếp cho phép bạn được đảm nhận những nhiệm vụ thách thức, đa dạng hơn hoặc chuyển bạn tới vị trí tốt hơn phù hợp với năng lực. Nếu sếp không đáp lại nguyện vọng của bạn, đã đến lúc bạn nên tìm một công việc mới. 5. Công việc này không phải niềm đam mê thực sự của bạn Hãy đánh giá lại niềm đam mê của bạn với công việc hiện tại. Liệu đó có phải là một sai lầm khi bạn đăng kí vào vị trí này? Nếu quả thực bạn không có hứng thú với công việc, hãy nghĩ tới những cơ hội khác. Nhưng trước tiên hãy nghĩ tới khả năng luân chuyển nội bộ, đặc biệt khi bạn yêu thích công ty. Nói chuyện với đồng nghiệp ở phòng ban bạn mong muốn làm việc cũng như phòng nhân sự để biết các cơ hội nghề nghiệp. Nếu không có kết quả, bạn biết rằng mình đã cố gắng hết sức
  3. để tìm sự thoả mãn ở công ty hiện tại và nó sẽ khiến bạn tự tin hơn với quyết định “nhảy việc” của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2