YOMEDIA
ADSENSE
Đa hình nucleotid đơn R72P trên gen TP53 và đánh giá nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên phát ở người nhiễm hepatitis B virus
45
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá mối liên quan giữa đa hình nucleotid đơn R72P của gen TP53 với khả năng mắc ung thư tế bào gan nguyên phát ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đa hình nucleotid đơn R72P trên gen TP53 và đánh giá nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên phát ở người nhiễm hepatitis B virus
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
ĐA HÌNH NUCLEOTID ĐƠN R72P TRÊN GEN TP53 VÀ ĐÁNH<br />
GIÁ NGUY CƠ MẮC UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT Ở<br />
NGƯỜI NHIỄM HEPATITIS B VIRUS<br />
Trịnh Quốc Đạt, Trần Huy Thịnh<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Đa hình nucleotid đơn (SNP) R72P tại vùng exon 4 của gen áp chế ung thư TP53 liên quan đến sự<br />
hình thành và phát triển nhiều loại hình ung thư, trong đó có ung thư tế bào gan nguyên phát. Với mục đích<br />
tìm kiếm mối liên quan giữa các kiểu gen của SNP R72P và HBV trong sự hình thành khối u gan, chúng<br />
tôi tiến hành đánh giá khả năng mắc ung thư tế bào gan nguyên phát của các kiểu gen R72P ở những<br />
người nhiễm HBV mạn tính. Đối tượng nghiên cứu là 280 bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát trong<br />
đó có 171 trường hợp nhiễm HBV, nhóm chứng 267 đối tượng có 36 trường hợp nhiễm HBV. Sử dụng kỹ<br />
thuật enzym cắt giới hạn (RFLP) để phân tích kiểu gen của R72P, sau đó đánh giá tỷ lệ phân bố và khả<br />
năng mắc bệnh của các kiểu gen. Kết quả cho thấy, kiểu gen P72P của SNP R72P làm tăng khả năng<br />
mắc ung thư tế bào gan nguyên phát cho những người nhiễm HBV. OR = 3,23 ; 95% ; CI (1,12 – 9,45).<br />
Từ khóa: TP53 R72P, HBV, ung thư gan tế bào gan nguyên phát<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
TP53 là gen áp chế ung thư nằm tại vị trí<br />
p13.3 của nhiễm sắc thể số 17, mã hóa protein<br />
p53 có trọng lượng phân tử 53kDa - một<br />
protein trong nhóm điều hòa chu kỳ tế bào.<br />
TP53 hoạt động như một yếu tố phiên mã,<br />
đóng vai trò quan trọng trong các con đường<br />
chuyển hóa và một số quá trình hoạt động tế<br />
bào như: sửa chữa DNA, tạo mạch, kìm hãm<br />
<br />
được xem như gen ức chế khối u.<br />
Gần đây một trong những hướng nghiên<br />
cứu rất được quan tâm là các đa hình nucleotid<br />
đơn của TP53 có liên quan đến bệnh ung thư.<br />
Kết quả các nghiên cứu đã công bố cho thấy<br />
có hơn 200 SNP được tìm thấy trên vùng mã<br />
hóa và không mã hóa của gen TP53 [5; 6]. Các<br />
SNP này tạo ra các kiểu gen khác nhau của<br />
<br />
chu trình tế bào, tế bào chết theo chương trình<br />
[1 - 3]. Khi có tổn thương ở DNA, TP53 làm<br />
ngừng chu trình tế bào cho đến khi DNA bị tổn<br />
thương được sửa chữa hoặc TP53 có thể làm<br />
cho tế bào chết theo chương trình (apoptosis)<br />
nếu không còn khả năng sửa chữa DNA [3; 4].<br />
Chính những đặc tính sinh học này mà TP53<br />
<br />
TP53 trong cộng đồng. Các nghiên cứu cũng<br />
chỉ ra có sự khác nhau trong khả năng mắc ung<br />
thư của các kiểu gen. Đây được coi là những<br />
yếu tố nguy cơ cần được quan tâm. Một trong<br />
những SNP được biết đến nhiều nhất là R72P,<br />
đây là SNP ở vị trí codon 72 trên trên exon 4<br />
của gen TP53. Sự thay thế trình tự nucleotid<br />
tại codon 72 dẫn đến bộ ba CGC mã hóa cho<br />
arginin chuyển thành bộ ba CCC mã hóa cho<br />
prolin [6; 7]. Sự thay thế này dẫn đến có thể<br />
thay đổi khả năng bám của p53 đối với đoạn<br />
trình tự đặc hiệu tại gen đích, thay đổi quá<br />
trình hoàn thiện, tính ổn định của protein cũng<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: Trần Huy Thịnh, Bộ môn Hóa sinh,<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Email: tranhuythinh@hmu.edu.vn<br />
Ngày nhận: 21/4/2017<br />
Ngày được chấp nhận: 26/6/2017<br />
<br />
16<br />
<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
như thay đổi khả năng tương tác của p53 với<br />
các protein nội bào [2; 3]. Đây là những yếu tố<br />
nguy cơ cho sự ổn định tế bào và mầm mống<br />
cho sự xuất hiện ung thư.<br />
Virus viêm gan B từ lâu đã được khẳng<br />
định là một yếu tố nguy cơ gây ung thư tế bào<br />
gan nguyên phát [8; 9]. Việt Nam là quốc gia<br />
được WHO xếp vào vùng dịch tễ nhiễm virus<br />
viêm gan B cao nhất thế giới. Các kết quả<br />
nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã công bố<br />
SNP R72P của của gen TP53 liên quan đến<br />
nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên phát.<br />
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là những kiểu<br />
gen của đa hình nucleotid đơn này có làm tăng<br />
khả năng mắc ung thư tế bào gan cho những<br />
người nhiễm HBV mạn tính hay không? Do đó<br />
nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá<br />
mối liên quan giữa đa hình nucleotid đơn R72P<br />
của gen TP53 với khả năng mắc ung thư tế<br />
bào gan nguyên phát ở bệnh nhân nhiễm HBV<br />
mạn tính.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
- 280 mẫu máu của bệnh nhân ung thư tế<br />
bào gan nguyên phát, đang điều trị tại khoa<br />
Nội Tiêu hoá bệnh viện Bạch Mai và Trung tâm<br />
Ung bướu Thanh Hoá từ tháng 11 năm 2013<br />
đến tháng 9 năm 2015.<br />
- 267 mẫu máu được lựa chọn ngẫu nhiên,<br />
của những người đến khám và điều trị một<br />
số bệnh mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh<br />
Thanh Hoá được dùng làm nhóm đối chứng.<br />
Những bệnh nhân này được khám kiểm tra<br />
cận lâm sàng và kết luận là không mắc ung<br />
thư tế bào gan nguyên phát hay bất kỳ một loại<br />
hình ung thư nào khác.<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm<br />
Nghiên cứu Gen - Protein, Trường Đại học Y<br />
Hà Nội.<br />
2. Phương pháp<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />
2.1. Quy trình<br />
- Thu thập mẫu máu của bệnh nhân ung thư<br />
tế bào gan nguyên phát và mẫu chứng.<br />
- Sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử xác<br />
định kiểu gen của SNP R72P.<br />
- Phỏng vấn tiền sử và hồi cứu bệnh án<br />
điều trị để xác định nhiễm HBV.<br />
- Sử dụng phần mềm thống kê để phân tích<br />
và xử lý kết quả.<br />
2.2. Tách chiết DNA<br />
- DNA được tách chiết theo phương pháp<br />
phenol/chloroform từ máu ngoại vi của bệnh<br />
nhân Ung thư tế bào gan nguyên phát và<br />
người lành đối chứng.<br />
- Kiểm tra độ tinh sạch và đo nồng độ của<br />
DNA được tách chiết bằng phương pháp đo<br />
quang, dựa vào tỷ lệ A260nm/A280nm = 1,8<br />
- 2,0.<br />
2.3. Xác định kiểu gen TP53 tại codon 72<br />
Arg/72/Pro bằng kỹ thuật RFLP<br />
Khuyếch đại vùng gen chứa SNP R72P của<br />
gen TP53 bằng phương pháp PCR sử dụng<br />
cặp mồi đặc hiệu:<br />
Mồi xuôi:<br />
5’- CTG GTA AGG ACA AGG<br />
GTT GG - 3’;<br />
Mồi ngược: 5’- ACT GAC CGT GCA AGT<br />
CAC AG - 3’.<br />
Sau khi được khuếch đại bằng cặp mồi đặc<br />
hiệu, sản phẩm PCR được kiểm tra và được<br />
cắt enzym giới hạn BstUI ở điều kiện 37oC<br />
qua đêm. Sản phẩm cắt được điện di cùng<br />
với thang chuẩn 100bp trên gel agarose 2%.<br />
Các băng DNA được nhuộm ethidium bromide<br />
và chụp ảnh bằng hệ thống máy EC3 Imaging<br />
system. Đoạn gen được nghiên cứu chứa trình<br />
tự nhận biết của enzyme BstUI (CG CG) tại<br />
vị trí codon 72. Khi BstUI cắt đoạn gen sẽ tạo<br />
ra các đoạn DNA có kích thước 165 bp và 231<br />
bp, tương ứng với allen R72 (wild type-GG).<br />
Khi nucleotid G bị thay thế bởi C sẽ làm mất<br />
trình tự nhận biết của enzym BstUI, do đó đoạn<br />
17<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
gen sẽ không bị cắt, tương ứng với allen P72<br />
(mutant type - CC). Do vậy, kiểu gen R72R sẽ<br />
có hai băng, kiểu gen P72P có một băng và<br />
kiểu gen R72P có ba băng trên hình ảnh điện<br />
di. Kết quả này, được kiểm tra lại bằng giải<br />
trình tự trực tiếp.<br />
<br />
mắc ung thư tế bào gan nguyên phát của<br />
người nhiễm HBV. Ước tính qua tỷ suất OR,<br />
với khoảng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%.<br />
3. Đạo đức trong nghiên cứu<br />
Đề tài đã được thông qua hội đồng đạo<br />
đức trong nghiên cứu y sinh học của Trường<br />
Đại học Y Hà Nội chấp thuận số 118/HĐĐĐĐHYHN. Bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện tham<br />
gia vào nghiên cứu. Bệnh nhân có quyền rút lui<br />
khỏi nghiên cứu khi không đồng ý tiếp tục tham<br />
<br />
2.4. Phân tích số liệu<br />
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16,0 để<br />
phân tích số liệu. Dùng kiểm định χ² để so sánh<br />
tỷ lệ kiểu gen SNP R72P giữa nhóm bệnh và<br />
chứng. Phân tích đa biến bằng phương trình<br />
hồi quy logistic đa biến để đánh giá mối liên<br />
quan giữa các kiểu gen R72P và khả năng<br />
<br />
gia vào nghiên cứu. Các thông tin cá nhân sẽ<br />
được đảm bảo bí mật.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
Bảng 1. Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Giới<br />
<br />
Chứng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
239<br />
<br />
85,4<br />
<br />
214<br />
<br />
80,1<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
41<br />
<br />
14,6<br />
<br />
53<br />
<br />
19,9<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
57 ± 11,6<br />
<br />
56 ± 15,5<br />
<br />
p<br />
0,06<br />
0,2<br />
<br />
Nghiện rượu<br />
<br />
23<br />
<br />
8,2<br />
<br />
9<br />
<br />
3,3<br />
<br />
Nhiễm HBV<br />
<br />
171<br />
<br />
61,1<br />
<br />
36<br />
<br />
13,5<br />
<br />
Nhiễm HCV<br />
<br />
12<br />
<br />
4,3<br />
<br />
4<br />
<br />
1,5<br />
<br />
Trong 547 đối tượng nghiên cứu có 280 bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát và 267<br />
người đối chứng. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ tuổi trung bình<br />
và tỷ lệ giới tính của nhóm bệnh và nhóm chứng. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm bệnh và nhóm<br />
chứng khá tương đồng nhau về tuổi, điều này phù hợp với một nghiên cứu bệnh chứng. Ngoài ra,<br />
kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ rất nhiều, với 5,8 nam trên 1 nữ. Kết quả bảng<br />
1 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát có HBV dương tính khá cao, 171/280<br />
bệnh nhân, chiếm 61,1%. Đây là yếu tố được ghi nhận nhiều nhất trong số các yếu tố nguy cơ ung<br />
thư tế bào gan nguyên phát, được chúng tôi tìm kiếm. Trong khi đó, tỷ lệ nhiễm HCV và nghiện<br />
rượu thấp hơn nhiều. Lần lượt là 4,3% và 8,2%.<br />
<br />
18<br />
<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Hình 1. Sản phẩm cắt đoạn gen mang SNP R72P bằng enzym BstUI.<br />
MK: Thang chuẩn 100-1000bp; (+) mẫu đã biết trước kiểu gen dị hợp R72P (GC) làm chứng<br />
dương. Kiểu gen đồng hợp tử P72P (CC) có một vạch, xuất hiện ở mẫu chứng B85 và mẫu bệnh<br />
KG75, KG76. Kiểu gen dị hợp tử R72P (GC) có ba vạch, xuất hiện tại mẫu chứng B31, B33,<br />
B36 và mẫu bệnh KG85, KG87. Kiểu gen đồng hợp tử R72R (GG) có hai vạch xuất hiện tại mẫu<br />
chứng B35 và mẫu bệnh KG86.<br />
Bảng 2. Kiểu gen của SNP R72P và khả năng mắc ung thư tế bào gan nguyên phát<br />
của người nhiễm HBV<br />
Đa hình kiểu gen<br />
TP53<br />
R72P<br />
<br />
HBV (+)<br />
OR*<br />
<br />
CI (95%)<br />
<br />
HBV (-)<br />
OR*<br />
<br />
CI (95%)<br />
<br />
R72R<br />
<br />
1,00<br />
<br />
1,00<br />
<br />
R72P<br />
<br />
1,43<br />
<br />
(0,51 – 4,01)<br />
<br />
1,07<br />
<br />
(0,95 – 3,31)<br />
<br />
P72P<br />
<br />
3,23<br />
<br />
(1,12 – 9,45)<br />
<br />
1,39<br />
<br />
(0,99 – 2,71)<br />
<br />
* OR được điều chỉnh từ các biến: tuổi, giới, HBV, HCV, nghiện rượu, theo mô hình hồi quy<br />
logistic đa biến.<br />
Kết quả tại bảng 2 cho thấy, kiểu gen của SNP R72P của gen TP53 có liên quan với nguy cơ<br />
mắc Ung thư tế bào gan nguyên phát của người nhiễm virus HBV. Đặc biệt là kiểu gen P72P làm<br />
tăng khả năng mắc bệnh của những người nhiễm HBV lên một cách rất có ý nghĩa. OR = 3,23 ;<br />
95% ; CI (1,12 – 9,45). Khi so sánh giữa nhóm nhiễm HBV với nhóm không nhiễm HBV, thấy có sự<br />
khác biệt tỷ suất OR của các kiểu gen SNP R72P.<br />
Bảng 3. So sánh nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên phát của các kiểu gen SNP R72P<br />
và các yếu tố nguy cơ<br />
Yếu tố nguy cơ<br />
<br />
OR*<br />
<br />
CI (95%)<br />
<br />
Nam giới<br />
<br />
1,35<br />
<br />
(0,78 – 2,30)<br />
<br />
> 40 tuổi<br />
<br />
2,26<br />
<br />
(1,33 - 2,86)<br />
<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />
19<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
HBV (+)<br />
<br />
11,67<br />
<br />
(7,48 - 18,23)<br />
<br />
HCV (+)<br />
<br />
7,15<br />
<br />
(2,10 - 24,3)<br />
<br />
Nghiện rượu<br />
<br />
3,72<br />
<br />
(1,50 – 9,21)<br />
<br />
Kiểu gen P72P<br />
<br />
1,77<br />
<br />
(1,03 - 3,14)<br />
<br />
* OR được điều chỉnh từ các biến: tuổi, giới, HBV, HCV, nghiện rượu, theo mô hình hồi quy<br />
logistic đa biến.<br />
Kết quả trên cho thấy tỷ xuất OR của<br />
nhiễm HBV là cao nhất, của nam so với nữ<br />
là thấp nhất và không có ý nghĩa thống kê do<br />
khoảng tin cậy chứa 1. Tỷ suất OR của kiểu<br />
gen P72P cao hơn so với kiểu gen R72P là<br />
1,77 lần một cách có ý nghĩa. Đây là tỷ suất<br />
OR chung cho cả nhóm đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Virus viêm gan B làm một yếu tố nguy cơ<br />
lớn nhất của ung thư tế bào gan nguyên phát<br />
trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam nằm trong<br />
vùng dịch tễ nhiễm HBV cao, nên số trường<br />
hợp ung thư tế bào gan nguyên phát có tiền<br />
sử nhiễm HBV cũng rất nhiều. Tuy nhiên, trên<br />
thực tế có nhiều trường hợp có tiền sử viêm<br />
gan virus B nhưng không tiến triển thành ung<br />
thư tế bào gan. Hoặc cùng nhiễm HBV nhưng<br />
có người khởi phát ung thư gan rất trẻ nhưng<br />
cũng có những người khởi phát chậm hơn.<br />
Các kiểu gen của TP53 có vai trò gì trong hiện<br />
tượng này không. Nhóm nghiên cứu đã tiến<br />
hành phỏng vấn tiền sử nhiễm virus của các<br />
đối tượng nghiên cứu và kết hợp với hồi cứu<br />
bệnh án điều trị của bệnh nhân ung thư gan.<br />
Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV rất cao trong<br />
nhóm bệnh. Sử dụng phân tích đa biến để tìm<br />
mối tương quan giữa các kiểu gen của SNP<br />
R72P với tình trạng nhiễm HBV trong nguy cơ<br />
mắc ung thư tế bào gan nguyên phát, chúng<br />
tôi đã thu được những kết quả rất đáng chú ý.<br />
Khi phân tích liên quan của các kiểu gen<br />
với khả năng mắc ung thư cho 207 trường<br />
20<br />
<br />
hợp nhiễm HBV (171 trường hợp thuộc nhóm<br />
ung thư tế bào gan nguyên phát và 36 trường<br />
hợp thuộc nhóm chứng) húng tôi thấy kiểu gen<br />
P72P của SNP R72P gen TP53 làm tăng khả<br />
năng mắc ung thư tế bào gan lên một cách có ý<br />
nghĩa. Chỉ số này cao hơn so với nhóm không<br />
nhiễm HBV và cao hơn so với khi phân tích cả<br />
nhóm 547 đối tượng nghiên cứu (bảng 3). Kết<br />
quả của nghiên cứu phù hợp với một số nghiên<br />
cứu đã công bố. Đặc biệt là các nghiên cứu tại<br />
khu vực Đông Á. [10 - 12]. Một nghiên cứu tại<br />
Hàn Quốc có kết quả, người nhiễm HBV mang<br />
kiểu gen P72P của SNP R72P gen TP53 tăng<br />
khả năng mắc ung thư tế bào gan nguyên phát<br />
cao hơn người mang kiểu gen nguyên thuỷ<br />
R/R [9]. Đặc biệt, một nghiên cứu tại Đài Loan<br />
năm 2005 của Zhu và cộng sự cho thấy, allen<br />
72P của SNP TP53 R72P làm tăng nguy cơ<br />
mắc bệnh cho những người nhiễm HBV lên 11<br />
lần [12]. <br />
Tuy các kết quả có khác nhau nhưng kết<br />
luận của các nghiên cứu trên và của chúng tôi,<br />
đều khẳng định kiểu gen P72P của SNP R72P<br />
làm tăng khả năng mắc bệnh cho những người<br />
nhiễm HBV. Điều này, cho phép nhóm nghiên<br />
cứu đưa ra nhận định về một sự tương tác<br />
giữa gen TP53 với virus viêm gan B. Sự tương<br />
tác này sẽ đi theo chiều hướng mắc bệnh nếu<br />
đó là các kiểu gen TP53 đột biến. Con đường<br />
tín hiệu p53, dòng tín hiệu nội bào mà ở đó<br />
TP53 là thành tố trung tâm, bị kích hoạt bởi<br />
các yếu tố nguy cơ tổn hại bộ gen trong đó có<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn