Phạm Công Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
134(04): 169 - 173<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG LASER CO2<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ NỐT RUỒI LÀNH TÍNH TẠI BỆNH VIỆN<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN<br />
Phạm Công Chính*, Nguyễn Thị Thu Hoài<br />
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị nốt ruồi lành tính bằng Laser CO2.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu mô tả trên 56 trường hợp điều trị nốt ruồi<br />
lành tính bằng Laser CO2 với các tiêu chí đánh giá mức độ tốt, khá, trung bình ; thời gian gian lành<br />
sẹo, các tác dụng không mong muốn.<br />
Kết quả: Lứa tuổi của các bệnh nhân đến tẩy nôt ruồi thường gặp là : 16-30 (60,70%) với nghề<br />
nghiệp chủ yếu là học sinh, sinh viên (64,29%). Vị trí tổn thương ở vùng mặt chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(80,30%). Kết qủa loại bổ nôt ruồi đạt tỷ lệ tốt (89,30%, khá (8,90%), trung bình (1,80%) với thời<br />
gian lành bênh trung bình: 7,2 ± 3,7. Các tác dụng không mong muốn là: 14,24%.<br />
Kết luận: Ứng dụng Laser CO2 trong điều trị nốt ruồi lành tính đạt hiệu quả cao, đáp ứng được<br />
thẩm mỹ, ít tai biến, thời gian lành tổn thương nhanh.<br />
Từ khoá: Điều trị nốt ruồi, Laser CO2<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Nốt ruồi là một loại bướu da thường gặp nhất<br />
trong các loại bướu, tất cả mọi người trong<br />
chúng ta ít ai mà không có nốt ruồi trên cơ<br />
thể, đôi khi có đến hàng chục nốt hoặc nhiều<br />
hơn nữa. Nó được hình thành do nghịch tạo<br />
sắc tố ở da, thông thường tổn thương xuất<br />
hiện từ nhỏ nhưng cũng có khi lớn lên mới<br />
xuất hiện, tổn thương có ranh giới rõ ràng và<br />
đa dạng, mang tính chất phôi hoặc đã trưởng<br />
thành. Vị trí của nốt ruồi thường ở vùng da hở<br />
như ở mặt, cổ, nơi tiếp xúc nhiều với ánh<br />
sáng, ngoài ra cũng có thể xuất hiên ở nơi<br />
khác. Bệnh có tính chất lành tính, không ảnh<br />
hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên với nhưng nốt<br />
ruồi ở các vị trí cọ xát nhiều có thể dẫn đến<br />
ung thư hắc tố (melanoma), một dạng ung thư<br />
da vô cùng ác tính [1]<br />
Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khoẻ<br />
nhưng do nốt ruồi thường xuất hiện ở vùng da<br />
hở, đặc biệt những nốt ruồi to hoặc xuất hiện<br />
nhiều ở mặt gây ảnh hưởng không nhỏ đến<br />
thẩm mỹ, đôi khi gây nên thiếu tự trong sinh<br />
hoạt giao tiếp. Vì vậy, ngày nay không ít<br />
người có nốt ruồi đã đến với cơ sở y tế, các cơ<br />
sở thẩm mỹ để loại bỏ nốt ruồi, đó cũng là<br />
*<br />
<br />
Tel: 0984 671959, Email: chinhdhytn@gmail.com<br />
<br />
như cầu thực tế phù hợp với sự phát triển của<br />
xã hội. Hiện nay, có nhiều phương pháp để<br />
loại bỏ nốt ruồi như: phẫu thuật, dùng hoá<br />
chất, đốt điện, đốt plasma, YAG Laser, Laser<br />
CO2 …trong đó sử dụng Laser CO2 đã tỏ rõ<br />
ưu điểm vượt trội [2], [5]. Theo Horner BM,<br />
El-Muttardi NS [3] và Mayou BJ [7] sau khi<br />
sử dụng Laser CO2 điều trị các trường hợp<br />
bớt sắc tố bẩm sinh đã kết luận : laser CO2 là<br />
một điều trị hiệu quả cho việc giảm sắc tố hữu<br />
hình của bớt sắc tố bẩm sinh Xuất phát từ lí<br />
do đó chung tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:<br />
"Đánh giá kết quả ứng dụng Laser CO2<br />
trong điều trị nốt ruồi bẩm sinh lành tính tại<br />
Bệnh viện Trường Đại học Y khoa và Bệnh<br />
viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên."<br />
Với mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị nốt<br />
ruồi lành tính bằng Laser CO2<br />
ĐỐI TƯỢNG<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
VÀ<br />
<br />
PHƯƠNG<br />
<br />
PHÁP<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: 56 bệnh nhân có nốt<br />
ruồi đến khám tại phòng khám Da liễu, Bệnh<br />
viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên<br />
Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:<br />
- Có nốt ruồi với kích thước to nhỏ khác<br />
nhau và ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.<br />
169<br />
<br />
Phạm Công Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Nốt ruồi đã được loại bỏ ác tính (những nốt<br />
ruồi nghi ngờ ác tính sẽ được chỉ định sau khi<br />
có kết qủa mô bệnh học)<br />
Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Nốt ruồi ác tính<br />
- Nốt ruồi đang viêm tấy với bất kỳ lý do gì<br />
- Bệnh nhân không đồng ý<br />
- Bệnh nhân dị ứng với thuốc tê.<br />
<br />
134(04): 169 - 173<br />
<br />
+ Những tổn thương có kích thước nhỏ, nông:<br />
dùng chế độ siêu xung để quét.<br />
- Kỹ thuật đốt:<br />
+ Sát trùng, tiến hành đốt khoanh vùng giới<br />
hạn tổn thương, dao laser để vuông góc với<br />
tổn thương, lia đều tia trên bề mặt tổn thương,<br />
đến khi dùng kính lúp quan sát hết màu sắc<br />
(đen) của tổn thương thì dừng đốt.<br />
<br />
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Trường Đại<br />
học Y khoa Thái Nguyên<br />
<br />
+ Sát khuẩn vết thương, băng ép.<br />
<br />
Thời gian: tháng 02/2014 đến 10/2014<br />
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu chủ đích<br />
<br />
- Tuổi, giới, vị trí tổn thương, kích thước<br />
thương tổn, thời gian lành tổn thương, tác<br />
dụng không mong muốn.<br />
<br />
Cỡ mẫu: thuận tiện<br />
<br />
- Kết quả điều trị.<br />
<br />
Kỹ thuật điều trị<br />
<br />
+ Tốt: tổn thươgn sạch: 100%, không có tai biến<br />
<br />
- Kỹ thuật gây tê: Gây tê tại chỗ bằng<br />
Lidocain dạng kem, dạng phun sương hay<br />
dung dịch tiêm<br />
<br />
+ Khá: tổn thương sạch tương đối: trên 70%<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả<br />
<br />
Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
<br />
+ Trung bình: tổn thương sạch: 50% - 70%<br />
<br />
- Chọn chế độ tia Laser:<br />
<br />
+ Kém: tổn thương sạch < 50%<br />
<br />
+ Những tổn thương có kích thước to, sâu: sử<br />
dụng chế độ tia sóng liên tục (phẫu thuật) sau<br />
đó dùng chế độ siêu xung để quét phần còn lại.<br />
<br />
Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Epi info 2005.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo giới, tuổi<br />
Tuổi bệnh nhân<br />
Từ dưới 15<br />
Từ 16 - 30<br />
Từ 31 - 50<br />
Trên 50<br />
Tổng<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Nam<br />
Số lượng<br />
01<br />
12<br />
03<br />
01<br />
17<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
1,78<br />
21,42<br />
5,37<br />
1,78<br />
30,35<br />
<br />
Số lượng<br />
03<br />
22<br />
10<br />
02<br />
39<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
5,35<br />
39,28<br />
17,86<br />
3,56<br />
69,65<br />
<br />
Tổng<br />
%<br />
7,13<br />
60,70<br />
23,23<br />
5,34<br />
100,00<br />
<br />
Nhận xét: Bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 78,58%, nam: 21,42%, trong đó tập trung ở lứa tuổi từ 1630 chiếm 64,28%, tiếp đến là tuổi từ 31-50 chiếm: 23,22%<br />
Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp<br />
Nghề nghiệp<br />
Học sinh, Sinh viên<br />
Cán bộ công chức<br />
Tự do<br />
Làm ruộng<br />
Nghề khác<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
36<br />
09<br />
06<br />
02<br />
03<br />
56<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
64,29<br />
16,07<br />
10,71<br />
3,57<br />
5,36<br />
100,00<br />
<br />
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân là học sinh, sinh viên: 64,29%, tiếp theo là cán bộ công chức:<br />
16,07%. Các đối tượng còn lại có tỷ lệ rất thấp.<br />
170<br />
<br />
Phạm Công Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
134(04): 169 - 173<br />
<br />
Bảng 3. Phân bố vị trí tổn thương<br />
Vị trí tổn thương<br />
Mặt<br />
Cổ- vai- gáy<br />
Ngực<br />
Tay<br />
Mông, đùi<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
45<br />
05<br />
02<br />
01<br />
03<br />
56<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
80,30<br />
8,90<br />
3,60<br />
1,80<br />
5,40<br />
100,00<br />
<br />
Nhận xét: Vị trí tổn thương làm bệnh nhân phải đến điều trị nhiều nhất là vùng mặt: chiếm<br />
80,30%. Các vị trí khác ít gặp hơn<br />
Bảng 4. Tỷ lệ các mức độ kết quả điều trị<br />
Mức độ kết quả điều trị<br />
Tốt<br />
Khá<br />
Trung bình<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
50<br />
05<br />
01<br />
56<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
89,30<br />
8,90<br />
1,80<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Kết quả điều trị tốt chiếm tỷ lệ cao 89,30%, khá chiếm 8,90%, tỷ lệ trung bình 1,80%.<br />
Bảng 5. Thời gian trung bình lành tổn thương với kích thước nốt ruồi<br />
Kích thước nốt ruồi<br />
Từ < 2 mm<br />
Từ 2 mm – 5 mm<br />
Trên 5 mm<br />
Chung<br />
<br />
Thời gian lành tổn thương trung bình (ngày)<br />
5,3 ± 1,5<br />
7,3 ± 2,1<br />
8,5 ± 3,7<br />
7,2 ± 3,7<br />
<br />
Nhận xét: Thời gian lành tổn thương trung bình là 7,2 ± 3,7. Thời gian lành tỷ lệ thuận với kích<br />
thước tổn thương.<br />
Bảng 6. Các tai biến không mong muốn<br />
Tai biến<br />
Tăng sắc tố<br />
Đỏ da kéo dài<br />
Nhiễm trùng<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
05/56<br />
02/56<br />
01/56<br />
08/56<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
8,90<br />
3,56<br />
1,78<br />
14,24<br />
<br />
Nhận xét: Tai biến không mong muốn sau điều trị: 14,24%, trong đó hay gặp nhất là tăng sắc tố<br />
da: 8,90%. Các tai biến còn lại ít gặp hơn.<br />
BÀN LUẬN<br />
có nhu cầu điều trị xóa nốt ruồi là nam giới.<br />
Nhu cầu thẩm mỹ ở tuổi trẻ, đặc biệt là các<br />
Từ những kết quả thu được trong quá trình<br />
đối tượng học sinh, sinh viên cũng thể hiện rõ<br />
nghiên cứu và tham khảo các tài liệu có liên<br />
khi có tới: 60,70% người có nhu cầu xoá nốt<br />
quan, chúng tôi có một số bàn luận sau: tỷ lệ<br />
ruồi nằm trong độ tuổi từ 16 - 30 (bảng 1) và<br />
nữ có nốt ruồi đến điều trị là 69,65% và nam<br />
có tới 64,29% là học sinh, sinh viên đến bệnh<br />
giới là 30,35%. Điều này chứng tỏ: yếu tố<br />
viện để tẩy nốt ruồi (bảng 2).<br />
thẩm mỹ ngày càng được nhiều người quan<br />
tâm, không chỉ các chị em phụ nữ cần làm<br />
Vị trí nốt ruồi trên cơ thể là lý do chính khiến<br />
đẹp mà ngay cả nam giới ngày nay cũng rất<br />
nhiều nhiều quan tâm, chính vì vậy, tỷ lệ<br />
chú trọng đến ngoại hình, hình thức của bản<br />
người bệnh đến can thiệp nốt ruồi ở vùng mặt<br />
thân, vì vậy cũng có đến 1/3 các trường hợp<br />
chiếm tới 80,30%, tiếp đó là vùng cổ, vai gáy<br />
171<br />
<br />
Phạm Công Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
chiếm 8,90%, các vùng khác chiếm tỷ lệ thấp<br />
hơn. Như chúng ta đã biết, nốt ruồi lành tính<br />
không gây nguy hại cho người bệnh, tuy<br />
nhiên nốt ruồi làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ,<br />
gây mặc cảm, đôi khi gây thiếu tự tin trong<br />
giao tiếp. Với xu thế xã hội ngày càng phát<br />
triển, nhu cầu về làm đẹp ngày càng cao và là<br />
nhu cầu chính đáng cần giải quyết.<br />
Kết quả loại bỏ nốt ruồi đạt mức độ tốt, tổn<br />
thương sạch chiếm tỷ lệ cao 89,30% (bảng 4)<br />
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác<br />
trên thế giới, theo Horner BM, El-Muttardi<br />
NS, Mayou BJ [3]; Kagami S, Asahina A,<br />
Watanabe R, Mimura Y, Shirai A, Hattori N<br />
[4]: sau khi sử dụng Laser CO2 để điều trị<br />
một số bệnh da đã kết luận: Laser CO2 là một<br />
điều trị hiệu quả cho việc giảm sắc tố hữu<br />
hình của các rối loạn sắc tố cũng như các loại<br />
bớt bẩm sinh. Về thời gian lành tổn thương<br />
trung bình là: 7,2 ± 3,7 ngày, thời gian này<br />
tuân theo quy luật tỷ lệ thuận với kích thước<br />
tổn thương với kích thước < 2mm thời gian<br />
lành trung bình là 5,3 ± 1,5 ngày, kích thước<br />
2mm – 5mm là 7,3 ± 2,1 ngày, kích thước ><br />
5mm là 8,5 ± 3,7 ngày (bảng 5).<br />
Khi dụng Laser CO2 trong điều trị bớt sắc tố<br />
bẩm sinh và các u sắc tố lành tính trên da,<br />
Lapidoth M, Israeli H, Ben Amitai D,<br />
Halachmi S: cho thấy có tới 90,00% các<br />
trường hợp đáp ứng tốt với điều trị [6]. Các<br />
tác dụng không mong muốn trong điều trị<br />
chiếm: 14,24%, trong đó có 01 trường hợp<br />
(1,78%) bị nhiễm trùng, đây là bệnh nhân có<br />
tổn thương kích thước to (# 10mm), vị trí ở<br />
mông, tổ chức nhiều mỡ vì vậy dễ nhiễm<br />
trùng, có 05 (8,90%) trường hợp tăng sắc tố<br />
da và 02 (3,56%) trường hợp đỏ da. Theo<br />
nhiều tác giả, đây là 2 tai biến có thể gặp sau<br />
khi can thiệp bằng bằng Laser CO2 với các<br />
tổn thương da, tuy nhiên tổn thương sẽ dần<br />
trở về bình thường theo thời gian và sẽ hết<br />
sau 2 tháng [3], [5], [7].<br />
Từ kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi<br />
cũng như kết quả của các tác giả nước ngoài<br />
như Horner BM, El-Muttardi NS, Mayou BJ<br />
[3], Kar H, Gupta L [5], Zeng Y, Zheng YQ<br />
[7]…cho thấy: Laser CO2 có thể tẩy nốt ruồi,<br />
<br />
172<br />
<br />
134(04): 169 - 173<br />
<br />
u sắc tố... ở mọi vị trí, kể cả những vị trí khó<br />
như ở bờ mi mắt mà vẫn đảm bảo an toàn, khi<br />
sử dụng laser CO2 trong phẫu thuật da có thể<br />
định vị tổn thương cực kỳ chính xác và chỉ<br />
chiếu tia đúng vào tổ chức cần loại bỏ, lại<br />
khống chế chiếu tia đúng độ sâu cần thiết. Vì<br />
thế, tia laser không xâm hại đến các mô lành,<br />
nguy cơ nhiễm trùng khi dùng laser CO2 cũng<br />
thấp hơn các phương pháp khác, hiệu quả<br />
điều trị cao, không chảy máu, ít khi để lại vết<br />
thâm hay sẹo, thời gian điều trị nhanh.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 56 bệnh nhân nốt ruồi lành<br />
tính được điều trị bằng laser CO2 chúng tôi<br />
rút ra một số kết luận sau:<br />
1. Tỷ lệ bệnh nhân nữ điều trị nốt ruồi chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất (69,65%), lứa tuổi thường gặp<br />
là 16- 30 (60,70%). Vị trí can thiệp chủ yếu ở<br />
vùng mặt (80,30%).<br />
2. Hiệu quả điều trị cao: 89,30%, đáp ứng<br />
được thẩm mỹ, ít tai biến, thời gian lành tổn<br />
thương nhanh.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Fitzpatrck,s (2007) Color atlas & Synopsis of<br />
Clinical Dermatology, Fifth Edition, 306 - 310<br />
2. Halas JM, Svetlosakova Z, Babal P (2013)<br />
"Therapy of melanocytic conjunctival tumors"..<br />
Bratisl Lek Listy; 114(8), 446-450.<br />
3. Horner BM, El-Muttardi NS, Mayou BJ. (2005)<br />
"Treatment of congenital melanocytic naevi with<br />
CO2 laser". Ann Plast Surg. Sep; 55(3), 276- 280.<br />
4. Kagami S, Asahina A, Watanabe R, Mimura Y,<br />
Shirai A, Hattori N (2007), "Treatment of 153<br />
Japanese patients with Q-switched alexandrite<br />
laser". Lasers Med Sci. Indian J Dermatol<br />
Venereol Leprol, Sep; 22(3), 159-163<br />
5. Kar H, Gupta L. (2013) "Treatment of nevus<br />
spilus with Q switched Nd:YAG laser". Indian J<br />
Dermatol Venereol Leprol. Mar - Apr; 79(2):<br />
243-245.<br />
6. Lapidoth M, Israeli H, Ben Amitai D, Halachmi<br />
S. (2013) "Treatment of verrucous epidermal<br />
nevus: experience with 71 cases" Dermatology.;<br />
226(4): 342- 346.<br />
7. Zeng Y, Zheng YQ (2014), "Successful<br />
treatment of congenital melanocytic nevus on<br />
tragus with CO2 laser" J Dermatolog Treat. Aug;<br />
25(4), 287- 289.<br />
<br />
Phạm Công Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
134(04): 169 - 173<br />
<br />
SUMMARY<br />
ASSESSMENT OF RESULTS OF CO2 LASER APPLICATIONS IN TREATING<br />
BENIGN MOLES AT THE HOSPITAL OF THAI NGUYEN UNIVERSITY OF<br />
MEDICINE AND PHARMACY<br />
Pham Cong Chinh*, Nguyen Thi Thu Hoai<br />
College of Medicine and Pharmacy - TNU<br />
<br />
Objective: To evaluate the results of treatment of benign moles by CO2 Laser.<br />
Subjects and Methods: The study describes 56 cases of benign moles treated with CO2 Laser<br />
with the criteria of assessment of excellent, good and medium levels; the duration of healing scars<br />
and undesirable effects. Results: The age range of the patients treated for removing mole is from<br />
16 to 30 years old (60.70%). They are all most students and pupil (64.29%). Facial injury location<br />
is the most common and accounts for the highest percentage (80.30%). Result of mole removal<br />
reaches at excellent level (89.30%, good level (8.90%), medium level (1.80%) with healing<br />
duration at medium level; the undesirable effect is 14.24%. Conclusions: Application of CO2<br />
Laser treatment for benign moles gains high effect and meets the aesthetic aspect, gets less<br />
complications and fast injury healing duration.<br />
Key words: Treatment of benign moles, CO2 Laser<br />
<br />
Ngày nhận bài:30/11/2014; Ngày phản biện:16/12/2014; Ngày duyệt đăng: 08/5/2015<br />
Phản biện khoa học: TS. Vũ Hồng Anh – Trường Đại học Y Dược - ĐHTN<br />
*<br />
<br />
Tel: 0984 671959, Email: chinhdhytn@gmail.com<br />
<br />
173<br />
<br />